Thà Là Người Vô Thần

nguyengiadoan

Thành viên chính thức
Những tôn giáo lớn trên thế giới đều có những đức tin rất khác biệt với nhau về đạo nhưng tôn giáo nào cũng cho đức tin và con đường đạo của mình là chân lý tuyệt đối. Như Phật giáo Tiểu Thừa thì chỉ quan trọng có một mình Phật Thích Ca; Các vị Phật hay Bồ tát khác trong Phật giáo Đại thừa như Quan Thế Âm, Đức Phật A Di Đà … thì bị xem là tà thần vì những vị Phật đó không có trong kinh điển nguyên thủy (Tiểu thừa).

Phật giáo Đại thừa thì coi những người Tiểu thừa là thấp kém, đầy ngạo mạn và quá cực đoan trong cái chấp pháp và chấp ngã. Phật giáo nói chung (Phật giáo Tiểu thừa và Phật giáo Đại thừa) đều phủ nhận Thượng Đế (Đấng Tạo Hóa) cho nên xem những tôn giáo khác: Ấn Độ giáo, Do Thái giáo, và Thiên Chúa giáo là tà đạo vì những tôn giáo này tin Thượng Đế là Đấng Tối Cao của vũ trụ.

Đức tin trong Thiên Chúa giáo cũng không đồng nhất giữa Công giáo và những giáo phái Tin Lành. Khối Công giáo tin vào Đức Mẹ đồng trinh trong khi các giáo phái Tin lành không chấp nhận giáo lý đó, thậm chí có một số giáo phái Tin Lành đã đi quá đáng khi cho rằng Giesu chính là Thượng Đế sáng tạo ra vũ trụ và muôn loài chứ không phải chỉ là con của Đức Chúa Trời (Thượng Đế), là ngôi thứ hai trong ba ngôi.
Do Thái giáo thì chỉ tin vào Thượng Đế và không bao giờ công nhận Giesu là Đấng Cứu Chuộc. Vì vậy, các thầy cả Do Thái giáo đã lên án Giesu phạm thượng và yêu cầu chánh phủ La Mã đóng đinh Giesu trên thập tự giá.
Hồi giáo tôn tổ phụ Abraham của họ là tiên tri thứ nhất, sau là Noah, Moses, đến Giêsu và người thứ 5 là Mohamet. Họ cho rằng Mohamet là người tiên tri lớn nhất và cũng là người cuối cùng, sau này sẽ không còn tiên tri nào khác nửa (phải chăng là để giữ độc quyền cho Mahomet?)
Lịch sử cho thấy Hồi giáo và Thiên Chúa giáo tuy cùng thờ một Thượng Đế, có cùng một tổ phụ mà lại giết hại lẫn nhau qua biết bao cuộc thánh chiến từ xưa và vẫn tiếp tục đến ngày nay.
Bà-la-môn giáo hoặc là Ấn Độ giáo thì tin vào Brahma (Thượng Đế), cùng hai đấng thần linh: Vishnu và Shiva. Họ không tin vào ông Phật Thích Ca, Giesu hay Mahomet vì họ cho đó là những kẻ hậu sinh họ chưa từng và cũng không cần biết đến.

Xét như vậy thì tôn giáo nào cũng coi những tôn giáo khác là tà, ai cũng nói đến đạo với tâm chấp ngã chấp pháp, và nếu nói về đạo mà chỉ nói bằng đức tin không được kiểm chứng thì chắc chắn là họ sẽ tranh luận chuyện ta chánh ngươi tà với nhau cho đến ngày tận thế. Cho nên, mặc dù tôn giáo nào cũng dạy từ bi bác ái, vô ngã nhưng tôn giáo lại chính là nguồn gốc gây hận thù và chiến tranh.
Để tránh rơi vào mê tín và cuồng tín, người theo đạo cần phải tôn trọng sự thật và phải có lòng khoan dung, khi học đạo cần phải sử dụng lý trí và tinh thần khoa học chứ không thể chỉ dựa vào đức tin mà thôi. Người tu mà mê tín, cuồng tín, chấp pháp chấp ngã và ngu xuẩn đến nỗi đi đến hận thù bất cộng đái thiên với nhau thì thà là người vô thần còn tốt hơn là hữu thần. Ít ra người vô thần không có hận thù tôn giáo còn người hữu thần thì thường nhân danh Thượng Đế và Đạo để gièm xiểm hoặc tiêu diệt lẫn nhau.

