Chia Sẻ Kinh Nghiệm Bói Dịch Cơ Bản

Bạn có muốn tìm hiểu về Kinh Dịch?


  • Số lượng người bầu chọn
    21
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Tiêu Dao

Thành viên chính thức
19. Địa Trạch Lâm: Lâm - tới, tiến sát.
Cách: “Phát chính thi nhân” – Làm điều nhân nghĩa. Mệnh: là ng. hay nói, sống nhân nghĩa.
Soán: “Lâm nguyên hanh lợi trinh. Chí vu bát nguyệt hữu hung.”(đến chưng tháng 8 có hung)
a. Hàm lâm (dều tới), trinh cát.
b. Hàm lâm , cát, vô bất lợi.
c. Cam lâm (ngọt tới), vô du lợi; Kí ưu chi (đã lo đó), vô cữu.
d. Chí lâm (rất tới), vô cữu.
e. Trí lâm, đại quân chi nghi (khôn tới, sự nên của vua cả), cát!
f. Đôn lâm (dầy tới), cát, vô cữu.
Nghĩa:
1. Tới, tiến sát tới nơi, xu hướng tiến tới.
2. Lớn, phát triển (chậm chạp, khó khăn do hào âm là bế tắc có tới 4 hào, chỉ có 2 hào dương thông suốt, nên cần nhiều thời gian).
3. Vỗ về, an ủi (miệng nói là chính, giúp ít).
4. Sự xem xét, nhìn ngó (quẻ LÂM là quan sát tò mò, soi mói, cấp trên soi cấp dưới vì là quẻ đại Đoài và cũng là nữ tính thóc mách; khác quẻ QUAN là quan sát một cách thờ ơ, bỏ mặc, không quan tâm, nhìn rồi đi thẳng).
5. Sự hanh thông hữu hạn, chỉ tốt trong vòng 8 tháng, nếu để kéo dài lâu hơn 8 tháng thì biến cát thành hung.
6. Lâm nạn, lâm chung.
7. Tế lễ, cử hành tế lễ.

46. Địa Phong Thăng.

Cách: “Chi nhật cao thăng” - Mặt trời lên.
Soán: “Thăng nguyên hanh, dụng kiến đại nhân, vật tuất (chớ lo), nam chinh, cát.”
a. Doãn thăng, đại cát.(Tin lên, cả tốt)
b. Phu nãi lợi, dụng Thược, vô cữu.(Tin bèn lợi, dùng thế Thược, không lỗi)
c. Thăng hư ấp.(Lên làng trống không)
d. Vương dụng hanh vu Kì Sơn, cát, vô cữu.(Vua hùng hưởng ở núi Kỳ Sơn, tốt, không lỗi)
e. Trinh cát, thăng giai.(Chính bền tốt, lên thềm)
f. Minh thăng, lợi vu bất tức chi trinh.(Tối lên, lợi về sự chính bền chẳng nghĩ)
Nghĩa:
1. Tiến lên, bay lên, lớn lên, tiến về phía trước mới tốt.
2. Thất thoát, hao hụt (thăng hoa là giảm đi) (Ví dụ: trong đòi nợ mà chiêm được quẻ này thì sẽ đòi được nhưng chưa lấy được ngay và sẽ không được trọn vẹn, bị hao hụt. Giao dịch đất cát: sẽ được nhưng hao tổn).
3. Mất mát, không còn nữa. Bệnh: nặng, không qua được.

20. Phong Địa Quán:
Cách: “Hạn bồng tùng hà”- Bèo mắc cạn gặp nước.
Soán: “Quán, quán nhi bất tiến, hữu phu ngung nhược”
(Quẻ quan, rửa mà không cứng, có tin, dường cung kính vậy)
a. Đồng quan (trẻ xem), tiểu nhân vô cữu, quân tử lận.
b. Khuy quan (nhòm xem), lợi nữ trinh.
c. Quan ngã sinh, tiến thoái (xem ta sinh, tiến lui).
d. Quan quốc chi quang, lợi dụng tân vu vương (xem sự sáng láng của nước, lợi dụng làm khách chưng vua).
e. Quan ngã sinh,quân tử vô cữu,
f. Quan kỳ sinh (xem thửa sinh), quân tử vô cữu.
Nghĩa:
1. Quan sát, xem xét.
2. Chiêm ngưỡng, biểu hiện của ng. ngoài cuộc đứng nhìn (Chiêm được QUAN thì cần có ng. ngoài giúp sức). Quan ngoại: bên ngoài, đặt ra ngoài.
3. Sự xa cách, đi lại, xuất ngoại (chiêm quẻ quan hỏi về đi nước ngoài thì đi được nhưng nên có ng. ngoài tác động).
4. Sự trợ giúp của ng. thứ ba (tìm ng. đỡ đầu sẽ được việc).
5. Bệnh: sắp chết. Tượng ng. tay bắt chuồn chuồn.
6. Môn quan, cổng, cửa khẩu (khác với BÁC: cái nhà).
7. Quán thông, quán tưởng, quán xuyến.
8. Quan tài, mồ mả (TỐN mộc ở trên khôn thổ, vì KHÔN là đất đào lỗ để chôn khác với CẤN là đất bằng; hay khôn là cỗ xe trâu bò, TỐN mộc là gỗ, tức xe chở quan tài.
9. Tượng người đi khà kheo (quẻ BÁC là người làm xiếc trên dây; việc đại sự gặp BÁC là đổ vỡ, gặp QUAN thì cuối cùng sẽ thống nhất).

45. Trạch Địa Tuỵ
Cách: “Ngư hoá vi long”- Cá chép hoá rồng. Tượng sự thành đạt, khó khăn được giải thoát.
Soán: “Tuỵ hanh. Vương cách hữu miếu. Lợi kiến đại nhân, hanh, lợi trinh. Dụng đại sinh, cát; Lợi hữu du vãng.”
a. Hữu phu, bất chung, nãi loạn, nãi tuỵ, nhược hào, nhất ác vi tiếu, vật tuất, vãng vô cữu.(Có tin, không chót, bèn loạn, bèn họp, bàng kêu, một nắm làm cười, chớ lo, đi không lỗi)
b. Dẫn cát, vô cữu, phu nãi lợi, dụng Thược.(Dẫn tốt, không lỗi, tin bèn lợi, dùng tế Thược)
c. Tuỵ như, ta như, vô du lợi, vãng vô cữu, tiểu lận.(Dường họp vậy, dường than vậy, không thửa lợi, đi không lỗi, hơi tiếc)
d. Đại cát, vô cữu.
e. Tuỵ hữu vị, vô cữu, phỉ phu, nguyên vĩnh trinh, hối vong.(Họp có ngôi, không lỗi, chẳng tin, cả, dài, chính, ăn năn mất)
f. Tê tư, thế di, vô cữu.(Than thở, nước mắt nước mũi, chưa yên ngôi trên vậy)
Nghĩa:
1. Tuỵ là tụ họp, nhóm lại.
2. Hoán cải, thay đổi sang một trạng thái mới tốt hơn (ngư hoá vi long). Que Ngũ linh ra TUỴ: nửa đời thay đổi công việc, đừng luyến tiếc sự vang bóng một thời công việc sẽ tốt đẹp hơn.
3. Tòng, theo.
4. Tiều tuỵ, khổ sở, rách rưới, kẻ ăn mày.
5. TUỴ là lễ, lễ lớn (lễ lớn mới tốt, lễ nhỏ không ăn thua). Khác với quẻ LÝ là lễ nhỏ.

21. Hoả Lôi Phệ Hạp:
Cách: “Cơ nhân ngộ thực” - Người cơ nhỡ được mời ăn. Người tốt giúp đỡ ăn, được ăn bữa cuối trước khi chết.
Soán: “Phệ hạp hanh, lợi dụng ngục”
a. Lý giáo, diệt chỉ (xéo xiềng, đứt ngón chân), vô cữu.
b. Phệ phu, diệt tị (cắn da, dứt mũi), vô cữu.
c. Phệ tích nhục, ngộ độc (cắn mắm khô, gặp độc), tiểu lận, vô cữu.
d. Phệ can trỉ (tỉ), đắc kim thỉ, lợi gian trinh, cát!(Cắn chạo khô, được tên vàng, lợi về khó nhọc, chính bền tốt).
e. Phệ can nhục, đắc hoàng kim, trinh lệ, vô cữu (Cắn thịt khô, được vàng vàng, chính bền, lo sợ, không lỗi).
f. Hạ giáo diệt nhĩ, hung (Đội xiềng, đứt tai, hung).
Nghĩa:
1. PHỆ HẠP là khiết hợp (cắn hợp).
2. Pháp lý, pháp độ, tù ngục, tranh tụng.
PHỆ HẠP: tụng hình sự.
TỤNG: tụng dân sự, kinh tế, hôn nhân, lao động …
3. Là cái chợ, họp chợ (thường là chợ trưa): trên LY là mặt trời, dưới Chấn là ồn ào, náo nhiệt (chợ vỡ).
4. Hóc xương, ngộ độc thức ăn.
5. Tượng cột sống bị bệnh.

44. Thiên Phong Cấu
Cách: “Tha hương ngộ hữu” (Đi xa mà gặp bạn)-Không đẹp nhưng có nhiều may về sau. NGỘ: mức độ cao của hiểu biết.
Soán: “Nữ tráng, vật dụng thủ nữ”
a. Hệ vu kim nê, trinh cát, hữu du vãng, kiến hung, luy thỉ phu chích chúc.(Buộc chưng neo sắt, chính tốt, có thửa đi, thấy hung, con lợn còm tin nhảy nhót)
b. Bao hữu ngư, vô cữu: bất lợi tân. (Bọc có cá, không lỗi, chẳng lợi khách)
c. Đồn vô phu, kì hành từ thư, lệ, vô đại cữu.(Đít không da, thửa đi chật vật, nguy! Không lỗi lớn)
d. Bao vô ngư, khởi hung.(Bọc không cá, dấy hung).
e. Dĩ kỉ bao qua, hàm chương, hữu vân tự thiên.(Lấy cây kỷ bọc quả dưa, ngậm văn vẻ, có sa tự trời)
f. Cấu kì giốc, lận, vô cữu.(Gặp thửa sừng, đáng tiếc, không lỗi)
Nghĩa:
1. Cấu kết cùng nhau, tốt cho ng. lập c/ty cùng nhau. Còn có nghĩa là cấu kết với nhau có âm mưu gì đó (Kiện).
2. CẤU là ngộ, ngẫu nhiên mà gặp gỡ, gặp thời (bản thân chưa đủ độ để có, nhưng bất ngờ mà có, chẳng may mà có).
3. Cấu cặn, bụi bặm, thông dâm.
4. Quan hệ vợ chồng: rạn nứt.
5. Cầu tài: vô ích; Kiện tụng: thua; Bệnh: lâu khỏi.
6. Về ng. khác: không quân tử
7. Ngộ đạo.
 

