Mẫu người qua các bộ sao

Greenfield13

Thành viên nhiệt huyết
Mẫu người đào hoa
Đào và Hồngthường đi đôi và có cùng chung một đặc tính. Đào hành Mộc, Hồng hành Thủy.Những sách Tử Vi không đề cập đến những vị trí đắc địa hay hãm địa của ĐàoHồng. Tuy nhiên, có người căn cứ trên thực tại để định những vị trí tốt xấu củaĐào Hồng. Như cung Mão được xem là vị trí tốt nhất của Đào Hoa vì cung Mão làthời điểm của bình minh, những cánh hoa còn đọng sương mai, khởi đầu của sựkhoe sắc tươi thắm rực rở nhất trong ngày. Cung Ngọ là giữa trưa, hoa không còntươi thắm nữa vì bị nắng cháy. Cung Tí thì ở vào ban đêm, là thời điểm mà hoađã khép cánh. Quan niệm này cũng hợp lý, tuy nhiên vẫn có những loài hoa chỉ nởvề đêm như hoa Quỳnh, Dạ Lý Hương, Thiết Mộc Lan v.v… chỉ khoe sắc và tỏa hươngnồng trong bóng tối mà thôi. Đã mang kiếp hoa thì tất phải sớm nở tối tàn, dùcho rực rở trong buổi bình minh thì có còn tươi thắm được đến buổi bình minh hômsau chăng?Nhưng nếu nói theo quan điểm trên, Đào đắc địa ở Tí,Ngọ, Mão, Dậu tức là Tứ Tuyệt, Hồng đắc địa ở Dần Thân Tỵ Hợi tức Tứ Sinh, thìquan điểm cũng có cái triết lý khi phân tích về bản chất của Đào Hồng, là haisao biểu tượng cho phái nữ. Khi nói Đào ở Tứ Tuyệt, chúng ta có thể tưởng tượnghoàn cảnh của một cô con gái có nhan sắc nhưng tư nhỏ đã sinh sống trong mộthoàn cảnh rất nghiệt ngã, khiến cho người con gái này phải có đầy đủ thủ đoạnđể sinh tồn. Còn ngược lại, Hồng ở tứ sinh như một người con gái khuê các, nênbản chất hiền lương đoan chính.
Tuy vậy, theo thiển ý của người viết, vị trí của Đào Hồng không quan trọng bằngnhững sao mà Đào Hồng trao duyên gởi phận, và điều này sẽ được dẫn chứng ở phầnsau. Ở đây, chỉ lấy một ví dụ, bất kể Đào ở vị trí nào mà khi gặp Hồng và ThiênHỷ thì trở thành bộ sao tốt gọi tắt là Đào Hồng Hỷ hay còn gọi là Tam Minh.
Đối với Tử Vi, Đào Hồng đều là biểu tượng của sự sinh đẹp, cho nên có ý nghĩachỉ về phái nữ nhiều hơn phái nam. Người có Đào hay Hồng thủ mệnh, dù nam haynữ đều có nhan sắc, đẹp trai, đẹp gái. Nét mặt lúc nào cũng vui tươi, tính tìnhvui vẻ cởi mở. Tuy nhiên, chúng ta phải phân biệt cái đẹp và cái nết của haisao Đào Hồng khác nhau ở điểm nào?
Khi nói về nhan sắc, hàm ý nói về phái nữ, cái đẹp của Đào là nét đẹp lộ liễura bên ngoài, lồ lộ như một đóa hải đường, vẻ đẹp mà khoa Tướng Mệnh gọi là ĐàoHoa Diện, hoặc Đào Hoa Nhãn, là nét đẹp có sức hấp dẫn, lôi cuốn thu hút ngườiđối diện ngay từ phút ban đầu từ khuôn mặt, đôi mắt, cử chỉ, lời ăn tiến nói cóvẽ lôi cuốn, lẳng lơ, hoặc có một lối sống buông thả… Cái đẹp của Đào có thểnhìn thấy ở bất cứ tầng lớp nào trong xã hội, từ một mệnh phụ phu nhân cho đếnmột người mẫu, một diễn viên, một thôn nữ, thậm chí một cô gái giang hồ… Nhưngđịa vị và vẻ đẹp bên ngoài đó không bảo đảm là nết hạnh của họ cũng tốt đẹp nhưvậy. Còn nét đẹp của Hồng là nét đẹp của sự nhu tình, duyên dáng, thanh cao,quý phái, đài các. Cái đẹp nghiêng nhiều về tinh thần hơn là vật chất. Nữ mệnhcó Hồng có thể chỉ là một người đàn bà nhan sắc trung bình, nhưng có duyên, làmẫu người nhu mì và có chiều sâu tâm hồn. Tuy nhiên, khi đi chung với Đào cảhai sẽ có ảnh hưởng tương hỗ nhau. Hồng chỉ chế giảm được một phần nhỏ khuynhhướng vật chất và buông thả của Đào mà thôi, còn phần lớn là bị lôi cuốn bởiĐào. Ngoài ý nghĩa về nét đẹp và tính nết, Đào Hồng còn chủ sự nhanh chóng, sớmsủa, dễ dàng và may mắn. Chẳng hạn, Đào Hồng tọa thủ ở Mệnh, cung Di, hay cungQuan là số của những người ra đời sớm, đi làm sớm hay có công danh sự nghiệpsớm hơn những người cùng lúa tuổi với mình. Đây cũng là số của những người cónhiều may mắn trong vấn đề học hành thi cử, và khi ra trường lại tìm được việclàm dễ dàng hơn những người khác. Nếu cung Tài có Đào Hồng tọa thủ thì đương sốsớm làm ra tiền và kiếm tiền một cách dễ dàng.
