Chữ Tham Trong Nhà Phật

nguyengiadoan

Thành viên chính thức
Kính chào các đạo hữu, các bậc thiện trí thức.
Xin được cùng các bạn thảo luận về Tham Sân Si được nhà Phật cho là ba chất độc gây hại cho thân và tâm của con người và chủ trương phải diệt chúng tận gốc.
Sự thật thì có nên diệt mọi tham muốn của con người hay không? và tu theo Phật pháp có thật là diệt được tham sân si hay không?

Đầu tiên xin nói về chữ Tham.
Làm người thì ai cũng có rất nhiều cái tham, như được đỗ đạt thành tài, có danh lợi, địa vị, chức tước, vợ đẹp con xinh v.v., và ai cũng tham, chỉ khác là tham nhiều hay tham ít, tham đúng hay tham không đúng và cách thức của mỗi người khi thực hiện những tham muốn của mình là tốt hay là xấu mà thôi. Nếu tham cái hướng thượng, tham tiến bộ, như tham đỗ đạt mà nỗ lực học hành, tham phú quý mà phấn đấu làm công việc tốt thì không hẳn gọi là tham, nếu là tham thì đó là tham đúng, và là đáng khen. Có những cái tham như là tham ăn ngon mặc đẹp thì không có xấu tốt, và cũng không ai chê trách gì nếu như có khả năng, tài chánh đầy đủ, còn người tham ăn, muốn ăn ngon ở cao lâu mà không tự bỏ tiền ra, chỉ chờ để ăn chực đám giỗ, đám cưới của người ta thì cái tham đó bị người cười chê; và nếu một người đeo lon tướng do công lao và kinh nghiệm chiến trường mang đến thì lại đáng vinh danh khác với kẻ bất tài mà tham quyền chức.
Ai cũng có quyền tham đời sống tốt đẹp mà không bị xã hội kết án nếu như tham đúng, tham mà không gây hại đến ai, không vi phạm đến luật pháp, và có bỏ công sức tương xứng ra để đạt được mong ước của mình.
Người đời không ai quan tâm đến diệt tham mà chỉ phê bình những cái tham không đúng, cười nhạo cái tham không lượng sức, và cho cái tham ảo tưởng là điên rồ.

Người tu theo Phật pháp có diệt tham sân si được không?
Thực tế cho thấy người tu không những không diệt được tham mà còn tham nhiều hơn người đời gấp bội. Ngoài tham danh lợi của thế gian, tu sĩ các tôn giáo nói chung, đạo Phật nói riêng, còn tham một cái rất lớn khác, đó là tham giải thoát khỏi sinh tử luân hồi (vì đời là bể khổ), đắc những quả vị (A la hán, Phật, Thánh), và được hưởng hạnh phúc miên viễn ở cõi sau hay cái sướng an tịnh trên Niết bàn.
Người tu thường cho mình là buông bỏ khi họ xuất gia. Nhưng đó là họ chỉ bỏ cái tham nhỏ mà lấy cái tham lớn hơn mà thôi. Họ xuất gia phần lớn là do nghịch cảnh hay do hoàn cảnh khó khăn, và họ chỉ có bỏ căn nhà nghèo để vào sống trong chùa lớn hơn mà thôi. Duy chỉ có Phật Thích Ca là thật sự có bỏ đời sống vương giả để sống đời bình thường và nỗ lực tu tập để đạt lý tưởng của mình. Tuy như vậy cũng là tham cõi trời nhưng vì có đi đôi với công phu tu tập nên cũng là cái tham đúng. Nhưng đây chỉ là trường hợp riêng của Phật Thích Ca mà thôi.
Các tu sĩ thì không được như vâỵ. Cái tham của tu sĩ là tham đời sống thế gian vừa tham cõi trời, trong khi họ tự cho là diệt được tham sân si. Thực tế trong đời sống của họ cho thấy họ vẫn tham những hình danh sắc tướng bề ngoài như mũ mão, lọng che, xe sang, chùa lớn, và tham những chức vị đại đức, thượng tọa, hòa thượng, tham có đông phật tử xưng tụng quỳ bái họ... tất cả đều là những danh lợi của thế gian.
Họ càng tu thì càng ngạo mạn và coi khinh cả thiên hạ vì họ tự cho là họ tu giải thoát, họ cao hơn chư thần và chư thiên ở các tầng trời bởi vì họ vượt đến tận Niết bàn. Nhưng rõ ràng họ chỉ có cái khoác lác, nói một đàng làm một nẻo, tự gạt mình và gạt người chứ không có giải thoát được gì. Họ không giải thoát được cái Tham thì nói gì đến giải thoát sân si , hay diệt được ngã.
Đó là cái trớ trêu của chữ Tham trong nhà Phật. Cái tham giải thoát sẽ là tham đúng với điều kiện người tu có phẩm hạnh, và tu học đến nơi đến chốn, nhưng vì cái tham đó đã khiến cho họ bị trói buộc vào vòng danh lợi cả ngàn lần hơn người đời, và dính mắc vào đủ thứ lý luận, giáo luật, giáo điều nên nó trở thành cái tham đáng tởm và đáng phỉ nhổ.