Tiêu Dao

Thành viên chính thức
22. Sơn Hoả Bí: Bí –Trang sức
Cách: “Hỉ khí doanh môn” – Vui vẻ đến tận cửa, trước cửa.
Soán: “Bí hanh, tiểu lợi, hữu du vãng”
a. Bí kỳ chỉ, xả xa nhi đô (Trang sức thửa ngón chân, bỏ xe mà đi không).
b. Bí kỳ tu (Trang sức cái râu của mình).
c. Bí như, nhu như, vĩnh trinh, cát (Rõ ràng vậy, bóng mượt vậy, mãi mãi chính bền tốt).
d. Bí như, bà (ba) như, bạch mã hãn như! phỉ khấu, hôn cấu (Rõ ràng vậy, phơ phơ vậy, ngựa trắng có cánh vậy. Chẳng phải giặc, dâu gia).
e. Bí vu khâu viên, thúc bạch tiên tiên, lận, chung cát (Trang sức ở gò vườn, bó lụa mỏng hẹp, đáng tiếc, sau chót tốt).
f. Bạch bí, vô cữu (Trang sức bằng màu trắng, không lỗi).
Nghĩa:
10. BÍ là trang sức, làm đẹp.
11. BÍ là hình thức, dáng vẻ bên ngoài (tượng của hai quẻ LY; đại LY ở trên và LY ở dưới là ánh sáng rực rỡ, màu mè).
12. BÍ là sự cầu hôn (nghĩa gốc của BÍ). tượng của trao nhẫn cưới (quẻ LY ở dưới là tượng của ngón tay, quẻ lý ở trên là tượng của cái nhẫn - LY trung hư. LY cũng là tượng của cái miệng nói cười vui vẻ, đám cưới thường là đi ô tô.
13. BÍ là quần áo, son phấn (thường là y phục của phụ nữ, LY là thỏi son), đồ mỹ phẩm

43. Trạch Thiên Quải.
Cách: “Du phong thoát võng” – Con ong thoát khỏi lưới.
Soán: “Quải, dương vu vương đình, phu hiệu, hữu lệ, cáo tự ấp, bất lợi tức nhung, lợi hữu du vãng”(Quẻ quải, giơ chưng sân vua, tin gọi, có nguy. Bảo từ làng, chẳng lợi tới quân, lợi có thửa đi)
a. Tráng vu tiên chỉ, vãng bất thắng, vi cữu.(Mạnh chưng ngón chân trước, đi thẳng được, là lỗi).
b. Dịch hào, mạc dạ hữu nhung, vật tuất.(Sợ kêu, đêm hôm có quân, chớ ngại).
c. Tráng vu cưu, hữu hung, quân tử quải quải, độc hành ngộ vũ, nhược nhu hữu uấn, vô cữu.(Mạnh chưng gò má, có sự hung, đấng quân tử quyết quyết, đi một mình, gặp mưa, đường ướt, có giận, không lỗi)
d. Đồn vô phu, kì hành tư thư, khiên dương hối vong, văn ngôn bất tín.(Đít không da, thửa đi chật vật, dắt dê, ăn năn mất, nghe nói chẳng tin)
e. Nghiến lục quải quải, trung hành vô cữu.(Rau sam quyết quyết, đường giữa không tốt)
f. Vô hào, chung hữu hung.(Không kêu, sau chót có hung)
Nghĩa:
1. QUẢI là quyết, cương quyết, quyết đoán (giữ quan điểm của mình đến cùng).
2. Sự vấp, vấp ngã (vấp ngã do vướng chân mà vấp, đi hấp tấp vướng sỏi đá mà ngã).
3. Sự kêu gào, la hét, âm của thanh quản rung.
4. Là thiếu nữ có gò má cao là sát chồng.
5. Là sự vỡ lở, vết nứt (Thuần Càn bị đứt một nét ở H6 thành QUẢI).
6. Là kiện tụng, tranh đấu (5 hào dương đuổi một hào âm: tranh đấu đến cùng). Kêu các cửa. QUẢI là văn bản quyết định.
7. QUẢI trung sự là hoạ (ngược lại với quẻ Đại Tráng: người môi giới thiệt thòi).

23. Sơn Địa Bác:
Cách: “Ưng thước đồng lâm” – Chim ưng và chim thước ở cùng một rừng, sự tranh giành một mất một còn.
Soán: “Bác bất lợi hữu du vãng”
a. Bác sàng dĩ túc, miệt trinh, hung (Đẽo giường bằng chân, không trinh, hung).
b. Bác sàng dĩ biện, miệt trinh, hung (Đẽo giường bằng bễ, chưa có “cùng” vậy).
c. Bác chi, vô cữu (Đẽo đó, không lỗi).
d. Bác sàng dĩ phu, hung (Đẽo giường bằng da, hung).
e. Quán ngư, dĩ cung nhân sủng, vô bất lợi (Xâu cá, lấy cung nhân được yên, không gì không lợi).
f. Thạc quả bất thực, quân tử đắc dư, tiểu nhân bác lư (Trái lớn không ăn, đấng quân tử được xe, tiểu nhân đẽo nhà).
Nghĩa:
1. Lạc, rơi rụng, rớt, đổ bể.
2. Bác bỏ, loại bỏ, hỏng, là bóc.
3. Có sự sai lệch, sai địa chỉ.
4. Nghèo, nhà lá, nhà cấp bốn.
5. Tượng nguy hiểm. tượng ng. làm xiếc trên dây.
6. Cờ gian, bạc lận, đánh bạc.
7. Việc đại sự gặp quẻ BÁC dễ đổ vỡ, hoặc thắng lớn, hoặc mất cả.

42. Phong lôi Ích.
Cách: “Khô mộc khai hoa” – Cây khô nở hoa. Như người già sinh con, trái với qui luật. Khác với TỐN: đúng qui luật.
Soán: “Ích: lợi hữu du vãng, lợi thiệp đại xuyên”
a. Lợi dụng vi đại tác(lợi dùng làm việc lớn), nguyên cát, vô cữu.
b. Hoặc ích chi thập bằng chi qui, phất khắc vi, vĩnh trinh cát. Vương dụng hưởng vu đế, cát. (Hoặc ích đấy, chưng rùa mười bằng chẳng hay trái, vĩnh viễn chính bền, tốt, vua dùng hưởng chưng trời, tốt).
c. Ích chi dụng hung sự, vô cữu. Hữu phu, trung hành, cáo công dụng khuê.(Ích đấy, dùng việc hung, không lỗi, có tin, đường giữa, bảo tước. Công dùng ngọc khuê).
d. Trung hành, cáo công tòng, lợi dụng vi y, thiên quốc. (Đường giữa, tâu tước công theo, lợi dùng làm tựa, dời nước)
e. Hữu phu, huệ tâm, vật vấn, nguyên cát, hữu phu, huệ ngã đức.(Có tin lòng ơn, chớ hỏi, cả tốt, có tin, ơn đức ta)
f. Mạc ích chi hoặc kích chi, lập tâm vật hằng, hung.(Chẳng ích nó, hoặc đánh nó, lập tâm chớ thường hung).
Nghĩa:
1. ÍCH là tăng thêm, được lợi thêm (Tốn trên bớt 1 hào âm cho Chấn ở dưới, tổn thượng ích hạ).
2. Lợi ích, bổ ích, phong túc (sung túc, phong mãn).
3. Sự trợ giúp, giúp sức của người khác (bậc quyền quí giúp ta dễ thành công).
TỔN: tự ta làm thành công.
ÍCH: tự ta làm thành công nhưng phải nhờ sự trợ giúp bên trên, bên ngoài.
4. ÍCH là sự di dời, chuyển dịch. Đi lại gặp ÍCH là tốt còn chuyển nhà gặp DI, LÝ, HOÁN.
5. ÍCH là sừ (lưỡi cày): bắt đầu canh tác, bắt đầu xây dựng thì ÍCH thuận.
6. Hành lễ, cúng tế, tang ma. Xem quẻ nếu ốm nặng dễ chết, tăng thêm bệnh thì chết.
7. Hôn nhân: con trai thiệt thòi (tốt âm, hại +: con trai bị tổn về sức khoẻ, công việc khó khăn, gia súc chết, nhiều chuyện xảy ra làm lụi bại.
8. Kinh doanh: làm ng. môi giới thì được lợi, ng. trong cuộc thì cùng chịu lỗ, không tốt.

24. Địa Lôi Phục:
Cách: “Phu thê phản mục” - Vợ chồng trái mắt nhau.
Soán: “Phục hanh, xuất nhập vô tật, bằng lai vô cữu. Phản phục kỳ đạo, thất nhật lai phục, lợi hữu du vãng”
a. Bất viễn phục, vô kỳ hối, nguyên cát (Chẳng xa trở lại, không đến ăn năn, cả tốt).
b. Hưu phục, cát (Sự đẹp trở lại, tốt).
c. Tần phục, lệ, vô cữu (Cái nguy của sự luôn luôn trở lại, nghĩa không lỗi vậy).
d. Trung hành, độc phục (Đi giữa một mình trở lại).
e. Đôn phục (dốc lòng về sự trở lại), vô hối.
f. Mê phục, hung, hữu tai sảnh, dụng hành sư, chung hữu đại bại, dĩ kỳ quốc quân hung, chí vu thập niên, bất khắc chinh.
(Lú lấp trở lại, hung! Có, vạ tội, dùng để trẩy quân, sau chót có thua lớn; tới cả vua nước nó, đến chừng mười năm, không thể đi)
Nghĩa:
1. PHỤC là phục hồi, phản phục, quay lại, trở về.
2. “Bán thiên chiết sí” (giữa trời gẫy cánh), giữa đường đứt gánh. Tối kỵ khi chọn kết hôn, làm việc chỉ được một nửa. Mệnh ra quẻ PHỤC thì công việc cứ phải làm đi làm lại nhiều lần.
3. Sự phục binh, chờ đợi, mai phục, nằm im đợi thời.
4. Là sự tuần hoàn, chu kỳ.
5. Hàn gắn, chắp nối lại (sự quay lại của PHỤC là để trả thù, trả đũa). Công việc không làm rồi quay lại làm. Đi lại: đi quá xa rồi quay lại.
6. Âm dương tiêu trưởng.
7. Thu phục, nhận giữ lấy, giam giữ
Ghi chú: thời của PHỤC là trước Đông chí, sau Đông chí là xấu (ém quân, phục, chờ đợi .. )

