Những câu chuyện ngắn - ý nghĩa cuộc sống

tran_huyen139

Thành viên chính thức
Con chim bị mù hay ta không hiểu?


Nơi khu vườn anh nhà văn nọ có một cây si rất rậm rạp, xanh lá quanh năm. Từ phòng viết của mình, qua một tấm cửa kính, anh có thể nhìn thấy cây si ấy. Thói quen của anh là thức sớm mỗi ngày để viết, và anh vô cùng ngạc nhiên khi có một dạo, ngày nào, cũng có một con chim tới đâm cửa vào phòng anh. Nhiều ngày liên tục, liên tục, sáng nào cũng vậy, anh cũng đã có ý nghĩ giống như tôi: Phải chăng con chim đó bị mù? Hay bị một chứng bệnh nào đó?

Sự lý giải không được thỏa mãn, lại nhiều ngày tiếp tục trôi qua. Cho tới một hôm, anh quyết định bước ra khỏi cửa phòng mình, đứng về phía con chim, đối diện với tấm kính để nhìn vào căn phòng.
Anh không thể tin nổi vào mắt mình. Trước mắt anh là một cảnh tượng quá đẹp đẽ: Một cây si lung linh xanh thẫm in hình trên tấm kính, như thể ở một nơi nào đó thật xa, trong một không gian rộng hơn, sâu hơn. Và anh biết, con chim nhỏ bé kia đã "chán" cây si quen thuộc mỗi ngày của mình khi nó bất ngờ phát hiện ra một "cây si" khác. Nó đã đâm đầu vào đó để mong tìm tới một nơi đẹp đẽ hơn, lung linh hơn,...


Câu chuyện ấy khiến tôi đã nghĩ tới vài điều:
- Đôi khi, không đứng ở vị trí người khác, nên chúng ta đã không hiểu được họ
- Và đôi khi, chúng ta không biết những gì chúng ta đang có mới là điều quan trọng, là hạnh phúc thực sự của chúng ta, mà chúng ta cứ đeo đuổi những chuyện mãi đâu đâu
- Nhưng biết đâu, chỉ trong sự ảo tưởng, chúng ta mới có được hạnh phúc, bởi vì hiện thực nhiều khi không như mong muốn, khiến chúng ta bắt buộc phải chạy trốn nó.

Sưu tầm
 

tran_huyen139

Thành viên chính thức
Có một chú ếch được thả vào một cái nồi nước lạnh.
Cái nồi nước đó không hề đậy vung và rồi được để lên một cái bếp.
Ban đầu, nước vẫn còn lạnh thì chú ta không hề có phản ứng gì. Sau đó, nước cứ từ từ ấm dần lên, nhưng chú ta không hề để ý được đến điều đó. Tại sao ư? Tại vì nhiệt độ của nồi nước tăng lên từ từ và khiến chú ta quen với điều đó.
Càng về sau, nồi nước càng tăng nhiệt độ, nhưng chú ếch vẫn không hề để ý đến điều đó vì nhiệt độ chỉ tăng từ từ mà thôi.
Đến khi nước sôi thì chú ta mới bắt đầu cảm thấy không thoải mái, nhưng lúc này đã muộn rồi. Chú ếch đã được luộc trong nồi nước đó.

Đây là một câu chuyện kinh điển về sự thay đổi. Vì nồi nước cứ nóng dần dần khiến chú ếch không hề để ý đến và cuối cùng là bị chết trong nồi nước sôi. Giả sử, nếu thả chú ếch đó vào nồi nước khi nước đã nóng rồi và cũng không đậy vung thì chắc hẳn chú ếch sẽ cố mà nhảy ra cho được.
Cuộc sống con người cũng thế. Chúng ta đã quen với những việc thường ngày đã xảy ra và không hề muốn thay đổi, hay thậm chí sợ sự thay đổi, sợ tiếp nhận cái mới. Nhưng thực tế thì cuộc sống của chúng ta thay đổi hàng ngày và nếu chúng ta không chú ý đến thì cũng lại đã quá muộn.
Còn khi đối diện với một sự thay đổi rõ rệt thì khi đó ta cuống lên, ta sợ. Liệu khi đó ta có thể đối diện được với sự thay đổi hay không? Ta có thể chấp nhận sự thay đổi hay không? Khi đó có là quá muộn không?

Hãy luôn chuẩn bị sẵn sàng cho mọi sự thay đổi.
Hãy nhìn nhận cẩn thận mọi thứ đang diễn ra xung quanh mình.
Hãy đối diện và chấp nhận những thay đổi đang diễn ra để bản thân thay đổi theo nó cho phù hợp.
 
Last edited by a moderator:

tran_huyen139

Thành viên chính thức
Ở một vũng nước kia có một đám rận nước. Ngày ngày, chúng hay trèo lên các ngọn cỏ lau để ngắm ánh mặt trời. Cũng vào những lúc đó, cứ thỉnh thoảng chúng lại thấy một vật thể lạ bay xà xuống chỗ chúng, chúng vội vàng lẩn tránh xuống bên dưới, rồi khi vật thể kia bay đi thì chúng lại trèo lên. Chúng láo nháo hỏi nhau:" Vật thể đó là gì vậy?". "Nếu như mình có thể bay đi được thì mình sẽ biết được đó là gì và cũng sẽ biết được cuộc sống ngoài kia như thế nào" - Một chú rận nói.
Cho đến một ngày, một chú rận nước trong bọn tìm được đường lên đến ngọn cỏ lau và bán ở đó thật lâu. Cơ thể chú ta dần dần biến đổi: chú khoác lên người chiếc áo ngũ sữa rực rỡ, và đôi cánh trong vắt như pha lê nhú lên từ phía sau lưng. Chú rận nước giờ đây đã lột xác thành chú chuồn chuồn ớt xinh đẹp. Chú ta khẽ vỗ cánh từ từ bay lên không trung. Chú vui sướng lượn vòng trên bầu trời ngập tràn ánh nắng. Bất chợt, nhớ đến lời hứa lúc trước, chú liền quay trở lại để tìm những người bạn cũ để kể về chuyến đi của mình. Chuồn chuồn ớt xà xuống mặt nước, nhưng dù cố gắng cách mấy chú cũng không thể đến gần chổ của các bạn mình, chú không còn là một chú rận nước như trước đây. Còn những chú rận nước kia thì vẫn như thế: Thấy chuồn chuồn ớt quay trở lại thì sợ hãi lẩn tránh.

Vậy là chú tự nhủ: “Biết làm sao được, mình đã cố hết sức để giữ đúng lời hứa, nhưng ngay cả khi mình trong bộ cánh rực rỡ như thế này. Mình nghĩ là họ chỉ còn cách chờ đời cho đến khi chính họ leo lên được ngọn cỏ lau để khám phá ra rằng mình đã đi đâu và đã trở nên như thế nào…”.

Câu chuyện này có nhiều dị bản khác nhau, và có thể mỗi dị bản lại có một ý nghĩa khác nhau.
Với dị bản này thì: Những người có suy nghĩ khác, hoặc vượt tầm người khác, có kinh nghiệm hơn những người khác thì thường không được chấp nhận, hoặc bị hiểu sai, hiểu lầm... Và vì lẽ đó, nếu bạn trong trường hơp đó thì hãy để cuộc sống dạy họ.

 
Bên trên