ông phật mũi đen

HÀNH GIẢN

Tư vấn viên

Một ni cô cầu tìm giác ngộ, tạo một tượng Phật và bọc tượng Phật bằng vàng.

Bất cứ đi đâu cô cũng mang tượng Phật này theo.


Nhiều năm qua, vẫn cứ mang ông Phật vàng theo, ni cô đến sống trong một ngôi chùa nhỏ ở vùng đồng quê.

Chùa có nhiều tượng Phật, mỗi tượng đều có một bàn thờ đặc biệt.


Ni cô muốn đốt hương trước ông Phật vàng của mình. Có ý không thích hương thơm bay lạc sang những ông Phật khác, cô tạo một đường hầm nhỏ để khói xuyên qua đó chỉ đến ông Phật của mình thôi.


Khói xông lên làm đen chiếc mũi của ông Phật vàng, khiến nó xấu đi một cách đặc biệt..............

(
trích: Góp Nhặt Cát Đá)<strong><font face="Arial"><font size="3">[video=youtube;PJgF_bYo0HI]http://www.youtube.com/watch?v=PJgF_bYo0HI[/video]
 

Lạc Xa

Vô Thường
bao nhiêu người trên đời đã ngộ đạo
cười người hôm trước, hôm sau người cười Xà yêu ạ
em muốn nói là , có những người sinh ra đã có tố chất và ngộ đạo dễ dàng.
có nhiều người du thành tâm bao nhiêu cũng không ngộ đạo được , vô tình bị người đời chê cười...... p/s: em chưa bao giờ cười ai cả :) người ta chỉ biết trân trọng những gì mình không có thôi
 

HÀNH GIẢN

Tư vấn viên
Đã là người tu hành mà còn ích kỷ, thật đáng nực cười. Khà...khà...

Thưa Đô tiền bối, vãn bối thấy câu truyện trên tuy xưa nhưng chưa bao giờ là cũ, nó vẫn còn tiếp diễn đến tận ngày nay.

Hoàn cảnh khác, thái độ khác, vị trí người hành xử có khác nhưng về tính chất thì đồng như nhau, đó là sự mê tín, mang danh tu theo Phật mà quá thiếu Chánh Kiến, thiếu sự hiểu biết thấu đáo.

Mượn câu chuyện này chẳng qua là Ôn Cố Tri Tân thôi à. Hahahaha.
 
Thưa Đô tiền bối, vãn bối thấy câu truyện trên tuy xưa nhưng chưa bao giờ là cũ, nó vẫn còn tiếp diễn đến tận ngày nay.

Hoàn cảnh khác, thái độ khác, vị trí người hành xử có khác nhưng về tính chất thì đồng như nhau, đó là sự mê tín, mang danh tu theo Phật mà quá thiếu Chánh Kiến, thiếu sự hiểu biết thấu đáo.

Mượn câu chuyện này chẳng qua là Ôn Cố Tri Tân thôi à. Hahahaha.

:) Cậu nói rất đúng. Câu chuyện này nằm trong các sách giai thoại về Thiền tông của Nhật bản. Đa số hiện nay không biết tu tâm mà chỉ tu tướng mà thôi. Mô Phật.
 

Khoai

Lão làng
Khi còn phân biệt phán xét, thiết nghĩ đâu phải là Tu?

Ngươi xưa kể chuyện ý nhị nhẹ nhàng, không trực tiếp nói thẳng ra. Cũng một phần bởi tránh cái tâm bị sự ghen ghét, phân biệt, phán xét làm vấy bẩn.

Tôi có nghe Phật bảo hạt cải có thể chứa núi Tu Di. Một mầm thiện có thể thay đổi cả một con người. Sao nặng lời phán xét?

Chúa Giesus nói " Ai trong các ngươi không có tội, hãy ném đá người đàn bà này đi"

Về những vùng nông thôn, tôi gặp rất nhiều người. Ở họ, có một đức tin rất đơn giản, rất ngây ngô, và rất thiếu hiểu biết. Đơn cử như mẹ tôi chẳng hạn, bà tôn sùng một ông Thần tối cao, quyền năng vô cùng, nắm hết thảy sự sinh sát.

