Cafe quán

Lạc Xa

Vô Thường
[h=2]Cổ tích cho những hi vọng không thành....[/h]
Khi Mùa Xuân chuẩn bị ra đi thì Mùa Hè đến. Mùa Hè mang đến cho Mùa Xuân một bó hoa hồng rất đẹp và nói:


- Mùa Xuân ơi, hãy tin tôi, tôi yêu em. Hãy ở lại với tôi. Chúng ta sẽ cùng đi chơi, đến tất cả những nơi mà em muốn. Nhưng Mùa Xuân không yêu Mùa Hè. Và cô ra đi. Mùa Hè buồn lắm. Mùa Hè ốm, nhiệt độ lên cao. Mọi thứ xung quanh trở nên rất nóng.




Sau một thời gian, Mùa Thu đến, mang theo rất nhiều trái cây ngon. Mùa Thu rất yêu Mùa Hè. Cô không muốn Mùa Hè phải buồn.

- Mùa Hè ơi, đừng buồn nữa. Hãy ở lại với em. Em sẽ mang lại hạnh phúc cho anh. Nhưng với Mùa Hè, Mùa Xuân là tất cả. Và anh ra đi. Mùa Thu khóc, khóc nhiều lắm. Mọi thứ xung quanh trở nên ướt.

Một thời gian sau, Mùa Đông đến, mang theo cậu con trai của mình là Băng Giá. Những giọt nước mắt của Mùa Thu làm Băng Giá cảm thấy xao xuyến. Anh cảm thấy muốn đem lại hạnh phúc cho Mùa Thu

- Mùa Thu ơi, hãy ở bên tôi. Tôi sẽ xây cho em những lâu đài, những con đường bằng băng. Tôi sẽ hát cho em nghe những bài hát hay nhất. Hãy ở bên tôi.


- Không, Băng Giá ạ. Ở bên anh tôi sẽ luôn cảm thấy lạnh lẽo thôi. Và Mùa Thu ra đi. Băng Giá buồn lắm. Gió thổi mạnh. Chỉ trong một đêm thôi, mọi thứ trở nên trắng xóa bởi tuyết. Mùa Đông thấy con như vậy thì buồn lắm. Bà nói :


- Tại sao con không yêu Mùa Xuân ? Cô ấy đã đến và hứa sẽ mang lại cho con hạnh phúc.


- Không mẹ ơi, con không thích. Chúng ta hãy rời khỏi đây đi. Và họ ra đi.

Chỉ còn lại một mình Mùa Xuân. Cô khóc. Nhưng rồi, bất chợt Mùa Xuân nhìn ra xung quanh :"Ôi tại sao mình phải khóc chứ? Mình còn rất trẻ, và xinh đẹp nữa. Thời gian dành cho mình không nhiều. Tại sao mình không làm những việc có ý nghĩa hơn? Và mọi thứ như sống lại: cây cối tươi xanh, ra hoa, đâm chồi, nảy lộc....



Đây chỉ là một câu chuyện cổ tích của Nga thôi. Nhưng những gì đọng lại thì nhiều lắm... Phải chăng chúng ta cứ luôn chạy theo những thứ mãi mãi không thuộc về mình, luôn đòi hỏi những gì không dành cho mình? Chúng ta cứ luôn đợi chờ, hi vọng, rồi buồn, rồi khóc. Có biết bao nhiêu người như thế? Và có bao nhiêu người như Mùa Xuân, nhận ra con đường vẫn ở phía trước?​
 

Lạc Xa

Vô Thường
Câu chuyện bát mỳ

[h=2]Câu chuyện bát mì[/h]
Trong cuộc sống ngày nay, xin đừng quên rằng còn tồn tại lòng nhân ái. Đây là một câu chuyện có thật, chúng tôi gọi là "Câu chuyện bát mì".Chuyện xảy ra cách đây năm mươi năm vào ngày 31/12, một ngày cuối năm tại quán mì Bắc Hải Đình, đường Trát Hoảng, Nhật Bản.
o O o

Đêm giao thừa, ăn mì sợi đón năm mới là phong tục tập quán của người Nhật, cho đến ngày đó công việc làm ăn của quán mì rất phát đạt. Ngày thường, đến chạng vạng tối trên đường phố hãy còn tấp nập ồn ào nhưng vào ngày này mọi người đều lo về nhà sớm hơn một chút để kịp đón năm mới. Vì vậy đường phố trong phút chốc đã trở nên vắng vẻ.
Ông chủ Bắc Hải Đình là một người thật thà chất phát, còn bà chủ là một người nhiệt tình, tiếp đãi khách như người thân. Đêm giao thừa, khi bà chủ định đóng cửa thì cánh cửa bị mở ra nhè nhẹ, một người phụ nữ trung niên dẫn theo hai bé trai bước vào. đứa nhỏ khoảng sáu tuổi, đứa lớn khoảng 10 tuổi. Hai đứa mặc đồ thể thao giống nhau, còn người phụ nữ mặc cái áo khoác ngoài lỗi thời.
- Xin mời ngồi!
Nghe bà chủ mời, người phụ nữ rụt rè nói:
- Có thể... cho tôi một… bát mì được không?
Phía sau người phụ nữ, hai đứa bé đang nhìn chăm chú.
- Đương nhiên… đương nhiên là được, mời ngồi vào đây.
Bà chủ dắt họ vào bàn số hai, sau đó quay vào bếp gọi to:
- Cho một bát mì.
Ba mẹ con ngồi ăn chung một bát mì trông rất ngon lành, họ vừa ăn vừa trò chuyện khe khẽ với nhau. “Ngon quá” - thằng anh nói.
- Mẹ, mẹ ăn thử đi - thằng em vừa nói vừa gắp mì đưa vào miệng mẹ.
Sau khi ăn xong, người phụ nữ trả một trăm năm mươi đồng. Ba mẹ con cùng khen: “Thật là ngon ! Cám ơn !” rồi cúi chào và bước ra khỏi quán.
- Cám ơn các vị ! Chúc năm mới vui vẻ - ông bà chủ cùng nói.
Công việc hàng ngày bận rộn, thế mà đã trôi qua một năm. Lại đến ngày 31/12, ngày chuẩn bị đón năm mới. Công việc của Bắc Hải Đình vẫn phát đạt. So với năm ngoái, năm nay có vẻ bận rộn hơn. Hơn mười giờ, bà chủ toan đóng cửa thì cánh cửa lại bị mở ra nhè nhẹ. Bước vào tiệm là một người phụ nữ dẫn theo hai đứa trẻ. Bà chủ nhìn thấy cái áo khoác lỗi thời liền nhớ lại vị khách hàng cuối cùng năm ngoái.
- Có thể… cho tôi một… bát mì được không?
- Đương nhiên… đương nhiên, mời ngồi!
Bà chủ lại đưa họ đến bàn số hai như năm ngoái, vừa nói vọng vào bếp:
- Cho một bát mì.
Ông chủ nghe xong liền nhanh tay cho thêm củi vào bếp trả lời:
- Vâng, một bát mì!
Bà chủ vào trong nói nhỏ với chồng:
- Này ông, mình nấu cho họ ba bát mì được không?
- Không được đâu, nếu mình làm thế chắc họ sẽ không vừa ý.
Ông chủ trả lời thế nhưng lại bỏ nhiều mì vào nồi nước lèo, ông ta cười cười nhìn vợ và thầm nghĩ: “Trông bà bề ngoài khô khan nhưng lòng dạ cũng không đến nỗi nào!”
Ông làm một tô mì to thơm phức đưa cho bà vợ bưng ra. Ba mẹ con ngồi quanh bát mì vừa ăn vừa thảo luận. Những lời nói của họ đều lọt vào tai hai vợ chồng ông chủ quán.
- Thơm quá!
- Năm nay vẫn được đến Bắc Hải Đình ăn mì thật là may mắn quá!
- Sang năm nếu được đến đây nữa thì tốt biết mấy!
Ăn xong, trả một trăm năm mươi đồng, ba mẹ con ra khỏi tiệm Bắc Hải Đình.
- Cám ơn các vị! Chúc năm mới vui vẻ!
Nhìn theo bóng dáng ba mẹ con, hai vợ chồng chủ quán thảo luận với nhau một lúc lâu.

Đến ngày 31/12 lần thứ ba, công việc làm ăn của Bắc Hải Đình vẫn rất tốt, vợ chồng ông chủ quán bận rộn đến nỗi không có thời gian nói chuyện. Đến 9g30 tối, cả hai người đều cảm thấy trong lòng có một cảm giác gì đó khó tả. Đến 10 giờ, nhân viên trong tiệm đều đã nhận bao lì xì và ra về. Ông chủ vội vã tháo các tấm bảng trên tường ghi giá tiền của năm nay là “200đ/bát mì” và thay vào đó giá của năm ngoái “150đ/bát mì”. Trên bàn số hai, ba mươi phút trước bà chủ đã đặt một tờ giấy “Đã đặt chỗ”. Đúng 10g30, ba mẹ con xuất hiện, hình như họ cố chờ khách ra về hết rồi mới đến. Đứa con trai lớn mặc bộ quần áo đồng phục cấp hai, đứa em mặc bộ quần áo của anh, nó hơi rộng một chút, cả hai đứa đêu đã lớn rất nhiều.
- Mời vào! Mời vào! - bà chủ nhiệt tình chào đón.
Nhìn thấy khuôn mặt tươi cười của bà chủ, người mẹ chậm rãi nói:
- Làm ơn nấu cho chúng tôi…hai bát mì được không?
- Được chứ, mời ngồi bên này!
Bà chủ lại đưa họ đến bàn số hai, nhanh tay cất tờ giấy “Đã đặt chỗ” đi, sau đó quay vào trong la to: "Hai bát mì”
- Vâng, hai bát mì. Có ngay.
Ông chủ vừa nói vừa bỏ ba phần mì vào nồi.
Ba mẹ con vừa ăn vừa trò chuyện, dáng vẻ rất phấn khởi. Đứng sau bếp, vợ chồng ông chủ cũng cảm nhận được sự vui mừng của ba mẹ con, trong lòng họ cũng cảm thấy vui lây.
- Tiểu Thuần và anh lớn này, hôm nay mẹ muốn cảm ơn các con!
- Cảm ơn chúng con? Tại sao ạ?
- Chuyện là thế này: vụ tai nạn xe hơi của bố các con đã làm cho tám người bị thương, công ty bảo hiểm chỉ bồi thường một phần, phần còn lại chúng ta phải chịu, vì vậy mấy năm nay mỗi tháng chúng ta đều phải nộp năm mươi ngàn đồng.
- Chuyện đó thì chúng con biết rồi - đứa con lớn trả lời.
Bà chủ đứng bên trong không dám động đậy để lắng nghe.
- Lẽ ra phải đến tháng ba năm sau chúng ta mới nộp hết nhưng năm nay mẹ đã nộp xong cả rồi!
- Hả, mẹ nói thật đấy chứ?
- Ừ, mẹ nói thật. Bởi vì anh lớn nhận trách nhiệm đi đưa báo, còn Tiểu Thuần giúp mẹ đi chợ nấu cơm làm mẹ có thể yên tâm làm việc, công ty đã phát cho mẹ một tháng lương đặc biệt, vì vậy số tiền chúng ta còn thiếu mẹ đã nộp hết rồi.
- Mẹ ơi! Anh ơi! Thật là tốt quá, nhưng sau này mẹ cứ để con tiếp tục nấu cơm nhé.
- Con cũng tiếp tục đi đưa báo. Tiểu Thuần chúng ta phải cố gắng lên!
- Mẹ cám ơn hai anh em con nhiều!
- Tiểu Thuần và con có một bí mật chưa nói cho mẹ biết. Đó là vào một ngày chủ nhật của tháng mười một, trường của Tiểu Thuần gửi thư mời phụ huynh đến dự một tiết học. Thầy giáo của Tiểu Thuần còn gửi một bức thư đặc biệt cho biết bài văn của Tiểu Thuần đã được chọn làm đại diện cho Bắc Hải đảo đi dự thi văn toàn quốc. Con nghe bạn của Tiểu Thuần nói mới biết nên hôm đó con đã thay mẹ đến dự.
- Có thật thế không? Sau đó ra sao?
- Thầy giáo ra đề bài: “Chí hướng và nguyện vọng của em là gì?” Tiểu Thuần đã lấy đề tài bát mì để viết và được đọc trước tập thể nữa chứ. Bài văn được viết như sau: “Ba bị tai nạn xe mất đi để lại nhiều gánh nặng. Để gánh vác trách nhiệm này, mẹ phải thức khuya dậy sớm để làm việc”. Đến cả việc hàng ngày con phải đi đưa báo, em cũng viết vào bài nữa. Lại còn: “Vào tối 31/12, ba mẹ con cùng ăn một bát mì rất ngon. Ba người chỉ gọi một tô mì, nhưng hai vợ chồng bác chủ tiệm vẫn cám ơn và còn chúc chúng tôi năm mới vui vẻ nữa. Lời chúc đó đã giúp chúng tôi có dũng khí để sống, khiến cho gánh nặng của ba để lại nhẹ nhàng hơn”. Vì vậy Tiểu Thuần viết rằng nguyện vọng của nó là sau này mở một tiệm mì, trở thành ông chủ tiệm mì lớn nhất ở Nhật Bản, cũng sẽ nói với khách hàng của mình những câu như: “Cố gắng lên ! Chúc hạnh phúc ! Cám ơn !”