41. Sơn Trạch Tổn.
Cách: “Tổn kỉ lợi nhân” - Tổn mình ích người - Biết rằng mình sẽ có lợi sau, kẻ đầu tư thì chờ thời.
Soán: “Tổn: hữu phu, nguyên cát, vô cữu, khả trinh, lợi hữu du vãng. Hạt chi dụng? Nhị quĩ khả dụng hưởng”
a. Dĩ sự thuyên vãng, vô cữu, chước tổn chi. (Xong việc, mau đi, không lỗi, châm chước mà bớt đấy).
b. Lợi trinh, chinh hung! phất tổn ích chi! (Lợi về chính bền, đi thì hung! Chớ bớt, thêm đấy!)
c. Tam nhân hành tắc tổn nhất thân, nhất nhân hành tắc đắc kì hữu.(Ba người đi thì tổn một người, một người đi thì được thửa bạn).
d. Tổn kì tật, sử thuyên hữu hỉ, nguyên cát, vô cữu.(Bớt thửa tật, khiến chóng có mừng, cả tốt, không lỗi).
e. Hoặc ích chi thập bằng chi qui, phất khắc vi, nguyên cát.(Hoặc ích cho đấy, chưng con rùa mười “bằng” chẳng hay trái, cả tốt).
f. Phất tổn ích chi, trinh cát, lợi hữu du vãng, đắc thần vô gia.(Chẳng bớt, thêm đấy, không lỗi, chính bền tốt, lợi có thửa đi, được bề tôi không nhà).
Nghĩa:
1. TỔN là giảm, tổn phí, mất mát, thiếu hụt (nếu cho vay lãi, sau biểu hiện có sự cố, xem được quẻ TỔN là sẽ mất).
2. TỔN là đầu tư (mình chịu ổn một chút để làm lợi cho người, tổn mà không mất hẳn có cơ hội cho lời lãi). Làm ăn đầu tư nếu gặp quẻ TỔN thì nên đầu tư, TỔN là ích.
3. TỔN là sự thành tín, điều tiết cân bằng (làm ăn đầu tư phải thành tín, ban đầu phải có niềm tin).
4. TỔN la thuế (nếu quẻ Ngũ linh là TỔN thì nên vào các nghành như thuế, tài chính, kho bạc…) Quẻ nội là dân, quẻ ngoại là nhà nước, bị mất đi một hào âm là dân nộp thuế cho nhà nước.
 

Tiêu Dao

Thành viên chính thức
25. Thiên Lôi Vô vọng: Vô vọng – không càn, thành thật.
Cách: “Điểu bị lũng lao”- Chim bị sa lưới.
Soán: “Vô vọng nguyên hanh, lợi trinh, kì phỉ chính hữu sánh (thửa chẳng chính có tội), bất lợi hữu du vãng”
a. Vô vọng, vãng cát.
b. Bất canh hoạch, bất tri dư, tắc lợi hữu du vãng (Chẳng cấy, gặt; chẳng ngả, ngấu thì lợi có thửa đi).
c. Vô vọng chi tai, hoặc hệ chi ngưu, hành nhân chi đắc, ấp nhân chi tai (cái hại của sự không càn, hoặc buộc con trâu, kẻ đi đường mà được, người ấp bị hại).
d. Khả trinh, vô cữu.
e. Vô vọng chi tật, vật dược (đừng thuốc), hữu hỉ.
f. Vô vọng hành, hữu sảnh, vô du lợi (không càn mà đi, có tội, không thửa lợi).
Nghĩa:
1. VÔ VỌNG là vô dục vọng, phong nhậm tự nhiên (tự dưng được tha), là không kỳ vọng mà vẫn có được.
2. Vô hy vọng, không còn sự chờ mong (xuất hành càng xấu.
3. Là im tiếng, không có sự hồi âm, không có tiến triển, không có tin. Tượng chim bị sa lưới nên tiếng kêu không thoát ra xa.
4. Không càn bậy, thành thật (động theo lẽ trời không dục vọng là không càn bậy; càn bậy không theo: tốt, là sự thành thật. Phàm con ng. ta đa phần là không có tà tâm, nhưng nếu đi theo mà không hợp chính vẫn được coi là càn, là có tà tâm).
5. Là tù ngục (mệnh ra quẻ Vô vọng là tàng chứa sự tù tội, quẻ lục xung, là ng. cứng, mạnh, đại ca)
Các quẻ biểu hiện tù ngục:
CÀN VÔ VỌNG CÁCH SƯ PHỆ HẠP
Tù chính trị Đại hình Chính trị Quân sự Hình sự thường
6. Sự bế tắc, bất giao hoà, không lợi cho sự đi lại, dễ xảy ra tai nạn (thường xảy ra nếu gặp ở quẻ biến). Thất vật: tìm được. Bệnh: vừa ốm thì khỏi, ốm lâu không chết

40. Lôi Thuỷ Giải.
Cách: “Ngũ quan thoát nạn” – Thoát qua 5 cửa- Giải thoát khỏi nạn.
Soán: “Giải lợi Tây nam, vô sở vãng, kì lai phục, cát. Hữu du vãng, túc cát.”
a. Vô cữu.
b. Điền hoạch tam hồ, đắc hoàng thỉ, trinh cát.(Săn được ba con cáo, được tên vàng, chính bền thì tốt).
c. Phụ thả thừa, trí khấu chí, trinh lận.(Đội và cưỡi, dắt giặc đến, chính bền cũng đáng tiếc).
d. Giải nhi mẫu, bằng chí tư phu.(Giải ngón chân cái mày, bằng đến ấy tin).
e. Quân tử duy hữu giải, cát; hữu phu vu tiểu nhân.(Đấng quân tử chỉ có giải, tốt, có tin chưng kẻ tiểu nhân).
f. Công dụng xạ chuẩn vu cao dung chi thượng, hoạch chi, vô bất lợi.(Ông dùng bắn chim cắt ở trên tường cao, được nó, không gì không lợi).
Nghĩa:
1. Giải tán, tán phát, khuyếch tán (không tụ được).
2. Giải hoạn nạn, giải oan ức.
3. GIẢI là rút lui (không lợi cho tiến hành công việc ban đầu), không nên đi.
4. GIẢI là cầu siêu, cầu cúng, giải hạn, cúng tế cho nên tốt cho việc: giờ hoả táng, giờ di quan, giờ lập đàn cúng tế giải hạn.
5. Giải trừ, hoá giải.
6. Giảng giải, giải thích (nghiên mực có nước mực).
7. Quẻ Ngũ linh: ng. có khả năng diễn thuyết, giáo viên

26. Sơn Thiên Đại Súc:
Cách: “Trần thế đắc khai” - Mắt trần đã mở- Thời vận đã đến, bắt đầu hanh thông
Soán: “Đại súc lợi trinh, bất gia thực, cát. Lợi thiệp đại xuyên”
a. Hữu lệ, lợi dĩ (có nguy, lợi thôi).
b. Dư thoát phúc (bức).(Xe trút bánh).
c. Lương mã trục, lợi gian trinh, nhật nhàn dư vệ, lợi hữu du vãng (Ngựa hay ruổi, ngày quen xe, vệ, lại có thửa đi).
d. Đồng ngưu chi cốc (cái cùm trâu non), nguyên cát.
e. Phần thỉ chi nha (nanh con lợn thiến), cát.
f. Hà thiên chi cù (sao đường trời hanh), hanh.
Nghĩa:
1. Tích chứa, tích tụ, tích trữ, dự trữ (quá trình học cũng là đại súc).
2. SÚC là tụ (là tụ họp ở mức độ lớn, nhóm lớn như đảng phái, khác với tụ họp của TUỴ là ở mức nhóm, bầy nhỏ).
3. Tiếp xúc lớn, những vụ giao dịch lớn, giao dịch với đại quí nhân (Kinh doanh rất tốt vì trong quẻ chứa Đại hữu là thắng lớn).
4. Còn gọi là cách “Thuần thu nội liễm” (quẻ nội ở trong là Càn tràn đầy sức mạnh, nhưng không muốn để tràn ra dùng quẻ Cấn để kiền chế sức mạnh. Biểu hiện trong mạnh ngoài tĩnh). Quẻ này việc đại sự, đại nhân mới thành.

39. Thuỷ Sơn Kiển.
Cách: “Vũ tuyết đại lộ” – Mưa tuyết ngang đường.
Soán: “Kiển lợi tây nam, bất lợi Đông Bắc, lợi kiến đại nhân, trinh, cát.”
a. Vãng kiển, lai dự.(Đi kiển, lại khen).
b. Vương thần kiển kiển, phỉ cung chi cố.(Tôi vua kiển kiển, chẳng phải cớ của mình).
c. Vãng kiển lai phản.(Đi kiển lại thì lại).
d. Vãng kiển lai liên.(Đi kiển lại thì liền).
e. Đại kiển bằng lai.(Cả kiển bạn lại).
f. Vãng kiển lai thạc, cát, lợi kiến đại nhân.(Đi kiển lại lớn, tốt, lợi về sự thấy người lớn).
Nghĩa: Quẻ tốt cho âm phần
1. Mưa tuyết ở trên đường là khó khăn, gian nan, vất vả. Dễ bị tai nạn ở chân, tay (Cấn thuộc tay, chân).
2. Lợi cho chính bền, không vội vàng, hấp tấp.
3. Là tượng của tai nạn về chân, chân thọt.
4. Lợi cho những việc tĩnh.
5. Hôn nhân: hỏng, đổ vỡ.
6. Đi lại gặp trộm cướp trên đường.
7. Bệnh: lâu khỏi (nữ: khá hơn; nam: nặng).

