Tài liệu hay về thư pháp

N

Người Lái Đò

Guest
Thư pháp

Tài liệu hay về thư pháp

KHI NGỌN BÚT CHẠM VÀO TRANG GIẤY,ĐÓ LÀ THỜI KHẮC CHUYỂN GIAO TINH-KHÍ-THẦN CỦA NHÀ THƯ PHÁP VÀO HỌA PHẨM

Khái niệm được sử dụng phổ biến Thư pháp Việt thông qua việc sử dụng các ký tự Latinh với phương tiện cọ lông và mực Tầu để thể hiện:
1- Nghệ thuật viết chữ đẹp
hay
2- Nghệ thuật biểu hiện tâm, ý, khí, lực của người dụng bút. Thông qua con chữ

Dù theo nghĩa nào, Thư pháp vẫn là nghệ thuật biểu hiện cảm xúc thông qua đường nét con chữ.

VĂM PHÒNG TỨ BẢO
vanphongtubuu.png_thumb.jpg

Bút lông truyền thống không những là một trong những văn phòng phẩm thiết yếu của người xưa mà còn chiếm vị trí hàng đầu trong việc biểu đạt ý tứ của hội họa và thư pháp . Bút lông có các chủng lọai thông thường sau :
*Bút Tử hào lấy lông thỏ hoang , cứng thường dài và nhọn , thích hợp viết chữ vuông vắn, ngay ngắn. nhọn như găm chừ sắc như dao. Tuy nhiên giá rất cao lại không đủ dài để viết đại tự hoành phi .
*Bút Lang hào lấy lông sói chế thành . Lông nhọn, cứng thuộc loại kiện hào bút (健毫筆) . Khuyết điểm của bút này cũng giống như Tử Hào.
*Bút Dương hào từ lông đuôi hoặc râu của dê. mềm không có phong (ngòi nhọn), viết chữ nhuyễn nhược vô cốt, nhưng hàm súc tròn trịa, Độ mềm với nhiều mức khác nhau, nêú dùng loại giấy ,mực phù hợp sẽ phát huy phong cách uyển chuyển đầy đặn, , giá rẻ, sợi lông lại dài có thể viết được chữ từ nửa mét trở lên .
*Bút Kiêm hào là việc lấy 2 loại lông khác nhau tạo thành nên mới có tên gọi như thế . Đặc tính bút tùy vào tỷ lệ của hỗn hợp lông, khi cứng, khi mềm, khi hội đủ cứng mềm, hơn nữa giá thành thấp, so với những loại khác thì có điểm vượt trội hơn
TIÊM:
tiem.png_thumb.jpg

Khi lông bút chụm lại, ngòi phải nhọn, chữ viết mới dễ ra góc cạnh , biểu lộ được thần thái . Khi mua bút mới, ngòi lông thường có keo nên tụ lại, rất dễ phân biệt . Khi kiểm tra bút cũ, trước hết nhúng ướt ngòi bút, ngòi bút sẽ tụ lại, có thể phân biệt.

TỀ
:
te.png_thumb.jpg

Khi bóp đầu bút bằng ra, các đầu lông trải đều ra, đầu các sợi lông bằng nhau , Tuy nhiên, muốn kiểm tra , phải làm bút mất keo đi, vì vậy khi mua không làm được.

VIÊN
:
vien.png_thumb.jpg

Ngòi bút tròn đều, lông bút dầy dặn . Lông bút dầy tất khi viết sẽ có lực , Bút "viên" khi vận sẽ được như ý . Khi chọn mua bút, ngòi bút có keo, quan sát kỹ sẽ biết có tròn đều hay không .

KIỆN
:
ki%E1%BA%B9n.png_thumb.jpg

Độ đàn hồi của ngòi bút; thử ấn ngòi bút rồi nhấc bút lên, ngòi trở về trạng thái cũ . Cây bút đàn hồi, lúc vận bút sẽ được như ý,, khi viết chữ sẽ có khí thế . Sau khi rửa sạch lớp keo, nhúng ẩm bút rồi ấn thử sẽ biết bút có "kiện" hay không .
Giấy Dó Việt Nam: được làm từ sợi cây Dó , màu ngà vàng, độ hút mực tùy theo độ dày của giấy, giữ được khoảng vài trăm năm. Giấy Dó hiện nay còn giữ được nghề chủ yếu vì phục vụ cho giới hội họa, vì vậy không có các khổ giấy cần thiết cho Thư pháp, mẫu mã cũng không đa dạng.
giay.png_thumb.jpg

Tuyên Chỉ và Phỏng Tuyên- 宣纸 (Việt Nam gọi là Xuyến Chỉ): chỉ có vùng phụ cận của Tuyên Thành mới sản xuất giấy. Loại giấy Tuyên được làm từ gỗ dâu, rạ và vỏ cây Đàn Mộc ngâm tro, vì vậy giấy hút mực rất nhiều. Dùng giấy này, nếu viết quá chậm, mực sẽ loang mạnh Hiện nay, độ hút mực của giấy Tuyên đã được giảm bớt, tiện cho người viết hơn.

