Thuyết Âm Dương

N

Người Lái Đò

Guest
Thuyết Âm Dương


tt-300x300.jpg
Có bạn hỏi tôi: “Em thấy anh hay nói về thuyết Âm / Dương – thế anh học ở đâu vậy?”
Thật ra cái này tôi không được học ở đâu cả, cũng không rõ có nơi nào dạy về môn này không. Chỉ có 1 lần vô tình tôi nhìn lại cái hình Âm Dương trắng đen, tôi chợt nhớ lại những cái “lý thuyết”:- Trong Âm có Dương, trong Dương có Âm.- Cực Âm sinh Dương, cực Dương sinh Âm.- Âm và Dương luôn hài hòa, không cái nào hơn cái nào.Sau đó trong những lần ngồi Thiền để suy nghĩ về mấy cái vu vơ, vớ vẩn – tôi chợt nhận ra mọi thứ xung quanh mình đều mang nặng tính chất Âm Dương, và được cấu thành theo đúng tính chất Âm Dương. Ví dụ như: ngay trong cơ thể bất kỳ ai – một nửa bên trái là Âm, một nửa bên phải là Dương. Mạch Nhâm chạy trước ngực là Âm, mạch Đốc chạy sau lưng là Dương.Ngay cả dân tộc Việt Nam chúng ta cũng mang nặng yếu tố Âm Dương. Việc này thể hiện từ ngôn từ, lời nói, văn hóa, ẩm thực… Bạn cứ để ý lại xem, thông thường các từ đôi dùng để xưng hô đều mang nặng tính Âm Dương.. Ví dụ: ông bà, cha mẹ, anh em, cậu mợ, … Các món ăn cũng mang nặng tính Âm Dương, ví dụ: thịt chó (Dương) hay ăn với lá mơ (Âm), Hột vịt lộn ăn với rau răm…Rồi tôi lại tự hỏi, tại sao người ta lại hay nói là Âm Dương, mà không nói là Dương Âm? Tại sao gọi là Vợ Chồng, mà không gọi là Chồng Vợ? Chỉ đơn giản là sự thuận miệng khi nói, hay còn mang nhiều ý nghĩa sâu xa khác? Cho đến một lần tôi nghe lóm đâu đó người ta bảo: trong ngôi nhà, phần nền móng là Âm, mái nhà là Dương >>> tôi chợt hiểu ra ý nghĩa tại sao người ta lại gọi là Âm Dương.Vì đơn giản Âm là cái nền tảng, cái gốc để tạo dựng, để sinh ra cái Dương. Nó cũng giống như giống-cái luôn có vai trò quan trọng trong việc sinh sản, tạo dựng các thế hệ tiếp nối. Và theo quy tắc tiếng Việt trong từ đôi, thì từ đầu tiên luôn mang ý nghĩa quan trọng hơn từ thứ hai – nên người ta gọi là Âm Dương (chứ không gọi là Dương Âm). Và đó cũng là lý do người ta gọi là Vợ Chồng – vì trong cuộc sống gia đình người Vợ chính là nòng cốt chính để giữ cho gia đình hạnh phúc. Người vợ phải đảm đang nhiều vai trò người vợ, người chị, người em, người bạn, người mẹ đối với chồng con.Rảnh mà. Thích suy nghĩ lung tung. Tôi thường tận dụng những lúc ngồi Thiền để tự hỏi, rồi tự suy nghĩ tìm ra lời giải. Đó cũng là cách tôi ngồi Thiền. Cứ suy nghĩ, tự vấn, tự tìm câu trả lời riết nó tập cho bản thân thói quen suy luận. Và cũng nhờ cái mãi mê chăm chú tập trung suy luận, bạn sẽ hiểu ra được nhiều điều. Đạo gọi là: khi định lực (sự tập trung) đủ mạnh thì phát sinh trí huệ. Khi trí huệ phát sinh đủ mức thì đạt cái trí vô sư.Người ta thường nhận biết sự vật, hiện tượng bằng 2 cách: tri thức và trực giác. Tri thức tức là những cái bạn được học trong cuộc đời này. Trực giác tức là một sự giác ngộ trực tiếp mà không có bất kỳ vị thầy nào dạy cho bạn. Người đời gọi nó là giác quan thứ sáu (tức là ngoài thị giác, xúc giác, vị giác… thì trực giác là giác quan thứ 6) hoặc sự nhạy cảm, còn Đạo gọi nó là “trí vô sư” – là sự thấy biết được phát sinh không hiểu tại sao, từ đâu (có thể từ những kiến thức đã có từ tiền kiếp).Tu tập tâm linh tức là làm cho tinh thần, tâm trí thoải mái, linh hoạt – khi tâm trí linh hoạt thì trực giác tự khắc sẽ phát triển.Cho nên hay suy nghĩ lung tung đôi khi cũng có cái hayNói đến đây chắc chắn bạn sẽ nói: Ớ, thế hiểu lý Âm Dương chỉ để giải thích mấy cái linh tinh vậy à, nó đâu giúp gì cho cuộc sống đâu.Những cái tôi nói chỉ là “cái biết“, chưa phải là “cái thấy“.Cái mà tôi thấy là: mọi sự vật trong cuộc đời này đều có 2 mặt – ai cũng biết cái “lý” này, nhưng đôi khi họ quên. Họ mưu cầu hạnh phúc (Dương) nhưng lại chối bỏ đau khổ (Âm). Họ đòi hỏi ở người khác sự hoàn hảo trong khi bản thân họ cũng không hoàn hảo. Và như cái lý Âm Dương, thì khi hạnh phúc cùng cực đó là đau khổ, khi đau khổ cùng cực thì đó lại là hạnh phúc.Bạn cứ thử nhìn ở cuộc đời mà xem, những người giàu có thực sự là người hạnh phúc không? Họ đang sống đau khổ vì không còn một ước mơ, một hoài bão nào cho cuộc đời nữa (vì họ có quá nhiều tiền để có thể mua những cái họ muốn), họ đau khổ vì nỗi sợ không còn giàu nữa, họ đau khổ vì sợ rằng khi họ chết đi thì liệu họ mang được cái gì từ sự giàu sang đó.Còn những người ở tận cùng của sự đau khổ, họ lại hạnh phúc vì không còn gì phải sợ mất mát (nothing to lose). Họ dễ dàng nhận thấy niềm hạnh phúc bé con hiển hiện trong một gói xôi, một bát phở buổi sáng. Họ dễ nhận thấy niềm hạnh phúc ở mọi nơi, mọi lúc, so với người giàu có.Cái tôi thấy là hạnh phúc và khổ đau là 1 cặp song hành để giúp con người không quá sa đà vào bất kỳ điều gì. Nó giữ cho chúng ta ở 1 trạng thái cân bằng với đầy đủ những ước mơ, hy vọng, niềm tin vào một tương lai nào đó. Và tôi nhận thấy cái khổ đau nó có giá trị rất quý, nó giúp cho chúng ta biết thế nào là hạnh phúc, giúp chúng ta biết cách đón nhận và trân trọng hạnh phúc đang có. Đâu phải vô cớ nhà Phật hay nói: phiền não sinh bồ đề.Tôi lại thấy nên trân trọng những người ác, những kẻ xấu – nhờ có họ mà tính thiện, tính lành được phát huy và được trân trọng. Điều gì sẽ xảy ra nếu cuộc đời chỉ toàn người tốt? Liệu có thế giới nào, quốc gia nào chỉ toàn người tốt? Khi ai cũng là người tốt thì họ làm gì còn “chuẩn mực” để biết “thế nào là tốt“. Giống như Nguyễn Công Trứ từng nói: Ví phỏng đường đời bằng phẳng cả / Anh hùng hào kiệt có hơn ai.Nhưng thê thảm hơn là người ta thường chỉ tung hô người tốt, ca tụng vị anh hùng – mà quên mất, phê phán, đả kích, ném đá, ném cà chua trứng thối vào người xấu. Chính nhờ người xấu mà cuộc đời có người tốt. Có lẽ một lúc nào đó chúng ta nên cảm ơn họ, nên tung hô họ như một vị ân nhân giúp cho cuộc đời này trở nên thi vị hơn.Bất kỳ cái gì trong cuộc đời này, dù tốt dù xấu, dù thiện dù ác, dù chánh dù tà – thì nó đều có ý nghĩa quan trọng không kém gì nhau… Trong bất kỳ ai cũng đều có mặt tốt / mặt xấu, chúng ta nên cảm ơn mặt tốt của họ, và trân trọng mặt xấu của họ. Vì bản thân chúng ta cũng thế. Cho nên, hãy chấp nhận cái xấu một cách vui vẻ tương tự như bạn mong cầu cái tốt. Hãy đón nhận khổ đau như khi ước mơ hạnh phúc. Khi đã chấp nhận được, thì bạn sẽ thấy cuộc đời thật đáng yêu…Còn rất nhiều cái nếu mang thuyết Âm Dương ra nói thì hay không thể tả!!!
 