27. Sơn Lôi Di:
Cách: “Vị thuỷ phong hiền” - Đến sông vị cầu người tài.
Soán: “Di trinh cát, quan di tự cầu khẩu thực”
(Quẻ Di tốt, xem sự nuôi, tự tìm cái thật của miệng)
a. Xã nhỉ linh qui, quan ngã đoá di, hung (Bỏ con rùa thiêng của mày, xem ta trễ mép, hung).
b. Điên di, phất kinh vu khâu, chinh hung (Đảo nuôi, trái thường ở gò, di thì hung).
c. Phất di, trinh hung. Thập niên vật dụng, vô du lợi (Trái nuôi, chính hung, mười năm chớ dùng, không thửa lợi).
d. Điên di, cát. Hổ thị đam đam, kì dục trục trục, vô cữu.
(Đảo nuôi, tốt, Hổ trông hau hấu, lòng muốn của nó liền liền, không lỗi).
e. Phất kinh, cư trinh, cát. Bất khả thiệp đại xuyên (Trái thường, ở chính tốt, chăng khá sang sông lớn).
f. Do di (bởi nuôi), lệ, cát. Lợi thiệp đại xuyên.
Nghĩa:
1. Nuôi dưỡng, dưỡng dục, dưỡng của trời đất nuôi vạn vật, nuôi dưỡng con người.
2. Giúp đỡ, có lực để thành công.
3. Miệng, mép, sự ăn uống (trên là Cấn tĩnh: hàm trên cứng, dưới là Chấn động: hàm dưới há ăn).
4. Là ổ bụng, khoang bụng (đau bụng chửa đẻ, có thai).
5. Di chuyển, di dời, di động (khác với MINH DI là di diệt).

38. Hoả Trạch Khuê.
Cách: “Thái công bất ngộ” – Tích Lã Vọng không gặp thời. Đi câu bằng lưỡi câu thẳng. Chưa gặp thời, chưa đến thời vận. Đoài là tiền vàng (vàng trao đổi không phải vàng tồn trữ) LY là hoả đốt cháy vàng ra nước: tượng của kinh doanh đang ở giai đoạn thua thiệt.
Soán: “Khuê tiểu sự cát.”
a. Hối vong, táng mã, vật trục, tự phục, kiến ác nhân, vô cữu. (Ăn năn mất, mất ngựa, chớ đuổi theo, tự nhiên trở lại, thấy người ác, không lỗi).
b. Ngộ chủ vu hạng, vô cữu. (Gặp chúa ở ngõ, không lỗi).
c. Kiến dư duệ, kỳ nguy xế (xiết); kỳ nhân thiên thả tị, vô sơ hữu chung.(Thấy xe kéo, thửa trâu kìm, thửa người gọt đầu và xẻo mũi. Không đầu, có chót).
d. Khuê cô, ngộ duyên phu, giao phu, lệ vô cữu.(Lìa côi, gặp chàng lành, tin lẫn, nguy, không lỗi)
e. Hối vong, quyết tôn phệ phu, vãng, hà cữu? (Ăn năn mất, thửa họ cắn da, đi, lỗi gì?).
f. Khuê cô kiến thỉ phụ đồ, tái quỉ nhất xa. Tiên trương chi hồ, hậu thoát chi hồ, phỉ cấu, hôn cấu, vãng ngộ vũ tắc cát.(Lìa cô thấy lợn đội bùn, chở ma một xe, trước giương chưng cung, sau tháo chưng cung, chẳng phải giặc, dâu gia, đi, gặp mưa thì tốt)
Nghĩa:
1. KHUÊ là bối (lưng), là phản bối (quay lưng lại với nhau). Nếu thành lập công ty xem được quẻ KHUÊ là không được, xem hôn nhân chưa cưới thì quay lưng lại với nhau, đã lấy nhau thì cãi nhau suốt. Tượng của quẻ là 2 nữ trong một nhà.
2. KHUÊ là sự nhầm lẫn (trông gà hoá cuốc), là khí vận chưa hanh thông, tượng của con số 3 (3 ng., 3 năm, 3 tháng…).
3. Là tiểu hanh thông, là tốt cho tiểu sự, là dạm ngõ (dạm ngõ thì tốt: LY là mâm quả, ĐOÀI là cô gái đội mâm. Cưới xin không được. Sao Khuê rất sáng nhưng chỉ xuất hiện một lúc vào chập tối hoặc sáng.
4. KHUÊ là lợi ban đầu mà lìa về sau (tiền cát hậu hung). Ban đầu bao giờ cũng tốt như 2 gái ở chung một nhà, lớn lên lấy chồng ai về nhà nấy, ý chí khác nhau nên lìa.
 

Tiêu Dao

Thành viên chính thức
28. Trạch Phong Đại Quá:
Cách: “Dạ mộng kim ngân”- Đêm mơ thấy vàng- Hay gặp hoạ.
Soán: “Đống nạo (cột ẻo), lợi hữu du vãng, hanh.”
a. Tạ dụng bạch mao (Trải dùng cỏ tranh trắng), vô cữu.
b. Khô dương sinh đê, lão phu đắc kì nữ thê (Cây Dương khô mọc rễ, chồng già được vợ con gái)vô bất lợi.
c. Đống nạo, hung.
d. Đống long (cột cao), cát. Hữu tha (có chí khác), lận.
e. Khô dương sinh hoa, lão phụ đắc kì sĩ phu, vô cữu, vô dự (cây Dương khô mọc hoa, vợ già được chồng con trai, không lỗi, không khen).
f. Quá thiệp, diệt đính, hung, vô cữu (Quá lội ngập đỉnh đầu, hung, không lỗi).
Nghĩa
1. Là tai hoạ, hoạ hại.
2. Là hư hao, gian nan quá mức.
3. Là quá lớn, “cái lớn quá sự thường hay sự thường lớn quá?” (gặp việc đại sự thì ứng xử theo đại sự, theo đạo của ng. quân tử ắt thành công, việc nhỏ mà ứng theo đại quá là sự thường quá lớn ắt gặp hoạ). Việc lớn ứng theo kiểu tiểu nhân ắt gặp hoạ.
4. Sự nhầm lẫn lớn, là cả quá vượt qua đạo lý thông thường.
5. Làn đi làm lại (đi quá thì phải quay lại).
6. Hôn nhân, động thổ, cải táng: tốt (Phá vỡ cái cũ để làm mới).
7. Lợi cho việc đi lại. Cư xử trong cương ngoài nhu.

37. Phong Hoả Gia Nhân.
Cách: “Quản thủ lân chi” – Xum họp các gia đình, các chi phái. Quán xuyến cai quản.
Soán: “Gia nhân lợi nữ trinh”
a. Nhàn hữu gia (ngăn ngừa có nhà), hối vong.
b. Vô du toại, tại trung quĩ, trinh cát. (không thửa thoả, ở trong, chủ việc ăn uống, chính tốt)
c. Gia nhân hạc hạc, hối lệ, cát; phụ tử hi hi, chung lận.(Người nhà nem nép, hối dữ, tốt, vợ con hơn hớn, sau chót thẹn tiếc)
d. Phú gia, đại cát.(Giàu nhà, cả tốt).
e. Vương cách hữu gia, vật tuất, cát.(Vua đến có nhà, chớ lo, tốt)
f. Hữu phu uy như, chung cát.(Có tin, dường oai nghiêm vậy, trọn tốt).
Nghĩa:
1. Người nhà, đạo nhà (tình cha con, nghĩa vợ chồng), “gia nội chi nhân”.
2. Trật tự, luân lý, phép tác, gia quy, cương thường đạo lý.
3. Là người con gái có quan hệ với ng. xem có tóc dài, thưa, khuôn mặt trái xoan, răng khểnh, dáng dong dỏng cao, nhẹ nhàng, chân dài, có thể có sẹo ở đuôi mắt.
4. Có gốc, căn cứ, cơ sở, nguyên nhân làm mất đoàn kết (mọi việc từ nội bộ mà ra). Ví dụ: nhà mất cắp, được quẻ gia nhân: ng. ở lấy, bạn trai ng. ở lấy.
5. Khối u, ung nhọt (LY là nóng trong, TỐN là gan)
6. Đồng (hoà đồng), Đại đồng (nghèo), xum họp, họp hành gia đình (mâu thuẫn, không đồng lòng, không nhất trí).
GIA NHÂN động H2: họp đại gia đình.
GIA NHÂN động H3,4,5,6 (ngoại): đi với ng. con gái.

29. Thuần Khảm:
Cách: “Hải để lao nguyệt” – Mò trăng đáy biển – Trăm sự đều hỏng (hai lần hãm, hiểm). Quẻ lục xung.
(ngoài mềm trong cứng: đủ trí tuệ tư duy)
Soán:“Tập khảm hữu phụ duy tâm hanh, hành hữu thượng”
(Quẻ Khảm kép, có tin, bui lòng, hanh, đi có chuộng)
a. Tập khảm, nhập vu khảm nãm (đạm, hạm, lãm), hung.
(Chỗ hiểm kép, vào cái hố trong chỗ hiểm, hung)
b. Khảm hữu hiểm, cầu tiểu đắc (tìm hơi được).
c. Lai chi khảm khảm, hiểm thả chẩm, nhập vu khảm nãm, vật dụng (Lại đi hiểm hiểm, hiểm vào gối, vào cái hố của chỗ hiểm, chớ dùng).
d. Tôn tửu, quĩ nhị, dụng phẫu, nạp ước tự dũ, chung vô cữu (chén rượu, rá xôi, thêm dùng hồ sanh, nộp ước tự cửa sổ tròn, sau chót không lỗi).
e. Khảm bất doanh, chỉ ký bình (chỗ trũng chẳng đầy, đến đã phẳng), vô cữu.
f. Hệ dụng huy mặc (chiền), chí vu tùng cúc, tam tuế bất đắc, hung (Trói dùng trạc thừng, đặt ở bụi gai, ba năm chẳng được, hung).
Nghĩa:
1. Hãm hiểm, gian nan, mắc kẹt.
2. Ngoắt ngéo, không thành công (ví dự: nhờ ng. việc gì thì mất tiền, mất thời gian nhưng không thành).
3. Nhầm lẫn, nhầm tưởng, mơ hồ, bị lừa dối (nếu xem việc thất vật thì không mất, nhầm lẫn ở đâu đó, thường là gầm giường, gầm tủ. Quẻ ngang hoà: không mất).
4. Bế tắc, tiên thoái lưỡng nan.
5. Trí tuệ: tinh nhanh, tỉnh táo (giỏi nhiều lĩnh vực, phù hợp với vai trò mưu sĩ; Thuỷ thuộc trí)
20. Ngoài nhu trong cương (lừa dối).

36. Địa Hoả Minh Di.

