Thần Sát Trong Phong Phủy

Thần Sát trong Phong Thủy

THẦN SÁT
_ Thái Tuế
_ Phương vị của Thái Tuế
_ Sự hình xung khắc hại của Thái Tuế
_ Tuế Phá
_ Tam Sát
Từ ngàn xưa con người đã biết những tinh tú trong không gian cũng có tác động, hoặc ảnh hưởng đến môi trường, và sự sống trên trái đất . Vì vậy, trong vấn đề khảo sát phong thủy,nếu chỉ giới hạn ttrong phạm vi địa hình, địa vật, hoàn cảnh sông núi tự nhiên,hay thiết kế của môi trường nhân tạo ... thì tất nhiên sẻ không tránh khỏi sự thiếu sót. Cho nên,muốn đạt được hiệu năng cao và chính xác, Phong thủy còn cần phối hợp với thiên văn, khảo sát sự vận chuyển của các tinh tú, cũng như những “ lực “mà chúng tạo ra trong không gian sẻ có ảnh hưởng như thế nào đối với trai đất và con người. Trải qua một quá trình rất lâu dài, nghệ thuật Phong Thủy Trung Hoa đã thiết lập hệ thống ( trạch cát )khổng lồ, chỉ chuyên môn khảo sát tinh tú và ảnh hưởng của chúng, với hàng ngàn vị “Thần –Sát” gọi là” Thần Sát “ vì trong tinh tú có những ngôi sao thường đem tới những điều tốt lành hoặc may mắn ( Thần:tức là thần linh, có thể phù hộ, ban phước lành) . Những cũng có những sao chỉ đem tới những điều xấu, kém may mắn, bệnh tật, tai họa ( Sát:tức là sát tinh, chỉ sự chết chóc, tang tóc,chiến tranh ....)
Tuy nhiên, trong hằng hà sa số các tinh tú trên bầu trời, chỉ có những sao trong Thái Dương hệ là có ảnh hưởng lớn nhất ( vì ở gần trái đất nhất ), mà trong số những sao trong Thái Dương hệ, chỉ có Thái Tuế ( tức Mộc tinh ) là lớn nhất, có ảnh hưởng và tầm chi phối mạnh nhất, có thể lấn át hoặc xoay chuyển ảnh hưởng của những sao khác theo chiều hướng có lợi hoặc bất lợi, tùy theo vị trí của chúng đối với Thái Tuế ....Vì vậy, khi nói về Thần Sát thì chủ yếu nói về Thái Tuế, cùng với những từ lực trong không gian do vị trí và sự di chuyển của nó tạo ra . Những lực này gọi là Tuế Phá và Tam Sát .
Cho nên, đối với tất cả mọi người học Phong Thủy, Thái Tuế, Tuế Phá và Tam Sát là 3 yếu tố Thiên Văn cần phải biết để ứng dụng vào Phong Thủy, Kẻo nếu không sẻ phạm phải nhiều thiếu sót mà mang tới những hậu quả tai hại .
1_ Thái Tuế :
Là Mộc tinh (hay jupiter), 1 hành tinh lớn nhất trong Thái Dương hệ ( có trọng lượng gấp 2lần rưỡi trọng lượng của mọi hành tinh khác trong Thái Dương hệ cọng lại, chưa kể tới 63 “vệ tinh” (hay mặt trăng)quay quanh nó). Có thể vì với trọng lượng lớn như thế, cộng thêm hệ thống” vệ tinh “ đồ sộ như vậy, nên Thái tuế có ảnh hưởng rất lớn đối với trái đất và con người . Người Tây Phương đặt tên là jupiter, tức là vị Thần tối cao nhất trong các thần. Người Trung Hoa gọi nó là Thái Tuế, có nghĩa là sao đứng đầu trong 1 năm. Hoặc Tuế Quân, tức là Vua ( hay chủ ) của cả năm đó . Sách “Thần khu Kinh”viết : Thái Tuế là tượng nhân quân (vua), dẫn đầu chư thần . Cho nên Thái Tuế là Thần Sát tối cao, có sức mạnh nhất, cai quản mọi cat- hung của cả năm đó . Nó có thể tạo Phúc, hoặc gây tai họa lớn, tùy theo phương vị hay địa chi của đối tượng là thuận , nghịch , hay hình xung, khắc hại nó mà ra .
 
a/ Phương vị của Thái Tuế: muốn biết phương vị của đối tượng là thuận hay nghịch với Thái Tuế thì trước tiên phải biết đượcvị trí của nó. Biết rằng Mộc tinh (tức Thái Tuế) di chuyển chung quanh mặt trời, khoảng 12 năm mới hết 1 vòng, nên người xưa mới lập ra chu kỳ 12 con Giáp để tính vị trí của Thái Tuế theo từng năm như sau:

-Năm TÝ thì Thái Tuế ở phía Bắc (vì TÝ nằm ở phía BẮC theo phương vị của 24 Sơn trên la bàn).