Có nhiều lần tôi cười bà, nhưng khi bà mất đi, nụ cười tươi trên môi. Bà vì niềm kính sợ có chút ích kỉ đó, mà làm việc từ thiện. Tuy lúc làm việc thiện vẫn như bao người, không quên rêu rao quảng cáo.

Bà, và nhiều người khác, có thể giống câu chuyện kia. Nhưng xét rằng, chúng ta, những kẻ có học , đôi khi lại không có một đức tin giản đơn như vậy. Chúng ta phức tạp hóa mọi chuyện, định nghĩa mọi thứ, trói hết tất thảy quan niệm vào một cái mớ và tự gọi là "Đạo".

Có người nói với tôi, triết lý của người Việt chỉ có 4 chữ : Giản - Hòa - Khiêm - Ái.

Nay đã thấy được một "Hành Giản" thật đáng trọng....
 

HÀNH GIẢN

Tư vấn viên
Vâng, hôm nay tôi mới có hân hạnh được tiếp chuyện với anh Khoai. Trước hết, tôi cảm ơn anh Khoai đã ghé qua topic này, tôi cảm ơn với tất cả những ai quan tâm đến con đường hướng đến Chân - Thiện - Mỹ của cuộc đời.

Về sự phân biệt, thực sự, chúng ta đang sống trong thế giới này, thế giới của sự phân biệt. Vậy có nên chăng chúng ta không được phân biệt? Sự không phân biệt, nhất là không phân biệt Tốt - Xấu có lẽ chỉ tồn tại trong giấc mơ của mỗi người mà thôi.

Tôi còn nhớ một khúc hát của nhạc sĩ Phạm Duy, cây đại thụ của làng tân nhạc Việt Nam, ông nói rằng:

Kẻ thù ta, đâu có ở người ngoài


Nó nằm đây, nằm ngay ở mỗi ai


Kẻ thù ta, tên nó là vu khống


Kẻ thù ta, tên nó là vô minh


Tên nó là lòng tham


Tên nó là tị hiềm


Tên nó là sự ghét ghen......


Khi nhớ đến những lời này, tôi thấm lắm anh ạ. Nhạc sĩ Phạm Duy chịu ảnh hưởng nhân sinh quan của Phật Giáo khi viết những lời này. Thật vậy, kẻ thù ta chẳng phải là con người...

Trong mỗi con người, có một kho tàng những tâm tốt và một bể chứa của những tâm xấu. Chính những tâm xấu mới là đối tượng chúng ta đang nói ở đây anh ạ.

Trong câu chuyện trên, người đọc có thể cười, tuy nhiên, cái cười ở đây theo cá nhân tôi là cười vào cái tâm ích kỉ, bỏn sẻn và cái hành động kỳ quặc là "bảo bọc tượng Phật một cách thái quá" chứ chưa hẳn đối tượng cười là "người ni cô".

Trong tôi không có khái niệm "người tốt" - "người xấu", trong tôi chỉ có phân biệt "tâm tốt" - "tâm xấu".

Làm người ai cũng có "tâm tốt" và "tâm xấu" này cả. Thay vì cười con người, phải chăng ta nên cười vào những cái "tâm xấu" để không bao giờ chúng xuất hiện nơi tâm ta?

Còn về niềm tin, thưa anh, niềm tin thì mang tính phổ quát, chúng ta không đủ tư cách để nói về niềm tin thế này, thế nọ.... Tuy nhiên, niềm tin có lẽ phải phối hợp với trí tuệ phân biệt anh à.

Nếu không đi kèm với sự xem xét, suy nghĩ đúng đắn thì niềm tin vào một ông Thần tối cao có quyền sinh sát sẽ rất rất tác hại.

Những người Phật Giáo có niềm tin, Công Giáo có niềm tin, Hồi Giáo cũng có niềm tin ...... thế nhưng, niềm tin của người Hồi Giáo có được những nạn nhân chết thảm trong ngày 11/09 tôn trọng và hài lòng không anh Khoai?

Trong Phật Giáo, không có khái niệm tôn trọng cái sự học, hiểu biết nhiều bằng kiến thức suông. Trong Phật Giáo, quan trọng nhất là "Tu tâm, sửa tính". Vậy nên, có học hay không có học, chẳng cách nào vượt qua chữ Tâm cả.

