Vong Linh Kiếm Pháp ( Phần 2 )

baochinh

<font color="red"><b>Vũ Tham Độc Thủ</b></font><br
A- TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN, LỄ CHÙA: Phần 2
Tại sao đi lễ chùa đầu năm lại quan trọng với người Việt ?
- Lễ chùa đầu năm tạo cho con người sự thư thái và vững vàng hơn về mặt tâm linh, có thêm động lực để phấn đấu
- Lễ chùa để xin lộc, để cầu mong cho những nguy hiểm và vận hạn qua đi, may mắn sẽ đến trong năm mới...
Có rất nhiều lý do để người ta đi lễ chùa, tuy nhiên không ai biết chính xác nên làm thế nào cho đúng. Trong vấn đề này tôi xin phân tích theo khoa học và duy tâm như sau:
+ Thứ nhất ai cũng biết phần lớn các chùa, miếu ở Việt Nam đều thờ cúng những danh nhân hoặc những người có công với đất nước, làng xã...
+ Các danh nhân đó đều là con người bình thường khi còn sống
+ Và tất nhiên khi họ mất đi họ phải " độ trì " cho con cháu của họ trước tiên
-> Vậy nói thế thì chẳng nhẽ không đi lễ chùa nữa :mrgreen:
-> Trên thực tế người âm cũng như người trần họ cũng có những công việc ngoài xã hội...
-> Do đó việc người dân đi lễ chùa vẫn phần nào giải quyết các vấn đề của các tín đồ nhưng nhắc đến vấn đề này tức là giống với người trần "Thánh" sẽ giải quyết cho người trần nếu " có phí" - công đức. Vậy vấn đề là làm sao "Thánh" có thể nhận được đồ cúng lễ và tiền của người trần và làm thế nào để các " Thánh" chứng cho chúng ta. Đây chính là câu hỏi hóc búa và gây đau đầu cho không ít người.
Vậy phải làm sao?

Như đã giới thiệu trong chap 2.1 lễ chùa được coi là phong tục tập quán của dân Việt ta, Vậy :
"Làm thế nào để các Thánh chứng cho chúng ta khi mỗi lần đi lễ?"
Theo Boom các bạn phải làm như sau:
- Lễ cũng như ở nhà...hoa quả<nên có hoa không có lọ thì đựng vào đĩa>,trầu cau, bánh kẹo, tiền trần<tiền thật nhiều ít thì tùy tâm có thể dùng tiền truyền thống nhưng em khuyên các bác cứ đặt tiền thật>, hương....Thế là xong phần lễ
..... Khấn: Các bác nhà ta thường nhầm tưởng đi lễ chùa thì khấn ở chùa chiền là chính nhưng nhầm to, như em đã nói thánh mà "phù hộ độ trì" cho thì cũng chỉ là thánh đang thực hiện việc công ở dưới âm đối với chuyên môn mà thánh được giao do vậy phải có người âm nhà mình làm việc với các thánh thì mới ổn. Vậy tức là trước khi đi lễ chùa chúng ta phải khấn trước ở nhà trình bày với tổ tiên là hôm nay ngày tháng... con đến chùa này.... có việc như thế này... nhờ tổ tiên(những người thờ ở nhà các bác, lưu ý là đọc tên từng người) đi theo hỗ trợ cho con để công việc được thuận lợi. Khấn phải rõ ràng không cần phải nói to,nếu không thuộc thì có thể ghi vào giấy để trước mặt đọc quan trong là phải thành tâm.
.......Sau đó Khi khấn tại chùa thì khấn là: gia chủ con tên là.... hôm nay cùng đi theo có những ai(đọc tên ra) con có công việc hoặc mong muốn ... vậy con có lễ gồm.... và....?tiền(công việc càng quan trọng thì càng nên đặt nhiều trần sao âm vậy cho công việc nó thuận lợi) kính dâng lên thánh...(đền thờ thánh nào thì phải gọi tên thánh đó) xin thánh chứng dám và giúp con hoàn thành tâm nguyện. Con người trần mắt thịt hiểu biết có giới hạn nếu có gì sai sót xin các ngài tha thứ con xin cảm ơn ! vái 3 vái. Lưu ý để ý khi hương chưa cháy >2/3 que thì chưa được hạ lễ, lộc hoa quả, bánh kẹo phải mang về cho con cháu thụ tuyệt đối không biếu hết, trầu cau và rượu nếu nhà có ai dùng thì mang về không thì biếu nhà chùa. Lưu ý để cho an toàn nếu đạt nhiều tiền thì cúng xong nên lấy bỏ vào hòm công đức mình cẩn thận các thánh cũng vui. Cũng nên lưu ý cách ăn mặc, ứng xử nơi chùa chiền cho đúng thuần pphong mỹ tục.