-Các năm SỬU – DẦN thì Thái Tuế ở phía ĐÔNG BẮC.

-Năm MÃO thì Thái Tuế ở phía ĐÔNG.

-Các năm THÌN – TỴ thì Thái Tuế ở phía ĐÔNG NAM.

-Năm NGỌ thì Thái Tuế ở phía NAM.

-Các năm MÙI – THÂN thì Thái Tuế ở TÂY NAM.

-Năm DẬU thì Thái Tuế ở phía TÂY.

-Các năm TUẤT – HỢI thì Thái Tuế ở phía TÂY BẮC.

Tuy nhiên, lối phân định phương hướng như trên cũng chưa thật sự chính xác, vì các năm thuộc Tứ Sinh (DẦN – THÂN – TỴ - HỢI) và Tứ Mộ (THÌN – TUẤT – SỬU – MÙI) thì Thái Tuế lai nằm trong cùng 1 khu vực với nhau. Chẳng hạn như trong 2 năm SỬU và DẦN thì Thái Tuế đều nằm tại khu vực phía ĐÔNG BẮC. Nhưng vì phía ĐÔNG BẮC có tới 3 hướng là SỬU – CẤN – DẦN (xin xem đồ hình ở dưới), cho nên cần phải được xác định lại 1 cách rõ ràng hơn như sau:
 
-Năm TÝ thì Thái Tuế đến phía BẮC , bao gồm cả NHÂM – TÝ – QUÝ.

-Năm SỬU thì Thái Tuế đến phương SỬU.

-Năm DẦN thì Thái Tuế đến 2 phương CẤN – DẦN.

-Năm MÃO thì Thái Tuế đến phía ĐÔNG, bao gồm GIÁP – MÃO - ẤT.

-Năm THÌN thì Thái Tuế đến phương THÌN.

-Năm TỴ thì Thái Tuế đến 2 phương TỐN – TỴ.

-Năm NGỌ thì Thái Tuế đến phía NAM, bao gồm BÍNH – NGỌ- ĐINH.

-Năm MÙI thì Thái Tuế đến MÙI.

-Năm THÂN thì Thái Tuế đến 2 phương KHÔN – THÂN.

-Năm DẬU thì Thái Tuế đến phía TÂY, bao gồm CANH – DẬU – TÂN.

-Năm TUẤT thì Thái Tuế đến TUẤT.

-Năm HỢI thì Thái Tuế đến 2 phương CÀN – HỢI.

Vì Thái Tuế là 1 hành tinh khổng lồ (có trọng lượng gấp 318 lần trái đất, chưa kể những “vệ tinh” chung quanh nó) lại di chuyển với vận tốc rất lớn (hơn 40 triệu miles/ 1 năm – tức 64 triệu km – hay khoảng ½ tốc độ di chuyển của trái đất chung quanh mặt trời), cho nên khi nó đi đến đâu sẽ thu hút rất nhiều trường khí và từ lực trong không gian về phía đó. Chính vì thế nên người ta thường tránh né khu vực mà Thái Tuế đến, cho rằng nên đó tập trung quá nhiều dương khí, nên nếu “động” sẽ có hại. Do đó, nhiều sách vở thường cho rằng Thái Tuế “nên ở phương tọa, chứ không nên nằm nơi đầu hướng” của 1 căn nhà. Thật ra, lý do cho rằng Thái Tuế nằm ở phương tọa thì không sao là vì nơi đó thường yên tĩnh, ít hoạt động. Còn phía trước nhà bao giờ cũng có động khí, nên sẽ làm cho khí lưu chuyển mạnh mà đem đến nhiều tai họa.
 