Giấy Điệp vốn dùng làm tranh Đông Hồ. Giấy Điệp thực chất là một tờ giấy Dó, quét một lớp Điệp (Vỏ sò giã nát trộn với màu thiên nhiên và hồ) trên bề mặt. Giấy này ít hút mực, đặc tính tương tự giấy làm từ tre, bề mặt bóng, có ánh sáng của vỏ sò. Tuy nhiên, giấy Điệp cũng không đa dạng về kích cỡ, đồng thời không giữ được lâu bởi màu Điệp mau phai, dễ gẫy mạch giấy.

Nghiên mực thực ra chỉ là một khối đá mài mịn được đẽo gọt để vừa dùng mài mực mà vừa dùng để chứa mực vừa dùng để chấm mực, vừa vuốt bút cho mực khỏi đọng quá nhiều. Nghiên tốt phải có hai đặc tính: chất liệu phải mịn, chắc nhưng ẩm và nhẵn. trơn để khỏi làm mòn bút và mực không đọng trên mặt nghiên. Nghiên tốt gõ tiếng kêu thanh và khi mài mực không nghe tiếng loạt soạt.
Mực Tàu là chất màu cacbon đen pha trong chất keo lỏng hay các môi trường gắn kết khác. Mực Tàu được làm từ muội than của nhựa hoặc gỗ bị đốt cháy, thông thường là gỗ thông, tre, lá tre.

nghien.png_thumb.jpg

Triện khắc là con dấu khắc bút danh của nhà Thư Họa hay còn gọi là ấn chương, lấy văn tự mà tạo hình, dựa vào tính trừu tượng của chữ mà thể hiện vẻ đẹp của nghệ thuật văn tự. Xét về hình dạng, mặt ấn có rất nhiều hình dạng khác nhau: hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn. hình bầu dục, hình bán nguyệt, hình quạt hoặc đa giác… hay giữ nguyên theo hình dạng của viên đá được gọi là tùy hình chương.
trien.png_thumb.jpg


Được chia ra là hai lối viết chính: Lối trúc và lối Mai

LỐI TRÚC: là lối viết mạnh mẽ rắn chắc các nét được viết to, mang thần sắc vốn dĩ của thư pháp Hán nhưng cũng không kém phần mềm mại uyển chuyển
loi%20truc.png_thumb.jpg

LỐI MAI: các nét chữ được viết mảnh mai từng nét chữ mềm mại thích hợp với cấu trúc của các ký tự Latinh đa số là những nét cong uốn lượng chứ không góc cạnh như chữ Hán
loimai.png_thumb.jpg

Có người sử dụng cả hai lối này vào trong một tác phẩm, Lối Trúc được dùng cho chữ đại tự và lối Mai được dùng cho câu văn viết kèm.
trucmai.png_thumb.jpg

Mỗi thư pháp gia có mỗi phong cánh và nét chữ hòan tòan khác nhau, mỗi người một vẻ. Nhưng được chia vào các thể chính như sau:
ĐIỀN , HỌA , THỦY , MỘC , PHONG , DỊ .
ĐIỀN THỂ: là lối viết chữ Việt được xắp sếp thành từng khối vuông hay tròn, được ưa chuộng và khắc trạm trên các bức phù điêu... thường dùng cho những câu đôi trong đền chùa...
dienthe.png_thumb.jpg

HỌA THỂ: là một nghệ thuật viết chữ khéo léo có xắp sếp tinh tóan sao cho từng đường nét chữ phối hợp thành những hình dạng mang ý nghĩa nhất định
hoathe.png_thumb.jpg

THỦY THỂ: là lối viết chữ nhái theo lối viết chữ Hán, chữ viết không ngang hàng mà được viết dọc xuống như nứơc đổ
thuythe.png_thumb.jpg

MỘC THỂ: là lối viết mộc mạc giản dị ngay hàng thẳng lối dể đọc và dễ cảm nhận nhưng không kém phần bay bướm. Lối này được nhiều người ưa thích và thể hiện.

mocthe.png_thumb.jpg

PHONG THỂ: là lối chữ viết nhanh trôi chảy. Khi đặt bút xuống là như một cơn bão quét qua không phút ngập ngừng. Nét chữ tuôn ra theo cảm hứng và quán tính vì thế đôi khi nét chữ không hòan chỉnh và hơi khó đọc nhưng vẫn dễ đọc hơn Dị thể.
phongthe.png_thumb.jpg

DỊ THỂ: là lối viết chữ cá tính ngọn bút xuất phát từ cảm hứng cao độ, đường nét không theo chuẩn mực mà phóng bút tự do. Nét chữ không rõ ràng mà chỉ mang dáng dấp chính của con chữ, người thưởng ngoạn đôi khi cũng phải đóan để hiểu được nội dung
dithe.png_thumb.jpg

-Có Hai thể chữ cũng nên nói tới
THỂ LONG PHỤNG: là dạng chữ rong được viết bằng một bản gỗ nhỏ có răn cưa. Mỗi chữ được viết vẽ kèm theo những hình ảnh lạ mắt như rồng phụng hoặc các ông Phúc Lộc Thọ...
the%20rong%20phung.png_thumb.jpg