Cách: “Quá hà chiết kiều”- Qua sông phá cầu;Qua cầu rút ván.
Soán: “Minh di lợi gian(khó nhọc) trinh”
a. Minh di, vu phi thuỳ kỳ dực. Quân tủ vu hành, tam nhật bất thực, hữu du vãng, chủ nhân hữu ngôn. (Sáng đau chưng bay, rủ thửa cánh, đấng quân tử chưng đi, ba ngày chẳng ăn, có thửa đi, người chủ có nói)
b. Minh di, di vu tả cổ, dụng chửng, mã tráng cát. (Sáng đau, đau ở đùi bên tả, dùng cứu, ngựa mạnh tốt)
c. Minh di, vu nam thú, đắc kỳ đại thủ, bất khả tật trinh.(Sángđau chưng cuộc săn bên nam được thửa đầu lớn, chẳng khá kíp chính)
d. Nhập vu tả phúc, hoạch minh di chi tâm, vu xuất môn đình.(Vào chưng bụng bên tả, được cái lòng sáng đau, chưng ra cửa sân)
e. Cơ Tử chi Minh di (Ông Cơ Tử chưng sáng đau), lợi trinh.
f. Bất minh hối, sơ đăng vu thiên, hậu nhập vu địa.(Chẳng sáng tối, đầu lên chưng trời, sau vào chưng đất)
Nghĩa:
1. MINH DI là sự thương tổn, thiệt hại đau đớn (thời cực bĩ). Xuất hành gặp tai nạn. Xin việc: có sự thương tổn.
2. MINH DI là tối tăm (ngược lại với quẻ TẤN). Kiện tụng: bị thế lực nào đó che lấp hết.
3. Là tù ngục, giam hãm, hình phạt, gông cùm (tù hình sự: trộm cắp)Quẻ có tượng của cửa sổ, song sắt nhà tù. Bản mệnh MINH DI: thông minh, bị cô giáo ghét vì nghịch ngầm – ánh sáng bị che khuất.
4. MINH DI là diệt di dập (như di dưới chân), trù úm.
5. MINH DI là tội nạn lớn (nữ nhỏ lệ; nam tội nạn lớn; đời sống thì tối tăm, tù ngục, thương tổn)
6. MINH DI là thuỳ châu nhỏ lệ (phụ nữ khóc tại mộ chí).
7. Nếu quẻ Ngũ linh đời người mà con gái mệnh quẻ MINH DI sinh năm tháng ngày Giáp chỉ luôn khóc chồng con, còn ngày Giáp Dần càng chính xác.
8. MINH DI tượng ng. phụ nữ không xinh đẹp, lưỡng quyền hơi cao, sức khoẻ không tốt lắm, miệng hơi vẩu, nói xít răng, ham tình dục (hấp tinh khí của nam giới).

30. Thuần Ly:
Cách: “Thiên quan tứ phúc”(Phúc trời ban)
Soán: “Ly lợi trinh, hanh. Súc tẫn ngưu (nuôi trâu cái), cát.”
a. Lý thác thiên, kính chi (xéo bừa vậy, kính đó), vô cữu.
b. Hoàng ly (vàng sáng), nguyên cát.
c. Nhật trắc chi ly, bất cổ phẫu nhi ca, tắc đại diệt chi ta, hung (Sự sáng của mặt trời dé. Chẳng gõ chậu sành mà hát, thì là già cả mà than, hung).
d. Đột như, kỳ lai như, phần như, tử như, khí như (Đột như thửa lại vậy, cháy vậy, chết vậy, bỏ vậy!).
e. Thế đà nhược, thích ta nhược (nước mắt ràn rụa vậy, ngậm ngùi than vậy), cát.
f. Vương dụng xuất chinh, hữu gia (có sự tốt); chiết thủ (bẻ đầu), hoạch phỉ kỳ sú (bắt chẳng phải loài), vô cữu.
Nghĩa:
1. Là lệ, tráng lệ, lộng lẫy, sáng đẹp, văn minh.
2. Vui vẻ, may mắn vì có phúc trời ban (ví dụ: thi cử đỗ đạt, cuộc đời hanh thông, phúc dày)
3. Lệ thuộc (Bám đúng chỗ thì hanh thông, không đúng chỗ là mắc kẹt, vây khốn do nội bộ mà ra).
4. Nước mắt, khóc: Khóc của LY là vui sướng; của DỰ là của niềm vui và cũng là của đau khổ; của KHUÊ là khóc chia lìa (vợ khóc chồng).
5. Mắt, mồm, quả tim (nếu động H5 biến ra thiên hoả đồng nhân tượng mũi tên xuyên qua tim).
6. Xe cộ (LY là xe máy, KHẢM là ô tô), trâu cái, trai, ốc, cua, tò vò, áo giáp, mũ sắt, tên đồng. Tượng huyệt kết (huyệt nổi khum khum như vỏ trai).
7. Mặt trời, ánh sáng, lửa đang cháy (LY: mặt trời; CÀN: bầu trời).
8. Trống rỗng (LY trung hư), không có gì thực.
9. Là sơn thần thú (dùng trong cầu cúng, là thần hay xuất hiện khi mặt trời lặn, ng. ta hay cúng bằng gia cầm).
10. Sa lưới, “Trĩ ly vu gia”(gà rừng sa lưới).
11. Tù ngục: quẻ LY bị bắt, quẻ ĐỘN trốn được.
12. LY là quẻ lục xung, dự đoán bất kể cái gì đều bất lợi.

35. Hoả Địa Tấn.
Cách: “Sử địa đắc kim” - Cầy bừa đất được vàng, đắc lợi trong tương lai gần
Soán: “Tấn, khang hầu dụng tích mã phồn thứ, trú nhật tam tiếp”(Quẻ Tấn, tước hầu yên dùng cho ngựa giậm nhiều, ban ngày ba lần tiếp)
a. Tấn như, tồi như, trinh cát; võng phu, dụ, vô cữu (Dường tiến như vậy, dường đun lại vậy, chính thì tốt, chẳng tin, khoan thai không lỗi).
b. Tấn như, sầu như, trinh cát; thụ tư giới phúc vu kì vương mẫu. (Dường tiến như vậy, dường sầu như vậy, chính thì tốt, nhận phúc lớn ấy chưng thửa bà nội).
c. Chúng doãn, hối vong. (Mọi người tín, ăn năn mất).
d. Tấn như, thạch thử trinh lệ. (Dường tiến như vậy,con chuột đồng, chính bền, nguy) .
e. Hối vong, thất đắc vật tuất, vãng cát, vô bất lợi. (Ăn năn mất, mất được chớ lo, đi thì tốt, không gì không lợi).
f. Tấn kì giác, duy dụng phạt ấp, lệ! cát vô cữu, trinh lận. (Tiến thửa sừng, bui dùng đánh làng, lo thì tốt, không lỗi, trinh thì đáng tiếc)
Nghĩa:
1. Tiến lên.tiến thịnh, phát triển thuận lợi, lên cao.
2. Sáng tỏ, rõ ràng, phát triển mạnh, đi mạnh (có thông tin rõ ràng).
3. Hoà thuận, nhún nhường thuận theo (của KHÔN) mà vui vẻ (của LY).
4. Bệnh: giai đoạn gay go nhưng có thầy thuốc bên cạnh nên không lo
5. Sinh đẻ gặp là tốt, nếu động H5 là đẻ nhanh, dễ; nếu sinh con đầu thì là trai, nếu sinh lần hai thì: đầu trai sau gái còn gái đầu sau trai.
6. Tốt cho hôn nhân, những việc ở giai đoạn giữa.
 

Tiêu Dao

Thành viên chính thức
31. Trạch Sơn Hàm:
Cách: “Manh nha xuất hổ” - Chồi non đã nhú.
Soán: “Hàm hanh, lợi, trinh. Thủ nữ, cát”
a. Hàm kì mẫu.( Cảm thửa ngón chân cái).
b. Hàm kỳ phi, hung, cư cát. (Cảm thửa bụng chân)
c. Hàm kỳ cổ, chấp kỳ tuỳ, vãng lận.(cảm ở đùi).
d. Trinh cát, hối vong, đồng đồng vãng lai, bằng tòng nhĩ tư (săng sắc đi lại, bạn theo sự nghĩ của mày). (Hàm kỳ tâm- bị thương ở tim)
e. Cảm kỳ môi, vô hối. (cảm ở hông).
f. Hàm kỳ phụ, giáp, thiệt. (cảm ở má, mép, lưỡi).

Nghĩa: Quẻ này nói về huyệt thì tốt
1. Hàm là giao cảm, cảm thông, cảm hứng, tình cảm, thần giao cách cảm.
2. Giai đoạn tiền hôn nhân (yêu).
3. Thông suôt, thuận lợi đối với các việc mới bắt đầu phát triển.
4. Cưói hỏi: tốt.
5. Việc khác: cần làm cho ng. khác cảm thông.

34. Lôi Thiên Đại Tráng.
Cách: “Cộng sự đắc mục” - Người cộng sự vừa mắt, ưng ý.
Soán: “Đại tráng lợi trinh”
a. Tráng vu chỉ (Mạnh ở ngón chân), trinh hung, hữu phu (tin)
b. Trinh cát.
c. Tiểu nhân dụng tráng, quân tử dụng võng (đấng quân tử 0 dùng), trinh lệ, đê dương xúc phiên, doanh kỳ giác (giốc).
d. Trinh cát, hối vong, phiên quyết bất doanh, tráng vu đại dư chi phúc (Chính thì tốt, ăn năn mất, phên bựt chẳng mắc, mạnh ở vành trục xe lớn).
e. Táng dương vu dị (mất dê ở sự dễ), vô hối.
f. Đê dương xúc phiên, bất năng thoái, bất năng toại, vô du lợi, gian tắc cát (Dê đực húc dậu, chẳng hay lui, chẳng hay toại, không thửa lợi, khó thì tốt).
Nghĩa:
1. ĐẠI TRÁNG là tiến mạnh, lớn mạnh, sự thịnh vượng, cường thịnh
2. Là sự cứng rắn vì thế dễ gãy đổ.
3. Thường tốt cho trung sự (ng. đứng giữa, môi giới, giữa sự việc, giai đoạn giữa).
4. Tượng ngựa non háu đá, dê non húc đầu vào bờ dậu.
5. Sự có hoạ, tượng của sự thương tích chân tay, tai nạn (thường khi ĐẠI TRÁNG là quẻ biến thì ứng nhiều hơn).
6. Là dịch mã, tượng của sự đi lại, đi nhanh (quẻ lục xung), tuy nhiên Đại tráng là việc đi gắn với sự hỏng hóc về xe cộ: bánh xe, trục, vành xe.