Nếu hai sao Đào Hồng gặp thêm Hỷ Thần hay Thiên Hỷ chủ sự may mắn về thi cử, sựthăng quan tiến chức, cũng là việc cưới hỏi. Hạn gặp Đào Hồng Hỷ là sự báo hiệumột tin vui sắp đến. Trong lãnh vực nghề nghiệp, Đào Hồng Hỷ chỉ những ngườisinh hoạt trong các bộ môn ca nhạc kịch, điện ảnh. Trong gia đình, Hồng là biểutượng của con gái, nếu Hồng gặp Thiên Khôi là chỉ người trưởng nữ. Nhu vậy đốivới khoa Tử Vi, mẫu người Đào là những người cung Mệnh có Đào hay Hồng tọa thủhay xung chiếu. Đặc tính đáng chú ý của họ là sức thu hút đối với người khácphái, họ là những người đắt đào, đắt kép, bước ra khỏi nhà là có người thương,người theo, có người sẳn sàng gánh vác, nâng đỡ mọi điều…
Tuy nhiên, người Đào không phải lúc nào cũng được may mắn tốt đẹp như vậy, nhấtlà đối với nữ phái. Nếu Đào Hồng bất hạnh trao duyên gởi phận cho những sao xấuthì thà đừng có Đào Hồng còn hơn. Chẳng hạn nữ Mệnh có Đào Hồng tọa thủ, gặpHóa Kỵ, Riêu hay Thai đồng cung hay hợp chiếu, thì đương số là người đàn bà đẹpnhưng lẳng lơ, buông thả và cuộc đời sẽ trầm luân với những buồn thương sầuhận. Nếu Đào Hồng những sát tinh như KHÔNG KIẾP thì có thể nói là một nỗi bấthạnh cho đương số.
Chúng ta lấy cuộc đời của Vương Thúy Kiều để làm một ví dụ điển hình: mối tìnhđầu vừa chớm nở đã đành trao lại cho em để bán mình vào lầu xanh. Tấm thân đãphải đổi chủ biết bao nhiêu lần, rồi xuống tóc, rồi trầm mình, nhưng nợ trầnđâu dễ phủi tay? Đó là mẫu người Đào Hoa lụy vì tình, oan nghiệt vì tình, vìnhan sắc mà gặp tai họa, hoặc là lâm vào hoàn cảnh mà người đời thường hay gọi“trao duyên nhầm tướng cướp” Nếu Đào Hồng ngộ Thiên Không thì cũng như Đào gặplửa, chắc chắn duyên phận phải bẽ bàng và có thể xa lánh cõi đời bằng con đườngtu hành như chuyện Lan và Điệp. Đối với nam giới, nếu cung Quan có Đào Hồng thìđương số ra đời sớm lý do có thể là do tính thích tự lập hoặc vì hoàn cảnh đưađẩy. Họ cũng là người lập được công danh sự nghiệp rất sớm, và điều đáng nói làsự thành công đó không hẳn hoàn toàn do khả năng của chính họ mà một phần là dosự nâng đỡ, giúp sức của người khác phái, nguyên nhân chính là vấn đề tình cảm.Tương tự, đối với nam mệnh mà cung Tài có Đào Hồng thì đương số làm ra tiền mộtcách dễ dàng. Nếu lá số tốt đẹp họ có thể là những người giàu có lúc còn trẻtuổi, và chắc chắn rằng sự thành đạt đó không thể thiếu sự góp phần của ngườikhác phái bởi những quan hệ tình cảm đặc biệt nào đó., và đôi khi đó chỉ làtình cảm một chiều.
Chúng ta thường nghe câu: “sau lưng một người đàn ông thành công là bóng dángcủa một người đàn bà tài giỏi” Nhưng không phải Đào Hồng lúc nào cũng cũng đượcmay mắn tọa thủ trong một lá số tốt đẹp để biểu tượng cho một người đàn bàgiỏi. Namsố nếu Mệnh hay cung Quan có Đào Hồng gặp hung tinh, sát tinh thì hậu qủa sẽ lànhững gì mà cựu Tổng Thống Clinton hay Thái Tử Charles đã gánh chịu. Bởi vậy,trong lá số của người đàn ông nếu Đào Hồng gặp những sao tốt như Tử Phủ hayNhật Nguyệt…thì đương số được công thành danh toại. Với phái nữ, đó là hình ảnhcủa một người vợ “vượng phu ích tử”, một hồng nhan tri kỷ. Ngược lại, Đào Hồnggặp những sao xấu, thì Đào Hồng cũng là một hồng nhan nhưng cũng là họa thủy.Chẳng hạn như Đào Hồng ngộ KHÔNG KIẾP ở cung Mệnh hay cung Quan, nhẹ thì như đãnói ở trên, nặng thì chung cuộc có khác gì cảnh Hạng Võ phải biệt Ngu Cơ rồi tựvẫn bên bờ Ô Giang. Hoặc nam mệnh có Đào Hồng tọa thủ ở cung Tài gặp Song Hao,Địa Kiếp thì tiền kiếp được cũng nhờ đàn bà, tán gia bại sản cũng vì đàn bà.Đối với khoa Tử Vi, không phải chỉ có hai sao Đào Hoa và Hồng Loan là biểutượng cho mẫu người đào hoa mà còn có nhiều sao khác như Liêm Trinh, là một saovõ cách nhưng vẫn được mệnh danh là đào hoa tinh. Ý nghĩa đào hoa của LiêmTrinh thường dùng cho Nam nhiều hơn Nữ. Đàn ông cung Mệnh có Liêm Trinh, dù đắchay hãm cũng là người có số đào hoa họ có duyên ngầm, có một nét đa tình nào đódễ thu hút người khác phái. Tuy Liêm Trinh là một sao về võ cách nhưng bản tínhvốn liêm khiết và tự trọng cho nên trong tình trường, họ thường bị người khácphái chủ động và tấn công trước. Trong lĩnh vực tình cảm, Liêm Trinh có nhữngđặc tính gần với Hồng Loan hơn là Đào Hoa.
