Tường Phái Huyền Không

N

Người Lái Đò

Guest
Tam ban xảo quái
Trong những cách cục có thể giúp cho trạch vận của căn nhà được lâu dài, bền bỉ thì ngoài cách “Hợp Thập” còn có những cách cục “Tam ban quái”. Nói “Tam ban quái” là vì trong toàn trạch bàn, các vận-sơn-hướng tinh tại mỗi cung hoặc là nối liền nhau thành 1 chuỗi như 1-2-3, 2-3-4, 3-4-5, 4-5-6, 5-6-7, 6-7-8, 7-8-9, 8-9-1, 9-1-2, hoặc là tạo thành những chuỗi số cách đều nhau 3 số như 1-4-7, 2-5-8, 3-6-9. Cách có những chuỗi số nối liền nhau được gọi là “Tam ban quái”, còn cách có những chuỗi số cách đều nhau 3 số được gọi là “Phụ mẫu Tam ban quái”. Trong “Phụ mẫu Tam ban quái” còn được chia ra làm 2 loại là “Thất tinh đả kiếp” và “Tam ban Xảo quái”. Riêng trong mục này chỉ xin bàn qua “Tam ban Xảo quái” mà thôi. Gọi là “Tam ban Xảo quái” là vì đây là trường hợp “Tam ban quái” kỳ diệu và hiếm có nhất, và do đó cũng là cách cục quý giá và tốt đẹp nhất trong mọi cách cục của Huyền không Phi tinh. Nó chỉ xuất hiện khi các vận-sơn-hướng tinh tại mỗi cung kết hợp thành 1 trong 3 cặp số: 1-4-7, 2-5-8, 3-6-9. Điều kiện tiên quyết là tất cả các cung phải có 1 trong 3 cặp số này, tức là toàn bàn đắc Tam ban quái thì mới được coi là đắc “Tam ban Xảo quái”. Thí dụ: nhà tọa THÂN hướng DẦN (tức hướng 60 độ), nhập trạch trong vận 8. Nếu lập trạch vận thì ta thấy tất cả các cung đều có 1 trong 3 cặp số 1-4-7, 2-5-8 hay 3-6-9, cho nên căn nhà này toàn bàn là cuộc Tam ban quái, và được coi là đắc “Tam ban Xảo quái”. Vì cách cục như trên là rất hiếm, nên trong tổng số 1944 cách cục của Phi tinh thì chỉ có 16 cách là hội đủ điều kiện của “Tam ban Xảo quái” như sau: - Nhà tọa CẤN hướng KHÔN: trong các vận 2, 5 và 8. - Nhà tọa KHÔN hướng CẤN: trong các vận 2, 5 và 8. - Nhà tọa DẦN hướng THÂN: trong các vận 2, 5 và 8. - Nhà tọa THÂN hướng DẦN: trong các vận 2, 5 và 8. - Nhà tọa SỬU hướng MÙI: trong các vận 4 và 6. - Nhà tọa MÙI hướng SỬU: trong các vận 4 và 6. Đối với Huyền không Phi tinh, những nhà đắc “Tam ban Xảo quái” được coi là kỳ diệu, vì chẳng những là mỗi con số được cách nhau 3 số, “giống như 1 chuỗi ngọc đính liền nhau, (thuận hay nghịch đều cách 3), hoàn toàn tự nhiên, không chút gượng ép” như Trạch vận Tân án đã nói, mà còn vì trong 3 cặp số đó, mỗi cặp đều có 1 số tiêu biểu cho Thượng Nguyên – Trung Nguyên – Hạ Nguyên. Như 1-4-7 thì 1 là số của Thượng nguyên, 4 là số của Trung nguyên, 7 là số của Hạ nguyên. Với cặp 2-5-8 thì 2 là số của Thượng nguyên, 5 là số của trung nguyên, 8 là số của Hạ nguyên. Với cặp 3-6-9 thì 3 là số của Thượng nguyên, 6 là số của Trung nguyên, 9 là số của Hạ nguyên. Các số 1-4-7 lại đều là những số khởi đầu của Tam nguyên, 2-5-8 đều là những số giữa, 3-6-9 đều là những số cuối, nên vừa có thể làm cho tương thông (hay thông khí) hết cả 3 Nguyên, lại vừa không bị rối loạn hoặc pha tạp. Những cặp số có thể làm thông khí cả Tam Nguyên há không phải là lâu dài hay sao? Lại không bị rối loạn hoặc pha tạp, há không phải là quý khí hay sao? Cho nên những nhà đắc được cuộc “Tam ban Xảo quái” chẳng những vận khí sẽ rất lâu dài trong suốt Tam Nguyên Cửu Vận, mà vì còn đắc quý khí, nên nếu biết cách xử dụng thì dòng họ đời đời sẽ phú quý, danh gia vọng tộc. Nếu không biết cách xử dụng thì cũng chỉ bình thường, thậm chí có thể mang lấy nhiều tai họa tùy theo từng trường hợp. Những trường hợp Tam Ban Quái phát sinh tai họa Tuy một số nhà đắc cách “Tam ban Xảo quái” chẵng những đã không gặp được điều gì tốt lành, lại bị nhiều tai họa liên tiếp xảy ra, hại người tốn của... là do những nguyên nhân sau đây: 1) Nhà thường chỉ có cửa trước, chứ không có cửa sau. Lý do là vì những nhà đắc “Tam ban Xảo quái” hầu như bao giờ cũng gặp trường hợp “Thượng Sơn, Hạ Thủy”, vượng tinh của Hướng sẽ tới phía sau nhà, còn vượng tinh của Sơn sẽ tới