32. Lôi Phong Hằng.
Cách: “Ngư lai động võng”- Cá chui động lưới.
Soán: “Hằng hanh, vô cữu; lợi trinh, lợi hữu du vãng.”
a. Tuấn hằng (đào sâu sự thường), trinh hung, vô du lợi.
b. Hối vong.
c. Bất hằng kỳ đức, hoặc thừa chi tu, trinh lận (Chẳng thường thửa đức, hoặc vâng đấy thẹn, trinh cũng đáng tiếc).
d. Điền vô cầm (Săn không loài cầm).
e. Hằng kỳ đức, trinh. Phụ nhân cát, phu tử hung (Thường thửa đức, chính, đàn bà tốt, đàn ông hung).
f. Chấn hằng, hung.
Nghĩa:
1. Lâu dài, vĩnh cửu, vĩnh hằng.
2. HẰNG là thường, thường thường, thông thường, thường xuyên, luân thường, bình thường (đương nhiên cứ thế) (HẰNG: phải động mới có đạo thường, loại trừ cái xấu xa, giữ được chính trinh. Phải có giao dịch).
3. Sự ăn ở của vợ chồng. Đạo vợ chồng.
4. Bệnh tật: khó chữa, lâu khỏi.
5. Động thổ, cưới, xuất hành được HẰNG nhưng biến thành Đại Tráng thì xấu.

33. Thiên Sơn Độn.
Cách: “Nùng vân tế nhật” (Mây che kín mặt trời)-
Bắt đầu rơi vào tình trạng bị đè nén, mất tác dụng, phải rút lui, tốt nhất nên lui về (ánh sáng: trí tuệ, thần phúc)
Soán: “Độn hanh, tiểu lợi trinh”
a. Độn vĩ (trốn đuôi), lệ! vật dụng hữu du vãng.
b. Chấp chi dụng hoàng ngưu chi cách, mạc chi thắng thoát (Giữ đó, dùng da trâu vàng không ai trút nổi).
c. Hệ độn, hữu tật lệ! xúc thần thiếp, cát (Vướng trốn, có tật, nguy! Nuôi đầy tớ nàng hầu, tốt).
d. Hiếu độn, quân tử cát, tiểu nhân phủ (Yêu trốn, đáng quân tử tốt, kẻ tiểu nhân không).
e. Gia độn, trinh cát (tốt trốn, chính tốt).
f. Phì độn, vô bất lợi (Béo trốn, không gì không lợi).
Nghĩa:
1. Trốn, ẩn nấp, ở ẩn, thoái lui (Cơ quan: về hưu, mất chức, bị điều chuyển có khi lên nhưng không thực quyền).
2. Trốn chạy, che dấu, không xuất đầu lộ diện, ẩn trốn, nằm im chờ thời, dự trữ thế năng…
3. Lãng quên, bưng bít (nếu đi tìm hiểu thông tin sẽ không biết đựơc vì bị che dấu, bưng bít)
4. Sáng rực rỡ để tàn, bùng sáng (có thể thêm một phần của nhiệm kỳ nữa, nếu bệnh tật thì không tìm ra nhưng có thể sống thêm một thời gian nữa).
5. Người giỏi về độn số.
6. Thất vật: không tìm thấy.
7. Kiện tụng: quan toà khó xử.
8. Ghế của lãnh đạo, ngưng chỉ, tĩnh tại , kiên trì, ngồi lại (mất chân ghế nhưng không ngã, gượng ngồi lại). Kéo dài hơn nữa (Xin việc có thể dây dưa kéo dài, nếu được ngay phải là quẻ DỰ)
9. Sự che dấu tài năng.
 

Chém gió

New Member
Rất cám ơn bạn Tiêu Dao đã mở chủ đề này
Mình cũng có tìm hiểu môn lục hào, nhưng có rất nhiều khúc mắc không biết hỏi ai.
Cho mình hỏi trong lục hào, nếu hào biến không tạo sinh khắc xung hợp gì với hào động (ví dụ ngọ hóa thìn) thì luận sự tác động của hào biến lên hào động thế nào?
 

Tiêu Dao

Thành viên chính thức
Rất cám ơn bạn Tiêu Dao đã mở chủ đề này
Mình cũng có tìm hiểu môn lục hào, nhưng có rất nhiều khúc mắc không biết hỏi ai.
Cho mình hỏi trong lục hào, nếu hào biến không tạo sinh khắc xung hợp gì với hào động (ví dụ ngọ hóa thìn) thì luận sự tác động của hào biến lên hào động thế nào?
Cám ơn Bạn vì câu hỏi.
Lục Hào chú trọng suy xét sự vượng suy của các hào, mà trong đó chính yếu là hào chủ chốt của sự việc hay còn gọi là dụng thần.

Động hào sẽ là bước chuyển, làm vượng thêm hoặc làm suy yếu dụng thần. Xét riêng về động hào, nếu động biến hồi đầu sinh, thì lực sinh/khắc đối với dụng thần là mạnh nhất. Nếu động biến hồi đầu khắc thì lực yếu nhất, và động biến sinh xuất (Ngọ hóa Thìn) thì lực sinh khắc bị chiết giảm đi.
 

Thần kim vũ

New Member
Ơ, sao còn thiếu môn thiên địa nhân dịch của anh nhờ. He he.
Vấn đề xem quẻ mà quẻ theo thời gian thì tốt nhất nên hỏi đương sự xem có ứng với những gì trong quẻ hay không, ứng mới xem tiếp , không ứng không xem, vì với một canh giờ thì chỉ có ảnh hưởng hoặc ứng cho một vài người thôi, ngoài cách xem quẻ bằng thời gian ra thì có nhiều cách lấy quẻ khác, đứng đầu chuẩn xác nhất là gieo bằng xu, thứ hai tập trung suy nghĩ cho số ngẫu nhiên, thứ 3 là cho chữ, thứ tư là bốc số vật đếm để tính ra quẻ,..... Tất nhiên là sẽ không có ông thầy nào chỉ có một cách xem bằng ngày tháng năm giờ duy nhất đâu, nếu như vậy thì người đó còn có nhiều mặt hạn chế lắm, xem quẻ là phải linh ứng trong mọi cách lấy quẻ, còn xem chuẩn hay không thì phải xem kinh nghiệm của người xem quẻ thế nào.
Tiêu Dao bỏ qua môn của anh nha, sao mà môn mình bị lơ quá vậy ta. Hu hu hu, bắt đền đi
 

Tiêu Dao

Thành viên chính thức
Ơ, sao còn thiếu môn thiên địa nhân dịch của anh nhờ. He he.
Vấn đề xem quẻ mà quẻ theo thời gian thì tốt nhất nên hỏi đương sự xem có ứng với những gì trong quẻ hay không, ứng mới xem tiếp , không ứng không xem, vì với một canh giờ thì chỉ có ảnh hưởng hoặc ứng cho một vài người thôi, ngoài cách xem quẻ bằng thời gian ra thì có nhiều cách lấy quẻ khác, đứng đầu chuẩn xác nhất là gieo bằng xu, thứ hai tập trung suy nghĩ cho số ngẫu nhiên, thứ 3 là cho chữ, thứ tư là bốc số vật đếm để tính ra quẻ,..... Tất nhiên là sẽ không có ông thầy nào chỉ có một cách xem bằng ngày tháng năm giờ duy nhất đâu, nếu như vậy thì người đó còn có nhiều mặt hạn chế lắm, xem quẻ là phải linh ứng trong mọi cách lấy quẻ, còn xem chuẩn hay không thì phải xem kinh nghiệm của người xem quẻ thế nào.
Tiêu Dao bỏ qua môn của anh nha, sao mà môn mình bị lơ quá vậy ta. Hu hu hu, bắt đền đi
Cùng trên đất nước Việt Nam mình có hàng ngàn người biết dùng Dịch. Cùng 1 giờ, có hàng ngàn quẻ Dịch được lập ra, và chắc hẳn có hàng ngàn vấn đề, hàng ngàn câu hỏi. Phải chăng tất cả những câu hỏi cùng 1 chủ đề trong canh giờ đó đều có cùng 1 kết quả? Mấy hôm nay em nghĩ về điều này mà chưa có kết quả.

Em nào có bỏ qua đâu :D. K biết gì làm sao mà em nói :(. Giờ Anh bắt đền kiểu gì đây :(
 

Thần kim vũ

New Member
Một canh giờ có một quẻ chính, trong một quẻ chính đó lại có tới 10 đêns 12 quẻ phụ, mỗi quẻ chiếm 10 phút chẵn. Mỗi sự việc hỏi sẽ có kết quả chưa hẳn giống nhau đâu tại vì dụng thần mỗi việc mỗi khác mà, mà nói về lục hào thì..... Anh không có biết. He he
 

Quang Quý

New Member
nếu đạt được 1 trình độ nhất định hoặc ngộ qua cái gì đó thì quẻ và tướng sẽ hợp nhất , khi đó 1 quẻ trong 1 khung giờ vẫn xem được cho 1 trăm người , vì sao ? vì 100 người sẽ có 100 câu hỏi khác nhau và 100 cách biểu hiện khi hỏi khác nhau , người hỏi khi buồn , khi vui , khi sầu , khi cảm , khi lo âu , khi sàng khoái , khi khùng , khi điên , khi giận , khi hờn . . . đủ thứ cái khi ...

Dịch là chuyển là động , người thầy xem là bất chuyển bất động để xem cái chuyển cái động của quẻ cho nên không có quẻ nào xấu mà cũng không có quẻ nào tốt , tốt trong xấu và xấu trong tốt , vì tất cả quẻ đều có kẽ hở để khi đó sẽ có 1 sự hóa giải thích hợp . . .

Mình đây 64 quẻ dụng đi dụng lại chỉ là nắm được cơ bản chưa tới 10 quẻ , thật sự mà nói là chỉ 7 quẻ rành rọt , tức khi rơi vào 7 quẻ đó khi đánh thì chắc chắn trúng 90% không sai lệch , mà học và hành trên dưới 4 năm chứ nói đến 64 quẻ thì sống khoảng 50 năm minh mẫn nữa thì may ra hiểu được cái ngọn của 64 quẻ ...
 

Chém gió

New Member
Cám ơn Bạn vì câu hỏi.
Lục Hào chú trọng suy xét sự vượng suy của các hào, mà trong đó chính yếu là hào chủ chốt của sự việc hay còn gọi là dụng thần.