Tuy nhiên, đây chỉ là 1 nguyên tắc chung, cần phải hiểu cho cặn kẽ và ứng biến linh hoạt, chứ không thể áp dụng 1 cách cứng nhắc hoặc “máy móc”. Biết rằng Thái Tuế đi đến đâu thì mọi trường khí, từ lực trong không gian đều bị thu hút về đó, nên bản chất của khu vực có Thái Tuế đến đã là “động”. Nếu như nơi đó lại có Suy, Tử khí, thì hung khí sẽ bị Thái Tuế và những trường khí được thu hút về đây làm cho chấn động, lưu chuyển mạnh mẽ hơn. Chỉ nguyên điều này cũng đã có thể gieo rắc nhiều tai họa. Nếu như nơi đó chẳng may lại bị người ta làm náo động như sửa nhà, chặt cây, đào móng, hoặc là nơi có đường lộ lớn, cửa vào nhà... thì hung khí sẽ bị làm chấn động quá mãnh liệt, cho nên tai họa sẽ càng dữ dội hơn. Chính vì vậy nên người xưa mới sợ, không dám “phạm” đến phương của Thái Tuế. Nhưng nếu nơi này không bị làm náo động, lại có tường bít kín, hung khí không thể vào nhà, thì tác động của Thái Tuế sẽ được giảm bớt nhiều nên có khi vô hại.

Ngược lại, nếu như khu vực mà Thái Tuế đến lại có Sinh, Vượng khí, thì cát khí tại đây sẽ được Thái Tuế và các trường khí khắp nơi kéo về làm cho luân chuyển, di động mạnh, nên phúc, lộc sẽ tự nhiên mà đến. Nếu nơi này được tu sửa, động thổ, hoặc có cửa ra, vào thì cát khí càng được xung động mạnh, nên đã vượng lại càng thêm vượng, nhiều điều vui hoặc may mắn bất ngờ sẽ đưa tới trong năm đó.

Cho nên phải hiểu được nguyên do là nơi có Thái Tuế đến đang từ “tĩnh” sẽ chuyển thành “động”, rồi tùy theo khu vực đó có cát khí (tức Sinh, Vượng khí) hay hung khí (tức Suy, Tử khí), cũng như địa thế Loan đầu như thế nào mà sẽ phát sinh phúc lộc hoặc tai họa. Chứ không phải nếu Thái Tuế đến phương tọa (phía sau nhà) là sẽ bằng an, vô sự. Còn nếu đến phía trước nhà thì mới có tai họa xảy ra. Cũng như không thể áp dụng biện pháp “hóa giải” cứng nhắc là cứ hễ thấy Thái Tuế tới phương nào thì ngồi xoay lưng về phương đó là tự cho rằng đã hóa giải được hung họa!!!

Trong vấn đề xây dựng hoặc tu sửa nhà cửa, cần phải luôn luôn chú trọng tới khu vực có Thái Tuế. Đối với vấn đề xây dựng nhà cửa thì phải xem năm đó Thái Tuế đến phương nào của căn nhà? Nếu Thái Tuế đến tọa thì nơi đó cần phải có vượng khí của Sơn tinh, chủ đại lợi cho sức khỏe hoặc nhân đinh. Nếu Thái Tuế đến hướng thì phía trước nhà cần có vượng khí của Hướng tinh, chủ đại lợi cho công việc và tài lộc. Có như thế sau khi xây dựng nhà xong và vào ở thì lập tức sẽ có tin mừng, may mắn về nhân đinh hay tiền bạc.

Ngược lại, nếu gặp năm xây dựng nhà có Thái Tuế đến phương tọa. Phương này có suy, tử khí của Sơn tinh, thì sau khi xây xong và dọn vào ở sẽ có tai họa về nhân đinh, gia đình đau ốm, bệnh tật, thậm chí có thể chết người. Nếu là năm Thái Tuế đến phía trước nhà, nơi đó lại có Suy, Tử khí của Hướng tinh, thì sau khi dọn vào ở sẽ bị hao tán tiền bạc, công việc thất bại, hoặc dễ bị thưa kiện, phạm pháp, hình ngục.

Nếu gặp năm xây nhà mà Thái Tuế đến những khu vực thuộc 2 bên hông thì thường ít có vấn đề gì xảy ra, nhưng chỉ với điều kiện là khu vực mà Thái Tuế đến có tường che kín, địa thế bên ngoài cũng không có gì đặc biệt. Còn nếu như nơi đó có cửa ra, vào thường được xử dụng, hoặc bên ngoài cò hồ tắm, hay ao, đầm, sông, núi... thì tùy theo phi tinh nơi đó là Sinh, Vượng hoặc Suy, Tử mà sẽ xảy ra những vấn đề tốt, xấu.