Đứng sau bếp, hai vợ chồng chủ quán lặng người lắng nghe ba mẹ con nói chuyện mà nước mắt lăn dài.
- Bài văn đọc xong, thầy giáo nói: anh của Tiểu Thuần hôm nay thay mẹ đến dự, mời em lên phát biểu vài lời.
- Thật thế à? Thế lúc đó con nói sao?
- Bởi vì quá bất ngờ nên lúc đầu con không biết phải nói gì cả, con nói: “Cám ơn sự quan tâm và thương yêu của thầy cô đối với Tiểu Thuần. Hàng ngày em con phải đi chợ nấu cơm nên mỗi khi tham gian hoạt động đoàn thể gì đó nó đều phải vội vả về nhà, điều này gây không ít phiền toái cho mọi người. Vừa rồi khi em con đọc bài văn thì trong lòng con cảm thấy sự xấu hổ nhưng đó là sự xấu hổ chân chính. Mấy năm nay mẹ chỉ gọi một bát mì, đó là cả một sự dũng cảm. Anh em chúng con không bao giờ quên được… Anh em con tự hứa sẽ cố gắng hơn nữa, quan tâm chăm sóc mẹ nhiều hơn. Cuối cùng con nhờ các thầy cô quan tâm giúp đỡ cho em con.”
Ba mẹ con nắm tay nhau, vỗ vai động viên nhau, vui vẻ cùng nhau ăn hết tô mì đón năm mới rồi trả 300 đồng, nói câu cám ơn vợ chồng chủ quán, cúi chào và ra về. Nhìn theo ba mẹ con, vợ chồng ông chủ quán nói với theo:
- Cám ơn! Chúc mừng năm mới!
Lại một năm nữa trôi qua.
Bắc Hải Đình vào lúc 9g tối, bàn số hai được đặt một tấm giấy “Đã đặt chỗ” nhưng ba mẹ con vẫn không thấy xuất hiện.
Năm thứ hai rồi thứ ba, bàn số hai vẫn không có người ngồi. Ba mẹ con vẫn không thấy trở lại. Việc làm ăn của Bắc Hải Đình vẫn như mọi năm, toàn bộ đồ đạc trong tiệm được thay đổi, bàn ghế được thay mới nhưng bàn số hai thì được giữ lại y như cũ.
“Việc này có ý nghĩa như thế nào?” Nhiều người khách cảm thấy ngạc nhiên khi nhìn thấy cảnh này nên đã hỏi. Ông bà chủ liền kể lại câu chuyện bát mì cho mọi người nghe. Cái bàn cũ kia được đặt ngay chính giữa, đó cũng là một sự hy vọng một ngày nào đó ba vị khách kia sẽ quay trở lại, cái bàn này sẽ dùng để tiếp đón họ. Bàn số hai “cũ” trở thành “cái bàn hạnh phúc”, mọi người đều muốn thử ngồi vào cái bàn này.
Rồi rất nhiều lần 31/12 đã đi qua.
Lại một ngày 31/12 đến. Các chủ tiệm lân cận Bắc Hải Đình sau khi đóng cửa đều dắt người nhà đến Bắc Hải Đình ăn mì. Họ vừa ăn vừa chờ tiếng chuông giao thừa vang lên. Sau đó, mọi người đi bái thần, đây là thói quen năm, sáu năm nay. Hơn 9g30 tối, trước tiên vợ chồng ông chủ tiệm cá đem đến một chậu cá còn sống. Tiếp đó, những người khác đem đến nào là rượu, thức ăn, chẳng mấy chốc đã có khoảng ba, bốn chục người. Mọi người rất vui vẻ. Ai cũng biết lai lịch của bàn số hai. Không ai nói ra nhưng thâm tâm họ đang mong chờ giây phút đón mừng năm mới. Người thì ăn mì, người thì uống rượu, người bận rộn chuẩn bị thức ăn… Mọi người vừa ăn, vừa trò chuyện, từ chuyện trên trời dưới đất đến chuyện nhà bên có thêm một chú nhóc nữa. Chuyện gì cũng tạo thành một chuỗi câu chuyện vui vẻ. Ở đây ai cũng coi nhau như người nhà.
Đến 10g30, cửa tiệm bỗng nhiên mở ra nhè nhẹ, mọi người trong tiệm liền im bặt và nhìn ra cửa. Hai thanh niên mặc veston, tay cầm áo khoác bước vào, mọi người trong quán thở phào và không khí ồn ào náo nhiệt trở lại. Bà chủ định ra nói lời xin lỗi khách vì quán đã hết chỗ thì đúng lúc đó một người phụ nữ ăn mặc hợp thời trang bước vào, đứng giữa hai thanh niên.
Mọi người trong tiệm dường như nín thở khi nghe người phụ nữ ấy nói chầm chậm:
- Làm ơn… làm ơn cho chúng tôi ba bát mì được không?
Gương mặt bà chủ chợt biến sắc. Đã mười mấy năm rồi, hình ảnh bà mẹ trẻ cùng hai đứa con trai chợt hiện về và bây giờ họ đang đứng trước mặt bà đây. Đứng sau bếp, ông chủ như mụ người đi, giơ tay chỉ vào ba người khách, lắp lắp nói:
- Các vị… các vị là…
Một trong hai thanh niên tiếp lời:
-Vâng! Vào ngày cuối năm của mười bốn năm trước đây, ba mẹ con cháu đã gọi một bát mì, nhận được sự khích lệ của bát mì đó, ba mẹ con cháu như có thêm nghị lức để sống. Sau đó, ba mẹ con cháu đã chuyển đến sống ở nhà ông bà ngoại ở Tư Hạ. Năm nay cháu thi đỗ vào trường y, hiện đang thực tập tại khoa nhi của bệnh viện Kinh Đô. Tháng tư năm sau cháu sẽ đến phục vụ tại bệnh viện tổng hợp của Trát Hoảng. Hôm nay, chúng cháu trước là đến chào hỏi bệnh viện, thuận đường ghé thăm mộ của ba chúng cháu. Còn em cháu mơ ước trở thành ông chủ tiệm mì lớn nhất Nhật Bản không thành, hiện đang là nhân viên của Ngân hàng Kinh Đô. Cuối cùng, ý định nung nấy từ bao lâu nay của chúng cháu là hôm nay, ba mẹ con cháu muốn đến chào hỏi hai bác và ăn mì ở Bắc Hải Đình này.
Ông bà chủ quán vừa nghe vừa gật đầu mà nước mắt ướt đẫm mặt. Ông chủ tiệm rau ngồi gần cửa ra vào đang ăn đầy miệng mì, vội vả nhả ra, đứng dậy nói:
- Này, ông bà chủ, sao lại thế này? Không phải là ông bà đã chuẩn bị cả mười năm nay để có ngày gặp mặt này đó sao ? Mau tiếp khách đi chứ. Mau lên!
Bà chủ như bừng tỉnh giấc, đập vào vai ông hàng rau, cười nói:
- Ồ phải… Xin mời! Xin mời! Nào bàn số hai cho ba bát mì.
Ông chủ vội vàng lau nước mắt trả lời:
- Có ngay. Ba bát mì.

o O o
Thật ra cái mà ông bà chủ tiệm bỏ ra không có gì nhiều lắm, chỉ là vài vắt mì, vài câu nói chân thành mang tính khích lệ, động viên chúc mừng. Với xã hội năng động ngày nay, con người dường như có một chút gì đó lạnh lùng, nhẫn tâm. Nhưng từ câu chuyện này, tôi đi đến kết luận rằng : chúng ta không nên chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh xung quanh, chỉ cần bạn có một chút quan tâm dành cho người khác thì bạn có thể đem đến niềm hạnh phúc cho họ rồi. Chúng ta không nên nhỏ nhoi ích kỷ bởi tôi tin trong mỗi chúng ta đều ẩn chứa một tấm lòng nhân ái. Hãy mở kho tàng ấy ra và thắp sáng nó lên dù chỉ là một chút ánh sáng yếu ớt ,nhưng trong đêm đông giá rét thì nó có thể mang lại sự ấm áp cho mọi người.
Câu chuyện này xuất hiện làm xúc động không ít độc giả Nhật Bản. Có người nhận xét rằng : "Đọc xong câu chuyện này không ai không rơi nước mắt." Đây chỉ là lời nhận xét mang tính phóng đại một chút nhưng nó không phải là không thực tế. Quả thật, nhiều người đọc xong câu chuyện đã phải rơi lệ, chính sự quan tâm chân thành và lòng nhân hậu trong câu chuyện đã làm cho họ phải xúc động.
 

Lạc Xa

Vô Thường
Nụ cười chiều thứ bảy​

Chiều thứ bảy, Hà Nội vẫn còn phảng phất dư âm của ngày Quốc Khánh, những con phố rợp bóng cờ đỏ sao vàng đầy kiêu hãnh, người người nhà nhà vẫn còn tận hưởng ngày nghỉ của Tết độc lập yên bình.

Lê Vân

Lịch sử đã đi qua, bình yên thênh thang trải dài trên khắp ngả đường khối xóm. Cảm xúc chợt lắng lại vào một chiều thứ bảy không hề vội vã...

Năm nay ông ngoại đón Quốc Khánh ở bệnh viện... Lại cái bệnh tuổi già sức yếu, đôi khi thay đổi chút phong thủy như thế hóa lại là cái hay của các cụ. Hà Nội và mình bon chen hả hê trong ngày vui độc lập... Lăng Bác, Hồ Gươm, Cầu Thê Húc rồi lại xanh đỏ tím vàng của pháo hoa... Một Hà Nội nhỏ xinh tưng bừng trong 65 năm độc lập của Tổ Quốc. Thật tự hào và kiêu hãnh...

Nắng nhạt dần trên đường đến bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô. Chầm chậm vào nhà gửi xe quen thuộc với mấy gánh hàng khoai trước cổng, mình vẫn còn nhớ ngày nghỉ nên người đến thăm bệnh nhân đông hơn hẳn. Chỗ đẹp và dễ lấy xe người ta cũng để hết rồi! Loay hoay mãi chả tiến cũng chả lùi được. Đang không biết phải làm thế nào với cái góc khuất vừa bé vừa hẹp thì một anh chàng xuất hiện lặng lẽ khẽ nâng phần đuôi xe bên cạnh cho mình để xe vào.

Ah! Thì ra là anh ấy làm việc ở đây! Âu cũng là công việc của người ta. Mình chợt nghĩ. Nhưng có điều nơi để xe của mình rất khuất và người lại đông không hiều sao anh ấy nhận ra được sự bối rối đó! Mình cảm thấy vui vui gật đầu mỉm cười với anh ấy:
- Em cảm ơn anh.