Động hào sẽ là bước chuyển, làm vượng thêm hoặc làm suy yếu dụng thần. Xét riêng về động hào, nếu động biến hồi đầu sinh, thì lực sinh/khắc đối với dụng thần là mạnh nhất. Nếu động biến hồi đầu khắc thì lực yếu nhất, và động biến sinh xuất (Ngọ hóa Thìn) thì lực sinh khắc bị chiết giảm đi.

Trong lục hào sự vượng suy sẽ quyết định cát hung thành bại, nhưng trong thực tế gặp nhiều quẻ rất khó đoán định sự vượng suy vì những kiến thức này sách không nói tới.
Ví như khi hào động thì hào biến sẽ quyết định sự biến chuyển này làm hào động thành biến suy hay biến vượng, nhưng trường hợp như Ngọ hóa Thìn thì hào Thìn này tác động làm suy yếu hay vượng hào Ngọ? Đặc biệt với quẻ 1 hào động sự định lượng vượng suy này sẽ quyết định sự thành bại của việc cần đoán.
Còn rất nhiều vấn đề như hào hợp với nhật nguyệt có làm hào vượng không, cũng không thấy tài liệu nào bàn đến
 

hoiso

New Member
Có ai giải thích giúp em vấn đề "thiên cơ bất khả lộ" không ?
Tại sao các thầy cao thủ về dịch , hay như những người giỏi xem về thuật số cũng không có mấy ai giàu có, hay nói cách khác là không thoát khỏi mệnh vận đi ?

Vì em thấy trên mạng có mấy cái dịch vụ như nhận xem lập quẻ về chứng khoán, trả lời về cổ phiếu vv...
Hay như có 1 room lâu lâu cho số đánh con đề tuy cho nhiều số (2,3 số gì đó) nhưng đúng là nó ra thật, hình như là dùng dịch lý, mà không phải ra chỉ trong ngày, có khi ra 2,3 ngày liên tục...
Em không chơi vì em nghĩ người có phúc thì mới được hưởng nếu không có phúc hưởng đánh cũng không ăn, hoặc ăn cũng phải trả .

Ngoài ra có 1 vấn đề riêng bản thân em thôi, hy vọng các anh chị, các thầy giải thích giúp nhé . Đó là em cũng biết xem chút ít, chủ yếu là để cải vận chứ không phải là đi bói toán dạo, và em cũng không phải là đi xem dạo cái gì, chỉ xem và giúp cho 1 vài người quen trong gia đình mà thôi, nhưng cứ hễ mỗi lần em xem cho họ, là qua mấy ngày sau em sẽ bị gặp xui, bình thường cả tháng không sao cả, nhưng cứ lâu lâu vì chuyện gì đó hứng lên nói cho họ 1 chút về vận mệnh là y như rằng mấy ngày sau em gặp xui, chuyện này không phải xảy ra 1,2 lần mà hầu như là lần nào cũng vậy, riếc rồi em không dám xem cho ai cả, chỉ học rồi biết để đó để ý mà thôi, không dám nói ra. :(
:) :) :)
Nói nhiều ở trên cuối cùng tóm ý lại là sao mình gặp xui khi xem cho người khác ? :)
thời gian là ngày 8/5/2016 lúc 8h50' nhằm ngày 2/4/thân, giờ thìn
Quẻ sơn lôi di , động hào 2, biến sơn trạch tổn.
sơn lôi di : cẩn thận lời ăn tiếng nói của mình không cẩn thận đưa đến mạc vận .
sơn trạch tổn : tổn mình lợi cho người.
Vậy tức là mình nói sai nên bị họa, hay là mình không nên gián tiếp gây ra sự sửa đổi vận mệnh người khác, tiết lộ thiên cơ nên bị phạt ?
@Tiêu Dao giải thích giúp mình nhé. Đang muốn học và tìm hiểu thêm huyền học thuật số, mà sao thấy nan giải quá :(
 
Last edited by a moderator:

Tiêu Dao

Thành viên chính thức
Có ai giải thích giúp em vấn đề "thiên cơ bất khả lộ" không ?
Tại sao các thầy cao thủ về dịch , hay như những người giỏi xem về thuật số cũng không có mấy ai giàu có, hay nói cách khác là không thoát khỏi mệnh vận đi ?

Vì em thấy trên mạng có mấy cái dịch vụ như nhận xem lập quẻ về chứng khoán, trả lời về cổ phiếu vv...
Hay như có 1 room lâu lâu cho số đánh con đề tuy cho nhiều số (2,3 số gì đó) nhưng đúng là nó ra thật, hình như là dùng dịch lý, mà không phải ra chỉ trong ngày, có khi ra 2,3 ngày liên tục...
Em không chơi vì em nghĩ người có phúc thì mới được hưởng nếu không có phúc hưởng đánh cũng không ăn, hoặc ăn cũng phải trả .

Ngoài ra có 1 vấn đề riêng bản thân em thôi, hy vọng các anh chị, các thầy giải thích giúp nhé . Đó là em cũng biết xem chút ít, chủ yếu là để cải vận chứ không phải là đi bói toán dạo, và em cũng không phải là đi xem dạo cái gì, chỉ xem và giúp cho 1 vài người quen trong gia đình mà thôi, nhưng cứ hễ mỗi lần em xem cho họ, là qua mấy ngày sau em sẽ bị gặp xui, bình thường cả tháng không sao cả, nhưng cứ lâu lâu vì chuyện gì đó hứng lên nói cho họ 1 chút về vận mệnh là y như rằng mấy ngày sau em gặp xui, chuyện này không phải xảy ra 1,2 lần mà hầu như là lần nào cũng vậy, riếc rồi em không dám xem cho ai cả, chỉ học rồi biết để đó để ý mà thôi, không dám nói ra. :(
:) :) :)
Nói nhiều ở trên cuối cùng tóm ý lại là sao mình gặp xui khi xem cho người khác ? :)
thời gian là ngày 8/5/2016 lúc 8h50' nhằm ngày 2/4/thân, giờ thìn
Quẻ sơn lôi di , động hào 2, biến sơn trạch tổn.
sơn lôi di : cẩn thận lời ăn tiếng nói của mình không cẩn thận đưa đến mạc vận .
sơn trạch tổn : tổn mình lợi cho người.
Vậy tức là mình nói sai nên bị họa, hay là mình không nên gián tiếp gây ra sự sửa đổi vận mệnh người khác, tiết lộ thiên cơ nên bị phạt ?
@Tiêu Dao giải thích giúp mình nhé. Đang muốn học và tìm hiểu thêm huyền học thuật số, mà sao thấy nan giải quá :(
Tại sao các thầy k dùng Huyền học để làm giàu?

Mệnh lý hữu, chung tu hữu, mệnh lý vô, mạc cưỡng cầu.
Mệnh có thì sẽ có, mệnh k có thì dù dùng bất cứ thủ đoạn gì để có được, rồi cũng sẽ mất. Các thầy cũng có "số" của các thầy. Sao Bạn biết các thầy k dùng huyền học để làm giàu?

Về quẻ Di biến Tổn:
Sơn Lôi Di: Di là những thứ mới bắt đầu, sinh sôi nảy nở cần chăm sóc, nâng niu, nuôi nấng.
Cách: Vị Thủy phỏng hiền - Cầu người hiền trên sông Vị. Đây là câu chuyện kể về vua Văn Vương cầu Khương Tử Nha trên sông Vị.

Gắn vào câu hỏi của Bạn, người có tài phải chờ người ta đến cầu, đằng này Bạn tự mang thân đến, Bạn đã làm mất đi giá trị của bản thân. Nguyên tắc xem Dịch của Tiêu Dao là có hỏi mới có đáp, hỏi thành thật thì xem thành thật, hỏi vui thì nói vui cho qua chuyện.

Sơn Trạch Tổn: mất mát
Cách: Tổn kỷ lợi nhân. Bản thân mình bị thiệt mà người lại có lợi. Bạn k tuân thủ cái "lý" của Quẻ Di, nên bị mất mát, thiệt hại. Người ta k hỏi, Bạn tự xem, thì quẻ ứng cho Bạn.

Về chuyện tiết lộ thiên cơ, cũng như 2 mặt của đồng xu, có âm có dương. Người bảo là có, người bảo ta xem bao năm nay chả thấy bị trời phạt là gì. Còn Bạn?

Những người có số làm thầy, phải nhìn thấy cảnh mất mát, đau thương của người khác và giúp đỡ họ. Nếu k làm, thì những cảnh đó sẽ hiện diện trong gia đình của người ấy, vì đằng nào cũng phải "thấy". Tiêu Dao đã gặp những người như vậy, k làm thì bị "hành", hành cho đến khi nào ra hành nghề thì thôi.
 

hoiso

New Member
Mình thích câu này của bạn : "Những người có số làm thầy, phải nhìn thấy cảnh mất mát, đau thương của người khác và giúp đỡ họ. Nếu k làm, thì những cảnh đó sẽ hiện diện trong gia đình của người ấy, vì đằng nào cũng phải "thấy". Tiêu Dao đã gặp những người như vậy, k làm thì bị "hành", hành cho đến khi nào ra hành nghề thì thôi."
@Tiêu Dao cảm ơn bạn, mình hiểu rồi.

Đúng là họ không cầu, nhưng đôi khi vì mình thấy cảnh họ cũng không được tốt, nói chung là mỗi người trong họ đều có 1 hoàn cảnh không thuận lợi, mình thấy trước mắt là vậy, mà bản thân mình không thấy thì thôi, khi thấy vậy không cứ im lặng, nên mới muốn nói 1 chút cho họ, nhưng đúng là có đôi khi mình nói mà họ không cần, mà mình cũng vì hứng thú mà nói, nên chắc mình bị hành :( thôi từ giờ sửa lại cái tính này.

Thật tình có đôi khi vì đang học hỏi, và cần chứng thật cho nên cũng phải hỏi những người đang trong hoàn cảnh để xác định độ chính xác, nhưng khi hỏi họ thì cũng phải giúp họ, mà như vậy thì lại thành ra lắm chuyện vơ hại vào mình, khổ quá :( biết phải làm sao ?
 

Linh

New Member
PHẦN III. LẬP QUẺ

1. Cách thức lập quẻ Dịch

Trên thực tế, có nhiều cách lập quẻ, mỗi nhà, mỗi phái, mỗi thầy có một cách lập quẻ riêng, đó gọi là “Duyên”, không ai giống ai cả. Mỗi người phải tự thực hành, kiểm nghiệm, sau đó tìm cái “Duyên” của mình. Đúng duyên thì quẻ cho ra dự đoán đúng, k phải duyên thì cho ra kết quả sai.