-Thí dụ: 1 người muốn xây nhà trong năm MẬU TÝ (2008). Nhà tọa MÃO hướng DẬU,
 
Chiếu theo trạch vận của căn nhà thì phía BẮC có hướng tinh Nhị Hắc Bệnh Phù. Lại xây vào năm TÝ là lúc Thái Tuế phía BẮC, tử khí Nhị Hắc được xung động mạnh. Nơi này lại làm cửa hông để ra vào, nên xây nhà xong và vào ở thì trong năm đó sẽ bị hao tài nặng và bệnh tật liên miên.

Với trường hợp sửa sang nhà cửa cũng cần phải để ý xem khu vực mà mình muốn tu sửa trong năm đó có gặp Thái Tuế đến không? Nếu gặp thì chỉ có thể sửa được nếu nơi đó có Sinh, Vượng khí của Sơn tinh hay Hướng tinh (tùy trường hợp hoặc nhu cầu mà vận dụng). Như thế mới có thể sửa được, và sẽ đem lại phúc, lộc tinh thì không nên tu sửa, mà nên chờ qua năm khác. Nếu có cưỡng lại mà làm sẽ mang nhiều tai họa đến.

b/ Sự hình xung, khắc hại đối với Thái Tuế: Trong “Thẩm thị Huyền không học”, Bạch hạc Minh có đề cập đến vấn đề “niên canh xung Thái Tuế”, tức là năm sinh của 1 người xung với Thái Tuế, như người sinh vào năm DẦN mà đến những năm THÂN là tuổi bị xung Thái Tuế. Vấn đề tuổi xung Thái Tuế như thế này chưa chắc đã là xấu, mà còn tùy thuộc vào tháng, ngày, giờ sinh của người đó, cộng với vận hạn như thế nào nữa. Điều này đòi hỏi phải có kiến thức khá tinh vi về Tứ trụ mới có thể đoán biết. Ở đây, trong giới hạn Phong thủy, những người có niên canh xung Thái Tuế tuy chưa chắc đã là xấu, nhưng nếu phương vị hoạt động thường ngày của họ, nhất là giường ngủ, bàn làm việc, hoặc cửa ra, vào... mà nằm tại những khu vực thuộc phương vị của tuổi hoặc của Thái Tuế thì chắc chắn sẽ có trở ngại hoặc gặp tai họa.

-Thí dụ: người tuổi TỴ gặp năm HỢI là TỴ - HỢI xung nhau, là năm sinh của các khu vực phía ĐÔNG NAM hoặc TÂY BẮC (vì TỴ thuộc phía ĐÔNG NAM, HỢI thuộc phía TÂY BẮC) thì sẽ có tai họa xảy ra. Lý do vì nếu người này sinh hoạt, làm việc tại khu vực của năm sinh (tức ĐÔNG NAM) thì càng làm tăng mức độ đối nghịch, xung khắc với Thái Tuế. Nhưng vì lực của Thái Tuế quá mạnh, nên càng làm tăng lực chống thì lại càng bị quật lại đau, như “trứng chọi với đá” nên mới gặp tai họa. Còn nếu sinh hoạt tại khu vực của Thái Tuế (tức phía TÂY BẮC) thì như kẻ đang hoạt động chống chính quyền (niên canh xung Thái Tuế) mà lại xuất đầu lộ diện tại nơi Thái Tuế đang nắm quyền thì làm sao tránh được việc bị bắt, bị phạt.

người tuổi TỴ, gặp năm HỢI là “niên canh xung Thái Tuế”.
 
Nếu người này nằm trong phòng ngủ tại phía ĐÔNG NAM (phương vị của tuổi), có cửa tại khu vực phía TÂY BẮC (phương vị của Thái Tuế). Còn phòng làm việc tại phía TÂY BẮC (phương vị của Thái Tuế), có cửa tại khu vực phía ĐÔNG NAM (phương vị của tuổi) thì chắc chắn sẽ gặp tai họa cả về sức khỏe, công việc lẫn tiền bạc.

Một điều cần nói thêm là không phải có tuổi xung Thái Tuế - lại hoạt động tại những khu vực của tuổi hoặc của Thái Tuế - mới bị tai nạn. Mà ngay cả đến tháng sinh, ngày sinh, giờ sinh nếu xung phạm Thái Tuế (và cũng hoạt động tại những khu vực của Thái Tuế hay của tháng, ngày, giờ sinh) thì cũng sẽ bị tai nạn. Nhưng tùy theo năm, tháng, ngày hoặc giờ sinh xung Thái Tuế mà đối tượng gặp tai nạn sẽ là:

-Nếu năm sinh xung Thái Tuế: thì cha, mẹ sẽ gặp tai họa.