Chàng trai mặc chiếc áo ba lỗ màu vàng nâu hay đó là màu của mồ hôi, nắng và lao động. Mình chẳng nghĩ được nhiều, chỉ là bâng khuâng của thoáng qua suy nghĩ... Mình đi tiếp! Anh ấy nhìn theo chẳng nói một câu...



Phòng 18 nhà 10, tầng 4. Sao vào mà chẳng thấy ông ngoại! Mình quay lên phòng ăn rồi ngó nghiêng khắp hành lang, khắp nơi toàn là áo xanh và những mái đầu bạc trắng mà vẫn chẳng thấy ông đâu. Quay lại phòng 18 một lần nữa, chưa đến cửa đã nghe thấy chất giọng sang sảng kiêu hùng như sấm vang:
- Cô cứ để đấy! Tôi chưa đói đâu mà phải ăn luôn.

Ông ngoại đây rồi. Ông vẫn khó tính với cô giúp việc như ngày nào! Gặp mình ông mừng lắm, hai ông cháu lại thao thao bất tuyệt:
- Cháu mua na làm gì? Thứ nhất cháu là sinh viên lấy đâu ra tiền . Thứ hai răng ông yếu lắm không ăn được những loại quả nhiều hạt! Tốt nhất cháu mang về để ông lại một quả thôi.

Hiểu tính tiết kiệm của ông với lại giải thích làm gì khi lòng ông đã quyết chỉ ăn một quả, mình mỉm cười xuề xòa cho ông vui rồi xin phép về sang nhà cháu Gấu. Ông gầy đi nhiều nhưng nói chuyện và dặn dò vẫn rất nhiệt tình, tỉnh táo nên mình cảm thấy yên tâm. Chào ông, mình trở về trên cái hành lang hun hút của bệnh viện. Mùi thuốc và sự yên tĩnh nơi đây vẫn chưa bao giờ thay đổi... Mình rảo bước nhanh hơn trở lại nhà gửi xe. Xe để khá xa nên phải đi bộ một quãng khá dài để vào góc khuất đó.

Lỉnh kỉnh chuẩn bị biết bao phụ kiện, áo chống nắng, khấu trang, kính, vé xe, tiền lẻ, máy nghe nhạc... mà sao cái chỗ quay xe nó lại bé và hẹp thế này. Đang loay hoay đội mũ bảo hiểm, nhìn sang, xe đã được quay ra nhẹ nhàng từ lúc nào. Mình giật mình nhìn lên thì ra là anh chàng trông xe ban nãy. Mình rất bất ngờ và chẳng biết phải nói gì ngoài câu "Em cảm ơn anh". Nhưng một lần nữa anh ấy chỉ nhìn mà không nói gì. Cảm giác hơi lạ và mình nhận ra rằng anh ấy không thể nói được... Anh ấy bị câm!!!

Chợt khoảnh khắc ấy mình thấy cảm động vô cùng... Định ngồi lên xe phóng luôn cho nhanh nhưng nghĩ anh ấy vẫn đang ở phía sau nên mình chủ động dắt xe tôn trọng anh ấy. Vừa chạy vừa đẩy cho nhanh, mình quay lại chào anh ấy lần nữa! Chợt thấy anh ấy vẫn đang nhìn theo mình và nở một nụ cười có lẽ không bao giờ mình có thể quên được... Nụ cười của một chàng câm, lâu lắm rồi mình mới được thấy một nụ cười cuộc sống và con người đến vậy! Chẳng biết là anh ấy có nghe được những lời mình nói không? Cuộc sống vẫn chảy trôi.

Mình không phải là một đứa dễ dàng tung hô cảm xúc nhưng thực sự hành động của anh ấy khiến mình rất cảm động! Dẫu đó là công việc của người ta, dẫu đó là một hành động vô cùng nhỏ bé. Và góc khuất đó không phải người làm công nào cũng đủ nhiệt tình mà hoàn thành nhiệm vụ.

Xe lại tiếp tục cuộc hành trình sang bên kia cầu Chương Dương. Nụ cười không lời của anh chàng câm khiến mình nhận ra cuộc sống còn quá nhiều góc trầm với những cảm xúc thật bình dị. Chẳng ồn ã, chẳng xa hoa và màu sắc... Cũng như anh ấy chẳng phải chàng hoàng tử xuất hiện trong cổ tích thời hiện đại, chẳng khôi ngô to cao và tuấn tú... Nhưng có một điểm sáng trong sâu thẳm nụ cười không lời đó... Nụ cười của một người lao động chân chính...
Mình chợt nhớ một câu nói của thầy giáo triết học:
- Sinh ra là một người bình thường khỏe mạnh đã là một hạnh phúc.

Rõ ràng mình đã có được hạnh phúc đó. Chỉ làm sao để hạnh phúc trọn vẹn và được tô vẽ nhiều hơn, đó lại đòi hỏi một quá trình từ quá khứ đến hiện tại và tương lai. Anh câm đã để lại cho mình một nốt trầm cảm xúc, một góc thật đẹp, một cái nhìn thật thiện cảm với cuộc sống vốn bon chen và xô bồ...

Nắng cũng cất dần những mong manh cuối ngày trên đường phố Hà Nội... Dòng người vẫn đi và cuộc sống vẫn tiếp diễn. Quan trọng là người ta sẽ dừng lại ở khoảnh khắc nào mà thôi... Chiều thứ bảy và nụ cười không lời đầy thiện cảm. Cảm ơn anh câm và những cảm xúc không lời anh đã dành tặng cho em và cuộc sống! Cảm ơn anh!!!!

nguồn: ngoisao.net​
 

Lạc Xa

Vô Thường
vai kịch cuối cùng

Có một người diễn viên già đã về hưu và sống độc thân. Mùa hạ năm ấy ông tìm về một làng vắng vẻ ở vùng núi, sống với gia đình người em là giáo viên cấp I trường làng.

Mỗi buổi chiều, ông thường ra chơi nơi bãi cỏ vắng lặng ngoài thung lũng. Ở đây, chiều nào ông cũng thấy một chú bé ra ngồi đợi đoàn tàu chạy qua thung lũng, trước khi rẽ vào những vách đá đến phía ga trên.

Chú bé hồi hộp đợi. Đoàn tàu phủ đầy bụi đường với những toa đông đúc hành khách như một thế giới khác lạ, ầm ầm lướt qua thung lũng. Chú bé vụt đứng dậy, háo hức đưa tay vẫy, chỉ mong có một hành khách nào đó vẫy lại chú. Nhưng hành khách - mệt mỏi vì suốt một ngày trên đường- chẳng ai để ý vẫy lại chú bé không quen biết.

Hôm sau, rồi hôm sau, hôm sau nữa, hôm nào ông già cũng thấy chú bé ra vẫy và vẫn không một hành khách nào vẫy lại. Nhìn nét mặt thất vọng của chú bé, tim người diễn viên già như thắt lại. Ông nghĩ: "Không gì đau lòng bằng việc thấy một em bé thất vọng, đừng để trẻ con mất lòng tin ở đời sống, ở con người."

Hôm sau, người em thấy ông giở chiếc vali hoá trang ra. Ông dán lên mép một bộ râu giả, đeo kính, mượn ở đâu một chiếc áo veston cũ, mặc vào rồi chống gậy đi. Ông đi nhờ chuyến xe ngựa của trạm, lên tàu đi ngược lên ga trên. Ngồi sát cửa sổ toa tàu, ông thầm nghĩ: " Đây là vai kịch cuối cùng của mình, cũng như nhiều lần nhà hát thường phân cho mình, một vai phụ, một vai rất bình thường, một hành khách giữa bao hành khách đi tàu..."

Qua cái thung lũng có chú bé đang đứng vẫy, người diễn viên già nhoài người ra, cười, đưa tay vẫy lại chú bé. Ông thấy chú bé mừng cuống quít, nhẩy cẫng lên, đưa cả hai tay vẫy mãi.

Con tàu đi xa. Người diễn viên già trào nước mắt cảm động hơn bất cứ một đêm diễn huy hoàng nào ở nhà hát. Đây là vai kịch cuối cùng của ông, một vai phụ, một vai không có lời, một vai không đáng kể nhưng đã làm cho chú bé kia vui sướng, đã đáp lại tâm hồn chú bé và chú sẽ không mất lòng tin ở cuộc đời.
[
 

Lạc Xa

Vô Thường
[h=2]Chuyện cây táo.[/h]
Cách đây rất lâu , ở 1 làng nọ có một cây táo cổ thụ .Hàng ngày có 1 cậu
nhỏ hay ra chơi đùa với cây . Cậu leo trèo lên ngọn cây , hái táo để ăn và khi
đã mệt mỏi cậu ngủ thiếp đi dưới bóng râm của nó . Cậu rất yêu quí cây táo
và cây táo cũng thích chơi đùa với cậu .
Thời gian trôi đi , cậu nhỏ gày nào đã lớn và không còn chơi đùa với cây táo
nữa . Một ngày nọ cậu xuất hiện với vẻ mặt rất buồn bã . Cây táo muốn cậu

chơi đùa với nó , nhưng cậu từ chối :
- Tôi không còn nhỏ nữa và tôi không muốn chạy xung quanh cây. Tôi muốn
chơi đồ chơi kia nhưng tôi không có tiền để mua chúng .
- Tôi cũng không có tiền – Cây táo nói – nhưng cậu có thể hái các trái táo để
bán và cậu sẽ có tiền .
Cậu trai rất mừng khi nghe đề nghị như vậy . Cậu hái hết các quả táo mang
đi bàn và không trở lại nữa . Cây táo rất buồn vì nhớ cậu .
Một ngày kia , cậu bé ngày nào đã trở thành 1 chàng trai , đến bên cây táo .
Nó rất vui mừng và đề nghị cậu chơi dùa với nó . Nhưng chàng trai từ chối và
đề nghị cây táo hãy cho chàng 1 ngôi nhà đề gia đìng của chàng trú ẩn .
-Tôi kô có nhà đê cho cậu – cây táo nói – nhưng cậu có thể chặt những tán
cây của tôi để làm nhà .
Và thế là chàng trai chặt hết các tán cây , vui vẻ mang đi . Cây táo rất hạnh
phúc khi thấy chàng trai vui nhưng không thấy chàng quay lại . Nó trở nên
buốn bã và cô độc.
Vào 1 ngày hè nóng nực rất lâu sau đó ,ngươi đàn ông- cậu bé lại xuất
hiện . Và cây táo lại rất vui mừng . Nó muốn chơi đùa , nhưng người dàn
ông ấy từ chối vì mệt mỏi . Ông ấy muốn có 1 chiếc thuyền để nghỉ ngơi và
muốn cây táo giúp mình . Cây táo đề nghị người đàn ông hãy đốn thân cây
to lớn của nó đề làm thuyền . Người đàn ông đốn cây và không xuất hiện
nữa .
Cuối cùng , vào 1 buổi chiều , ông lão – cậu bé đã xuất hiện .
- Ôi con trai ,bây giờ thì ta không còn gì để cho con nữa rồi – cây táo nói -
Không còn những quả táo chín ngọt..
- Con không còn răng để ăn táo..
- Cũng không còn cành để con leo …
- Con không đủ sức để làm việc dó.
- Thật sự ta không còn gì nữa , chỉ còn mỗi gốc cây – Cây táo khóc..
- Con không cần cái gì nữa cả . Chỉ cần 1 chỗ để nghỉ ngơi thôi .
Nói rồi ông lão ngồi lên gốc cây . Cây táo rất đỗi vui mừng . Nó cười qua làn
nước mắt.

Đây chỉ là 1 câu chuyện ngụ ngôn . Cây táo là cha mẹ chúng ta . Khi chúng
ta còn bé chúng ta rất thích chơi đùa với Bố , Mẹ . Nhưng khi chúng ta lớn
thì chúng ta rời bỏ họ và chỉ quay về khi chúng ta cần lấy thứ gì hay chúng
ta có những nỗi phiền muộn . Cha mẹ vẫn sẵn sàng tha thứ đón nhận chúng
ta và làm tất cả những gì miễn là chúng ta được hạnh phúc.
 