Tham cũng là một đào hoa tinh, nhưng tình cảm của Tham Lam rất giống Đào Hoa,nặng về vật chất, buông thả, sa đọa. Nếu cung Mệnh an tại Tí có Tham tọa thủ làcách “Phiếm Thủy Đào Hoa” Hoa đào trôi theo dòng nước, chỉ những người có tâmhồn lãng mạn, đường tình lao đao lận đận, hoặc những người có cuộc sống buôngthả, phong trần. Cách Phiếm Thủy Đào Hoa có nghĩa ý đối với phái nữ nhiều hơn Nam.
Nguyệt cũng là biểu tượng của người đào hoa bởi vì Nguyệt mặt trăng, là nguồncảm hứng bất tận cho người văn nghệ sĩ từ cổ chí kim. Cho nên, người mà cungMệnh hay cung Phúc có Nguyệt thì ít nhiều cũng là người đa tình lãng mạn, yêuchuộng văn chương nghệ thật, là mẫu người sống vì nhạc, thác vì tình. Đặc biệtđối với nam mệnh, nếu Nguyệt tọa thủ tại cung Thê thì đương số là người đàohoa, thích bay bướm, nhưng nể vợ, sợ vợ như Thúc Sinh trong truyện Kiều vậy.Ngoài ra một số sao khác như Cự Môn, Xương Khúc, Hoa Cái…hoặc một vài cách nhưThai Phục Vượng Tướng, Cự Kỵ, Tham Kỵ, Hoa Cái cư Di…. đều là đặc tính của mẫungười đào hoa, ít hay nhiều, tốt hay xấu còn tùy vào mỗi lá số hoặc những saomà chúng đi chung.
Những sao khắc chế được tính Đào có Nhật, Hóa Khoa, Lộc Tồn, Tứ Đức, ThiênHình, Thiên Không…riêng đối với nữ, Thiên Hình và Thiên Không có tác dụng khắcchế qúa mạnh, không những làm mất hết tánh đào hoa mà còn phải chịu cảnh lậnđận trên đường tình duyên. Chẳng hạn nữ có Đào gặp Thiên Hình, đây là người đànbà có nhan sắc, nhưng tâm hồn khô khan, ăn nói không duyên dáng…hay nói mộtcách khác, đúng xa mà nhìn thì thấy đẹp, nhưng đến gần thì chỉ là một cành hoagiấy.
Từ những nét vừa nêu trên, chúng ta thấy rằng ý nghĩa chính của Đào Hồng là sựsinh đẹp và tình ái. Cho nên Đào Hồng thích hợp với tuổi trẻ hơn là lúc về già.Vì vậy, trong tiền vận hay trung vận nếu gặp Đào Hồng cộng với sát tinh nhậphạn thì cũng không đáng sơ như khi ở hậu vận, nhất là đối với những người mệnhVô Chính Diệu.
Và sau hết, mẫu người đào hoa giống như lúc nào cũng nắm trong tay con dao hailưỡi. Con dao Đào trong cái tốt có ẩn tàng cái xấu. trong hạnh phúc có mầm móngcủa sự đau khổ.
Chúng ta thấy Đào Hồng cũng cùng một nguyên tắc như Nhật Nguyệt đó là “chínhbất như chiếu” Do đó cách tốt đẹp hơn hết là Đào Hồng không nên tọa thủ ở Mệnh,nhất là đối với nữ. Một chút nhan sắc trời cho mà phải đánh đổi cả một đờitruân chuyên, điều này thử nghĩ có đắng hay không? Vị trí tốt nhất cho Đào Hồnglà cung Quan hay cung Tài. Tại đây, Đào Hồng chiếu về Mệnh thì đương số vẫn làngười có nhan sắc, tuy nhan sắc không rực rỡ và phô bày cái đẹp ra bên ngoàinhưng lại tránh được bốn chữ “Hồng Nhan Đa Truân” Và nói chung cho cả nam nữthì Đào Hồng ở hai cung Tài và Quan giúp cho đương số thành công dễ dàng hơntrên phương diện công danh và sự nghiệp chứ không chỉ trói buộc đương số vàocái vòng tình cảm như khi Đào Hồng thủ Mệnh. Đối với đàn bà, nhan sắc là trờicho nhưng “Hồng Nhan Đa Truân” hay “Hồng Nhan Bạc Mệnh” thì cũng là ý trời. Dùnam hay nữ, có thể một lúc nào đó, người đào hoa phải tự hỏi mình được nhiềungười thương là hạnh phúc hay phiền muộn? Cũng như mấy ai biết được giữa hồngnhan tri kỷ va hồng nhan họa thủy phải chăng chỉ là một đường tơ? Phúc hay họathì chỉ có khoa Tử Vi mới trả lời cho chúng ta rõ ràng mà thôi.