-Nếu tháng sinh xung Thái Tuế: thì anh, chị, em sẽ gặp tai họa.

-Nếu ngày sinh xung Thái Tuế: thì bản thân hoặc vợ (chồng) sẽ gặp tai họa.

-Nếu giờ sinh xung Thái Tuế: thì con cái sẽ gặp họa.

-Thí dụ: 1 người có năm, tháng, ngày, giờ sinh như sau:

Năm TÂN SỬU – tháng ĐINH DẬU – ngày BÍNH THÌN – giờ QÚY TỴ.

Vào năm BÍNH TUẤT (2006), ngày sinh (BÍNH THÌN) xung với Thái Tuế (BÍNH TUẤT). Mà phòng ngủ của người này nằm tại khu vực phái ĐÔNG NAM (phương vị của ngày sinh) của căn nhà. Cửa phòng lại nằm trong khu vực phía TÂY BẮC (phương vị của Thái Tuế) của căn phòng, nên năm đó đi làm bị cấp trên bức hiếp rồi đuổi việc. Sau đó còn bị hãng thưc kiện, bắt bồi thường làm cho khốn đốn, khiến cho tinh thần căng thẳng, hoang mang, lo sợ mà phát sinh nhiều chứng bệnh.

Cho nên không phải chỉ có năm sinh xung Thái Tuế mới có tai họa, mà ngay cả tháng, ngày, giờ sinh cũng thế. Thậm chí tai họa còn có thể nguy hiểm hon7ca3 năm sinh xung Thái Tuế nữa. Vì vậy khi chọn tọa phương, lập hướng cho 1 căn nhà, trước tiên là phải tránh những hướng xung phạm tới ngày sinh, rồi sau đó mới đến năm, tháng, giờ. Vì như đã nói là ngày sinh mà bị xung thì bản thân, hay vợ (hoặc chồng) sẽ gặp tai họa. Cho nên khi chọn tọa, hướng của căn nhà, cũng như phương vị của giường ngủ, bàn làm việc, cửa ra vào nhà hay phòng... thì phải chú ý đến vấn đề này.
 
-Thí dụ: 1 người sinh năm DẦN, vào ở nhà hướng TÂY BẮC, thường ngày xử dụng cửa ra, vào bên hông nhà tại phương DẦN. Vào năm GIÁP THÂN 2004, người mẹ (ở phương xa) bị bệnh nặng, xuýt nữa thì mất.

Điều cần nói ở đây là nếu tọa, hướng của căn nhà đắc Sinh, Vượng khí thì dù có bị xung với năm, tháng, ngày, giờ sinh cũng vẫn không bị tai họa gì. Gặp năm Thái Tuế đến những khu vực này còn phát phúc, lộc nữa là khác. Tuy nhiên, 1 khi tọa, hướng của nhà đã đắc Sinh, Vượng khí thì những khu vực còn lại thường sẽ là Suy, Tử khí. Cho nên lúc đó phải để ý đến những khu vực của phòng ngủ, giường ngủ, bàn làm việc, cửa ra vào của nhà hay phòng ngủ... để tránh bị xung phạm tới Thái Tuế. Về những vấn đề này thì còn rất nhiều, nên hy vọng sẽ tiếp tục đi sâu hơn trong những dịp khác.

Phần trên chỉ mới nói tới Thái Tuế tính theo địa bàn (tức phương hướng). Ngoài ra, trong Huyền Không còn 1 “loại” Thái Tuế khác là Thái Tuế Phi tinh. Tức là trong 9 sao của Cửu tinh, có 8 sao nơi 8 hướng (ngoại trừ Ngũ Hoàng) đều có thể luân phiên nhau làm Thái Tuế của Phi tinh theo từng năm. Muốn biết được sao nào là Thái Tuế của Phi tinh thì trước hết vẫn phải xem Thái Tuế(của địa bàn) năm đó đến phương nào? Rồi dùng số của địa bàn đó (số nguyên thủy theo Lạc thư) làm Thái Tuế của Phi tinh. Trong năm đó, nếu Thái Tuế của Phi tinh đi đến đâu thì tầm ảnh hưởng của nó cũng sẽ tăng lên, nhưng tối hay xấu là còn tùy vào Sơn – Hướng tinh nơi khu vực mà nó tới là khí Sinh, Vượng hay Suy, Tử.

