Mệnh là gi?

huuduyen

Thành viên chính thức
Câu hỏi được đặt ra một cách tự nhiên, nhưng có thể sẽ có nhiều người cho là ngớ ngẩn. Hầu hết những người học Tử vi thường lao vào tìm tòi và học cách cục, sau khi đã nắm sơ bộ cái gọi là "cách luận giải lá số Tử vi". Thế thì, nếu chưa hiểu mệnh là gì, thì làm sao đoán Mệnh, và cụ thể là đối với Tử vi, làm sao luận giải được lá số tử vi!
smiley19.gif
. Tại sao vậy ?. Để trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy xem các Danh gia xưa bàn về Mệnh như thế nào. Lúc đó chúng ta sẽ hiểu được chúng ta hay nhầm Mệnh với cái gì, sẽ hiểu được thế nào là Tri thiên mệnh, và cũng hiểu được vì sao "Mệnh trời khó cưỡng".
- "Khổng tử tập ngữ" có viết:
Khổng tử nói: Ngày xưa các bậc thánh nhân quân tử uyên bác mà không gặp cơ hội thì có nhiều vị, đâu phải riêng một Khổng Khâu này? Hiền với dữ là chỉ về tài, vi với bất vi là chỉ về người, ngộ với bất ngộ là chỉ về thời, Tử với Sinh là chỉ về Mệnh. Có tài năng mà không gặp thời cơ tốt thì dù có tài cũng vô dụng> Nếu gặp cơ hội tốt, thì có gì ngăn trở nổi ta?".
Lại kể: "Lỗ ai Công hỏi Khổng tử: "Có trí tuệ thì trường thọ phải không?" Khổng tử đáp: Người có ba cái chết không phải là do Mệnh chủ định, mà là do người tự chuốc lấy. Người nghỉ ngơi không đúng lúc, ăn uống không tiết chế, làm lụng quá đọ thì bệnh tật sẽ kéo đến sát hại là một cái chết. Người ở địa vị thấp mà cứ phạm thượng, ham dục quá độ, yêu sách không ngừng, thì sẽ bị hình phạt kéo đến sát hại, là hai cái chết. Người ít mà xâm phạm chỗ người đông, nhỏ yếu mà khinh khi lớn mạnh, giận giữ mà không tự lượng sức sức mình thì sẽ bị binh khí ập đến sát hại, là ba cái chết. Ba cái chết kỉeu ấy không phải do Mệnh, mà do người ta tự chuốc lấy".
-"Liệt tử. Lực Mệnh thiên" có viết:
"Lực hỏi Mệnh: Công lao của ngươi làm sao sánh nổi với ta?.
Mệnh đáp: Vậy ngươi có công lao gì đòi sánh với ta?.
Lực nói: Thọ yểu, khốn cùng, thành đạt, bần tiện, phú quý, đều là những việc Lực ta có thể làm.
Mệnh đáp: Trí tuệ của Bành tổ chẳng hơn gì Nghiêu, Thuấn mà thọ đến trăm tuổi; tài năng của Nhan Hồi không thua ai, vậy mà chỉ sống được đến tuổi ba mươi hai. Đức độ của Trọng Ni (Khổng Tử) không thua gì các chư hầu mà bị khốn ở Trần, Thái. Kiệt, Trụ bạo ngược mà lại làm vua, Lý Trát không được làm quan ở đất Ngô, Điền Hoàng Chuyên lại có nước Tề. Bá Di, Thúc Tề chết đói ở núi Thủ Dương. Nếu đấy là do Lực nhà ngươi làm được, vì sao lại khiến người này trường thị, kẻ kia yểu tử? vì sao lại để thánh nhân khốn cùng mà nghịch tặc lên ngôi?, người thiện thì nghèo khổ mà kẻ ác lại giàu sang?
smiley18.gif
smiley18.gif
.
Lực nói: Ngươi nói như vậy,thì ta không có công lao gì?. Có phải sự vật vốn thế, hay là do Mệnh đã an bài mà thành như vậy?."
Lư Trọng Nguyên đời Đường giả thích: "Mệnh là phần tất định, không có Lực bất thành Mệnh, Lực là Lực tiến thủ, không có Mệnh bất thành Lực. Có Mệnh đó, ắt nhờ Lực đó. Có Lực đó, hoặc giả phụ trợ với Mệnh đó, hoặc giả không thể với tới, thì gọi là vô Mệnh (nghĩa là có Mệnh nhưng cũng chẳng khác gì vô Mệnh). Ỷ vào Mệnh mà không cần Lực gọi là đợi thời. Tin Mệnh mà không tin Lực là sai lầm lớn, tin Lực mà không tin Mệnh cũng sai lầm nốt.