Lạc Xa

Vô Thường
[h=2]Giấy chứng nhận làm người[/h]
Trên đoàn tàu, cô soát vé hết sức xinh đẹp cứ nhìn chằm chằm vào người đàn ông lớn tuổi đi làm thuê.
- Vé tàu!
Người đàn ông lớn tuổi lục khắp người từ trên xuống dưới một thôi một hồi, cuối cùng tìm thấy vé, nhưng cứ cầm trong tay không muốn chìa ra.
Cô soát vé liếc nhìn vào tay anh, cười trách móc :
- Ðây là vé trẻ em.
Người đàn ông đứng tuổi đỏ bừng mặt, nhỏ nhẹ đáp :
- Vé trẻ em chẳng phải ngang giá vé người tàn tật hay sao ?
Giá vé trẻ em và người tàn tật đều bằng một nửa vé, đương nhiên cô soát vé biết. Cô nhìn kỹ người đàn ông một lúc rồi hỏi :
- Anh là người tàn tật ?
- Vâng, tôi là người tàn tật.
- Vậy anh cho tôi xem giấy chứng nhận tàn tật.
Người đàn ông tỏ ra căng thẳng. Anh đáp :
- Tôi… không có giấy tờ. Khi mua vé cô bán vé bảo tôi đưa giấy chứng nhận tàn tật, không biết làm thế nào, tôi đã mua vé trẻ em.
Cô soát vé cười gằn :
- Không có giấy chứng nhận tàn tật, làm sao chứng minh được anh là người tàn tật ?
Người đàn ông đứng tuổi im lặng, khe khẽ tháo giầy, rồi vén ống quần lên
- Anh chỉ còn một nửa bàn chân.
Cô soát vé liếc nhìn, bảo :
- Tôi cần xem chứng từ, tức là quyển sổ có in mấy chữ “Giấy chứng nhận tàn tật”, có đóng con dấu bằng thép của Hội người tàn tật !
Người đàn ông đứng tuổi có khuôn mặt quả dưa đắng, giải thích :
- Tôi không có tờ khai gia đình của địa phương, người ta không cấp sổ tàn tật cho tôi. Hơn nữa, tôi làm việc trên công trường của tư nhân. Sau khi xảy ra tai nạn ông chủ bỏ chạy, tôi cũng không có tiền đến bệnh viện giám định…
Trưởng tàu nghe tin, đến hỏi tình hình.
Người đàn ông đứng tuổi một lần nữa trình bày với trưởng tàu, mình là người tàn tật, đã mua một chiếc vé có giá trị bằng vé của người tàn tật…
Trưởng tàu cũng hỏi :
- Giấy chứng nhận tàn tật của anh đâu ?
Người đàn ông đứng tuổi trả lời anh không có giấy chứng nhận tàn tật, sau đó anh cho trưởng tàu xem nửa bàn chân của mình .
Trưởng tàu ngay đến nhìn cũng không thèm nhìn, cứ nhất quyết nói :
- Chúng tôi chỉ xem giấy chứng nhận, không xem người. Có giấy chứng nhận tàn tật chính là người tàn tật, có giấy chứng nhận tàn tật mới được hưởng chế độ ưu đãi vé người tàn tật. Anh mau mau mua vé bổ sung.
Người đứng tuổi bỗng thẫn thờ. Anh lục khắp lượt các túi trên người và hành lý, chỉ có hơn 50 ngàn đồng, hoàn toàn không đủ mua vé bổ sung. Anh nhăn nhó và nói với trưởng tàu như khóc :
- Sau khi bàn chân tôi bị máy cán đứt một nửa, không bao giờ còn đi làm được nữa. Không có tiền, ngay đến về quê cũng không về nổi. Nửa vé này cũng do bà con đồng hương góp mỗi người một ít để mua giùm, xin ông mở lượng hải hà, giơ cao đánh khẽ, nương bàn tay cao quý, tha cho tôi.
Trưởng tàu nói kiên quyết :
- Không được.
Thừa dịp, cô soát vé nói với Trưởng tàu :
- Bắt anh ta lên đầu tàu xúc than, coi như làm lao động nghĩa vụ.
Nghĩ một lát, trưởng tàu đồng ý :
- Cũng được.
Một đồng chí lão thành ngồi đối diện với người đàn ông đứng tuổi tỏ ra chướng tai gai mắt, đứng phắt lên nhìn chằm chằm vào mắt vị trưởng tàu, hỏi :
- Anh có phải đàn ông không ?
Vị trưởng tàu không hiểu, hỏi lại :
- Chuyện này có liên quan gì đến tôi có là đàn ông hay không ?
- Anh hãy trả lời tôi, anh có phải đàn ông hay không ?
- Ðương nhiên tôi là đàn ông !
- Anh dùng cái gì để chứng minh anh là đàn ông ?
Anh đưa giấy chứng nhận đàn ông của mình cho mọi người xem xem ?
Mọi người chung quanh cười rộ lên.
Thừ người ra một lát, vị truởng tàu nói :
- Một người đàn ông to lớn như tôi đang đứng đây, lẽ nào lại là đàn ông giả ?
Ðồng chí lão thành lắc lắc đầu, nói :
- Tôi cũng giống anh chị, chỉ xem chứng từ, không xem người, có giấy chứng nhận đàn ông sẽ là đàn ông, không có giấy chứng nhận đàn ông không phải đàn ông.
Vị trưởng tàu tịt ngóp, ngay một lúc không biết ứng phó ra sao. Cô soát vé đứng ra giải vây cho Trưởng tàu. Cô nói với đồng chí lão thành :
- Tôi không phải đàn ông, có chuyện gì ông cứ nói với tôi.
Đồng chí lão thành chỉ vào mặt chị ta, nói thẳng thừng :
- Cô hoàn toàn không phải người ! Cô soát vé bỗng nổi cơn tam bành, nói the thé :
- Ông ăn nói sạch sẽ một chút. Tôi không là người thì là gì ?
Đồng chí lão thành vẫn bình tĩnh, cười ranh mãnh, ông nói:
- Cô là người ư? Cô đưa giấy chứng nhận “người” của cô ra xem nào…
Mọi hành khách chung quanh lại cười ầm lên một lần nữa.
Chỉ có một người không cười. Ðó là người đàn ông trung niên bị cụt chân. Anh cứ nhìn trân trân vào mọi thứ trước mặt. Không biết tự bao giờ, mắt anh đẫm lệ, không rõ anh tủi thân, xúc động, hay thù hận.​
 

Lạc Xa

Vô Thường
Mưa và nước mắt

[h=2]Mưa và nước mắt[/h]
Anh là một chàng trai rất phong lưu. Với vẻ bề ngoài điển trai cùng một tính cách phóng khoáng, đã không biết bao cô gái theo đuổi anh, cho dù biết anh và cô là một cặp.

Còn cô là một người con gái hiền thục và dịu dàng. Cô không có vẻ đẹp sắc sảo, hiện đại như bao cô gái đang theo đuổi anh. Mặc dù biết anh là một người có tính trăng hoa, nhưng cô vẫn yêu anh thắm thiết và chung tình. Yêu trong thấp thỏm, lo âu. Yêu trong đau khổ.

Cô rất thích những ngày trời mưa và cũng rất thích đi dưới mưa. Mỗi lần, khi cô chạy ra khỏi ô để dầm mưa, để được cười nói và nhảy nhót dưới mưa, anh cũng luôn muốn cùng cô làm những điều mà cô thích. Nhưng những lúc ấy, cô đều ngăn anh lại.

“Tại sao em lại không để anh cùng dầm mưa với em vậy?"- anh hỏi cô lòng đầy thắc mắc. "Bởi vì em sợ anh sẽ bị cảm". Cô nhẹ nhàng nắm chặt tay anh và trả lời. "Nếu dầm mưa mà sợ bị cảm sao em vẫn còn làm?".

Câu hỏi này của anh, cô không bao giờ trả lời, chỉ khẽ mỉm cười rồi đưa cái nhìn vào xa xăm. Rồi cuối cùng, anh vẫn phải chịu thua và chấp nhận làm theo yêu cầu của cô. Bởi vì khi ấy, anh cảm thấy chỉ cần nhìn thấy cô hạnh phúc, nhìn thấy cô cười là anh cũng vui rồi.

Nhưng khoảng thời gian hai người được vui vẻ ở bên nhau ấy cũng không kéo dài được lâu. Anh đã yêu một người con gái khác. Cô gái này có một vẻ đẹp đến say lòng người, phong cách hiện đại của cô khiến bao chàng trai theo đuổi. Và anh cũng không ngoại lệ. Anh si mê, tìm mọi cách chinh phục người con gái ấy mà quên mất sự tồn tại của cô.

Một ngày kia, khi anh và cô cùng ngồi ăn tối với nhau, anh đã đưa ra đề nghị chia tay. Mặc dù trong lòng anh cảm thấy có chút áy náy, mặc dù anh chưa thể hiểu được tình cảm của mình dành cho cô bây giờ còn được bao nhiêu. Nhưng có lẽ anh không nhận ra rằng mình đang theo đuổi một cái gì đó phù phiếm và đang đánh mất đi một điều gì đáng quý.

Và cũng thật bất ngờ khi cô chấp nhận lời đề nghị ấy. Lặng lẽ và trầm tư. Có lẽ từ rất lâu, cô đã biết anh không thuộc về riêng mình một cách tuyệt đối. Anh giống như một cơn gió, mà gió sẽ thổi mãi chứ không bao giờ dừng lại ở một người nào cả.

Buổi tối hôm ấy, chàng trai lại đưa cô gái về nhà lần cuối cùng. Không hẹn mà trời bất chợt đổ mưa. Cô lại rút tay ra khỏi tay anh, chạy lên trước và xoay vòng đón nhận những hạt mưa mát lạnh.

Nhìn bóng dáng nhỏ nhắn, thân thương của người con gái mà mình đã yêu và phụ lòng, lòng chàng trai bất chợt dâng lên một thứ cảm giác thật khó tả. Hổ thẹn và xót xa. Trong khoảng khắc, anh bỗng thấy tình yêu thương đối với cô trỗi dậy. Lần đầu tiên, chàng trai không làm theo yêu cầu của cô gái.

Anh bước đến bên cô dưới làn mưa dày đặc, nhẹ nhàng đặt lên môi cô nụ hôn mà anh nghĩ là lần cuối cùng và nói: "Anh thật sự xin lỗi vì đã làm em đau lòng! Nhưng những ngày cùng em đi dạo dưới mưa là những ngày mà anh cảm thấy vui nhất".

Anh vừa nói dứt lời thì cô bật khóc. Những giọt nước mắt lẫn trong nước mưa buốt lạnh. Chàng trai lại ôm cô gái vào lòng, thật chặt, thật chặt, cảm nhận được bờ vai nhỏ bé của cô đang run lên vì đau khổ.

Rất lâu sau, anh mới lên tiếng: "Có một điều này anh muốn hỏi em từ rất lâu rồi. Vì sao mỗi khi trời mưa, em đều không muốn để anh cùng em dầm mưa vậy?". Im lặng một hồi lâu, cô gái mới cất tiếng trả lời: "Bởi vì, em không muốn anh nhận ra rằng... em đang khóc...".

Câu trả lời của cô gái lẫn trong tiếng mưa khiến trái tim chàng tan ra trong bao ý nghĩ sai lầm. Anh hiểu ra rằng cô gái đã yêu anh nhiều như thế nào, yêu trong đau khổ và dằn vặt. Và anh đang vô tình khiến trái tim cô nhỏ lệ. Một sự bù đắp sẽ là không muộn nếu như bây giờ anh đã nhận ra tình cảm chân thành mà cố ấy dành cho mình... tất cả. Chỉ gói gọn trong mưa và nước mắt!
 

Lạc Xa

Vô Thường
[h=2]Cái bát gỗ[/h]
Một ông già sống cùng con trai, con dâu và một đứa cháu trai bốn tuổi. Tay ông run run, mắt ông đã mờ và bước đi không còn vững nữa. Hàng tối, cả gia dình thường ngồi ăn cùng nhau trên bàn ăn. Nhưng, người đàn ông già cả ăn uống rất khó khăn vì tay cụ run và mắt thì không nhìn rõ. Những hạt đậu cứ rơi xuống sàn. Còn khi uống, cụ thường làm đổ sữa ra khăn trải bàn. Những việc đó khiến đứa con trai và con dâu phát cáu.

