Tất cả tôn giáo đều có cùng Một nguồn gốc

Tịnh Lạc

Thành viên chính thức

Tất cả các tôn giáo mặc dù khác nhau về danh xưng nhưng tựu chung đều thờ phượng cùng một đấng Tối cao, đấng Tạo hóa hay Nguyên lý sáng tạo.
Đức Đại nhật Như Lai của Mật tông cũng chính là đức Thượng Đế của Thiên chúa giáo, hay Brahma của Ấn độ giáo, ông Trời hay Ngọc Hoàng Thượng Đế của dân gian, Jehovah của Do thái giáo v.v.

Trong niềm tin của tất cả tôn giáo thì trên là Thượng Đế dưới là các đẳng cấp thần linh. Mười phương chư Phật, chư đại Bồ tát của Phật giáo Đại thừa là các đại thần linh (các cấp lớn, nhỏ) của các tôn giáo cổ Ai Cập, Hy Lạp, phổ biến nhất trong đạo Phật là đức Quan Thế Âm, Dược Sư, A Di Đà…
Các đại thần linh, chư Phật, chư Bồ tát cũng là các thánh thần trong Mật tông, là chúa thánh thần, hay thánh linh, thiên sứ hay thiên thần của Thiên Chúa giáo.
Các tu sĩ Tiểu thừa Phật giáo ở ViệtNam, Thailan, Miến Điện, Lào, Campuchia mặc dù bề ngoài tỏ ra dị biệt khi bác bỏ Thượng Đế và thần linh, chủ trương Bồ tát, thần linh không giúp gì được cho con người, nhưng bên trong họ đều chịu ảnh hưởng của Bàlamôn giáo là đạo thờ Thượng Đế và thần linh, cũng là cầu nguyện những đấng ấy qua hình thức dùng bùa phép, câu chú mà hầu như tu sĩ nào cũng có để trừ tà, hay cầu cho những việc làm ăn, những tranh giành lợi lạc và cũng để phục vụ cho lợi danh của bản thân mình (Chimdada và các ông Lục chùa Miên thờ Phật Thích Ca, khi có nạn tai thì cầu đủ danh hiệu quỷ thần, để xin giúp đỡ).

Các cách tu hành của các đạo cũng đều giống nhau, đều cùng một nội dung là cầu nguyện với Thượng Đế và thần linh để được sự hộ trì cho đời này và đời sau.

Theo Đại thừa Phật giáo, muốn thành đạo thì phải hành lục độ Ba la mật (bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ) đồng nghĩa với thực hành Tam công của đạo Cao Đài, đó là công phu, công quả, công trình. Phần công phu là cầu nguyện, niệm Phật hay thiền định theo một phương pháp nào đó (miễn là không phải dụng công luyện khí quá sức); công quả là làm việc thiện, lợi mình, lợi người; và công trình là tu tâm dưỡng tánh. Mọi hình thức công phu chỉ khác nhau về hình thức, và giống nhau về nội dung, ngay cả tĩnh tâm ngồi thiền cũng là một cách hướng tâm về đạo, cầu nguyện với trời Phật.

Đa số người tu không hiểu nên mới thấy có đến 8 vạn 4 ngàn pháp môn bởi vì
ai cũng ôm chấp vào kiểu công phu của pháp môn mình, người thì cho ngồi thiền thế này thế kia mới đúng, người khác cho là phải trì thần chú mới đúng, cứ thế mà chê bai những lối tu của người khác. Hơn 8 vạn pháp môn kia thật ra chỉ là 8 vạn hình thức công phu khác nhau, khi hiểu ra thì chỉ có một đạo không khác, đó là đạo của Thượng Đế và Thần linh, chỉ có khác một điều là pháp môn có linh ứng hay không linh ứng mà thôi.

Pháp môn linh ứng là khi người tu có tâm ấn qua buổi lễ nhập môn của Mật tông, được thông đạt với thiên đình, và được học bộ môn siêu hình do các thánh thần dạy dỗ, vì vậy người tu có tâm ấn thì tu theo pháp môn nào cũng được linh, chứ không phải như một số người tu Mật tông đề cao việc trì thần chú, cho rằng phải trì thần chú mới linh, những lối tu khác (cầu nguyện, niệm Phật...) đều không linh. Nhưng những thần chú khi được dịch ra tiếng Việt cũng chỉ là những bài kinh tán thán công đức, và cầu nguyện với chư Phật, chư Bồ tát mà thôi, y hệt như những bài kinh cầu nguyện ca ngợi Thượng Đế và thần linh của Bà la môn giáo, hay bài kinh 'Lạy Cha' rất đúng đắn của Thiên Chúa giáo. Ví dụ như câu: Om mani padme hum có nghĩa là "viên ngọc báu trong hoa sen" (dâng lên ngài Quan Thế Âm), hay bài chú Đại bi mở đầu là câu Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da: Xin quy y Tâm vô biên vô tận trong khắp mười phương...

Ngoài ra giáo luật căn bản của các tôn giáo cũng phù hợp với luật pháp thế gian và luân lý xã hội, tôn giáo nào cũng ngăn cấm hành vi trộm cướp, giết người và dạy lẽ công bằng giữa người và người, đi xa hơn nữa là dạy con người làm điều bác ái, và tìm cầu chân, thiện, mỹ.

Như vậy tất cả đạo, các pháp môn, đều đồng nhất về đức tin, giáo lý, và giáo luật, tất cả đều nằm trong hệ thống giáo dục hay hệ thống công quyền của thiên đình, và đều quy về Thượng Đế, thần linh.
Nhưng, ngày nào các tu sĩ còn
ôm nặng tâm phân biệt, tu hành với tâm ngạo mạn thì ngày ấy, họ sẽ còn kích bác, đả kích lẫn nhau, ngay cả làm những việc trái đạo như là chém giết nhau để tranh giành địa vị bá chủ trong thiên hạ.

 
Last edited by a moderator:

xiao_thanh

Thành viên Lớp học Tử vi 06/2012
đúng là như vậy . tuy tên gọi khác nhau nhưng đều nói đến 1 đấng tối cao :
Phật giáo : chân không , niết bàn ( phật thích ca mâu ni)
Nho giáo : vô cực , thái cực ( khổng tử)
Đạo giáo : vô vi, huyền, cốc thần ( lão tử)
Thiên chúa : thượng đế , thiên đàng ( je-su)
- tuy giáo lý mỗi giáo khác nhau nhưng đều giảng chung 1 điểm (đạo)
 
Bên trên