-Thí dụ: vào năm ĐINH HỢI (2007), Thái Tuế (của địa bàn) sẽ tới phương HỢI. Vì HỢI thuộc khu vực phía TâY BẮC, là địa bàn của số 6. Cho nên trong năm đó (2007), số 6 sẽ là Thái Tuế của Phi tinh.

Kế đó, lại an niên tinh để biết sao Lục Bạch (số 6) tới khu vực nào trong năm. Vì là năm ĐINH HỢI thuộc Hạ nguyên, nên lấy số 2 nhập trung cung thì 3 tới TÂY BẮC, 4 tới phía TÂY, 5 tới ĐÔNG BẮC, 6 tới phía NAM. Cho nên vào năm 2007, Thái Tuế của Phi tinh sẽ đến khu vực phía NAM. Ảnh hưởng của nó (số 6) sẽ mạnh hơn những phi tinh khác trong năm (ngoại trừ Ngũ Hoàng), nhưng tối hay xấu là còn tùy thuộc vào khu vực đó của 1 căn nhà có Sinh, Vượng khí hay Suy, Tử khí, cũng như địa thế Loan đầu của nơi đó như thế nào? Và có “động khí” hay không?...

Thái Tuế của Phi tinh sở dĩ có 1 tầm khá quan trọng nguyên do cũng là vì ảnh hưởng xuất phát từ Thái Tuế của địa bàn. Biết rằng Thái Tuế đi đến đâu cũng sẽ thu hết dương khí về phía đó, nên nó cũng làm cho Phi tinh cai quản địa bàn đó trở lên mạnh mẽ hơn. Vì vậy, ảnh hưởng, sức mạnh sẽ trội hơn những Phi tinh khác.

Một trường hợp đặc biệt là vào những năm Ngũ Hoàng nhập trung cung, Thái Tuế của địa bàn và Thái Tuế của Phi tinh sẽ trùng 1 khu vực với nhau. Chẳng hạn như vào năm GIÁP THÂN (2004), Thái Tuế của địa bàn tới phương THÂN (phía TÂY NAM). Đây là khu vực của sao Nhị Hắc, nên số 2 là Thái Tuế của Phi tinh. Năm đó cũng là năm Ngũ Hoàng nhập trung cung, niên tinh số 2 tới phía TÂY NAM, cho nên Thái Tuế của địa bàn và Thái Tuế của Phi tinh trong năm đó nằm cùng 1 khu vực với nhau, khiến cho mức độ tốt, xấu sẽ càng được tăng lên gấp bội.
 
2/ TUẾ PHÁ: chỉ là phương vị đối xung với Thái Tuế. Vì khi Thái Tuế đi đến đâu là cuốn hút hết dương khí, hay mọi khí trường, từ lực trong không gian về phía đó, khiến cho khu vực đối diện với nó hoàn toàn trống rỗng, hoặc chỉ còn toàn âm khí. Cho nên khu vực này không có điều kiện để sinh sôi nảy nở hoặc phát triển, mà chỉ đem đến những thất bại hoặc chia ly, chết chóc... mà thôi. Vì thế, phương vị của Tuế Phá là phương vị hung hiểm, suy bại của năm đó, nên cần phải né tránh. Nếu xung động tất sẽ mang đến nhiều thất bại hoặc tai họa. Người đi làm thì dễ bị bãi chức, mất việc, công việc làm ăn, kinh doanh gặp nhiều trắc trở, tài lộc thất thoát, hợp đồng bị gián đoạn, hủy bỏ. Gia đình chia lìa, hoặc dễ bị ly dị... nếu nặng có thể đi tới tử vong.
Vì Tuế Phá bao giờ cũng là phương vị đối diện của Thái Tuế, nên tùy theo vị trí của Thái Tuế theo từng năm mà Tuế Phá cũng thay đổi như bảng dưới.