st​

 

Greenfield13

Thành viên nhiệt huyết
Mẫu người “Tỳ hà ngọc (CựKị )”
Có những điểmgiống nhau và khác nhau của hai mẫu người Cự Kỵ và mẫu người Thai Phục VượngTướng.
Cự Môn thuộc nhóm Bắc Đẩu tinh, hành Thủy, miếu địa ở Mão, Dậu, vượng địa ở Tí,Ngọ và Dần. Cự Môn là cái miệng, con người sống cũng nhờ cái miệng, chết cũngvì cái miệng, được người thương cũng do cái miệng, bị người ghét cũng bởi cáimiệng của mình mà thôi... nếu Cự Môn tọa thủ tại những vị trí miếu, vượng thìCự Môn còn là biểu tượng của sự giàu sang, thông minh, cơ trí, có khiếu ăn nói,có tài hùng biện, thích hợp với các ngành ngoại giao, giao thiệp, dạy học, luậtsư... Chẳng hạn nếu thấy lá số của con cái mình có cách Cự Hổ Tuế Phù, là gồmcác sao Cự Môn, Bạch Hổ, Tuế Phá và Thiên Phù hội họp với nhau thì nên khuyếnkhích cho con cái đi vào ngành luật, vì tương lai chắc chắn sẽ trở thành nhữngluật sư tài giỏi. Nhưng ngược lại, nếu Cự Môn rơi vào những nơi hãm địa thì đãkhông tài giỏi lại thiếu suy nghĩ, cứ mở miệng ra là bị người ta ghét và suốtđời chỉ gặp toàn là những chuyện thị phi khẩu thiệt .