Như Đức Phật đã nói: Như nước bốn biển đều có vị mặn, Đạo của ta chỉ có một vị Giải Thoát.

Vậy nên, hướng đến sự Giải Thoát Khổ Đau là hướng đến Phật, ngược lại thì không.

Giải thoát cái gì? Giải Thoát cái tâm ra khỏi Tham, Sân, Si, Ích Kỉ, Kiêu Ngạo, Mê Tín, ...v..v..

Ở đây, theo quan điểm riêng tôi, mẹ của anh Khoai nếu thực sự là người đã tạo nhiều việc thiện thì trên luật Nhân - Quả, bà sẽ hưởng được những quả báo tốt đẹp trong thời vị lai. Điều này là sự thật hiển nhiên và tôi chưa từng làm phức tạp hóa mọi chuyện.

Mặt khác, bản thân bác gái còn tồn tại trong tâm những điều gì chưa đạt như lời anh nói, thì như tôi đã trình bày ở trên, đó là cái tâm, và tất nhiên là chúng ta đang nói về cái tâm chứ chúng ta không phán xét về con người.

Chỉ khi nào, chúng ta đồng nhất "cái tâm" nơi một người với chính người đó, chúng ta mới trở thành những người ưa phán xét người khác, ngoài ra, chúng ta sẽ bị những cảm xúc cá nhân lấn át ta khi có ai đó vô tình hay hữu ý chạm vào những gì "của ta", "chính ta"..v..v..

Trên đây là vài dòng chia sẻ với anh Khoai.

Và cuối cùng, theo lời Đức Phật dạy rằng dù vô tình hay cố ý, đã gây tổn hại đến người khác, vật khác ắt phải chân thành nhận lỗi và xin sự tha thứ.

Vậy ở đây, ngay tại diễn đàn này, nếu câu truyện "Ông Phật mũi đen" ở trên do tôi sưu tầm đưa vào mà có gây phiền lòng với anh Khoai thì mong anh biết cho rằng đó là sự vô ý. Hy vọng anh lắng lòng lại chấp nhận cái lỗi ấy cho tôi và rộng lòng tha thứ cho.

Thân mến!
 

Khoai

Lão làng
Khoai từ lâu đọc nhiều bài của anh Hành Giản, hôm nay mới được trò chuyện.

Cảm ơn anh đã đưa ra những suy nghĩ của mình.

Khoai là người theo Đạo Thiên Chúa, lớn lên một chút học Dịch và Tử Vi, sau này lại có duyên đọc về Phật pháp.

Chúa Giesus là một người nói nhiều về sự phán xét. Ngài nói rằng "Anh em đừng phán xét ai". Hồi còn nhỏ, nghe lời ấy Khoai chỉ cười. Không phán xét sao biết đúng sai, không phán xét sao biết thiện ác. Trời đất còn có âm dương, huống hồ con người.

Vậy nên, anh nói " Sự không phân biệt, nhất là phân biệt tốt - xấu có lẽ chỉ tồn tại trong giấc mơ của mỗi người " . Điều đó rất đúng !

Nhưng, thiết nghĩ, phán xét là hành vi, nên chăng, đi sau sự tự xám hối. Khi chúng ta mang trong mình một tâm thế "tự xám hối", phải chăng, đã đến gần đạo Dịch, và cũng là chân lý Đạo Phật

Hào 3 quẻ Càn nói " Quân tử chung nhật càn càn, tịch dịch nhược, lệ, vô cữu ".

Khoai viết những dòng trong bài trên, khi nói về sự không phán xét, ấy là muốn tự hỏi mình đã có đủ sự "tự xám hối" hay không?

Còn nói về vấn đề đức tin. Thật lý thú khi anh bàn về đức tin và tri thức. Có thể coi chúng như một cặp Ly - Khảm không anh?

Niềm tin, như quẻ Ly, vốn là Hỏa, Hỏa này là Hỏa của mặt trời, thường hằng vĩnh cửu. Niềm tin, vốn lấy gốc là lòng nhân, ấy là Mộc. Lòng nhân, lại phải được nuôi dưỡng bằng trí tuệ, vốn là thủy.