“Chúng ta phải làm gì đó với ông cụ thôi,” người con trai nói, “tôi đã chịu đủ những lần sữa đổ, thức ăn trên sàn, và những tiếng ồn ào ông gây ra khi ăn”. Vì vậy, hai vợ chồng quyết định để ông ăn một mình tại chiếc bàn nhỏ đặt ở góc nhà trong khi cả gia đình ăn tối trên bàn ăn. Vì ông cụ đã làm vỡ mất một hai cái đĩa, họ làm cho ông một cái bát gỗ. Thỉnh thoảng, khi họ nhìn về phía ông cụ, họ thấy những giọt nước trên khoé mắt ông. Nhưng, hai đứa con vẫn liên tục trách móc ông một cách cay độc khi ông làm rơi cái nĩa hay đánh đổ thức ăn.

Một tổi, trước giờ ăn, người cha thấy đứa con nhỏ đang nghịch mấy mẩu gỗ trên sàn. Anh ta hỏi, “Con đang làm gì thế?”. Đứa con trả lời, “Ồ, con đang làm một cái bát gỗ để đựng thức ăn cho cha mẹ khi con lớn lên.” Đứa trẻ bốn tuổi mỉm cười và tiếp tục làm việc. Những lời nói đó ám ảnh cha mẹ nó đến nỗi họ không thốt nên lời. Và họ khóc. Dù không nói lời nào, nhưng họ biết mình cần phải làm gì. Buổi tối hôm đó, người chồng nhẹ nhàng dắt tay ông cụ trở lại bàn ăn.
Từ đấy, cụ già lại ăn cơm tối cùng gia đình. Và, vì lý do nào đó, cả người chồng lẫn người vợ không ai còn phàn nàn gì khi nĩa rơi hay sữa đổ hoặc thức ăn làm bẩn khăn trải bàn nữa.

Những đứa trẻ bao giờ cũng có cảm nhận rất tinh tế. Mắt chúng luôn quan sát, tai chúng luôn lắng nghe và đầu óc luôn phân tích những gì chúng tiếp thu được. Bậc cha mẹ khôn ngoan sẽ biết được rằng cách cư xử hàng ngày của mình là nền móng cho hành động của con cái sau này.

Những gì bạn làm với cha mẹ hôm nay, một ngày nào đó con cái cũng sẽ đối xử với bạn như thế!
 

Lạc Xa

Vô Thường
[h=2]Chuyện tình của cát' gây xúc động cư dân mạng[/h]
Đoạn phim sử dụng kỹ xảo stop-motion có tên Bottle không chỉ khiến người xem cảm động trước nỗi nhớ mong của hai "nhân vật" cát và tuyết mà còn thán phục trước sự kỳ công xây dựng video của tác giả.

Bằng việc chụp liên tiếp hàng trăm tấm hình tĩnh rồi ghép lại thành clip, nghệ sĩ Kirsten Lepore đã sáng tác câu chuyện tình đầy ý nghĩa. Do trời không đủ lạnh, tuyết không thể đến được với cát. Chúng chỉ biết gửi gắm lời yêu thương qua một chiếc chai. Một ngày, chúng quyết định vượt đại dương đến gặp nhau. Đoạn kết của clip là lời cảnh báo về tình trạng trái đất đang nóng lên.
Bottle được trao giải Video xuất sắc 2010 trên Vimeo - website chia sẻ clip yêu thích của giới nghệ sĩ và thiết kế đồ họa.




[video=youtube;PoOkgyNT3_w]http://www.youtube.com/watch?v=PoOkgyNT3_w&feature=player_embedded[/video]

Tuyết và Cát giờ đây đã hòa vào nước để trở thành của nhau ...



Quá trình thực hiện video Bottle
 

Lạc Xa

Vô Thường
Còn dư đồng nào không con?


Tình cờ đọc đc bài này trên mạng, thấy hay nên share cho mọi người xem. Tuy câu chuyện này ngắn thôi, nhưng rất ý nghĩa ...

Học lớp 12, tôi không có thời gian về nhà xin tiền ba như 2 năm trước. Vì thế, tôi viết thư cho ba rồi ba đích thân lên đưa cho tôi. Từ nhà đến chỗ tôi trọ học chừng 15 km. Nhà nghèo không có xe máy, ba phải đi xe đạp. Chiếc xe gầy giống ba...

Cuối năm, làm hồ sơ thi đại học, tôi lại nhắn ba. Lần này, sau khi đưa cho tôi một trăm ngàn, ba hỏi:"Có dư đồng nào không con?". Tôi đáp: "Còn dư bốn ngàn ba ạ". Ba nói tiếp:"Cho ba bớt hai ngàn, để lát về, xe có hư như lần trước thì có tiền mà sửa". Ba về, tôi đứng đó, nước mắt rưng rưng...

Ong-gia-dap-xe-2-000km-tim-vo-cho-hang-xom_Tin180.com_001.jpg


 

Lạc Xa

Vô Thường
[h=2]Những truyện "cực ngắn"[/h]
Ước mơ
Chị mua dùm thằng bé mấy tờ vé số. Sau một hồi chọn lựa, chị hỏi nó:
- Nếu cô trúng số con chịu cô mua cho con cái gì?
Nó nhìn chị, xoay qua xoay lại rồi nói:
- Cho con một chiếc xe đạp, có xe đi bán xong con chạy tới trường liền, không bị trễ học nữa.
Di di những ngón chân xuống đất, nó hạ giọng:
- Cho con thêm đôi dép nữa nghe cô, để con đi học.
Dĩ nhiên là chị không trúng số. Tôi lại thấy nó mỗi ngày đi qua nhà với chân trần, đầu không nón...

Phấn son
Tốt nghiệp đại học, ở lại thành phố đi làm. Tháng rồi, mẹ vào thăm. Mừng và thương. Mẹ khen: "Bạn gái con xinh."
Cuối tháng, lãnh lương. Dẫn người thương đi shopping. Em bảo: "Mỹ phẩm của hãng này là tốt nhất. Những loại rẻ tiền khác đều không nên dùng vì có hại cho da, giống mẹ anh đó, mẹ bị nám hết anh thấy không…"
Chợt giật mình. Mẹ cả đời lam lũ, nắng gió với cái ăn, nào đã biết phấn son màu gì.

Nghỉ lễ
Cha nó xuôi ngược buôn bán trên chiếc ghe nhỏ để lo cho nó ăn học. Xong đại học, nó ở lại thành phố.
Tết vừa rồi, tiễn nó đi, ông dặn: “Con đi làm, ít về. Cha mẹ nhớ lắm. Nhưng ráng… đến dịp lễ rảnh con về thăm cha mẹ”.
Nó hứa.
Lễ đến, ông hớn hở chờ nó về. Nó điện thoại bảo không về được vì sinh nhật bạn gái.
Nghe xong, ông trầm ngâm, lát sau nói với mẹ nó: “Vậy là tết thằng nhỏ nó mới về. Còn đến bốn tháng nữa…”

Ngày cưới của cha
Anh hai làm ở thành phố, tổ chức đám cưới luôn trên ấy. Ba vượt hơn 200 cây số đường quàn quả các thứ lo đám cưới cho anh.
Anh kế, rồi đến tôi đám cưới ba lo lắng đến từng chi tiết, cả đến cách lạy, cách đi đứng như thế nào cho phải đạo...
Mẹ mất sớm, ba sống cô đơn hàng chục năm. Khi các con đã yên bề cả, ba đi thêm bước nữa, ngày cưới của ba, cả ba anh em tôi đều viện cớ vắng mặt...

Lòng tin
Xe ngừng…
- Mận ngọt đây! ...
- Bao nhiêu tiền bịch mận đó?
- Dạ 2000.
- Hổng có tiền lẻ!
- Để con đổi cho!
Cái bóng nhỏ lao đi. Năm phút, mười phút…
- Trời! Đồ ranh! Nó cầm 5000 của tui đi luôn rồi!
- Ai mà tin cái lũ đó chứ!
- Bà tin người quá! ...
Xe sắp lăn bánh… Cái bóng nhỏ hớt hải:
- Dì ơi! Con gửi ba ngàn. Đợi hoài người ta mới đổi cho

Lời hứa
Tết, anh chở con đi chơi. Về nhà, thằng bé khoe ầm với lũ bạn cùng xóm. Trong đám trẻ có thằng Linh, nhà nghèo, lặng lẽ nghe với ánh mắt thèm thuồng. Thấy tội, anh nói với nó: “Nếu con ngoan, tết năm sau chú sẽ chở con đi chơi”. Mắt thằng Linh sáng rỡ.
Ngày lại ngày. Cuộc đời lại lặng lẽ trôi theo dòng thời gian.
Thoắt mà đã hết năm. Lại tết. Đang ngồi cụng vài ly với đám bạn thì thằng Linh cứ thập thò. Vẫy tay đuổi, nó đi được một chốc rồi lại lượn lờ. Cáu tiết, anh quát nó. Thằng Linh oà khóc nức nở. Tiếng nó nói lẫn trong tiếng nấc: “Chú hứa chở con đi chơi…cả năm qua con ngoan…không hư một lần nào…”

Ba
Xưa, nội nghèo, Ba đi ở cho ông bá hộ, chăn trâu để chú được đi học. Thành tài, chú cưới vợ, ra riêng.
Ngày hỏi vợ cho thằng Hai, chú mời mấy người cùng cơ quan. Ai cũng com-lê, cà-ra-vát. Chú bảo: Anh Hai hay đau bao tử, ở nhà nghĩ cho khỏe.
Ba ừ, im lặng vác cày ra đồng. Mồ hôi đổ đầy người.
Cũng những giọt mồ hôi ấy, xưa mặn nồng biết chừng nào, mà giờ, sao nghe chát cả bờ môi.

Tình bạn

Hai người đi trên con đường vắng vẻ. Đến một đoạn, họ có một cuộc tranh luận khá gay gắt và một người đã không kiền chế được giơ tay tát vào mặt bạn mình. Người kia bị đau nhưng không hề nói một lời. Anh viết trên cát: " Hôm nay, người bạn thân nhất của tôi đã tát vào mặt tôi ".
Họ tiếp tục đi, đến một con sông, họ dừng lại và tắm ở đấy. Anh bạn kia không may bị chuột rút và suýt chết đuối, may mà được người bạn cứu. Khi hết hoảng sợ, anh viết lên đá: " Hôm nay, người bạn thân nhất đã cứu sống tôi ".

Anh bạn kia ngạc nhiên hỏi: " Tại sao khi tôi đánh anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại viết trên đá? "

Mỉm cười, anh trả lời: " Khi một người bạn làm chúng ta đau, chúng ta hãy viết điều gì đó trên cát, gió sẽ thổi bay chúng đi cùng sự tha thứ... Và khi có điều gì đó to lớn xảy ra, chúng ta lên khắc nó lên đá như khắc sâu vào ký ức của trái tim, nơi không ngọn gió nào có thể xóa nhòa được... ".

.....Hãy học cách viết trên cát và đá ...

Khoe
Ngày xưa, khi có ai hỏi con: "Bố làm nghề gì ?" .... Bố thấy con không vui và không bao giờ chịu trả lời là bố làm nghề thợ hồ. Bố cố gắng làm việc nhiều hơn để nuôi con ăn học & mong sau này con có được 1 nghề mà mọi người nể trọng trong xã hội. Con thành đạt rồi lấy chồng. Mỗi lần khách đến chơi, câu đầu tiên bố thường nghe con khoe là "Nhà em làm luật sư nên lúc nào cũng bận"
Bố buồn, chỉ ao ước được 1 lần nghe con khoe về nghề của bố ...

Chuyện của nội
Nhận vé máy bay, cả nhà mừng tíu tít...
Dường như nội cũng mừng lắm. Nội ra vào, hết sờ cái cột, sửa thân bầu, lại bứt mấy đọt mồng tơi nấu canh. Con cháu cười nội lẩm cẩm...
Từ ngày lên máy bay cho đến khi định cư nơi trời Tây, nội luôn săm soi một gói giấy, vẻ quí lắm.
Chiều đông ảm đạm, nội ra đi, tay vẫn nắm chặt cái gói nhỏ. Bố nhẹ nhàng gỡ ra, một cục đất màu nâu rơi xuống, vỡ tan...

