Vong Linh Kiếm Pháp ( phần 3 )

baochinh

<font color="red"><b>Vũ Tham Độc Thủ</b></font><br
Các vấn đề về đồ lễ và các cách khấn sẽ là nội dung trong phần 3 này:
- Đồ lễ do người khác mua đến nhà mình thắp hương chủ nhà thắp hương và khấn có được không?
...... Không được đồ lễ của ai mang đến thì người đó phải khấn tuy nhiên chủ nhà có thể thắp hương hộ.
- Đồ lễ đã cúng có thể cúng lại không?
......Không (trừ tiền trần)
- Khấn thế nào thì đúng?
......Về việc khấn thì mỗi người một sách nhưng nhìn chung nội dung cần phải có là: Kính các thần cai quản đất nơi thờ(thường là thổ công và các quan táo đối với nhà riêng) phải nói được đồ cúng lễ có những gì, công việc hoặc mong muốn của gia chủ trong thời gian tới là gì? xin đại xá, cảm ơn và vái từ 3-15 chiếc.
- Đồ lễ phải sắp xếp hoặc xử lý như thế nào khi cúng?
......Đối với hoa quả, bánh kẹo rửa sạch sẽ cúng bình thường; rượu, bia, nước ngọt phải mở ra(kể cả rượu vodka hay rượu vang hay bia lon hay nước ngọt), thuốc lá(châm để cạnh nếu sinh thời người được thờ không nghiện thuốc thì không nên cúng có thể bỏ).
- Các đồ lễ khác thì sao?
.....Đối với đồ mã đầu tiên về tiền truyền thống vẫn có thể tiêu được nhưng xuống dưới âm vẫn phải đổi ra tiền trần để tiêu dùng tiền truyền thống rất ít chỉ nên cúng tượng trưng, nên cúng tiền trần tùy theo thời điểm và công việc mà cúng nhiều hay ít....cũng không nên cúng quá nhiều rồi lại lấy tiền đó tiêu vào việc linh tinh(đọc thêm chap 2.2).
.....Đối với quần áo, phương tiện, nhà cửa, các thiết bị giải trí bằng vàng mã,... khi sống ai thích gì thì tặng thứ đó lưu ý phải để ý cả đến màu sắc, tuy nhiên trong một số trường hợp người ta làm thế nào mình mua như vậy nhưng khi khấn đốt cũng phải trình bày với người được tặng,...hầu như nếu không thuận nhưng con cháu có lòng trình bày hợp lý các cụ đều vui vẻ cả.
.....Quần áo nên cúng quần áo thật cúng khoảng 3-7 ngày thì con cháu lấy đem mặc. Các vong già và trung tuổi có thể cúng comle, vong trẻ thì tầm tuổi nào mua cỡ và kiểu cách như vậy. Nhưng nếu trong nhà không có ai có cùng tuổi hoặc lứa tuổi không phù hợp thì cứ đốt đồ mã cũng không sao nhưng cũng không vì.... có điều kiện mà lãng phí. Đồ cúng xong con cháu mặc thì sẽ được các vong đi theo hỗ trợ, độ trì.
-----Đối với vong trẻ nhu cầu lớn hơn các vong lớn tuổi đặc biệt lưu ý ngoài các đồ mã mà các hàng mã bán nên mua thêm nhiều vở+ bút thật rồi để cho các con học, nhất là khi vong 6 tuổi cần rất nhiều đồ.
.....Các bác lưu ý các vong trẻ là các vong rất thiêng, rất khỏe Boom sẽ nói rõ hơn trong các phần tiếp theo
Khi hóa đồ vàng mã, hóa cho vong trẻ nhất trước tiên, vong già nhất sau cùng(khi hết > 2/3 hương mới hóa, tuy nhiên lưu ý khi khấn thì phải là từ người vai vế cao nhất xuống người có vai vế thấp nhất), khi hóa cho các vong mỗi vong hóa một chỗ tránh tình trạng chồng đống hóa hết một lượt, có thể hóa lần lượt từng người một, ở chùa chiền thờ một người thì có thể hóa chung một chỗ.
- Trong mọi trường hợp bát hương thổ công luôn phải được đặt ở vị trí chính giữa và cao nhất, bát hương thờ và ảnh phải để cùng nhau không nên vì trật trội mà chuyển ảnh đi chỗ khác. Nam thì thờ bên phải, nữ thờ bên trái nhìn từ ngoài vào, tuy nhiên nếu 2 bên không cân đối(vd: bên 1 bên 3) có thể để bát hương thờ con cái bên canh bát hương thờ mẹ hoặc bố
 

boom

Thành viên chính thức
Bổ sung thêm một chút: "Tất cả đồ cúng phải để lên bàn thờ đặc biệt là các đồ thật."
 

boom

Thành viên chính thức
Các vấn đề về đồ lễ và các cách khấn sẽ là nội dung trong phần 3 này:
- Đồ lễ do người khác mua đến nhà mình thắp hương chủ nhà thắp hương và khấn có được không?
...... Không được đồ lễ của ai mang đến thì người đó phải khấn tuy nhiên chủ nhà có thể thắp hương hộ.

Trong trường hợp vì lý do nào đó mà người mang đồ lễ đến không thể khấn thì chủ nhà có thể khấn thay "nhưng trong khi khấn phải nói rõ là lễ của ai"...

Tiền trần "có thể" dùng lại nhưng "không nên làm như vậy"
 
Last edited by a moderator:
Bên trên