Phật hình như có bảo " Ta mong tâm trí các con được như dòng nước này. Dù trong, dù đục, cuối cùng cũng hóa hơi thành tinh khiết".

Thế nhưng Thủy Hỏa tương xung, vốn dĩ cần lòng Nhân - Mộc ở giữa. Quẻ Ly là đạo, hay lại là hư tâm. Quẻ Khảm là trí, hay lại là trí xảo?

Vốn dĩ quẻ Khảm đã có tượng bánh xe, lục đạo luân hồi. Dùng trí mà hiểu đạo, có khác nào trẻ con lấy vỏ sò mà đong nước biển?

Lòng nhân, không phải thứ nhân nghĩ giả hình, không phải thứ việc thiện như trao đổi lợi ích. Lòng nhân, là tính đơn sơ của trẻ thơ, là sự bao dung thương cảm không cầu lợi ích.

Điều này, thưa anh, có mấy người làm được?

Khoai thấy rằng, càng học mọi sự càng phức tạp. Chính bản thân mình lắm lúc tự thấy ti tiện vô cùng. Khoai khi nhìn thấy nick anh đã thấy thân thuộc, "Hành Giản", làm được điều đó thật tốt.

Khoai không có ý gì anh ạ.

Cảm ơn anh đưa ra một câu chuyện rất hay.
 

HÀNH GIẢN

Tư vấn viên
Điều này, thưa anh, có mấy người làm được?

Tôi thắc mắc muốn biết anh Khoai có nhã hứng trao đổi về những vấn đề này không?

Nếu anh có nhã hứng thì anh em ta trao đổi ngay trong topic này cho vui. Trao đổi trên tinh thần thoải mái, vui vẻ và tôn trọng nhau là chính. Hahahaha.

Chúng ta, nếu bỏ đi những danh xưng Phật Giáo, Công Giáo ..v..v.. thì chúng ta là những người tìm cầu Chân Lý mà thôi.

Nếu anh Khoai thích, tôi rất vui khi hầu chuyện anh. Còn như nếu như việc mưu sinh đa đoan quá, thời gian không cho phép thì cũng chẳng sao cả. Có duyên ta sẽ nói tiếp ở một dịp khác.

Tôi đọc những gì anh Khoai viết ra, tôi biết và cảm nhận được ở anh rất nhiều điều thú vị và dù thế nào đi nữa, tôi vẫn luôn quý trọng anh.

Mến!
 

Khoai

Lão làng
Anh Hành Giản !Nick này vốn dĩ ban đầu định đặt là Khổ ải. Sau nhìn đi nhìn lại, quyết định lột đi cái mũ, bỏ đi không hỏi, ghép lại thành chữ Khoai.hihi.

Nhớ hồi nhỏ không hiểu sự đời, mọi thứ thật đơn giản. Nhà Khoai ở vùng chiêm trũng miền Bắc, mùa rét thường trồng hoa màu, đến mùa đông, lấy trộm một ít của bố mẹ, thổi bếp lò phù phù, nướng khoai ăn.Có một bài thơ Khoai rất thích :Chăn trâu đốt lửa trên đồng.Rạ rơm thì ít, gió đông thì nhiềuMải mê đuổi một con diềuCủ khoai nướng...để cả chiều......thành than.

Chúng ta, đôi khi, giữa sự đời ngồn ngộn này, dường như đã quên đi những điều đơn giản. Chúa Giesus từng nói " Anh em muốn lên nước trời, phải trở nên thơ bé như đám trẻ này". Mải miết đuổi theo những cánh diều đời, có lắm lúc đứt dây chơi vơi....

Khoai vì biết xem chút ít Tử Vi, cũng gặp nhiều người, có lúc tự hỏi " Rốt cuộc chúng ta sống vì điều gì?". Thành thật, Khoai vô cùng hoang mang vì điều đó. Mỗi ngày qua đi, sáng , trưa, chiều, tối. Chúng ta như con thoi qua lại giữa bao nhiêu hỉ nộ ái ố.Khi Khoai viết mấy dòng trên, nhất là khi đặt câu hỏi " Điều này, thưa anh, có mấy người làm được", Khoai cảm thấy bơ vơ kinh khủng.
Chúng ta, quẳng hết mớ chữ, lột hết những mặt nạ nhân nghĩa, có phải sẽ mệt mỏi thốt lên như Tuân Tử " Nhân chi sơ, tính bản ác"?
Hay rốt cuộc cũng ngơ ngẩn tự hỏi " Là Trang tử mơ thấy bướm, hay là con bướm đang mơ thấy Trang tử ?"