" Đi chữa bệnh, con cái thi tốt nghiệp, gặp khách hàng quan trọng khấn thế nào?"
Như trên các bác cũng khấn xin tổ tiên ở nhà trước tuy nhiện em tỷ dụ như sau cho các bác dễ hiểu:
Em ví dụ là con em ngày 04/7/2011 thi đại học nhé. Cái này thì có lẽ em khấn ở nhà từ năm 2010 rồi gần thi em sẽ đi thêm cái chùa nào nó thiêng thiêng :lol: :lol: :lol:
+ Khấn ở nhà: Cái dạo đầu thì em cũng không nhớ toàn phải đọc sách thôi nhưng đại loại nội dung là....Kính quan thổ công, các quan táo quân cai quản đất này(thổ công là thần quan trọng nhất của mỗi gia đình tiếp đến là quan táo công) gia chủ con là Trần Minh Như cùng thê là... các con của con là... hợp đồng gia chủ hôm nay ngày mùng 1 tháng 2 năm Tân Mão chúng con có lễ vật gồm trầu cau, hoa, quả, bánh kẹo và tiền trần vậy con kính mời các ngài cùng tổ tiên nhà con gồm(những người thờ trong nhà từ vong già đến các vong trẻ>2 tháng tuổi đọc rõ tên) về hiến hưởng và xin các ngài cùng tổ tiên phù hộ, độ trì cho các thành viên trong gia đình con được khỏe mạnh, công việc được thuận lợi, gia đình hòa thuận, đoàn kết , con xin biếu quan thổ công 200k, các quan táo công(3người) mỗi người 200 000đ(tổng cộng 800k). Con xin biếu(trong nhà có ai thì đọc tên từng người) ông nội con tên là .... 1triệu, em trai con là 500k. Ngoài ra con cũng xin phép báo cáo với ông nội và em con cùng tổ tiên,con trai cả của con là... ngày 04/7/2011 có tham gia kỳ thi ĐH khối A tại trường ĐHBK hà nội địa chỉ trường là: .....(em thì không nhớ đ/c trường bách khoa) vậy con xin ông nội..., em con là... và tổ tiên linh thiêng phù hộ cho cháu đầu óc minh mẫn, học hành sáng suốt, chăm học, khỏe mạnh, đi thi được thuận lợi,... để có thể vượt qua kỳ thi một cách xuất sắc. Con người trần mắt thịt, hiểu biết có hạn có gì sai sót xin được tha thứ. Con xin chân thành cảm ơn ! vái 7 vái
--->Trong mọi trường hợp em khuyên các bác nên khấn ở nhà với em thì em không đi chùa để khấn vái nhưng đi chùa cho tâm thanh thản cũng tốt theo em biết thì đến thế kỷ 21 việc âm nhà nào thì người âm nhà đó giải quyết nên cứ trình bày với người âm nhà mình trước mấy ngày để các cụ còn thu xếp việc càng lớn thì càng nên biếu nhiều tiền một chút. Em cũng nhắc thêm:
Tiền biếu các cụ tuyệt đối không được dùng để đánh lô, đánh đề, rượu chè, cờ bạc, gái gú. Nên dùng để mua thức ăn hoặc mua quần áo cho gia đình, con cái. Tiền biếu thổ công ông táo thì nên dùng để sửa sang nhà cửa, bếp núc.

tg : bạn Boom .
 

Tuệ An

Thành viên nhiệt huyết
Baochinh cho chị hỏi chút nhé! Chị hay xa nhà ko thể thắp hương khấn trước ở nhà trình bày với tổ tiên, chị nên làm thế nào? Cám ơn em thật nhiều!
 

boom

Thành viên chính thức
Baochinh cho chị hỏi chút nhé! Chị hay xa nhà ko thể thắp hương khấn trước ở nhà trình bày với tổ tiên, chị nên làm thế nào? Cám ơn em thật nhiều!