Nhạt
Người đàn bà vội vã ra đi vào một chiều mưa tầm tã.

Ngày ngày, chỉ còn lại người đàn ông lầm lũi bên xe mì gõ đầu hẻm. Chẳng hiểu vì lý do gì, khách đến ăn ngày một thưa dần rồi vắng hẳn.

...Ngày nọ, có người đàn bà sang trọng tìm về con hẻm xưa. Không ai còn nhận ra bà. Người đàn ông và xe mì gõ không còn ở đó nữa. Người ta bảo kể từ cái dạo vợ bỏ đi, mì ông nấu không còn ngon như trước và quá nhạt.

Nhạt nên người ta không ăn của ông nữa...

Anh hai
Năm 18 tuổi, anh quyết định nghỉ học đi phụ hồ. Bố Mẹ giận dữ, mắng “ sanh ra.. Giờ cãi lời bố mẹ… phải chi nó ngoan, siêng học như bé Út…”
Anh lặng thinh không nói năng gì… Bố mẹ mắng mãi rồi cũng thôi. Anh đã quyết thế!
Ngày bé Út vào Đại Học, phải xa nhà, lên Thành Phố ở tro. Anh tự ý bán đi con bò sữa – gia tài duy nhất của gia đình, gom tiền đưa cho bé Út. Biết chuyện, bố thở dài, mẹ lặng lẽ, bé Út khóc thút thít… anh cười, “ Út ráng học ngoan…”
Miệt mài 4 năm DH, Út tốt nghiệp loại giỏi, được nhận ngay vào công ty nước ngoài, lương khá cao… Út hớn hở đón xe về quê…
Vừa bước vào nhà, Út sững người trước tấm ảnh của anh trên bàn thờ nghi ngút khói… Mẹ khóc, “ Tháng trước, nó bị tai nạn khi đang phụ hồ…lúc hấp hối, biết con đang thi tốt nghiệp, nó dặn đừng nói con biết…”

Đưa đón
Nội từ quê vào thăm, mang quà quê vào cho cháu, nào là bánh đa gạo nếp, có cả chục trái dừa khô.
Thấy nội lỉnh kỉnh vất vả, con trách bố: Sao không đón nội. Bố bảo: Bận quá.
Ngoại nước ngoài về thăm quê. Các cậu, dì thuê hẳn một xe ôtô đi đón. Bố cũng đóng cửa hàng nghỉ buôn bán vài hôm, để cùng đi đón ngọai. Bố bảo: Ai cũng có mặt, bố không đi ngoại trách.

Cua rang muối
Khi xưa nhà còn nghèo, mẹ hay mua cua đồng giả làm cua rang muối. Cua đồng cứng nhưng mẹ khéo tay chiên giòn, đủ gia vị nên thật ngon. Thấy các con tranh nhau ăn, mẹ nhường. Các con hỏi, mẹ bảo: răng yếu. Giờ, các con đã lớn, nhà khá hơn, chúng mua cua biển gạch son về rang muối mời mẹ. Các con nói vui:

- Cua rang muối thật đó mẹ.

Rồi chúng ăn rất ngon. Riêng mẹ không hề gắp. Các con hỏi, mẹ cười móm mém:

- Còn răng đâu mà ăn?!

Đợi
“Mẹ ơi, sao bà hay ngồi ngoài cửa chiều chiều thế mẹ? Bà lãng mạn quá mẹ nhỉ! ” Nó cười tít mắt, tưởng tượng vu vơ ở chân trời nào chả rõ. Mẹ chẳng nói gì, chỉ lặng im, lâu lâu lại ngẩn lên nhìn bà, mắt mẹ thoáng buồn, nó chẳng hiểu vì đâu…
Sau đó nó biết ông khi xưa đi chiến trường không về, bà thì luôn bảo ông “chưa” về nên hay ra ngồi ngoài ngõ đợi.
Có lúc nó dỗi bà, bảo bà không chơi với nó mà cứ ngồi đợi ông “Ông không về đâu, ông chết rồi! ” Nó hét lên giận dữ, khóc thảm thiết. Bà vuốt má nó nựng nịu, rồi cõng nó vào trong.
Mãi sau này, khi bà mất đi, mẹ kể nó nghe rằng: bà muốn đợi ông về, dẫn hồn ông đi kẻo lạc. Bà sợ năm tháng dài, mấy con ngõ trở thành lạ xa.
Nó lặng im thẫn thờ, mắt thả về miên man… thấy nhớ bà vô hạn…
Rồi chiều chiều, cũng tự khi nào không biết, nó ngồi trước hiên nhà, đợi bà ngang qua…

Xa xứ
Em tôi học đến kiệt sức để có một suất du học.
Thư đầu viết: "ở đây, đường phố sạch đẹp, văn minh bỏ xa lắc nước mình…"
Cuối năm viết: "mùa đông bên này tĩnh lặng, tinh khiết như tranh, thích lắm…"
Mùa đông sau viết: "em thèm một chút nắng ấm quê nhà, muốn được đi giữa phố xá bụi bặm, ồn ào, nhớ chợ bến xôn xao lầy lội… Biết bao lần trên phố, em đuổi theo một người châu Á, để hỏi coi có phải người Việt không…"

Bàn tay
Hai đứa cùng trọ học xa nhà, thân nhau. Lần vào quán nước, sợ tôi không đủ tiền trả em lòn tay xuống gầm bàn đưa tôi ít tiền. Vô tình đụng tay em... Mềm mại.
Ra trường, hai đứa lấy nhau. Sống chung, em hay than phiền về việc xài phí của tôi. Bận nọ tiền lương vơi quá nửa đem về đưa em... Chợt nhận ra tay em có nhiều vết chai.
Tự trách, mấy lâu mình quá vô tình.

Ba
Học lớp 12, tôi không có thời gian về nhà xin tiền ba như 2 năm trước. Vì thế, tôi viết thư cho ba rồi ba đích thân lên đưa cho tôi. Từ nhà đến chỗ tôi trọ học chừng 15 km. Nhà nghèo không có xe máy, ba phải đi xe đạp. Chiếc xe gầy giống ba…
Cuối năm, làm hồ sơ thi đại học, tôi lại nhắn ba. Lần này, sau khi đưa cho tôi một trăm ngàn, ba hỏi:”Có dư đồng nào không con?”. Tôi đáp: “Còn dư bốn ngàn ba ạ”. Ba nói tiếp:”Cho ba bớt hai ngàn, để lát về, xe có hư như lần trước thì có tiền mà sửa”.
Ba về, tôi đứng đó, nước mắt rưng rưng…

Bà không ngủ nổi!
Chúng nó mới phone về xong "Đã tới Úc bình an, nhưng chà bông (ruốc )họ quẳng rồi! "
Nhói cả tim già! Bà không tiếc của, chỉ tiếc công.
Tám mươi tuổi rồi, lọm khọm ngồi xé được cả ký như thế, vậy mà... Thương hai đứa cháu nhỏ, chả nhận được quà.
Giọng con dâu còn nhấm nhẳn: "Con bảo rồi! Đồ ăn bên mình mất vệ sinh lắm! Ai họ nhận! "
Thế đấy! ...

Quyền sách cũ
Tôi là giáo viên Tiếng Anh.
Đến lớp, dặn các em không ghi lời giải vào sách trước.
Hôm qua, phát hiện một quyển sách đầy nét bút, tôi quát: "Sao em gian dối với thầy?"
Nó không nói, chỉ oà khóc...
Đứa bạn bảo: "Mẹ nó nghèo, nó mua sách cũ đó thầy".
Tim tôi như rạn nứt: ba năm sư phạm tôi đâu có học điều này!

Thần dược - Lan Hương
Mẹ bệnh. Mọi người trong nhà cũng thay đổi. Con lớn tự giác thay mẹ đi chợ búa, cơm nước. Con nhỏ tự giác phục vụ mình. Ba tự giác giặt giũ, lau dọn nhà cửa. Mẹ như em bé được cả nhà chăm sóc, chiều chuộng .
Ba bàn tay khác nhau: một to bè, thô ráp; một thon nhỏ, mịn màng và một bé xíu, mũm mĩm thay nhau đặt trên trán mẹ, vuốt ve khuôn mặt mẹ. Mẹ thấy khoẻ rất nhanh, như được dùng thần dược.

Dì ghẻ
Chị lấy chồng. Chưa kịp có con thì chồng mất. Ba năm sau chị đi bước nữa. Người chồng mới goá vợ, có hai con nhỏ. Yêu chồng, yêu luôn cả con chồng. Chị quyết định không sinh con để lo cho gia đình. Lớn lên, người con trai có vợ. Sau tuần trăng mật anh ta về nhà. Chị vui mừng ra đón. Chưa đến phòng khách, chị nghe tiếng cô con gái:
Còn xấp vải hoa?
Cho mẹ.
Hoài của! Em lấy nốt, nào phải mẹ mình.
Chị càng buốt tim hơn khi người con trai im lặng.

Mẹ ghẻ - B.P.M
Cô tôi muộn chồng vì quá dữ tánh, ruột thịt cũng chẳng ai muốn gần, đành lấy dượng, đã goá vợ.
Lộc - con riêng của dượng. Sáu tuổi, Lộc về với Mẹ ghẻ, làm đủ việc mà lằn roi mới vẫn chồng lên dấu đòn cũ...
Năm Lộc 15 tuổi, dượng chết. Đinh ninh Lộc bỏ đi nên ngày mở cửa mả, cô đuổi khéo:
Có muốn về với bà ngoại mày không?
Lộc cúi đầu, nói trong nước mắt:
Con đi rồi.... Mẹ ở với ai?
Sau câu đó, dường như "bà Mẹ ghẻ" ở lại với nấm mồ, còn cô tôi về cùng Lộc. Sau đó cô tôi năng đi chùa, ăn chay. Lộc trở thành cậu ấm – rồi trở thành thạc sĩ, Mẹ con thân thương như một phép màu...

Mẹ & con - T.T.A.H
Con lên ba, chơi bên nhà dì, bị xe đạp ngã, trúng đầu chảy máu. Mẹ đang nấu cơm, hốt hoảng bế con chạy ngay đến bệnh viện. Hú vía. Vết thương chỉ nhẹ bên ngoài thôi. Hoàn hồn, mẹ nhìn lại mình: chân không dép, quần ống cao ống thấp, áo loang lổ vết máu. Chả giống ai! Mẹ cười.

Con lớn, mẹ bỗng bị chứng điếc đột ngột. Lưỡng lự mãi, mẹ mới nhờ con đưa đi khám bệnh. Bác sĩ bảo: Để quá lâu, hồi phục thính lực cũng khó. Nhìn mặt mẹ ngơ ngẩn, con khóc

Lý do
Nó thấy trong ví anh có tấm ảnh mờ nhạt của một phụ nữ, tuổi khoảng chừng 25. Nó cầm lấy và nhận xét:

- Bạn anh đấy à! Xấu quá....

Anh không nói gì, nhét vội tấm ảnh vào ví và ra về với dáng điệu buôn bã.

Mười ngày, hai mươi ngày và cả tháng, anh vẫn không đến nhà nó, nó chẳng hiểu lý do gì? Giận anh nhưng nhớ anh. Nó quyết định tìm đến nhà anh.
Vừa vào đến cửa nhà, nó chợt giật mình vì tấm ảnh thân thuộc kia nằm ngay trên bàn thờ với khói hương nghi ngút. Nó như hiểu ra vì sao anh không bao giờ nhắc đến mẹ trước mặt nó. Nó ôm lấy mặt mà khóc vì ân hận.

Của anh
Ngày còn bên nhau, anh mua cho nó đủ thứ vì muốn nó không thua kém bạn bè. Khi nó đi làm có tiền anh và nó chung nhau mua nhiều thứ khác để dành cho cuộc sống trong tương lai. Ngày chia tay, anh đòi lấy mấy món đồ mua chung.
"Của anh! "
Nó ngạc nhiên tròn mắt và bỗng cảm thấy mình còn may mắn quá..