Và nếu như những gì tôn giáo nói đều toàn là những giáo điều huyễn hoặc thì câu nói của Karl Marx: "tất cả tôn giáo đều là thuốc phiện" cũng không phải là sai.
 

xiao_thanh

Thành viên Lớp học Tử vi 06/2012
câu nói của Karl Marx: "tất cả tôn giáo đều là thuốc phiện" cha đẻ của thuyết duy vật hiện đại và chủ nghĩa cs nói về duy tâm khiến tín đồ tôn giáo như tôi thất vọng wa ! dù là thuốc phiện thì cũng chữa được khối bệnh
 

duccongtb

Super Moderator
Staff member
Các bạn ko để ý thôi chứ thực ra tôn giáo đem lại cho con người lợi nhiều hơn hại đó. Khoan xét đến câu cái gì hợp lý thì cái đó tồn tại, chúng ta cứ nhìn vào ảnh hưởng của nó trước. Các tôn giáo lớn đều khuyên người ta sống tốt đời đẹp đạo và phải trả giá cho những gì đã gây ra. Điều đó làm cho các hành động vô tổ chức sẽ giảm đi trông thấy. Nhiều người hẳn sẽ nhắc đến những vụ kích động tôn giáo nhưng cứ nhìn vào số các vụ việc do nhóm phi tôn giáo gây ra sẽ thấy sự khacs biệt. Đời sống quá khó khăn mà ko có niềm tin chỉ e nhiều người đã gục ngã từ lâu rồi. Nên thuốc phiện nếu quá liêù sẽ có hậu quả nghiêm trọng nhưng vừa đủ thì nó sẽ là thuốc giảm đau hữu hiệu.
 
Các bạn đọc cuốn sách " Nghĩ giàu và làm giàu" trong topic sau, sẽ tốt cho việc hiểu thêm về Niềm Tin,Niềm Tin tôn giáo, ý nghĩa đích thật của Tử vi thay vì bói toán,vv... Sức mạnh của "thuốc phiện" trong câu nói của Mark.

Từ đó mới thấy rằng Niềm Tin tích cực có sức khai phá thế giới mạnh như thế nào.

http://www.thegioivohinh.com/diendan/showthread.php?t=164576


Niềm tin có điều khiển bắt mọi ý nghĩ ráo riết rung. Hưng phấn vì sức mạnh tự tin vào bản thân, bạn có thể đạt tới đỉnh cao bất ngờ nhất.

BƯỚC THỨ HAI VƯƠN TỚI CỦA CẢI: NIỀM TIN

Niềm tin - chất xúc tác của mọi khả năng trí tuệ. Nếu nó được quyện kết với ý nghĩ, thì ngay lập tức tiềm thức sẽ nắm bắt, chuyển thành tương đương tinh thần và truyền cho Trí tuệ siêu nhiên, giống như khi ta cầu nguyện.

Trong số tất cả các loại tình cảm tích cực thì mạnh mẽ nhất là niềm tin, tình yêu và tình dục. Kết hợp với nhau, chúng tạo nên hiệu ứng nổi. Tại đây, tiềm thức vận động và thôi thúc Trí tuệ siêu nhiên trả lời câu hỏi đặt ra. Cần biết cách nắm bắt hình tượng cao siêu mà đồng dạng của nó là những ý nghĩ của bạn.

HÃY TÌM KIẾM - VÀ BẠN SẼ TÌM THẤY

Như vậy, chúng ta đã tiếp cận quan điểm cho phép hiểu rõ hơn ý nghĩa to lớn của tự kỷ ám thị trong việc vật chất hoá ước mơ, cụ thể là: niềm tin - đó là trạng thái của trí tuệ. Trạng thái này có thể tạo ra bằng cách dùng tự kỷ ám thị để tác động nhiều lần đến tiềm thức. Để minh họa, ta xem xét mục đích bạn đọc cuốn sách này: biết cách biến xung lượng ước muốn không sờ mó được thành tương đương vật chất của nó là tiền bạc.

Theo các chỉ dẫn về tự kỷ ám thị và tiềm thức tổng kết trong chương này, bạn sẽ thấy rằng nếu bạn tin, bạn sẽ nhận được cái bạn mong muốn. Niềm tin vào thắng lợi này đã nằm sẵn trong tiềm thức của bạn trước khi thực hiện kế hoạch vật chất hóa ước mơ.

Niềm tin là trạng thái của trí tuệ. Có thể phát triển nó thành ý chí nhờ mười ba nguyên tắc, bởi vì khi áp dụng những nguyên tắc này, niềm tin được hoàn thiện một cách có ý thức. Phương pháp duy nhất được biết về việc hoàn thiện niềm tin một cách có ý thức - là liên tục đưa vào tiềm thức như các cha cố vẫn thường làm.

Cũng có thể ý này sẽ trở nên dễ hiểu hơn nếu ta so sánh với bản chất của tội ác. Các nhà hình sự học nổi tiếng đã đi đến kết luận rằng khi con người lần đầu tiên va chạm với tội ác, họ cảm thấy ghê tởm. Sau một thời gian tiếp xúc với tội ác, họ trở thành quen. Liên hệ nhiều với thế giới tội phạm sẽ làm cho con người tiêm nhiễm tội ác. Tương tự như vậy có thể nói rằng xung lượng của ý nghĩ cuối cùng cũng sẽ ngấm vào nhận thức, biến nó thành tương đương vật chất - là tiền bạc.