Xin phép thay baochinh trả lời thắc mắc này của chị ạ. Ở đây chị có thể nhờ người nhà khấn "báo cáo" hộ chị ạ.
 

boom

Thành viên chính thức
Trong phần bài viết trên boom có "nhầm lẫn" chút đó là khi đến chùa thì sẽ là "phật và quan thế âm bồ tát" chứ không phải "thánh" thánh là từ dùng chỉ những vị vua, những người kiệt xuất có công với nhân dân với đất nước được lập đền thờ... ví dụ như đền Trần; đền ông Hoàng mười...
 

tran_huyen139

Thành viên chính thức
bạn Boom cho mình hỏi chút. Bạn mình cứ bảo NÓI LÀ ĐI CHÙA THÌ PHẢI ĐI. nếu hôm đó tự dưng hoàn cảnh khách quan mình k đi đc thì phải làm sao :-? vì có khi rủ đi thật nhưng đến hôm đó lại bận hoặc thế nào đó mà k đi đc ý :-s
 

Administrator

Administrator
Trong phần bài viết trên boom có "nhầm lẫn" chút đó là khi đến chùa thì sẽ là "phật và quan thế âm bồ tát" chứ không phải "thánh" thánh là từ dùng chỉ những vị vua, những người kiệt xuất có công với nhân dân với đất nước được lập đền thờ... ví dụ như đền Trần; đền ông Hoàng mười...

Theo dân gian, người ra hay dùng từ Thánh là những vị quan trong đạo Mẫu như Đức Thánh Mẫu Thượng, Đức Thánh Trần... Nên đến các đền đình, miếu phủ chúng ta vẫn có thể gọi các vị Thánh. Còn theo đạo Phật, các vị Quan trong đạo Mẫu là các vị Thần trong cói Atula hoặc các Thiên tử trên cõi trời. Từ "Thánh" trong Đạo Phật lại chỉ dành để gọi cho các vị Thánh Tăng như Thánh Không Lộ, Thánh Vạn Hạnh... Cho nên đến Chùa chúng ta khấn Phật Thánh chứng tâm chứng lễ vẫn được.

Copy lại đoạn sau cho những người quan tâm tham khảo về 4 quả Thánh của Đạo Phật.

Tứ thánh quả là bốn cấp độ tu dưỡng đạo đức được Phật đặt ra để đánh giá sự giải thoát của một tu sĩ. Người chứng được một trong bốn Thánh quả này được xem là có tư cách của thánh, có thánh tính, có giá trị làm thánh, vượt lên sự tầm thường của con người, nếu ai cung kính cúng dường vị này sẽ có phước rất lớn tùy theo cấp bậc chứng ngộ của vị này. Tiểu chuẩn để đánh giá các quả thánh là dựa vào mức độ tăng trưởng Đạo đức qua việc phá trừ các Kiết sử, khác với tiêu chuẩn của Tứ thiền là dựa vào mức độ nhập định sâu cạn. Phật cũng không đưa ra một công thức nhất định giữa đạo đức và thiền định, mặc dù cuối cùng thì Tứ thiền với Tam minh bằng Đệ Tứ thánh quả (quả vị thứ 4, tức A-la-hán). Bốn quả Thánh đó là:

- Dự lưu (Sotàpanna, Tu-đà-hoàn),
- Nhất lai (Sakadàgàmi, Tư-đà-hàm),
- Bất lai (Anàgàmi, A-na-hàm),
- A-la-hán (Arahat, Ứng cúng).

Trong nhiều bài kinh, Đức Phật thường tóm tắt về bốn quả thánh đó như sau:

"... Có những Tỳ-khưu là những vị A-la-hán, các lậu hoặc đã đoạn trừ, Phạm hạnh đã thành, các việc nên làm đã làm, gánh nặng đã đặt xuống, mục đích đã thành đạt, hữu kiết sử đã được đoạn tận, được giải thoát nhờ chánh trí.

Có những Tỳ-khưu là những vị Bất lai, đã đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, từ ở đấy được nhập Niết-bàn, không còn phải trở lại đời này nữa.