Lạc Xa

Vô Thường
có 1 người thầy từng nói với em, con người ta chỉ nên sống giữa ranh giới âm dương, để nhìn vào cái âm (mặt tối) có sáng, nhìn vào trong cái dương sáng sủa, cũng thấy được mặt tối . sống hài hòa với hoàn cảnh, tâm bình an.
 

manhtu

Thành viên chính thức
Không có Ma thì chẳng ai cần đến Phật
Không có Phật cũng chẳng thể có Ma
Mà ko có Con Người thì cả Ma và Phật đều ko thể tồn tại !
Chung quy lại Nhân Tâm ở giữa tạo nên và chi phối tất cả !
 
Last edited by a moderator:

duccongtb

Super Moderator
Staff member
cảm ơn bác lái đò 1 lần nữa về bài viết. đúng là cái nhìn của bác quả sâu sắc. cái việc thiên hạ trọng người tốt, người giàu thì cũng như dịch trọng dương khinh âm thôi mà. cái đó theo em xuất phát từ quan niệm của cổ nhân nên mới thế. về mặt bản chất thì âm dương là 2 mặt của sự việc nó mang tính chất bổ sung chứ không phải là triệt tiêu, đối nghịch nên có âm tất sẽ có dương mà âm bị triệt tiêu thì dương cũng chẳng còn.
 
Bên trên