Ý nghĩa thứ hai, Cự Môn là viên ngọc. Chẳng hạn, Cự Môn ở Tí Ngọlà cách Thạch Trung Ẩn Ngọc, có nghĩa là ngọc còn ẩn trong đá, Cự Môn gặp Nhậtlà cách Cự Nhật, là ngọc lấp lánh dưới ánh mặt trời, và Cự Môn gặp Hóa Kỵ làcách Cự Kỵ mà chúng ta đang bàn đến, còn gọi là Tì Hà Ngọc, có nghĩa là ngọc bịtì vết.
Sao thứ hai của cách này là Hóa Kỵ, một ám tinh với nhiều tính xấu như độchiểm, ích kỷ, ghen tuông, tai tiếng, thị phi, kiện cáo, tai họa, bệnh tật, nôngnổi và hay lầm lẫn... Với bản chất như vậy, cho nên Hóa Kỵ đã làm cho viên ngọcCự Môn thành tì vết, nhưng Hóa Kỵ cũng có một điểm tốt là giữ được của.
Cách Cự Kỵ đối với nam mệnh, ngoài những nét tổng quát là cuộc đời nhiều thấtbại, lại thường hay bị nhiều điều thị phi khẩu thiệt, tai nạn về xe cộ hay sôngbiển, mà cách này chỉ đáng lưu ý hơn đối với nữ mệnh. Khi gọi cách Tì Hà Ngọcthì chữ ngọc hàm ý chỉ vào phái nữ, hay nói rõ hơn là vấn đề trinh tiết, phẩmhạnh của một người đàn bà, cho nên mẫu người Cự Kỵ mà chúng ta nói đến là bàn nhiềuđến nữ có cách Cự Kỵ.
Với nữ mệnh có Cự Môn tọa thủ và có Hóa Kỵ đồng cung, xung chiếu hay hợp chiếuthì ít nhiều cũng có điểm bất lợi. Ở đây Cự Kỵ, Tham Kỵ, Đào Kỵ hay Thai PhụcVượng Tướng mà chúng ta sẽ đề cập tiếp theo, thì sự cân nhắc nặng nhẹ phải hếtsức thận trọng, vì vấn đề sẽ liên quan đến danh tiết và phẩm hạnh của một ngườiđàn bà. Do đó, chúng ta nên phân biệt:
1) Nữ có Cự Môn miếu vượng tọa thủ và gặp Hóa Kỵ, chúng ta phải xem ở cung Mệnhvà Thân, Phúc, Phu, Quan, Nô... để xem nếu có những sao xác định nết đoan chínhnhư Nhật, Tứ Đức... hoặc những sao khắc chế tính lẳng lơ như Hóa Khoa, ThiênHình... thì Cự Kỵ ở đây nhẹ là những người thường hay gặp các hoàn cảnh khiếncho mình bị những tai tiếng thị phi hoặc dễ bị người khác hiểu lầm, đánh giásai lầm phẩm hạnh của mình mà có những lời nói, cử chỉ xúc phạm, sách nhiễutình dục (sexual harassement). Mức độ nặng hơn, nếu gặp những sao như ThiênHình, Kiếp Sát... thì có thể vì bệnh tật mà phải mổ xẻ, như cắt bỏ buồng trứng,tử cung v.v... Hoặc có thể là những tai nạn về xe cộ và đáng kể nhất là nhữngtai họa về sông biển như một số người đã gặp trên đường vượt biển trong nhữngnăm về trước. Như vậy, trong trường hợp này, viên ngọc của cách Tì Hà Ngọc vốnlà một viên ngọc sáng, nhưng vì hoàn cảnh mà rơi xuống bùn nên vấy bùn, hoặc bịlăn xuống đường nên có tì vết, đó là ngoài ý muốn, là tai nạn của đương số màthôi.
2) Cự Môn tuy là miếu, vượng mà gặp Hóa Kỵ, lại còn được sự hỗ trợ của các saocó tính lãng mạn, như Xương, Khúc, Hồng Loan hoặc lẳng lơ, ham chuộng vật chất,nặng phần tình dục như Tham, Đào Hoa, Thiên Riêu v.v... thì những gì không tốtxảy ra cho đương số là do bản tính chứ không phải là những rủi ro, tai nạn, vàhoàn cảnh chỉ là những trợ lực thúc đẩy thêm mà thôi. Chẳng hạn, nữ mệnh cócách Cự Kỵ lại gặp thêm Đào Hồng thì làm sao mà giữ được trinh tiết cho đếnngày lên xe hoa, và khi đã có gia đình thì một đời cũng đau khổ vì tình hoặcphải lo buồn vì chồng con, dù cho họ có một cuộc sống vật chất đầy đủ, dù chohọ cũng có địa vị trong xã hội, là những mệnh phụ phu nhân... Trường hợp này cóthể ví như Thúy Kiều, ở cái thời xa xưa đó, với xã hội phong kiến đó, mà nửađêm thân gái một mình vào nhà Kim Trọng đánh đàn, thì làm sao trách được sựđánh giá nghiêm khắc của người sau: Đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm. Và nhưvậy, viên ngọc của cách Tì Hà Ngọc trong trường hợp này là một viên ngọc vốn đãcó vết, có bọt ngay từ trong lòng đất, chứ không phải do tay người dũa ngọc hayngười chủ của viên ngọc.
3) Trường hợp nữ mệnh có Cự Môn hãm địa tọa thủ mà không được Tuần, Triệt ánngữ hay được các sao “đoan chính” hóa giải phần nào thì đây là một mẫu người,có một bề ngoài mà ai mới gặp cũng thấy yêu thích, nhưng khi tiếp cận lâu dàithì mới thấy rõ con người thật được che đậy vốn là một người đàn bà chua ngoa,ghen tương, đố kỵ đủ điều... Và nếu đi kèm với một ám tinh Hóa Kỵ nữa thì bachữ Tì Hà Ngọc thật là đúng nghĩa!
4) Cách Cự Kỵ dù tọa thủ tại cung Mệnh hay các cung Phúc, Quan, Tài hay Phucũng còn nói lên sự bất ổn trong cuộc sống tình cảm của đương số. Lá số có cáchCự Kỵ một đời khó lòng chỉ có một mối tình hay chỉ một cuộc hôn nhân, chuyệngãy đổ, chắp nối hay sống với nhau theo kiểu già nhân ngãi, non vợ chồng làchuyện bình thường của mẫu người này, nếu không được những sao hóa giải. Cáctrở ngại hay đổ vỡ trong tình cảm thường là do sự khắc khẩu, ảnh hưởng của CựMôn, và tính ghen tuông cũng như lòng ích kỷ quá nặng, ảnh hưởng của Hóa Kỵ.
Tóm lại, cách Cự Kỵ không tốt cho cả nam và nữ nhưng nữ mệnh thì nặng nề và taihại hơn trong lãnh vực trinh tiết và phẩm hạnh, cuộc đời chắc chắn là một kiếpphong trần, chỉ khác nhau ở mức độ nặng nhẹ mà thôi. Nhưng ở đây, chúng ta đừngquên một trường hợp đặc biệt, cách Cự Kỵ lại rất tốt cho những người tuổi Quývà tuổi Thân, khoa Tử Vi Đẩu Số gọi là phản vi kỳ cách, có nghĩa là từ xấu trởthành tốt vì có sự ứng hợp.