Rất mong được nghe anh bàn luận, thực lòng, Khoai rất kính trọng anh !
 
Đạo không thể nói, không thể tư duy
Nhưng không nói, không tư duy thì không thể vào đạo
Không nương theo ngón tay thì không thấy mặt trăng
Đức Phật 49 năm thuyết pháp nhưng ngài chẳng nói lời nào.

Thực tế lý địa bất thọ nhất trần
Sự sự môn trung bất xả nhất pháp


Mô Phật.
 

Lạc Xa

Vô Thường
tặng khoai và những ai còn đang lạc lối khỏi quỹ đạo sống của mình.....khoai giống 1 người bạn của LX nhưng người đó dường như đã vượt qua chúng ta, tìm thấy con đường rồi

Bạn có từng cảm thấy cô độc? Tôi thì có, cảm thấy cô độc vây kín mình. Đúng, tôi thấy cô độc, không bạn bè, không sự chia sẻ. Bình minh chỉ là nụ cười giễu cợt của Mặt Trời. Hoàng hôn, lúc mọi người hối hả quay về sum họp, chỉ khiến tôi thấy mình thêm lạc lõng. Rồi đêm, màn đêm lạnh ngắt, căn phòng nhỏ với bốn bức tường vây kín như nhà tù. Tôi ngồi một góc, úp mặt lên gối. Cô độc làm tôi khiếp sợ. Tôi ngồi yên lặng, thời gian cứ lặng lẽ trôi qua. Những kí ức, những kỷ niệm bay bổng, những điều đã vĩnh viễn xa cách, những ước muốn dường như không bao giờ thành hiện thực, những khó khăn cần san sẻ. Tôi giật mình, chỉ có mình tôi, cô độc, và tôi đã bật khóc như đứa trẻ.

Nước mắt có thể là biểu hiện tôi yếu kém, nhưng may mắn, nhờ đó, tôi đã có bình tâm hơn. Nước mắt đã thôi. Im lặng, đúng hơn là tĩnh lặng. Màn đêm yên ắng. Chút bình tâm trong cô độc có thể giúp tôi khám phá ra nhiều điều, tôi được biết như vậy. Và tôi đã bắt đầu hành trình khám phá sự cô độc. Tôi tách mình ra khỏi chính mình. Đó không phải là một phép phân thân huyễn hoặc. Chỉ là tách sự "Tỉnh Thức" ra khỏi đống cảm xúc rối bời. Tỉnh Thức quả là người gác cửa thật tốt. Tỉnh Thức thấy rõ và nói lại với tôi những suy nghĩ, cảm xúc đã diễn ra trong tôi. Tỉnh Thức nói rằng, cảm giác quý mến bạn bè cùng tăng lên với cảm giác cô độc. Tình yêu thương cũng vậy, tôi cần yêu thương vì tôi sợ rằng tôi lẻ loi. Và nếu ai đó yêu thương tôi lúc này, có lẽ tôi sẽ yêu thương họ lại như vậy. Khi nghĩ đến những gì đã mất, một mối quan hệ đã chấm dứt, nước mắt lại rơi, cũng vậy, chỉ vì tôi sợ rằng, tôi sẽ trơ trọi, không điểm tựa khi sống giữa thế giới này.