Chúng ta cần biết rằng: Tử vi đoán Mệnh chứ không xem Lực -vuivui.
-"Thần giám" viết:
Có người hỏi: " Tại sao người nhân nghĩa thì trường thọ?"
Ta đáp: Người nhân nghĩa bên trong không làm tổn hại tính, bên ngoài không làm tổn hại vật, trên không phạm đến trời, dưới không phạm đến người, giữ đúng chừng mực, hoà khí, nên tai hoạ không đến, mà gặp toàn những chuyện tốt đẹp. Đó là bí quyết trường thọ".
Lại hỏi: "Chuyện Nhan Hồi thì sao ?. (Nhan Hồi có tài mà lại bị chết sớm).
Ta đáp: "Đó là Mệnh. Lúa mạch không phải chỉ chín rũ vào mùa hạ, hoa đẹp không chỉ nở bừng vào mùa xuân. Hoà khí thế nào, Mệnh như thế ấy, tuy nói là đoản, nhưng trong có trường"
Như vậy, dùng Tử vi để xem Mệnh, sao lại bỏ Khí. Từ xưa tới nay không thấy đề cập đến điều này, chúng ta học Tử vi cũng không biết gì về Khí, Sao xem được số qua Tử vi ?. - vuivui.
-Vương Xung trong "Tụnh Hành" viết:
"Phàm người ta gặp mọi chuyện hay dở đều do Mệnh quyết định. Có Mệnh tử sinh thọ yểu, có mệnh phú quý bần tiện. Từ vua chúa đến thường dân, từ thánh hiền đến hạ ngu, hễ có đầu, có mắt, có máu, ắt đều có Mệnh. Định mệnh nghèo hèn khốn cùng thì dù đang phú quý, cũng sẽ gặp tai hoạ. Định mệnh mà phú quý, thì dù đang nghèo khốn, cũng sẽ gặp Phúc thiện. Cho nên người có quý mệnh, khả dĩ từ tiện thành quý, người có tiện mệnh từ giàu ắt sẽ thành nguy. Phú quý giống như thần trợ, bần tiện giống như quỷ hoạ".
Trong " Luận Hành", Vương Xung còn viết:
"Tống, Vệ, Trịnh, Trần bốn nước cùng bị diệt vong một ngày. Nhân dân bốn nước còn chưa hết lộc suy bại, nhưng cùng bị cái hoạ huỷ diệt. Đó là vì đất nước bị xâm lăng, bị quốc hoạ. Cho nên quốc mệnh thắng nhân mệnh, thọ mệnh thắng lộc mệnh"
Bởi vậy xem thọ yểu là xem gốc, tài lộc phú quý chỉ là ngọn. không biết được điều này, làm sao gọi là biết xem Mệnh?. - vuivui.
-Dương Hùng trong "Pháp Ngôn: viết:
'Có người hỏi mệnh, Ta đáp: Mệnh là do trời định, không phải là do người tạo ra. Người tạo ra không phải là Mệnh. Lại hỏi: Thế nào là do người tạo ra? Ta đáp: Làm cho sống mà như chết, chết mà như sống, đó không phải là mệnh, mà là do người tạo ra. Mệnh thì không thể né tránh, mệnh là tất định. Đối với Cát nhân, hung cũng là cát; đối với Hung nhân, cát cũng là hung. Thời gian cứ trôi đi, đến thì quá chậm, đi thì quá nhanh, cho nên quân tử rất quý thời gian!".
-Lý tiêu Viễn trong " Đới dương truyện" viết:
"Bằng vào tài năng của Khổng trọng Ni mà hai nước Lỗ, Vệ không được giáo hoá, bằng vào tài hùng biện của Khổng trọng Ni mà lại không được Lỗ định Công và Ai Công tin phục, bằng vào sự khiêm nhường của Khổng trọng Ni mà còn bị Tử Tây đố kỵ, bằng vào trí tuệ của Khổng trọng Ni mà còn bị nguy khốn ở Đông Thái, bằng vào đức hạnh của Khổng trọng Ni mà còn bị Thúc Dã phỉ báng. Đạo đủ để cứu khắp thiên hạ mà lại không thể khiến cho một người thành quý nhân. Lời nói đủ để luận vạn đời mà đương thời lại chẳng được tin dùng; Đức hạn đủ để cảm động thần linh mà không thể kính phò một người trần tục. ứng phó được với mấy chục quốc gia mà lại không được quân vương trọng dụng, phải bôn ba khắp nơi, chịu nhục ở chốn công khanh, Khổng tử không gặp thời là như thế. Đến đời con cháu của Không Tử hoàn toàn chẳng được hoàn mỹ như cha ông, vậy mà lại được phong đất rất rộng, chu du khắp các chư hầu. Học trò của Khổng tử chẳng buồn làm quan, ngồi nghỉ ở nhà mà được Nguỵ văn Hầu đến bái làm thầy, người khắp nơi vô cùng tôn kính, trong khi về mọi phương diện không thể so với Khổng tử. Cho nên trị loạn là Mệnh, khốn cùng hay thành đạt là mệnh, quý tiện là thời. Quân tử bất đắc ý, mới thốt lên chê trách triều đại không tốt. Khuất Nguyên tràam mình xuống sông Mịch La. Giả Nghị phẫn nộ cũng là vì lẽ đó. Cho nên thánh nhân sở dĩ là thánh nhân vì biết mệnh mà vui".
-"Từ" của Mông Chính viết:
"Văn chương cái thế như Khổng Tử mà còn khốn ách ở nước Sái, vũ lực siêu quần như Lã Vọng đành ngồi câu cá nơi sông Vị, thầy Nhan Hồi chết yểu đâu phải là vì thầy là kẻ hung bạo. Bọn đầu trộm đuôi cướp lại sống lâu, chúng nào có lương thiện gì. Vua Nghiêu, vua Thuấn là những đấng minh quân, sinh ra rặt một lũ con vo lại. Cổ Tấn tâm tính ngang ngược thì con cái toàn người hiếu thuận. Cam La mười hai tuổi làm thừa tướng, Mãi Thân thì ngoài năm tuổi mới được công khanh. Án Anh thấp bé lại được vua Tề phong làm Tể tướng. Hàn Tín trói gà không chặt lên ngôi vị thống soái Hán triều. Lúc chưa gặp thời, cơm không đủ ngày hai bữa, khi vận hanh thông lại đoạt tam ấn Tề vương. Triệu Xong nắm giữ hùng binh nhiều nước, một sớm mốt chiều chết trong bụi cỏ. Lý Quảng tay không đánh chết hổ, nhưng suốt đời không được tước lộc. Phùng Đường tài an bang tế thế, đến già cũng chẳng có chỗ dung thân"
Thượng cổ thánh hiền, chẳng ai trốn thoát vòng số mệnh âm dương"
Xem thế, ai đó nói: "Tận nhân lực thắng thiên mệnh" thực là chẳng hiểu gì về mệnh cả, thế thì bàn thế nào được về lý số? - vuivui.
Với chừng ấy, nếu đọc ký, hẳn chúng ta sẽ hiểu thế nào là mệnh. Hiểu được mệnh, mới mong hiểu được lý số. Tử vi là một môn học về lý số, thì muốn học, trước cũng nên hiểu thế nào là mệnh, lẽ đương nhiên, những lời danh gia bàn về mệnh, có tính tổng quát, nhưng áp dụng vào từng môn, trong đó có Tử vi lại là do tư chất của từng người, vuivui Tôi chỉ nêu đến đây cũng vì cái lý đó. Cũng chẳng áp đặt gì, thời ai thấy hữu dụng thì tốt cho người đó, bằng không cũng chỉ để đọc cho vui.
Tuy là lấy ý tứ của cổ nhân, nhưng nắm được mà để tin Tử vi là có tính quy luật thì cũng là điều giúp cho đầu óc đỡ bối rối vậy.
Thân ái
 

Khoai

Lão làng
Bài viết rất hay và kì công. Cảm ơn tác giả nhiều.

Khoai thì nghĩ đơn giản, vạn sự đều phân âm dương.Mệnh cũng vậy. Mệnh có vận mệnh và định mệnh. Có cái định trước ta chẳng thể đổi,có cái tự ta xoay chuyển.

Xưa có câu " Trong cõi mênh mông, quả có ý trởi"....
 
Bên trên