ST
 

Greenfield13

Thành viên nhiệt huyết
Mẫu người “Mệnh VCD”

Tử Vi đặt cănbản trên 118 vì sao được phân bố trên 12 cung của một lá số theo các quy tắc đãđịnh theo giờ sinh. Chính tinh có những đặc tính và ảnh hưởng mạnh mẽ hơn phụtinh cho nên những cung quan trọng như Mệnh, Tài, Quan, Phúc rất cần có chínhtinh tọa thủ, nhất là Mệnh. Tuy nhiên, cũng có những lá số mà Mệnh không có chính tinh nào tọa thủ, là Mệnh Vô Chính Diệu, như căn nhà không có chủ, một bầu trời không có trăng sao cho nên Mệnh phải mượn chính tinh ở cung đối diện(Di) làm chính tinh của mình.

Vì vay mượn cho nên Mệnh chỉ chịu ảnh hưởng chừngsáu hay bảy phần những tốt xấu của các chính tinh ở cung xung chiếu mà thôi. Di là bối cảnh sinh hoặc ngoài xã hội của mỗi người, do phải mượn chính tinh ởcung Di nên đặc tính đầu tiên của người Vô Chính Diệu là tính uyển chuyển, dễthích nghi với hoàn cảnh. Phải chăng vì Mệnh không có chính tinh cho nên nhữngngười Vô Chính Diệu thường là con của vợ hai, hay nàng hầu. Nếu là con của vợcả thì tuổi trẻ thuở thiếu thời hay bị đau ốm, bệnh tật, khó nuôi. Khi lớn lênthì cuộc đời cũng long đong, vất vả, sớm phải xa nhà, thường sống phiêu bạt nơiđất khách quê người, và tuổi đời không được thọ.