Tỉnh Thức trong cô độc đã giúp tôi hoài nghi chính mình, hoài nghi những gì mình cho là tốt đẹp. Những gì tôi tìm kiếm, mối quan hệ, bạn bè, tình yêu cũng chỉ là tránh cho tôi khỏi lẻ loi giữa thế giới này. Tìm thấy rồi, tôi lại sợ mất đi chúng, bởi vì mất đi là cô độc lại tìm đến. Suốt quãng đời tôi cố gắng giữ bằng được, bám víu vào các mối quan hệ. Tôi tỏ ra quý mến, chăm chút những mối quan hệ hơn, nhất là những mối quan hệ nào ảnh hưởng nhiều đến cuộc đời tôi. Tất cả, chỉ vì tôi không thể nào chịu đựng nỗi cô độc, không muốn nhìn thẳng vào nó. Vậy những nỗ lực bảo vệ mối quan hệ, phải chăng, tận cùng của nó chỉ là bảo vệ chính tôi, trang bị cho tôi một lá chắn an toàn trong thế giới này. Và chừng nào tôi còn bận tâm đến tôi, thì những hành động, tình cảm, lời khen dành cho mối quan hệ, liệu có còn vô tâm, trong sáng như nó phải là?

Đừng sợ cô độc, đừng khỏa lấp nó bằng cách tìm kiếm sự trợ giúp từ bên ngoài, từ một giai điệu được coi là "chia sẻ" cho đến một người bạn được mệnh danh là "người đồng cảm". Hay ít nhất, đôi lúc, cần phải cô độc, để cái "tôi" này không bám víu vào bất cứ một cái gì bên ngoài, để đối điện, chuyện trò với nó, tìm hiểu chính tôi trong sự tĩnh lặng. Vì chừng nào tôi còn e ngại cô độc, chừng nào tôi chưa đủ khả năng sống cô độc, tôi chẳng thể nói rằng tôi thành thật yêu thương bất cứ một điều gì.
 

Khoai

Lão làng
Thưa anh Tây Đô đạo sĩ !

" Đức Phật 49 năm thuyết pháp nhưng chẳng nói lời nào"

Vậy, hỏi rắng, nếu Phật chẳng nói gì, thì phải chăng chỉ có hậu thế sau này tự mình suy diễn ra lời Phật ?

Hoặc giả cho rằng, quả thật đức Phật có để lại "lời nói", nhưng Ngài muốn dặn vậy để hậu nhân không bị chấp vào ngôn từ. Vậy thì, nếu đã không muốn chấp vào ngôn từ, sao phải luôn miệng niệm Mô Phật?

Dân thường, như Khoai này, có mấy ai hiểu nổi cái gì là "sắc", cái gì là "không". Cũng có mấy ai hiểu cái gì là "đạo không thể nói".

Vậy sao còn cố dùng những ngôn từ hoa mĩ lòe loẹt? Chẳng phải đang thể hiện "cái biết" của mình mà không quan tâm đến "cái hiểu" của người sao?

Xin hỏi anh : Đạo có bán được? Giá bao nhiêu? Làm việc lành có nên lấy tiền? Lấy thì lấy bao nhiêu?

Đem một mớ chữ không giá trị, bán giá trăm nghìn, mang tiền đó đi làm việc thiện. Đó là điều tốt hay điều xấu
 
Thưa anh Tây Đô đạo sĩ !

" Đức Phật 49 năm thuyết pháp nhưng chẳng nói lời nào"

Vậy, hỏi rắng, nếu Phật chẳng nói gì, thì phải chăng chỉ có hậu thế sau này tự mình suy diễn ra lời Phật ?

Hoặc giả cho rằng, quả thật đức Phật có để lại "lời nói", nhưng Ngài muốn dặn vậy để hậu nhân không bị chấp vào ngôn từ. Vậy thì, nếu đã không muốn chấp vào ngôn từ, sao phải luôn miệng niệm Mô Phật?

Dân thường, như Khoai này, có mấy ai hiểu nổi cái gì là "sắc", cái gì là "không". Cũng có mấy ai hiểu cái gì là "đạo không thể nói".

Vậy sao còn cố dùng những ngôn từ hoa mĩ lòe loẹt? Chẳng phải đang thể hiện "cái biết" của mình mà không quan tâm đến "cái hiểu" của người sao?

Xin hỏi anh : Đạo có bán được? Giá bao nhiêu? Làm việc lành có nên lấy tiền? Lấy thì lấy bao nhiêu?