Nhớ mẹ - An Hạ

Dưới quê học hành khó khăn nên mới lớp 2, thằng Út đã được gởi lên thành phố ở với chị Hai.

Lâu lắm mẹ mới ra thăm. Lần nào chị Hai cũng nhằn vì mẹ cứ nhai trầu bỏm bẻm suốt ngày, lại vứt bã trầu lung tung. Lần nào cũng vậy.

Đưa mẹ ra bến xe về quê xong, chị Hai về thấy nhà vắng ngắt. Tìm mãi mới thấy thằng Út đứng khóc sau kẹt cửa, tay cầm mấy cái bã trầu khô.

Giỗ ông - Lê Nguyên Vũ

Sớm mồ côi, từ nhỏ anh em nó sống cùng nội trên rẻo đất còm của người chú. Năm ngoái, sau trận bão lớn ông nó quy tiên. Chú lấy lại căn chòi, khuyên:

- Mười bốn, lớn rồi, nên tự lập.

Anh em nó dắt díu nhau tha hương, lên thành phố sống ở dưới gầm cầu.
Trưa, phụ hồ về mệt, đói, giở nồi cơm, nhão như cháo, nó mắng:

- Đồ hư.

Con em mếu máo:

- Em nấu để giỗ ông.

Nó ngẩn người, chợt nhớ hôm nay tròn năm, ngày ông mất. Hồi ở quê, thường ngày ông thích cơm nhão. Thế mà...

Ôm em vào lòng nó gọi trong nước mắt:

- Ông ơi!

Bệnh
Hồi nhỏ, mỗi lần tôi bệnh, mẹ tôi luôn lo lắng thuốc thang, nuông chiều tôi mọi thứ. Biết vậy, tôi cứ giả ốm để mẹ chiều chuộng.

Lớn lên lập gia đình. Có con. Đang làm việc. Điện thoại reo vang, nhà gọi vào báo: "Con sốt, ói mửa! ". Nghe xong, tôi chẳng làm gi được, cứ ngóng tới giờ về .

Tối - nằm cạnh con. Mỗi tiếng con ho, ói - tôi bật dậy - ruột xốn xang - thao thức mãi .
Đặt lưng xuống. Nhớ lại ngày xưa. Nước mắt chực trào ra. Nghĩ mà thương mẹ biết chừng nào ...

Nghề của ba

Trước, ba nó cũng là công chức nhưng vì bất đồng với cung cách làm ăn bất bình thường của một số người trong cơ quan. Ba nó xin nghỉ.

Về nhà, ba nó sắm một chiếc xích lô, ông bảo ”Đạp xích lô vậy mà tự do, thoải mái hơn, được làm chủ công việc của mình và thu nhập bằng chính sức lao động đích thực của mình.”

Từ ngày ba nó đạp xích lô, nó bổng trở nên trầm mặc, ít giao du với bạn bè, nó không còn vui vẻ, nhí nhảnh như trước nữa.

Một lần đi học về, không may nó bị trúng gió, bạn bè dìu nó vào nằm bên lề đường dưới gốc cây bàng. Tay chân nó cứng đờ, mặt xanh như tàu lá chuối. Giữa dòng xe cộ ngược xuôi, hối hả, bạn nó đón một vài chiếc xe máy để nhờ chở nó đến bệnh viện nhưng chẳng ai chịu dừng. Bỗng một chiếc xích lô ở đâu trờ tới và dừng lại, bác xích lô liền bế nó lên xe và chở ngay đến bệnh viện.

Đến nơi bác lại bế nó đến tận phòng cấp cứu. Bạn nó cũng vừa đến cảm ơn và xin gửi tiền xe. Bác nhất định không lấy.

Được đưa đến bệnh viện kịp thời nên cơn nguy hiểm đã qua, nó nhanh chóng khỏe trở lại. Nghe bạn kể, những giọt nước mắt hối hận lăn dài trên má. Nó bỗng thấy yêu quí và mến phục tất cả những người đạp xích lô tốt bụng.

Nó tin rằng trong số đó sẽ có cả ba của nó – bởi nó biết tính ba – và nó cảm thấy rất tự hào về ba của nó

Xót xa
Tần tảo dành dụm những đồng tiền lẻ từ mớ rau, củ khoai, con cá con tôm bắt được để gởi lên cho chị Hai ăn học. Tốt nghiệp Đại học Văn hóa – Nghệ thuật – Du lịch, chị Hai ở luôn trên Thành phố làm Phó giám đốc cho một công ty Đầu tư và phát triển Du lịch tại Sài Gòn. Mãi đến hôm nay – dễ chừng gần ba năm – chị Hai mới về. Cả nhà khôn xiết vui mừng. Má lật đật chèo xuồng đến chợ nổi mua đồ về làm bữa cơm thịnh soạn:

- Tội nghiệp chị Hai tụi bay, hồi giờ có được bữa ăn nào đàng hoàng, tử tế đâu?

Đang ăn, chị Hai bỗng giật mình, lấy đũa khều một sợi tóc từ trong đĩa lòng xào ra:

- Ai làm bê bối và cẩu thả thế này? Kiểu này ở nhà hàng họ đã đổ vào thùng nước cơm! Khách du lịch mà biết, chỉ có nước đóng cửa dẹp tiệm! Sạt nghiệp là cái chắc!

Nói xong, chị Hai đứng dậy, nhanh chân bước lên nhà trên.

Từ nãy giờ, má ngồi đó, im lìm như tượng đá. Thằng Út cầm sợi tóc lên săm soi một lúc rồi la to lên, giọng còn ngọng nghịu:

- Sợi tóc bạc hơn một nửa rồi má ơi!

Cha mẹ !
Anh cả là dược sỹ chị kế là dược sỹ.
Út là bác sỹ!
Ba ốm có chú cô, có láng riềng, có mẹ lo!
Anh cả ở Sài gòn chị kế ở Hà Nội
Út ở Gia Lai.
Chi dâu có em bé bà vào bế cháu cả năm trời! Cha ở nhà một mình...
Mỗi năm út về thăm nhà... Xin tiền cha mẹ.
Không biết trong ba đứa con có ai chăm thắp nhang cầu khấn cha mẹ mạnh khỏe?

(sưu tầm)​
 

Lạc Xa

Vô Thường
Thành công

[h=2]Thành công[/h]


Khi lớn lên, tôi cũng mong mỏi được thành công, như một giám đốc sang trọng, một doanh nhân giàu có, một chính khách mà ai cũng nể phục... Theo tôi, đó là "thành công".

Nhưng tôi cũng cho rằng có những cách thành công khác nữa. Mẹ tôi dậy từ 5h sáng và đi ngủ khi đã quá 12h đêm. Mẹ làm việc nhà, giặt giũ, nấu nướng, quét dọn. Khi công việc đã vơi bớt, đáng lẽ nên ngả lưng nghỉ thì mẹ chạy sang hàng xóm, đem biếu một nửa giỏ hoa quả mà nhà tôi cũng mới được tặng. Cô hàng xóm mới ốm dậy, chồng lại mất việc làm. Mẹ thậm chí còn dọn nhà thay cho cô ấy và mang quần áo của cô ấy về nhà giặt. Vậy mà trong suốt cả ngày, mẹ vẫn tươi cười, thậm chí có lúc còn hát lên khe khẽ. Mẹ tự hào và hạnh phúc khi làm một-người-mẹ-ở-nhà, nhưng vẫn luôn giúp ích cho cuộc sống của những người xung quanh. Đối với tôi, đó là thành công.



Bố tôi là một người yêu vợ chưa từng thấy. Bố ngắm nhìn mẹ cả khi mẹ không nhìn, và mỉm cười. Thỉnh thoảng, trước khi đi làm, bố đính lên tủ lạnh những miếng giấy ghi những lời nhắn cho mẹ "Đừng bỏ bữa trưa!", hay "Nhớ đeo găng tay khi rửa bát"... Bố nói rằng chưa từng có một ngày nào trôi qua mà bố không học được một cái gì đó từ mẹ. Đối với tôi, đó là thành công.

Ông bà tuổi đã cao, nhưng không sáng nào không đi dạo cùng nhau vào lúc sương còn chưa tan hết. Ông thường cầm theo một chiếc ô, để những hôm nào trời nặng sương, ông sẽ giương ô lên che cho bà. Ông nói sương thấm có thể khiến bà bị nhức đầu. Những cuộc đi dạo của ông bà, đối với tôi, cũng là thành công.

Tôi nhìn đứa bạn thân của tôi - nó bị bệnh tim từ nhỏ, cứ phải đi khám thường xuyên, tránh những phấn khích quá mạnh, kiêng ăn một vài món, và phải kiên trì tập những bài thể dục nhẹ nhàng. Nhưng lần nào gặp, tôi cũng nghe nó ríu rít kể về "những niềm vui trong ngày". Nào là thấy que kem cốm trong tủ lạnh vào lúc đi học về đang nóng bức. Nào là được "anh hàng xóm" khen cắt tóc kiểu mới quá xinh. Nào là mới phát hiện ra rằng có thể vươn vai hít thở đến cái thứ 50 mà không bị chóng mặt nữa. Rất nhiều ngày, khi gặp nó, câu đầu tiên tôi nghe nó kêu lên là: "Mày ơi, hôm nay tao vui quá...". Tôi thì thấy rằng sống tích cực được như bạn tôi, đó là thành công.

Cũng có nhiều cách định nghĩa thành công khác. Thành công là được làm những gì bạn yêu thích nhất, đam mê nhất. Thành công là sự trưởng thành của tâm hồn. Thành công là khi biết rằng bạn không đơn độc trên thế giới này. Thành công là được yêu thương bởi gia đình và bạn bè. Mẹ tôi thì bảo: "Thành công không phải là những gì mình làm ra, mà là những gì mình để lại".

Tôi biết rằng tôi vẫn chưa học được hết thành công là gì. Khi tôi lớn lên, định nghĩa về thành công cũng lớn lên, cũng mở rộng ra. Tôi thấy mỗi người có những cách thành công khác nhau, theo những kiểu khác nhau, thậm chí, theo những cách định nghĩa của riêng họ.

Cuộc sống chính là bài học lớn về thành công, còn tôi chỉ là một học trò nhỏ mà thôi.

ST
 

Lạc Xa

Vô Thường
Câu chuyện tình yêu

[h=2]Mail cho người đã chết![/h]
_Anh sẽ đi em ạh ...

_Đi đâu ?

_Hàn Quốc ??

_Đùa àh ?

_Ko đùa đâu., lần này ko phải đi chơi, anh sẽ đi lâu đấy ..

_10 năm hay 20 năm ... (cười khẽ )

_Anh ko đùa đâu , từ nay , em phải tự chăm sóc cho bản thân nhá .. anh, ko còn bên cạnh em đc đâu ..

_Anh ... anh sẽ wên em chứ ?

_Ko chắc, chờ đến lúc anh về ... em sẽ mãi là bạn của anh đúng ko ???

Ánh nắng vụt tắt dưới chân trời màu đỏ .. khoảng ko gian trống vắng ko có thứ lấp đầy .. qui luật của cuộc sống, làm người ta đau nhiều hơn là hạnh phúc .. bay *t lên cao, qua khỏi tầm mắt .. và .. em đã mất anh ..

Trời vẫn xanh trong những ngày ko nắng .. vẫn một mau hồng ko đắng trong những ngày vắng bóng người em yêu .. chiếc dt trong tay ko còn rung liên hồi từng cơn trong đêm vắng, ko còn những dòn tin nhắn và hộp inbox đầy rẫy hàng chục tin .. ko còn những quán cafe nồng ấp và bàn tay khẽ thấm vết hoen mờ , ko còn lời bâng đùa người trao trên bờ môi ngọt ngào em thầm ước .. cuộc sống, nó qua mất chu kì .. đánh mất đi những jì mình ko tìm lại đc , anh xa em rồi , anh biết ko ???