Có những Tỳ-khưu là những vị Nhất lai, đã đoạn trừ ba kiết sử, đã làm cho muội lược tham, sân, si, sau khi sanh vào đời này một lần nữa, sẽ đoạn tận khổ đau.

Có những Tỳ-khưu là những vị Dự lưu, đã đoạn trừ ba kiết sử, không còn đọa vào ác đạo, chắc chắn sẽ được giác ngộ". -- [Trung bộ, 118]

Người đạt quả Dự lưu là người đã phá bỏ ba kiết sử đầu tiên: thân kiến, hoài nghi, và giới cấm thủ. Người nầy được xem như là một người đã nhập vào dòng giải thoát, tùy theo hạnh nghiệp và tinh tấn mà chỉ tái sinh làm người hoặc trong các cõi trời, tối đa là bảy kiếp. Người nầy còn được gọi là đã mở "Pháp nhãn", vì người ấy đã bắt đầu có thanh tịnh về quan kiến, đã trực nhận rõ ràng Chánh Pháp của Ðức Phật. Người đó không còn xem mình như là một bản thể riêng biệt và thường tồn, kể cả hình sắc và tâm thức. Người đó không còn một chút nghi ngờ nào về sự hiện hữu và lợi ích của Tam Bảo: không còn hoài nghi về sự giác ngộ của Ðức Phật, không còn hoài nghi về con đường mà Ðức Phật đã vạch ra để đi đến giác ngộ, không còn hoài nghi về những đệ tử của Ngài đã đi theo con đường ấy và đã đạt được sự giải thoát tối hậu. Người ấy cũng không còn có ảo tưởng rằng Niết Bàn có thể đạt được bằng cách ép mình vào các hình thức lễ nghi phiến diện hay các điều lệ ước định nào đó.

Có người thường hiểu lầm về chữ "hoài nghi" dùng ở đây. Tiếng Pali là "Vicikicchà". Ngài Phật Âm (Buddhaghosa), trong bộ luận Thanh Tinh Đạo, nói rằng "Vicikicchà" phải hiểu là một thái độ cuồng tín mù quáng, không sẵn sàng tra vấn, học hỏi. Do đó cần phải trừ khử kiết sử nầy. Ð?c Phật khuyến khích chúng ta phải biết suy tư, luận giải và chứng nghiệm, vì Pháp là "mời mọi người đến xem xét" (ehipassika). Ðể rồi chúng ta thấy, biết rõ ràng sự ích lợi của Phật Pháp cho con đường hành trì của ta, và từ đó, ta có một niềm tin vững chắc vào Tam Bảo, không còn thắc mắc, phân vân, hay do dự gì nữa.

Chữ "giới cấm thủ" (silabata-paràmàsa) cũng thường bị hiểu lầm. Trừ khử "giới cấm thủ" không có nghĩa là một thái độ buông lơi, phóng túng, dễ duôi, không giữ gìn giới hạnh. Trái lại, nó có nghĩa là một thái độ minh triết, xem giới luật như là một phương tiện tốt, cần thiết để luyện tâm, nhưng lại không mù quáng, không quá lệ thuộc vào các hình thức giáo điều. Một người không còn giới cấm thủ là một người lúc nào cũng có giới đức trong sạch, nhưng sống thảnh thơi trong giới luật đạo hạnh, không còn coi đó là một gánh nặng trên con đường hành trì của mình. Trong nhiều bài kinh (Tương Ưng Bộ, Phẩm Dự Lưu), Đức Phật thường đề cập đến bốn yếu tố chính đưa đến quả Dự lưu là niềm tín thành bất động nơi Tam Bảo và có giới đức cao thượng, lúc nào cũng được các bậc chân nhân khen ngợi.

Trong giai đoạn kế tiếp, khi sự tham dục (tham đắm vào dục giới) và sân hận được trừ khử một cách đáng kể thì người đó đắc quả Nhất lai, nghĩa là có thể còn tái sinh làm người hoặc trong cõi trời dục giới một lần nữa. Khi hai kiết sử tham dục và sân hận được loại bỏ hoàn toàn, thì người ấy vào quả Bất lai, nghĩa là không còn tái sanh vào cõi dục giới nầy nữa. Năm kiết sử đầu tiên nầy gọi là "hạ phần kiết sử" (orambhàgiya-samyojana), cột trói chúng ta trong cõi dục.