Đem một mớ chữ không giá trị, bán giá trăm nghìn, mang tiền đó đi làm việc thiện. Đó là điều tốt hay điều xấu

Khà...khà...xin huynh đừng nóng. Lão chỉ nêu mấy câu thế thôi, không có ý chỉ trích ai cả.
Thuốc dùng để trị bệnh, tùy bệnh cho thuốc, hết bệnh là thuốc tốt. Trong tiệm có hàng ngàn thứ thuốc, bệnh nào dùng thuốc ấy, làm gì có thuốc nào không tốt, chỉ sợ dùng không đúng bệnh mà thôi.
Lão chẳng hiểu "sắc", cũng chẳng biết "không", ngôn từ cao siêu lão càng mù tịt, chỉ nương câu niệm Phật làm tư lương Tịnh độ mà thôi. Thân mến.
 

HÀNH GIẢN

Tư vấn viên
Anh Khoai nói rất đúng, "càng học mọi sự càng phức tạp", vậy có khi nào là muốn đạt đến cái Lý của cuộc đời thì ta cần tiến thêm một nấc, buông cái sự học lại để sẵn sàng tiến thêm?

Ở đây, tôi đảm bảo với anh Khoai một điều rằng sự bơ vơ, lạc lõng trong nội tâm thì chúng ta ai ai cũng có, chẳng phải riêng anh. Đơn giản là nó là một trong các thứ tâm ta thôi.

Chúng ta sống nhưng sống một cách dật dờ như những thây ma trong các phim zombie của Mỹ vậy. Sáng thức dậy, làm vệ sinh, ăn sáng, làm việc, nghỉ ngơi, đi chơi , ra khỏi nhà, về nhà, đi ngủ, thức giấc ..v..v... Chúng ta cứ lặp đi lặp lại những hành động hàng ngày như một sâu chuỗi mà chúng ta cứ mò mẫm vẫn chẳng thấy điểm dừng.

Và có đôi khi, ta giật mình tự hỏi về mục đích của ta trong cuộc đời này, vì sao phải sống, rồi thì sống để làm gì ..v..v.. đủ thứ câu hỏi... lùng bùng cả lên, rối rít cả lên.

Và kế tiếp, chúng ta lại bị cuốn hút vào những thứ khác, các câu hỏi trên lại rơi vào khoảng không và chúng ta ..... sống dật dờ tiếp. Hahahaha.

Nghe rất là buồn cười!..... Nhưng nó là sự thật.

Có nhiều người thấy tôi cứ cười hoài, vui vẻ hoài, họ thấy lạ lắm. Họ hỏi tôi là làm sao để cười hoài được, làm sao để tôi cứ nhìn cuộc đời này với thái độ thanh thản vậy. Làm sao rồi lại làm sao????? Nói thật với anh Khoai, tôi chưa bao giờ nghe được một câu khác đi cái câu "Phải làm sao?" và "Làm thế nào?"....

Để có sự yên tĩnh trong nội tâm thì ta cần "phải làm" mới được hay sao?

Sao không để mọi thứ tự nhiên như chúng vẫn đang là vậy?

Đối với tôi, câu hỏi: "Chúng ta sống vì điều gì?" thì chưa quan trọng bằng:" Chúng ta sống thế nào?"

Sống để mà sống như những bóng ma hay là sống mà biết thưởng thức cuộc sống là hai cách sống khác nhau. Riêng tôi, tôi sẽ chọn cách thứ hai để sống.

"Điều này có mấy người làm được?" - Lại là câu hỏi rất rất hay của anh Khoai.

Thưa anh Khoai, tôi nghĩ rằng dù ta có nói ra rằng..... à, ông Nguyễn Văn A, bà Lý Thị B, em Lê Văn Z ( hay thậm chí Lê Văn Luyện cũng được hahahahaha) ..v..v.. đã làm được điều này, điều kia..v.v.. thì thật sự chúng ta có lợi ích gì?

Giải đáp câu hỏi này có giúp chúng ta thật sự "làm được" như vậy không? Hay nó càng đưa ta vào chính cái bẫy của tâm trí?

Vậy ở đây, tôi đưa ra một câu hỏi nữa mang tính thiết thực hơn: " Chúng Ta có sẵn sàng để như vậy chưa?" hay là chúng ta chỉ thỏa mãn kiến thức và tiếp tục để cuộc sống đưa đẩy?

Mến!
 
Bên trên