Đã lâu lắm rồi , cái tên Keni trong lòng Thảo nó tắt ngúm, kể từ khi nhìn theo chiếc máy bay xa lạấy cất cánh bay đi .. một niềm yêu thương sụp đổ dưới chân cô như hàng ngàn cân sắt đè lên trái tim mỏng manh ko còn hơi sức ... Yêu keni, và chưa bao giờ đc cậu yêu lại .. dù rằng hai người thân nhau còn hơn chồng vợ.. thế mà , Keni vẫn chỉ coi cô là một người bạn thân ko hơn ko kém .. còn cô, đã mất hết cơ hội ngay cả khi chưa bao giờ cô tự tạo cho mình một cơ hội nào cả... Cho đến lúc cậu đi, cô vẫn ko đủ can đảm nói lên 3 tiếng đó ...đâu biết rằng ...

_Sao may ngu thế hả ?

_ngu cái jì ?

_Mày ko nói với nó thì làm sao nó biết ..

_Chắc là, nó ko cần biết đâu !!!

_Nói đi con ngốc ..

_Mày nghĩ có đc ko ??

_Làm gì đi Thảo, chẳng lẽ lúc nào mày cũng chỉ giữ trong lòng sao .. 5 năm nữa đấy, làm gì đi chứ , nói với nó đi ... hãy làm những thứ ,mà mày biết nó còn tồn tại trong cuộc sống của mày ý , hiểu ko ?

_Sẽ .. được chứ ?

.................................................. ........................................

Thảo vốn ghét dùng mail, ghét thứ thư ko dấu ấy, còn Keni lại rất thix .. duy chỉ có điểm này là 2 người hoàn toàn trái ngụơc nhau ...Và bắt đầu làm wen với thói wen mà mình ghét ... viết mail hằng ngày cho Keni

Mail đầu tiên :

"Keni ngốc nghếch ...anh trốn em đấy à, anh sợ em lắm à .. sao bảo ko wên em .. nói dối ..hôm đó, em đã đứng ở sân bay, em nhìn thấy anh, em thấy anh cười, em thấy anh nói .. em thấy anh bước đi, và em đã ko thể giữ lại .. anh bảo nếu ko muốn đến thì đừng đến .. thật sự em ko muốn , nhưng em vẫn cứ đến .. chỉ vì , em sợ .. ko còn đc nhìn thấy anh .. 5 năm, nó dài lắm ... nó gấp mấy lần khoảng thời gian 5 tháng chúng ta quen nhau .. anh biết là .. em yêu anh ... đúng ko ? Em nghĩ là anh biết , em nhìn thấy sự né tránh trong mắt anh, và em biết .. em thua rồi .. nhưng bắt đầu từ bây giờ, em hcính thức theo đuổi anh đấy .. em sẽ theo đuối một người , bằng những dòng mail .. nó lạ lẫm , nó điên điên .. nhưng em vẫn làm .. vì đó là điều anh thích ... thế thôi "

Mail thứ 2 :

"Hôm nay lạnh, nhưng chắc ko bằng bên đó .. anh , có đủấm ko .. tính anh lông bông, chắc suốt ngày lại lanh bang ngoài đường chứ gì ... mặc áo vào đi anh ... mùa đông hà nội , đi với em , anh mặc mỗi áo phông với chiếc thun tráng*****g ngoài cho nó "mốt" .. còn mùa đông Hàn, sẽ ko còn ai ôm anh để anh mặc vậy cho nó d0ẹp nữa đâu ? Bị cảm đấy , anh cảm , ko ai ngủ gục bên giường anh nữa đâu ngốc ạh .. anh bảo em phải tự lo cho bản thân , nhưng anh phải tự lo cho anh mới đúng .. biết ko ?... 2 giờ sáng rồi đấy , bên đấy là 12h đêm ...ngủ chưa ?? Chắc lại thức đêm ôm gấu nữa rồi .. tất cả của anh, đều là người lớn, chỉ có mỗi cái ôm gấu, là trẻ con kinh khủng .. Ngủ sớm đi, ăn nhiều nhé, đừng giữ dáng người mẫu nữa ... ko có người chết mất !!! Ngủ đi, lạnh quá !!!"

Cứ thế, và cuộc sống vẫn tiếp diện .. mỗi tuần dù có mệt nằm nghiêng ngả ra giường, quằn quại trong những cơm đau tim quặn thắt , vẫn còng lưng ngồi kì cạch bàn phím viết mail cho Keni ... dù là chưa bao giờ nhận được một mail trả lời từ cậu ấy, cô vẫn kiên trì .. vì cô tin .. cái jì rồi cũng đc đáp trả ... có khi nó lại quá muộn màng ..

Cho đến một ngày , cô gặp được Hiếu ... sau những chuỗi ngày chôn vùi tình yêu vao những bức mail dài đẵng .. tình yêu mới ... là sự ích kỉ của bản thân, là sự lãng wên hình bóng ai đó .. là sự tổn thương danh cho một người yêu mình còn mìn hchỉ coi nhu 7trò chơi qua đường ấy , thế mà cậu vẫn yêu .. dù mình .. mình khờ như một gã túng bảo gì làm vậy .. tất nhiên, khờ trong yêu, người ta khôn trong hiện thực, vì hiện thực, Hiếu là cậu sinh viên có giá trong trường DH mà cô theo học ...

_Em yêu ai chưa ?

_Rồi .

_Nhiều ko ?

_Hơn anh trăm lần ..

_Thế à

_Buồn ko ?

_Ko ?

_Lí do ?

_Rồi nanh sẽ làm cho em yêu anh nhiều hơn thế ..

_Mơ à ... yên vị với những gì mình có đi .. nhưng., xin nói một điều là ... mãi mãi , tôi chỉ sống và yêu một hình bóng ảo .. và anh đừng có quá lấn sâu vào tôi .. vì thật sự ko đủ tình yêu dành cho anh nữa đâu ..

3 năm sau

Mail thứ 210:

"Anh àh, hom nay em thấy sao băng ... nó sáng quá, nó xuyên ngang qua mắt em .. như anh, xuyên thẳng qua cuộc đời em lúc trước .. tự nhiên hôm nay thấy nhớ anh kkinh khủng , nhớ anh lắm, nhớ đến khóc ... và em gọi tên anh trong những giấc mơ trưa ko tỉnh giấc .. người ta bảo mơ trưa là mơ hồ , là những ước mơ vùi kín .. ko lối mòn dẫn dắt à sẽ chẳng bao giờ thành sự thật đâu ... Em thấy anh đứng dưới cái cây đó ... anh gọi em, em chạy lại .. và anh chết dưới chân em ... khóc thét lên giữa trời mưa ấy .. co quắp ôm lấy thân thể lạnh toát của anh .. em điên rồi .. và em tỉnh giấc, em cười như một con tê sảng .. vì em biết , nó ko bao giờ thành sự thật phải ko .. tự nhiên , thấy lạnh quá .. tự nhiên thấy nhớ bờ môi ấm lạ .. tự nhiên thấy nhớ lần đầu tiên anh hôn em .. hôm ấy trời cũng mưa to, em lấy tay che cho anh .. anh nhìn em rồi .. em hỏi sao lại làm thế, anh bảo đừng nghĩ jì, hôn cho ấm thôi .. cai jì làm cho em cũng có lí do , nhưng ko có một cái nào là vì yêu em sao anh ... ? "

Mail cuối :

"Anh à, em chết rồi ... đây sẽ là mail cuối cùng em gửi cho anh .. 2 năm rồi, em đã chờ , và em đã kiệt ... lạnh wá, lạnh hơn ngày hôm đó .. lạnh hơn những đêm co ro trong chăn khi ngoài rơi sương phủ dày đặc .. lạnh hơn những lần hôn nhau trong mưa .. lạnh wá ... em gặp anh mùa lạnh, wen anh mùa lạnh . hôn anh mùa lạnh, anh đi trời cũng lạnh .. chờ anh 2 mùa lạnh .. và em chết trời cũng lạnh lắm , anh biết ko .. hình như em đã thấy anh ở gốc cây đó .. và em sợ những giấc mơ .. em em muốn giữ anh , nhưng .. em muộn , em ko giữ đc tay anh ..xa quá .. hơi thở mệt nhoài bên những dòng máu lan vào nước mưa, máu đã chảy wa môi em .. cảm giác ấy , như cái lần anh hôn em vậy ... Từ nay, ko còn ai nhắc anh ngủ .. từ nay, ko còn ai bắt anh ăn nhiều , nghĩ nhiều, ko còn ai kể chuyện cho anh .. tự lập vì ko còn em nữa .. em chết rồi, chết vì anh .. ko hối tiếc ... ... anh à, đã bao giờ quên em chưa ??? Đã bao giờ ... yêu em chưa ???"

1 ngày sau, lần đầu tiên trong inbox có một bức mail reply, và bất ngờ hơn khi chính là của Keni ấy :

"Em bị điên à, đùa kiểu gì thế , ai bảo anh ko bao giờ đọc mail của em, em có biết là hằng ngày anh vẫn chờ mail của me ko, anh ko trả lời vì anh muốnem tự hiểu vẫn còn có người đang theo dõi cuộc sống của em .. em bắt anh phải lộ diện bằng cách này à, ác thế .. anh ko wên em đâu nhóc, còn câu em hỏi anh, anh về, anh sẽ trả lời

"Xin lỗi vì đã nói dối anh, tôi là Hiếu là bạn trai của Thảo, Thảo .. cô ấy chết thật rồi .. và những bức mail 1 tháng nay, là do tôi viết, đó là ước nguyện cuối cùng của cô ấy ... hom ây, ngồi trong quán cafe, trời cũng mưa tầm tã .. rồi bỗng cô ấy chạy ra... và chiếc xe ấy .. nó .. nó đã ko kịp .., khi vào bệnh viện, cô ấy nói đã thấy một người giống anh đứng bên đó .. và.. chỉ biết chạy theo ... chạy rất nhanh, tôi đã ko kịp ngăn cô ấy lại .. máu chảy nhiều lắm .. nhìn cô ấy chết , rất thanh thản ..cô ấy muốn chờ anh đến khi anh về, nhưng vết thương ấy, nó ... ko còn đủ để giúp cô ấy chờ anh về đc.. Dù cô ấy nhận lời làm người yêu tôi 1 năm nay, nhưng tôi biết trái tim cô ấy vẫn thuộc về một nơi nào đó .. rất lạnh .. rất xa "

Mail dành cho người đã chết :

"Con ngốc ... có lạnh ko ? Ngủ ngoan nào , đừng mở mắt nhìn anh nữa , anh sợ, em biết ko ? Anh đã mặc áo ấm rồi, đã ko còn giữ tướng người mẫu nữa , ko còn lang thang ở seoul trong đêm nữa .. vì anh biết em muốn như vậy .. Anh ko ngờ tới là chỉ vì một lần hôn em, để rồi em nhớ .. và em đi cũng vì cái nơi ấy .. anh hận mình ... anh có tội đúng ko ? Anh đã cố nén giữ những gì trong trái tim, để cho em một điều bất ngờ mà em mong muốn, em đã nói thích nhìn một lời cầu hôn lãng mạn nhất trên bờ biển .. em có biết anh sang đây để làm tất cả vì điều đó ko .. em có biết cuộc sống của anh đã ko còn ý nghĩa nếu mất em ko ? Anh sai rồi, mọi điều bí mất đã ko làm nên jì ngoài sự hững hờ mà em cho là vô vị .. anh chưa bao giờ wên em .. chưa bao giờ ngừng yêu em .. em thích trời lạnh , em thích ăn kem lạnh , em thich ôm nhau giữa trời lạnh , em thích tung tăng giữa đêm lạnh và những ban mai sáng sớm .. anh yêu em .. và bây giờ anh cảm thấy lạnh .. xin lỗi trái tim đã ko còn nhịp đập .. ngủ đi .. tình yêu lạnh giá "​
 

Lạc Xa

Vô Thường
[h=6]Chân trái hỏi chân phải:
- Tại sao tay trái, tay phải có thể nắm chặt
nhau mà chúng ta lại ko thể, cứ fải bước
theo nhau?
Chân phải trả lời:
- Vì chúng ta sinh ra để đi tìm kiếm hạnh
phúc, còn họ sinh ra để nắm giữ hạnh
phúc♥
Kumi
[/h]
 
Bên trên