Nhân đây tôi khuyên bạn nên suy ngẫm lại công thức: tất cả những ý nghĩ có thể hình dung ở mức cảm giác, với điều kiện chúng được đặt trên niềm tin, sẽ dần dần được vật chất hóa. Tình cảm, cảm xúc cội nguồn của ý nghĩ - đó là những thứ làm cho ý nghĩ có sức sống, hiệu lực và sức mạnh.

Lòng tin, tình yêu và tình dục kết hợp với ý nghĩ trào dâng sẽ làm cho những cảm giác này có sức sống hơn nhiều so với bản thân chúng tự có. Nhưng muốn đạt tới độ sâu của tiềm thức và tác động đến nó, không những cần có ý nghĩ kết hợp với lòng tin, mà còn cần đến ý nghĩ xen lẫn những tình cảm tích cực và cả tiêu cực nữa!

KHÔNG MAY À? VỚ VẨN!

Đến đây chúng ta đã gần như hiểu rằng tiềm thức vật chất hóa các ý nghĩ mang tính xây dựng cũng như các ý nghĩ phá hoại. Nó giải thích hiện tượng kỳ lạ mà hàng triệu người gọi là không may hay bất thành. Họ cho rằng họ là người không thoát khỏi nghèo đói và lay lắt vất vưởng. Họ có cảm giác rằng có một lực lượng lạ lùng nào đó xô đẩy họ đến kết cục này, và họ không thể làm gì khác được.

Những người như vậy là tác giả ôsự bất hạnhằ của mình, bởi vì việc họ không tin vào chính bản thân mình đã xây tổ trong tiềm thức và đã vật chất hóa. Ở đây cũng cần nhắc lại rằng bạn có khả năng vật chất hóa ước muốn bất kỳ khi nó đã nằm trong tiềm thức. ở đây trạng thái trông đợi và tin rằng sự biến đổi diệu kỳ nhất định sẽ xảy ra là hết sức tự nhiên. Niềm tin của bạn hoặc chỉ đơn thuần là sự tự tin - chính là nhân tố đảm bảo hoạt động của tiềm thức, nếu bạn giao nhiệm vụ cho nó bằng cách tự kỷ ám thị. Tôi đã đánh lừa tiềm thức con trai mình như vậy.

Tự đánh lừaằ mình như vậy rất đơn giản, nếu như bạn đã có được những đối tượng vật chất mà bạn cần khi đi vào tiềm thức. Tiềm thức biến thành tương đương vật chất của nó bằng tất cả các phương tiện thực tế có được.

Dựa vào những điều đã nói ở trên, bằng cách làm thử và sửa sai, bạn có thể học được cách đưa niềm tin vào những chỉ thị cho tiềm thức. Sự hoàn thiện sẽ đến sau. Tự nó không thể nào có được, mà chỉ nảy sinh khi được hướng dẫn.

Ngoài ra, bạn phải khuyến khích những tình cảm tích cực, để chúng chiếm ưu thế trong nhận thức và tiềm thức, và giảm bớt hoặc triệt tiêu những tình cảm tiêu cực. Nếu tình cảm tích cực chiếm ưu thế trong nhận thức, thì nhận thức sẽ tạo ra được mái nhà che chở cho niềm tin của mình. Trong trường hợp đó, nhận thức sẽ có những chỉ thị cho tiềm thức để tiềm thức có thể tiếp nhận và trực tiếp xử lý.

Ý NGHĨ KHÔNG CÓ NIỀM TIN COI NHƯ ĐÃ CHẾT RỒI

Đã nhiều thế kỷ, những người đáng kính trong tôn giáo răn bảo mọi người tin vào những giáo điều này khác, nhưng không bảo mọi người làm thế nào để có được niềm tin đó. Và vẫn chưa ai định nghĩa được ý nghĩ như sau: Niềm tin - đó là trạng thái của nhận thức có thể dùng tự kỷ ám thị để tạo ra.

Bằng ngôn ngữ dễ hiểu đối với mọi người, chúng tôi tổng kết tất cả những gì được biết về các nguyên tắc hoàn thiện niềm tin ngay cả ở những nơi dường như không thể có được niềm tin.

Hãy tin vào bản thân: niềm tin - trong sự Bất tận.

Niềm tin - đó là điểm tựa để tích luỹ của cải!

Niềm tin - đó là cơ sở của những điều kỳ diệu và những bí mật mà khoa học không thể khám phá ra được.

Niềm tin - đó là thuốc giải độc duy nhất cho mọi bất thành!

Niềm tin - đó là nguyên tố hóa học khi kết hợp với cầu nguyện sẽ tạo mối liên hệ trực tiếp với Trí tuệ siêu nhiên.

Niềm tin - đó là yếu tố biến sự vận động thông thường của ý nghĩ trong nhận thức hạn chế của một người bình thường thành tương đương tinh thần, thành xúc cảm cầu nguyện của nhận thức.

Niềm tin - đó là sự môi giới duy nhất cho ta khả năng sử dụng sức mạnh vĩ đại của Trí tuệ siêu nhiên.
 
Bên trên