Người ấy tiếp tục hành trì thanh lọc tâm ý, và tinh tấn trừ khử năm kiết sử còn lại: tham đắm vào cõi sắc, tham đắm vào cõi vô sắc, trạo cử vi tế, mạn, và si vi tế. Năm kiết sử nầy gọi là "thượng phần kiết sử" (uddhambhàgiya-samyojana), cột trói chúng ta trong cõi sắc và vô sắc. Ở đây, tham đắm vào cõi sắc và cõi vô sắc là sự tham đắm vào bốn tầng thiền-na hữu sắc (rùpa-jhàna) và bốn tầng thiền-na vô sắc (arùpa-jhàna). "Trạo cử vi tế" là trạng thái vẫn còn một vài giao động nhỏ trước trần cảnh, "mạn" (màna) là các ý tưởng so sánh, và "si vi tế" là một vài dấu vết vô minh ngăn che còn sót lại.

Ðến lúc đó, người ấy đã phá tung tất cả mười sợi dây trói buộc, trừ khử mười loại kiết sử ô nhiễm, lậu hoặc đã đoạn tận, tuệ giác khai mở, không còn tạo nghiệp, không còn phải tái sinh, luân hồi nữa. Nói một cách khác, như đã mô tả trong Trung Bộ Kinh, bài kinh số 1 (Kinh Pháp Môn Căn Bản), đối với người ấy: "các lậu hoặc đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng, đã tận trừ hữu kiết sử, đạt chánh trí giải thoát". Người ấy trở thành bậc A-la-hán, đắc đạo quả Niết Bàn, giải thoát rốt ráo tối hậu
 

Administrator

Administrator
bạn Boom cho mình hỏi chút. Bạn mình cứ bảo NÓI LÀ ĐI CHÙA THÌ PHẢI ĐI. nếu hôm đó tự dưng hoàn cảnh khách quan mình k đi đc thì phải làm sao :-? vì có khi rủ đi thật nhưng đến hôm đó lại bận hoặc thế nào đó mà k đi đc ý :-s

Việc này liên quan đến một trong 5 giới của người Phật tử: 1/- Không sát sinh, 2/- Không trộm cướp, 3/- Không tà dâm, 4/- Không nói dối, 5/- Không dùng chất gây nghiện. Như vậy khi bạn nói bất cứ điều gì mà ko làm, không chỉ riêng việc đi chùa, thì phạm vào giới cấm thứ 4 của người Phật tử tại gia. Đó là bạn đã không giữ lời hứa với Phật trong lễ Quy y, không giữ lời hứa với 1 bậc Thánh.

Cho nên, để không phạm giới cấm này, bạn ko nên nói mà ko làm, đã nói là làm, nếu chưa chắc chắn làm đc thì không nói. Như vậy bạn sẽ phải cân nhắc, suy xét rất kỹ trước khi nói 1 câu, trước khi làm một việc.. Điều này vô hình đã giúp bạn giữ được Khẩu nghiệp thanh tịnh. Do luôn cố gắng giữ khẩu nghiệp thanh tịnh nên bạn còn ĐƯỢC một cái nữa là Trí Tuệ phát triển (Mình muốn nói đến trí tuệ trong đạo, chứ ko phải trí thông minh của phàm phu) và ý nghiệp cũng thanh tịnh; và kết quả khi bạn luôn cẩn thận trong suy nghĩ, cẩn thận trong lời nói thì mọi hành động của bạn cũng đã được suy xét trước sau, và như vậy Thân nghiệp của bạn cũng thanh tịnh. Giữ được Thân, Khẩu, Ý thanh tịnh là bạn đc tiến được một bước tiến dài đến Đạo quả.
 

Tuệ An

Thành viên nhiệt huyết
Em đi chùa thấy tâm thanh tịnh lắm nhưng vào phủ vào đền lại cứ mang cảm giác gì đó ko ổn lắm, chỉ muốn ra ngay thôi. Thế là sao anh nhỉ?
 

Administrator

Administrator
Em đi chùa thấy tâm thanh tịnh lắm nhưng vào phủ vào đền lại cứ mang cảm giác gì đó ko ổn lắm, chỉ muốn ra ngay thôi. Thế là sao anh nhỉ?