Nhưng chung quy lại, thì có 2 dạng sau:


1) Dựa vào số để lập quẻ, có số trước rồi mới có quẻ sau, nên gọi là quẻ Tiên Thiên. (Dùng năm tháng ngày giờ, số điện thoại, số xe, số ngẫu nhiên,…)

2) Dựa vào sự vật hiện tượng lập quẻ, có quẻ trước rồi mới quy đổi về số sau, vậy nên gọi là Hậu Thiên. (Dùng 3 đồng xu, tượng hình Bát Quái vạn vật, sự việc tức thời)


Một quẻ được cấu thành từ 2 đơn quái: Thượng quái và Hạ Quái


Ở đây Tiêu Dao sẽ giới thiệu với các Bạn cách lập quẻ đơn giản nhất, đó là dùng năm tháng ngày giờ, thuộc về quẻ Tiên Thiên.

Với trường hợp này, chúng ta sẽ dùng Tiên Thiên Bát Quái để lập quẻ.

Số 1 là Càn, 2 là Đoài, 3 Ly, 4 Chấn, 5 Tốn, 6 Ly, 7 Cấn, 8 Đoài.

Quy ước:

- Năm tháng ngày giờ sử dụng tính theo tiết khí âm lịch.

- Năm và giờ quy thành số theo thứ tự: Tý 1, Sửu 2, Dần 3, Mão 4, Thìn 5, Tỵ 6, Ngọ 7, Mùi 8, Thân 9, Dậu 10, Tuất 11, Hợi 12.

- Tháng quy thành số theo thứ tự: Tháng 1 Dần, 2 Mão, 3 Thìn, 4 Tỵ, 5 Ngọ, 6 Mùi, 7 Thân, 8 Dậu, 9 Tuất, 10 Hợi, 11 Tý, 12 Sửu. (Vì 1 năm bắt đầu từ tháng Dần, nên quy định là vậy)

- Ngày: Dùng số của ngày: mùng 1, mùng 2, mùng 3,…ngày 30 âm lịch.


Xác định quẻ Chủ.

Bước 1: Tìm thượng quái: Năm + Tháng + Ngày – 8xN = Thượng quái

Bước 2: Tìm hạ quái: Năm + Tháng + Ngày + Giờ - 8xN = Hạ Quái.


Như vậy, ta đã có được quẻ chủ. Quẻ chủ chỉ tình hình hiện tại của sự vật sự việc, một chút về quá khứ, nguyên nhân dẫn đến sự việc. Đây có thể hiểu là phần Nhân.

Xác định quẻ Biến.

Bước 3: Tìm động hào: Năm + Tháng + Ngày + Giờ - 6xN = Hào động.

Động hào, tức hào hào biến đổi, từ dương biến thành âm, từ âm biến thành dương, kéo theo đó quẻ cũng biến đổi.

Như vậy, ta lập được quẻ Biến. Quẻ Biến chỉ tình hình tương lai, kết quả sau cùng của sự việc. Đây có thể hiểu là phần Quả.


Tại sao phải trừ đi 8xN?
Vì chúng ta chỉ có 8 quái đơn đã kể ở trên, nên cần trừ đi bội số của N của 8, sao cho kết quả <= 8. Từ đó đối chiếu với số Tiên Thiên bát quái ở trên để tìm đơn quái tương ứng.

Tại sao phải trừ đi 6xN để tìm hào động?

Trong 1 trùng quái có tổng cộng 6 hào (Thượng quái 3 hào, hạ quái 3 hào), vậy nên, phải trừ đi 6xN sao cho kết quả <= 6.

Ví dụ:


Giờ Mão ngày mùng 8 tháng 3 năm Bính Thân lập được quẻ.


Bước 1: Thượng quái: 8 + 3 + 9 – 8xN = 20 – 8x2 = 4.

Đối chiếu với thứ tự Bát Quái tiên thiên, số 4 tương ứng với quái Chấn.


Bước 2: Hạ Quái: 4 + 8 + 3 + 9 - 8xN = 24 – 8x2 = 8

Đối chiếu với thứ tự Bát quái tiên thiên, số 8 tương ứng với quái Khôn.


Như vậy, ta lập được quẻ có thượng quái Chấn, hạ quái Khôn, tên gọi là Lôi Địa Dự.

Có quẻ chủ rồi, tiếp theo ta đi tìm quẻ Biến.


Hào động: 4 + 8 + 3 + 9 – 6x3 = 6.

Như vậy, hào 6 trong quẻ chủ động biến từ Âm biến thành Dương. Quẻ chủ có hào 6 ở thượng quái Chấn động biến, thành quái Ly. Quẻ biến có thượng quái Ly, hạ quá Địa, tên gọi là Hỏa Địa Tấn.


2. Nguyên tắc viết và đọc quẻ Dịch.
Nguyên tắt viết quẻ dịch phải gạch từ hạ quái lên thượng quái, từ dưới hào 1 dần dần lên cao đến hào 6.
Nguyên tắc đọc quẻ Dịch thì ngược lại, đọc Thượng quái trước, Hạ quái sau, cuối cùng là tên quẻ.

Ví dụ:

- Quẻ Lôi Địa Dự có Chấn – thượng quái, Khôn là hạ quái, tên quẻ là Dự.

- Quẻ có thượng quái và hạ quái giống nhau thì đọc là Thuần + tên đơn quái: Thuần Càn, Thuần Khôn, Thuần Ly,…
View attachment 481

Phần lập quẻ cơ bản đến đây là hết. Để đi sâu vào luận giải chi tiết, các Bạn cần phối các yếu tố Thế Ứng, Can Chi, Lục Thân, Lục Thần, Không vong,...vào trong từng hào. Phần này xin các Bạn tham khảo trong sách.
Anh ơi, em hỏi chút
Bước 1: Tìm thượng quái: Năm + Tháng + Ngày – 8xN = Thượng quái

Bước 2: Tìm hạ quái: Năm + Tháng + Ngày + Giờ - 8xN = Hạ Quái.

Thì N là cái gì ?? Thượng quái, hạ quái nhân với 2 sao hào lại nhân với 3??
Em cảm ơn
 

Tiêu Dao

Thành viên chính thức
Anh ơi, em hỏi chút
Bước 1: Tìm thượng quái: Năm + Tháng + Ngày – 8xN = Thượng quái

Bước 2: Tìm hạ quái: Năm + Tháng + Ngày + Giờ - 8xN = Hạ Quái.

Thì N là cái gì ?? Thượng quái, hạ quái nhân với 2 sao hào lại nhân với 3??
Em cảm ơn
Cám ơn câu hỏi của Bạn!

1. N là số ngẫu nhiên bất kỳ miễn sao thỏa mãn phép tính ở trên.

2. Thượng hạ quái, hào nhân với 2 hay 3? Bạn vui lòng đọc kỹ lại bài mình viết, có giải thích ở trên.

Tại sao phải trừ đi 8xN?
Vì chúng ta chỉ có 8 quái đơn đã kể ở trên, nên cần trừ đi bội số của N của 8, sao cho kết quả <= 8. Từ đó đối chiếu với số Tiên Thiên bát quái ở trên để tìm đơn quái tương ứng.

Tại sao phải trừ đi 6xN để tìm hào động?

Trong 1 trùng quái có tổng cộng 6 hào (Thượng quái 3 hào, hạ quái 3 hào), vậy nên, phải trừ đi 6xN sao cho kết quả <= 6.

Chúc Bạn vui! :)
 

Linh

New Member
Cám ơn câu hỏi của Bạn!

1. N là số ngẫu nhiên bất kỳ miễn sao thỏa mãn phép tính ở trên.

2. Thượng hạ quái, hào nhân với 2 hay 3? Bạn vui lòng đọc kỹ lại bài mình viết, có giải thích ở trên.

Tại sao phải trừ đi 8xN?
Vì chúng ta chỉ có 8 quái đơn đã kể ở trên, nên cần trừ đi bội số của N của 8, sao cho kết quả <= 8. Từ đó đối chiếu với số Tiên Thiên bát quái ở trên để tìm đơn quái tương ứng.

Tại sao phải trừ đi 6xN để tìm hào động?

Trong 1 trùng quái có tổng cộng 6 hào (Thượng quái 3 hào, hạ quái 3 hào), vậy nên, phải trừ đi 6xN sao cho kết quả <= 6.

Chúc Bạn vui! :)
Em cảm ơn anh nhiều ạ
 

Linh

New Member
Sau khi biết được thượng quái, hạ quái và hào rồi. Nhưng lại thấy bạn TD nói về cách đọc như là Lôi thiên địa. Cái này mình không rõ lắm. Bạn chỉ giúp mìn với
 

Tiêu Dao

Thành viên chính thức
Sau khi biết được thượng quái, hạ quái và hào rồi. Nhưng lại thấy bạn TD nói về cách đọc như là Lôi thiên địa. Cái này mình không rõ lắm. Bạn chỉ giúp mìn với
Đây là Quy Định của Dịch, mình chỉ nêu lại, k thể giải thích.

Cách viết, và cách đọc trong Dịch trái ngược nhau.

- Viết quẻ Dịch (các nét gạch liền/ đứt) theo thứ tự từ dưới lên trên, theo thứ tự từ hào 1, 2, 3, 4, 5 lên đến hào trên cùng là 6. (Thứ tự là hào 1, 2, 3 của hạ quái trước, rồi mới đến 4, 5, 5 là của thượng quái)

- Đọc tên quẻ Dịch theo thứ tự Thượng Quái trước, Hạ Quái sau, cuối cùng là tên Quẻ. Đây chính là thứ tự từ trên xuống dưới, từ ngoài (thượng quái) vào trong (hạ quái).

À, nói thêm 1 chút về sự khác biệt giữa cách lập quẻ Mai hoa theo thời gian, và gieo đồng xu:

- Quẻ thời gian: Thứ tự tìm Thượng Quái -> Hạ Quái -> tìm hào động sau cùng.
- Lập quẻ bằng cách tung đồng xu: Thứ tự tìm hào 1 2 3 (hạ quái), 4 5 6 (thượng quái). Hào động sẽ ngẫu nhiên rơi vào các lần gieo nếu 3 hào đều sấp/ngửa.
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Bên trên