THỂ ÂM DƯƠNG: là dạng chữ ngược, nhìn vào trông như chũ Hán, muốn đọc thì phải quen lối viết và tưởng tượng ngựơc lại, hoặc nhìn ngược từ mặt sau tờ giấy không thì nhìn vào hình ảnh phản chiếu từ một tấm gương
the%20am%20duong.png_thumb.jpg

Kỹ thuật vân cọ cũng theo phong cách Hán như:
Ức (nhấn mạnh xuống), Đốn (dè dặt), Tỏa ( sổ hạ xuống), Trì ( viết nét chậm lại), Tốc (viết nhanh), Hòan ( thả lại, hồi đầu), Khẩn (vung bút đột ngột), Khinh ( nhẹ nhàng lã lướt bay bỗng), Trọng ( nhấn điểm xuyến).
Một nét cọ căn bản được chia là các bước sau
net%20co%20can%20ban.png_thumb.jpg

Khởi bút, Hành bút và Thu bút.
Thường thì phần giữa sẽ nhỏ hơn hai phần đầu. và một nét chữ đã viết thì không được đồ đi đồ lại....
Thư pháp Việt chia làm các đường nét chính sau
NÉT TRỤ: là nét kéo thẳng đầy mạnh mẽ.

nettru.png_thumb.jpg

NÉT TẤN: là nét kéo ngang cũng đầy uy lực
nettan.png_thumb.jpg

NÉT PHÁC: gồm các nét phác ngang, dọc, xéo...Khi viết thì khởi bút , hành bút nhưng không có nét dừng bút mà được kéo đi luôn.
netphat.png_thumb.jpg

NÉT VÒNG: là những nét khởi đầu và được kéo lại thành vòng nét cuối hướng về nét khởi đầu.
netvong.png_thumb.jpg

NÉT MÓC: là những nét được khởi bút móc vòng xuống nhưng cuối nét không hướng về nét khởi, và khi thu bút không dừng lại mà kéo bút lên tạo ra một đường nhọn cuối nét.
ne%20vong.png_thumb.jpg

NÉT KÉO: là những nét mỏng kéo dài theo hướng ngang , dọc hoặc vòng.
netkeo.png_thumb.jpg

NÉT LƯỢN: là những nét vòng gọp lại theo đường gợn sóng.
netluon.png_thumb.jpg

NÉT XƯỚT: là những khỏang trống trong một nét chữ được tạo ra từ những sớ cọ. có hai lọai nét xướt: nét xướt ngọn và nét xướt bụng
netxuot.png_thumb.jpg

.Nét xướt ngọn được tạo ra khi kéo ngang bằng ngọn bút và ngọn cọ được tách ra rõ ràng tạo nên nét xướt cũng rõ nét.
.Nét xướt bụng khi nét kéo ngang bằng bụng của ngọn bút .
Khi thưởng lãm một tác phẩm trước khi xét về đường nét và nội dung thì điểm đặc biệt thu hút và có bắt mắt người xem hay không là ở phần trang trí và bố cục tác phẩm. Bố cục thư pháp Việt không trình bày từng chữ từ trên xuống và từng cột như thư pháp Hán, ngọai trừ viết theo dạng đối.
một tác phẩm viết tràn lan đại hải không ý tứ thì không được xem là một bố cục đẹp. Các chữ viết không được quá khít và cũng đừng quá thưa thớt lõng lẽo. nét này phải tương quan và bổ xung cho nét kia tránh trùng lập lên nhau gây khó đọc. Các chữ thường liên kết với nhau và tạo thành những khối có kết cấu.
Các dạng bố cục thường gặp như sau
DẠNG THÁP: bố cục phần trên nhỏ và to ra phần chân nhu một ngon tháp tạo cảm giác bền vững
dangthap.png_thumb.jpg

DẠNG GIÁO: bố cục có dạng một mũi giáo, phần thân to và phần đầu và chân thì nhỏ
dangdao.png_thumb.jpg

DẠNG TRỤ: là viết theo lối thông thường các chữ cái đầu tiên xếp thành một hành thẳng
dangtru.png_thumb.jpg

DẠNG CỤM: bố cục chia ra thành từng cụm từng khối nhỏ
dangcum.png_thumb.jpg

DẠNG ĐỐI: là dạng chữ viết từng chữ xếp thành một hàng thẳng xuống theo dạng liển đối tiếng Hán
dangdoi.png_thumb.jpg

ẤN CHƯƠNG: gồm ba lọai Nhân chương , Yêu chương, và Danh chương.
NHÂN CHƯƠNG: được nằm ở vị trí trên cùng của tác phẩm. Thường đại diện cho tên của một hội nhóm mà tác giả tham gia hoặc những biểu trưng đặc biệt. công thêm điểm mốc thời gian của tác phẩm.
YÊU CHƯƠNG: được đóng vào giữa tác phẩm
anchuong.png_thumb.jpg


DANH CHƯƠNG
: Được đóng ở cuối tác phẩm ngay chữ ký của tác giả.
Tùy theo bố cục của tác phẩm mà ấn chương được đóng ở đâu cho hợp lý nhất .
 
Bên trên