Vậy là em không có duyên với cửa Đền, của Phủ đó. Lần sau ko nên đến đấy nữa. Em có duyên với cửa Phật hơn thì nên đi chùa thường xuyên hơn, tiếp xúc, trò chuyện và thỉnh pháp từ các Sư thầy nhiều hơn.

Những người có DUYÊN với 1 đền phủ nào đó thường khi bước vào có cảm giác thân quen, thậm chí lưu luyến mãi không muốn về.
 

Tuệ An

Thành viên nhiệt huyết
Dạ, đi chùa đúng là em ko muốn về, ăn cơm chùa cứ muốn ăn mãi, hi. Chắc em có duyên với cửa chùa. Trước em ở SG, lúc rỗi em vẫn lên chùa đọc kinh nhưng ra HN chưa quen văn hóa nên chỉ đến chùa thắp hương thôi!
 

boom

Thành viên chính thức
bạn Boom cho mình hỏi chút. Bạn mình cứ bảo NÓI LÀ ĐI CHÙA THÌ PHẢI ĐI. nếu hôm đó tự dưng hoàn cảnh khách quan mình k đi đc thì phải làm sao :-? vì có khi rủ đi thật nhưng đến hôm đó lại bận hoặc thế nào đó mà k đi đc ý :-s

Thực tế việc này boom không thể khẳng định chính xác thế nào là "chuẩn" cho bạn nhưng boom thấy bạn nên tham khảo ý kiến của bạn phongdt dù sao trong mọi việc nếu chúng ta cố gắng làm được những điều mà mình nói ra thì tốt hơn bên cạnh đó cũng hình thành thói quen và tính cách tốt... boom nghĩ điều đó sẽ tạo cho bạn thói quen suy nghĩ và tính toán kỹ lưỡng trước khi quyết định 1 việc gì đó.
 

manhho

<font color="Red"><b>Vạn sự tùy duyên</b></font><b
Theo manhho hiểu. Đúng là thần khác, phật khác, thần thường được vua phong hoặc người trần suy tôn, được thờ ở đền.
Còn phật là khác, được thờ cúng ở chùa, thực chất chùa là nơi để ng trần liên lạc với phật, giống như phòng họp. Còn phật thì vẫn ở cõi hư vô, họ chỉ nghe người phàm liên lạc qua một phương thức nào đó vô hình.
Có một khái niệm nữa là miếu, thường là những vùng đất, nhân vật lịch sử có những giai thoại ly kỳ nào đó, gắn với sự linh thiêng, sau đó đc người dân thờ cúng.
:)
K biết hiểu có đúng k, mọi ng góp ý.
 

manhho

<font color="Red"><b>Vạn sự tùy duyên</b></font><b
Còn đúng là đã xác định trong thâm tâm là ngày đó giờ đó sẽ đi chùa, đền, miếu thì dù bất cứ lý do gì chúng ta không nên không đi. Thậm chí nói đi chiều hôm đó đi chùa A, nhưng chúng ta lại thay đổi kế hoạch đi chùa B cũng không nên rồi. Cái này thuộc tâm linh, nên không có sự đúng sai nào cả, chỉ là lương tâm ta tự vấn và ở trên họ cũng sẽ trách phạt.
Khi đi thắp hương, nếu đã mua hương thắp chỗ nào, chúng ta phải thắp hết, không nên mang về nhà. (kể cả vàng áo...cũng thế), trừ lộc.
 

Tuệ An

Thành viên nhiệt huyết
Anh Phong và Boom cho em hỏi là nhà em có 3 bát hương. Bát giữa là thổ công, bên tay trái là bát hương ông nội, tay phải là bát hương tổ tiên. Vị trí các bát hương nhà em đặt vậy đã đúng chưa ạ?
 

boom

Thành viên chính thức
Anh Phong và Boom cho em hỏi là nhà em có 3 bát hương. Bát giữa là thổ công, bên tay trái là bát hương ông nội, tay phải là bát hương tổ tiên. Vị trí các bát hương nhà em đặt vậy đã đúng chưa ạ?

Theo boom thứ tự đặt như vậy là ổn rồi bạn chỉ cần kê cao bát hương thổ công hơn một chút còn 2 bát hương của ông nội và gia tiên có thể để ngang nhau. Chúc bạn vui vẻ !
 
Bên trên