Lần lượt trong những bài sau tôi sẽ nói đến Sân Si và những vấn đề ăn chay, tuyệt đục, giải thoát... để chúng ta cùng tìm hiểu xem những giáo pháp đó đúng hay sai.
Xin mời bạn đọc tự do thảo luận về đề tài này, dù là biểu đồng tình hay phản đối. Rất mong được có thêm nhiều ý kiến của quý bạn.
 

nguyengiadoan

Thành viên chính thức
Đức Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni đã chỉ ra ba tự tánh nguy hiểm : Tham- Sân Si của con người. Nếu ai dứt được Tam độc này thì vén được màn Vô minh, đi đến giải thoát.
Đó là con đường tưởng đơn giản mà không đơn giản một chút nào, đặc biệt với nhiều người tu học hiện nay. Chính chữ Tham đã khiến nhiều người bán cả tình huynh đệ ruột thịt, hàng xóm láng giềng. Ở cấp độ lớn hơn, chữ Tham cũng gây ra cảnh nồi da xáo thịt, chiến tranh cướp bóc liên miêm giữa các quốc gia với nhau. Thế giới không có hòa bình cũng là từ một chữ Tham mà ra vậy.
Còn trên góc độ người học Đạo hiện nay, VTD có tiếp xúc và cũng nhận thấy nhiều Phật tử, nhiều vị tu sĩ vướng hai chữ Tham rất khó xóa bỏ. Đó là tham Pháp và tham kinh điển.
Thế nào là tham Pháp? Là nghe nói ở đâu có pháp môn nào hành trì linh ứng thì cứ nhảy vào tham gia. Tu học thì tham cầu hình danh sắc tướng, thích bày đàn pháp cho rườm rà, nghi lễ thì sang trọng. Nói đến Pháp nào cũng thông, Ấn Chú nào cũng rành mà bản thân thì không Nhất Tâm với một Pháp môn nào cả. Đó là do lòng Tham mà ra, chỉ sợ Pháp này Linh mà mình không thực hành thì uổng phí. Pháp kia cũng hay mà mình bỏ thì cũng uổng. Nên tham lam hành trì tất cả mà chẳng hiểu là Linh tại Ngã- Bất Linh tại Ngã. Nếu có Tâm thành thì chỉ một pháp môn thôi cũng đi đến Đạo vậy.
Thế nào là tham kinh điển? Đọc kinh điển nhiều để mở rộng tri kiến thì rất tốt. Nhưng đọc mà không nghiên cứu với tinh thần khoa học, chỉ dụng tâm đọc và học để lòe thiên hạ. Rốt cuộc giống như cái đãy đựng sách rồi cuối cùng mắc kẹt vào kinh điển. Mà không hiểu là bản thân kinh sách đạo Phật là khá mâu thuẩn với nhau. Các tông phái nhà Phật đều Tham lý luận, lý giải mà dần dần xa rời chân lý lời Phật dạy, nên cuối cùng tạo ra cả một rừng kinh điển Tam tạng như hiện nay. Một thí dụ như các Kinh Phạm Võng, kinh Thắng Mạn, kinh Duy Ma Cật... thậm chí cả kinh Diệu Pháp Liên Hoa cũng chưa chắc là do chính kim khẩu Phật Thích Ca thuyết ra, mà là sản phẩm của Giáo lý Đại Thừa hoằng pháp sau này. Đây cũng là kết luận của một số học giả nghiên cứu Phật Giáo có uy tín của thế giới nói ra mà VTD sau khi nghiên cứu lại thì thấy là có cơ sở.
Vì lòng Tham chấp vào kinh điển hữu tự nên không thể nào hiểu nổi Kinh Vô Tự là gì, rồi bài bác cả những chuyện huyền linh vì tin vào Kinh mà không chịu tin cái thực tế Siêu hình đã và đang diễn ra trước mặt.
Thiết nghĩ học Phật mà còn Tham cầu Pháp, tham lam kinh điển là đi ngược lời Phật đã dạy : Nếu lấy hình danh sắc tướng mà mong cầu Như Lai thì sẽ không thấy Như Lai ... Và tự mình tạo ra Sở Tri Kiến cho mình hay còn gọi là Chấp Pháp- Chấp Kinh.
 
Bên trên