Một đặc điểm quan trọng khác là vì Mệnh của mình không có chínhtinh ví như đoàn quân không có tướng cho nên người khi ra đời dù là làm cônghay tự mình làm chủ thì cũng không nên là người đúng đầu trong một đơn vị nhưchỉ huy trưởng của một quân đội, giám đốc của một cơ sở hành chánh hay một cơsở thương mại. Người Vô Chính Diệu chỉ nên là nhân vật thứ hai như một cáibóng, đúng sau lưng một người khác để phò tá, phụ giúp thì thích hợp và thuậnlợi cho công việc hơn. Nếu giữ những chức vụ hàng đầu thì thường hay gặp khókhăn trở ngại, nặng nề hơn thì dễ đưa đến sự thất bại hay tai họa xảy đến.

Người Vô Chính Diệu tánh tình thâm trầm, khôn ngoan sắc sảo và rất thông minh.Do vậy, những công việc như soạn thảo kế hoạch, tham mưu, cố vấn, quân sư v.v…rất thích hợp với họ, điển hình như Trương Lương, Phạm Lãi, Gia Cát Lượng thờixưa và như Henry Kissinger ngày nay. Ở đây chúng ta thấy một điều oái ăm chongười Vô Chính Diệu, có khả năng dự thảo kế hoạch nhưng chỉ thuận lợi khi họlàm cho người khác, còn đối với bản thân họ thì lại trái ngược. Họ thường khóđạt được những gì mà họ dự tính cho chính mình. Ảnh hưởng này mạnh nhất làtrong khoản tiền vận của cuộc đời, càng lớn tuổi thì ảnh hưởng này càng giảmđi.

Người Vô Chính Diệu thường lao đao vất vả trong buổi thiếu thời. Chỉ bắtđầu khá từ trung vận và càng về già thì cuộc sống càng ổn định hơn. Nói chungthì cuộc đời của họ thường chỉ được tốt đẹp vào nửa đời sau mà thôi. Bởi đặctính đó cho nên trong mỗi hạn, dù tiểu hay đại hạn, thì họ cũng chỉ được tốtđẹp vào nửa hạn sau. Ví dụ: Đại hạn 10 năm tốt đẹp thì 5 năm sau được thuận lợihơn và nhiều may mắn hơn.

Là mẫu người có tài, có trí họ có thể đạt được những công danh sự nghiệp. Nhưngtrong ba chữ Phước-Lộc-Thọ thì chữ “Thọ” là nhẹ nhất. Và có phải như ông bàchúng ta thường nói: “Đa tài thì bạc mệnh” Cho nên người Vô Chính Diệu ít ai cóđược tuổi thọ cao. Muốn hóa giải vấn đề này, phải làm con nuôi của người khácvà phải đổi luôn cả họ của mình, hoặc phải sớm xa nhà, mưu sinh nơi đất khách quêngười. Với sự bất lợi là Mệnh không có chính tinh thủ, nhưng người Vô ChínhDiệu vẫn được hai cách tốt:

1. Mệnh Vô Chính Diệu có Tuần, Triệt, Thiên Không, hay Địa Không tọa thủ hoặchợp chiếu, tùy theo cung Mệnh được bao nhiêu sao KHÔNG chiếu, khoa Tử Vi gọi làcách Mệnh Vô Chính Diệu đắc nhị không, tam không, hay tứ không. Tuy đây là mộtcách tốt, khi phát thì phát rất nhanh vì sách có nói “hung tinh đắc địa phát dãnhư lôi.” - hung tinh đắc địa thì phát nhanh như sấm chớp. Nhưng dù sao trongcái tốt vẫn ẩn tàng những sự bất trắc vì đó là bản chất của hung tinh cho nênđây chỉ là cách bạo phát bạo tàn kiểu như Từ Hải hay Hạng Võ mà thôi.

Trường hợp Mệnh Vô Chính Diệu gặp các sao KHÔNG vừa nêu trên chúng ta phải lưuý một điều. Nếu Mệnh Vô Chính Diệu đắc nhị không thì cũng bình thường, không cógì đáng nói. Nếu đắc tứ không thì ảnh hưởng của TUẦN TRIỆT là con dao hai lưỡitốt xấu lẫn lộn cho nên không được tròn vẹn. Cách tốt nhất là đắc tam không.Nhưng đối với cách này, cụ Việt Viêm Tử phân biệt rõ ràng giữa các trường hợp“đắc”, “kiến” và “ngộ” đễ khỏi nhầm lẫn trường hợp nào tốt, trường hợp nào xấu.