BẢNG TÍNH PHƯƠNG VỊ THÁI TUẾ - TUẾ PHÁ

NĂM ----THÁI TUẾ -----------TUẾ PHÁ
TÝ-------NHÂM – TÝ – QUÝ --BÍNH – NGỌ - ĐINH
SỬU------SỬU----------------MÙI
DẦN------CẤN – DẦN----------KHÔN – THÂN
MÃO------GIÁP – MÃO - ẤT----CANH – DẬU – THÂN
THÌN------THÌN---------------TUẤT
TỴ--------TỐN – TỴ-----------CÀN – HỢI
NGỌ-------BÍNH – NGỌ - ĐINH--NHÂM – TÝ – QUÝ
MÙI-------MÙI-----------------SỬU
THÂN------KHÔN – THÂN-------CẤN – DẦN
DẬU..........CANH – DẬU – TÂN....GIÁP – MÃO - ẤT
TUẤT........TUẤT.......................THÌN
HỢI...........CÀN – HỢI................TỐN – TỴ

Nói “xung động” tới phương vị của Tuế Phá tức là ngủ, làm việc, hoặc cửa ra vào nhà, hay tu sửa nhà cửa tại khu vực của Tuế Phá. Chẳng hạn như năm THÌN thì Tuế Phá tại TUẤT (TÂY BẮC), nếu giường ngủ hoặc phòng ngủ mà đặt ở nơi đó trong nhà (tính theo tâm nhà) thì sẽ có tai họa hay bị bế tắc.
 
Vấn đề cửa ra, vào nhà (hay hướng nhà) mà nằm vào khu vực của Tuế Phá trong năm đó thì dù cửa hoặc hướng đắc Sinh, Vượng khí cũng sẽ gặp ít nhiều trục trặc, khó khăn, mọi công việc vẫn không được suông sẽ nhu bình thường, hoặc phải hao công, tốn sức hơn những năm khác mới đạt được ý muốn. Nếu cửa mà còn gặp phải Suy, Tử khí sẽ là 1 năm đại bại, tài lộc khó khăn, mọi sự điều bế tắc. Thậm chí còn có thể bị những tai họa như kiện tụng hay hình ngục nữa.

Đối với việc tu sửa nhà cửa, nếu đó là khu vực bị Tuế Phá, nhưng đắc Sinh, Vượng khí thì vẫn có thể miễn cưỡng làm được. Tuy cũng gặp 1 số trục trặc, khó khăn, nhưng sẽ qua khỏi chứ không có tai họa gì lớn. Nếu nơi đó có Suy, Tử khí thì hung họa nặng, có thể đi đến tán gia bại sản. Nếu khu vực này khi tu sửa còn được làm rộng thêm ra thì âm khí càng nhiều mà chống lại dương khí, khiến cho tai họa càng nặng, người trong nhà có thể mang bệnh tật, thương tích hoặc tử vong.

Ngoài ra, vấn đề đụng chạm tới Tuế Phá không những chỉ trong phạm vi của phương vị sinh hoạt, tu sửa nhà cửa, mà còn ngay cả tới vấn đề chọn ngày tốt, xấu cho việc cưới hỏi, nhập trạch... Cho nên trong bất cứ năm nào mà những tháng, ngày, giờ có địa chi xung với năm đó thì đều bị xem là tháng Tuế Phá, ngày Tuế Phá, giờ Tuế Phá. Những tháng, ngày, giờ đó KHÔNG THỂ được tuyển chọn để làm ngày cưới hỏi hay nhập trạch, khởi sự công việc làm ăn... Nếu chọn sẽ gặp trở ngại hoặc tai họa sau này.

-Thí dụ: trong năm ĐINH HỢI (2007) thì HỢI là Thái Tuế, còn TỴ xung HỢI nên là Tuế Phá. Cho nên những tháng TỴ (tức tháng 4 Â.L), ngày TỴ, giờ TỴ đều là những tháng, ngày, giờ của Tuế Phá. Nếu muốn chọn ngày tốt thì phải tránh những tháng, ngày, giờ đó trong năm HỢI.
 
3/ TAM SÁT: sách “Vĩnh cát thông thư” viết “Tam Sát là SÁT trong Tam hợp Thái Tuế, mỗi năm chiếm 3 phương Tuyệt – Thai – Dưỡng”. Lý do vì trong 12 Địa Chi lại hình thành 4 Tam hợp cục như sau:

-THÂN – TÝ – THÌN hợp với nhau thành Thủy cục.

-DẦN – NGỌ - TUẤT hợp với nhau thành Hỏa cục.

-TỴ - DẬU – SỬU hợp với nhau thành Kim cục.

-HỢI – MÃO – MÙI hợp với nhau thành Mộc cục.
Cho nên trong Tam hợp Thủy cục THÂN – TÝ – THÌN thì Thủy Trường sinh ở THÂN, Mộc Dục ở DẬU, Quan Đới ở TUẤT, Lâm Quan ở HỢI, Đế vượng ở TÝ, Suy ở SỬU, Bệnh ở DẦN, Tử ở MÃO, Mộ ở THÌN, Tuyệt ở TỴ, Thai ở NGỌ, Dưỡng ở MÙI. Cho nên 3 phương TỴ - NGỌ - MÙI (tức TUYỆT – THAI – DƯỠNG) là Tam Sát của Tam Hợp THÂN – TÝ – THÌN.