Trường hợp đắc tam không: Mệnh Vô Chính Diệu có một sao KHÔNG thủ Mệnh, hai saoKHÔNG khác ở thế tam hợp chiếu là tốt nhất. Có câu: “Mệnh VCD đắc tam Không nhiphú quý khả kỳ” Cách này rất ứng hợp cho những người Mệnh Hỏa và Thổ vì các saoKhông đều thuộc hành Hỏa cho nên đây cũng là một trong những cách hoạch phát

Trường hợp kiến tam không: Mệnh Vô Chính Diệu có 1 sao KHÔNG thủ, một sao KHÔNGthủ ở cung Quan hoặc Tài Bạch, 1 sao KHÔNG ở cung xung chiếu (Di) Trong tam hợpMệnh có hung tinh hay sát tinh tọa thủ. Người có cách này như mộng ảo hoànglương. Công danh sự nghiệp dù tạo dựng lên được thì chung cuộc cũng chỉ là mộtgiấc mơ.

Trường hợp ngộ tam không: Mệnh Vô Chính Diệu có hung tinh hay sát tinh hãm địatọa thủ. Hai cung tam hợp và cung xung chiếu có có sao KHÔNG tọa thủ hợp chiếuvào Mệnh. Cách này là “Mệnh Vô Chính Diệu ngộ tam không phi yểu tắc bần” cónghĩa là gặp cách này không chết sớm thì cũng nghèo hèn cả đời vì tam KHÔNG đicùng với hung sát tinh hãm địa ở Mệnh trở thành phá tán.

2. Mệnh Vô Chính Diệu được hai sao Dương, Âm miếu, vượng địa hợp hiếu. Trường hợp này Mệnh như một vòm trời không một áng mây lại được hai vầng Nhật Nguyệtcùng một lúc chiếu vào khiến cho vòm trời ấy trở nên rực rở. Khoa Tử Vi gọi là“Mênh Vô Chính Diệu Nhật Nguyệt chiếu hư không chi địa” Có người cho rằng phảicó thêm Thiên Hư ở Mệnh nữa thì mới đúng nghĩa với hai chữ “Hư Không” Điều đó xét ra không cần thiết lắm.

Người đắc cách này thông minh xuất chúng, đa tài,đa mưu như Gia Cát Lượng (sinh vào giờ Tuất ngày 10 tháng 4, năm Tân Dậu). Mệnh Vô Chính Diệu an tại Mùi có Nhật ở Mão (bình minh) và Nguyệt ở Hợi (lúc nửađêm), cả hai cùng hợp chiếu về Mệnh. Đây là cách “Nhật Nguyệt Tịnh Minh tá cửutrùng ư kim diện” Người đắc cách này luôn luôn kề cận bên cửu trùng, quyền uychỉ thua một đấng quân vương mà thôi. Vì Mệnh Vô Chính Diệu, cho nên tuổi thiếuthời Gia Cát Lượng ẩn cư trong lều cỏ. Qua trung vận mới xuất thế theo phò tá Lưu Bị lập nghiệp đế. Ông là vị quân sư tài ba lỗi lạc, trên thông thiên văn,dưới thông địa lý. Chỉ ngồi trong trướng mà điều binh trăm trận trăm thắng. Ôngđã hiểu rõ cái số của mình nên giữ đúng vị trí của một người có Mệnh Vô Chính Diệu, chiu dưới chỉ 1 người mà trên muôn vạn người. Lúc ấy ông phải giữ vai tròcủa người đứng đầu, quyết định tất cả mọi chuyện như một vị Vua thật sự. Chonên đó là một điều không thích hợp với người Mệnh Vô Chính Diệu. Phải chăng vìvậy mà 6 lần đưa quân ra khỏi Kỳ Sơn thì cũng 6 lần phải rút quân về không kếtqủa. Kể cả lúc biết mình sắp chết, muốn cãi số trời, ông đã làm phép cầm saobổn mạng của mình lại nhưng cũng không thành.

Đó là đặc tính đáng chú ý củangười có Mệnh Vô Chính Diệu: Mưu sự cho người thì dễ, mà cho chính bản thânmình thì khó. Người ta cũng cho rằng, Gia Cát Lượng chết sớm là vì sát nghiệpcủa ông qúa nặng. Ông đã dùng hỏa công đốt chết 10 vạn quân đằng giáp của MạnhHoạch trong cốc Hồ Lô. Rồi lại dùng hỏa công đốt chết 18 vạn quân của Tào Tháotrên sông Xích Bích. Nhưng nếu chúng ta xét điều này dưới cái nhìn của khoa TửVi thi dù sát nghiệp của ông ta nặng hay nhẹ thì tuổi thọ của ông ta cũng sẽđược bao nhiêu với cái số Mệnh Vô Chính Diệu?

ST
 
Bên trên