Tương tự như thế với Tam hợp Hỏa cục DẦN – NGỌ - TUẤT thì Hỏa Trường Sinh ở DẦN, Mộc dục ở MÃO,... Đế vượng ở NGỌ,... Mộ ở TUẤT, Tuyệt ở HỢI, Thai ở TÝ, Dưỡng ở SỬU. Cho nên 3 phương HỢI – TÝ – SỬU là Tam Sát của Tam Hợp DẦN – NGỌ - TUẤT.

Trong Tam hợp Kim cục TỴ - DẬU – SỬU thì Kim Trường sinh ở TỴ, Mộc dục ở NGỌ,... Đế vượng ở DẬU,... Mộ ở SỬU, Tuyệt ở DẦN, Thai ở MÃO, Dưỡng ở THÌN. Cho nên 3 phương DẦN – MÃO – THÌN là Tam Sát của Tam hợp TỴ - DẬU – SỬU.

Trong Tam hợp Mộc cục HỢI – MÃO – MÙI thì Mộc Trường Sinh ở HỢI, Mộc dục ở TÝ,... Đế vượng ở MÃO,... Mộ ở MÙI, Tuyệt ở THÂN, Thai ở DẬU, Dưỡng ở TUẤT. Cho nên 3 phương THÂN – DẬU – TUẤT là Tam Sát của Tam hợp HỢP – MÃO – MÙI.

Tam Sát sở dĩ nguy hiểm vì nó là lực tương xung, tương khắc rất kịch liệt với Tam hợp Thái Tuế. Như Tam hợp THÂN – TÝ – THÌN thì Thủy hình thành (Trường sinh) ở THÂN, tăng trưởng qua các giai đoạn Dậu – Tuất – Hợi. Đến TÝ là giai đoạn cực vượng (Đế vượng) của Thủy, rồi suy tàn qua các giai đoạn Sửu, Dần, Mão, đến THÌN là chấm dứt (Mộ). Cho nên Tam hợp Thủy cục THÂN – TÝ – THÌN lên đến phương BẮC (TÝ) là cực vượng. Mà NGỌ là Hỏa khí đứng ở phương NAM trực xung, tại cùng với TỴ và MÙI tạo thành TAM HỘIHỎA CỤC TỴ - NGỌ - MÙI. Tam hội cục này có Hỏa khí rất lớn, ngang nhiên chống lại Thủy phía BẮC mà tạo thành lực xung khắc giữa Thủy – Hỏa vô cùng ác liệt.

Tương tự như thế, đối với Tam hợp DẦN – NGỌ - TUẤT thì Hỏa khí cực thịnh tại NGỌ (Đế vượng) nơi phía NAM. TÝ – Thủy nơi phía BẮC ngang nhiên xung kích. Lại cùng với HỢI và SỬU hóa thành Tam hội Thủy cục HỢI – TÝ – SỬU mà tạo thành lực xung khắc Thủy – Hỏa.

Tam hợp TỴ - DẬU – SỬU thì Kim cực vượng tại DẬU nơi phía TÂY, mà MÃO – Mộc ở phía ĐÔNG ngang nhiên xung kích. Lại cùng với DẦN và THÌN hợp thành Tam hội Mộc cục DẦN – MÃO – THÌN, tạo ra lực xung khắc kịch liệt giữa Kim và Mộc.

Còn Tam HỢI – MÃO – MÙI thì Mộc cực vượng tại MÃO nơi phía ĐÔNG, bị THÂN – DẬU – TUẤT là Tam hội Kim cục nơi phía TÂY xung khắc quyết liệt. Cho nên:

-Vào các năm THÂN – TÝ – THÌN thì Tam Sát tại 3 phương TỴ - NGỌ - MÙI nơi phía NAM.

-Các năm DẦN – NGỌ - TUẤT thì Tam Sát tại 3 phương HỢI – TÝ – SỬU nơi phía BẮC.

-Các năm TỴ - DẬU – SỬU thì Tam Sát tại 3 phương DẦN – MÃO – THÌN nơi phía ĐÔNG.

-Các năm HỢI – MÃO – MÙI thì Tam Sát tại 3 phương THÂN – DẬU – TUẤT nơi phía TÂY.
 
Bên trên