phía trước. Nếu phía sau nhà không có cửa hoặc hồ tắm... thì vượng tinh của Hướng đã bị “Thượng Sơn”, nên tài lộc sẽ gặp nhiều khó khăn, bế tắc. Nếu như phía trước nhà đã có cửa mà còn trống, thoáng, thì vượng tinh của Sơn đã bị “Hạ thủy”, chủ phá bại về nhân đinh. Đó là chưa kể trong 16 cách cuộc đắc “Tam ban Xảo quái” thì đa số lại còn bị Phản-Phục Ngâm, nên làm sao tránh được tai họa? Cho nên tối thiểu là nhà phải có cổng, cửa, hay thủy tại khu vực có vượng khí của Hướng tinh, dùng cách “Nhất chính đương quyền” để hóa giải những cuộc “Thượng Sơn, Hạ Thủy” và Phản-Phục ngâm thì mới có thể tránh được tai họa (nên nhớ là cách “Thượng Sơn, Hạ Thủy” của Phi tinh chỉ là về hình thức, tức là vì Hướng tinh chiếu tới phía sau nhà, nên trên danh nghĩa thì nó đã bị “lên núi” tức “Thượng Sơn”. Nhưng nếu phía sau nhà có thủy hoặc cửa ra vào thì nó đã “gặp nước”, nên biến thành cách “Đáo Hướng”, chứ không còn là cách “Thượng Sơn” nữa. Tương tự với Sơn tinh tới hướng trên danh nghĩa là “Hạ Thủy”, nhưng nếu phía trước có núi hay nhà cao thì Sơn tinh đã “gặp núi”, nên lại biến thành cuộc “Đáo Sơn”. Còn về Phản-Phục ngâm thì chúng chỉ gây tai họa trong trường hợp là khí suy, tử mà thôi. Nên nếu phương có vượng khí mà có cửa hoặc sông hồ... thì cái họa do Phản-Phục ngâm cũng không còn nữa). 2) Phía sau nhà đã không có cửa, lại còn có núi cao hay nhà cao. Phía trước nhà đã có cửa, lại còn thêm trống, thoáng thì tai họa càng nặng. 3) Nếu đã phạm các điều ở trên, mà hướng nhà lại kiêm nhiều, vị trí cửa, bếp, bàn thờ... còn phạm Không vong thì tai họa càng nghiêm trọng. 4) Phía sau nhà đã không có cửa hay thủy, còn cửa trước tuy không nằm ngay đầu hướng, nhưng lại nằm trong 1 khu vực làm tiết thoát nguyên khí của hướng tinh nơi đầu hướng (tức Hướng tinh ở hướng phải sinh cho Hướng tinh nơi cửa) thì cũng gặp nhiều tai họa. 5)Những nhà tuy phía sau có cửa, nhưng lại bị nhà hàng xóm cao hoặc áp sát, phía trước tuy không có cửa, nhưng có sân trống hay thủy... thì cũng vẫn là cách cục phá bại và gặp nhiều tai họa. Gần đây, có 1 số nhà Phong thủy lại cho rằng những nhà đắc “Tam ban Xảo quái” cần phải vuông vức, để tất cả các cung của Bát quái đều nằm gọn trong căn nhà và chiếm 1 phần bằng nhau, chứ không thể có cung nào bị lọt ra ngoài nhà hay chiếm 1 phần quá ít so với những cung khác!!! Họ cho rằng chỉ có những nhà như thế mới phát phúc, lộc, còn những nhà không vuông vức thì sẽ gặp nhiều tai họa. Tuy nhiên, nếu gặn hỏi lý do thì họ thường chỉ trả lời được rằng nếu các cung không đồng đều, hay có 1, 2 cung lọt ra ngoài cửu cung thì Tam ban quái sẽ không đầy đủ, nên khí sẽ “không thông” mà gây ra tai họa. Nhưng thật ra nếu xét kỹ “tiêu chuẩn” này thì có thể nhận thấy là ngay chính họ cũng không biết lý do tại sao những nhà đắc “Tam ban Xảo quái” mà cũng vẫn bị họa, nên mới đưa ra “tiêu chuẩn” nhà cần vuông vức. Và vì không tìm được lý do giải thích, cho nên họ mới xoay sang “kết hợp” đủ mọi lý thuyết khác để tìm câu giải đáp như sau: - Về hình cục loan đầu: thì những gì vuông vức đều được coi là tốt đẹp, làm cho khí lưu thông điều hòa, còn những gì méo mó, lệch lạc đều bị coi là xấu, là làm cho khí bị bế tắc hoặc trì trệ, thiên lệch... mà làm hỏng cuộc “Tam ban Xảo quái”. - Về vận khí: hầu hết các cuộc đắc “Tam ban Xảo quái” đều xuất hiện trong các vận 2, 5, 8 tức là Thỗ vận, nên nếu nhà vuông vức thì tướng nhà sẽ hợp với nguyên vận (hình vuông thuộc Thổ) mà làm cho tốt đẹp. - Về phương vị: vì chỉ có những nhà nằm trong tọa hướng CẤN-KHÔN, KHÔN-CẤN (tức trục ĐÔNG BẮC –TRUNG CUNG - TÂY NAM) là đắc “Tam ban Xảo quái”, mà Ngũ hành của trục này đều thuộc Thổ, cho nên hình dáng của căn nhà mới “cần” vuông vức để hợp với Ngũ hành của tọa-hướng và trung cung mà giúp cho thông khí hoặc tăng thêm cái tốt, chế hóa được cái xấu... Tuy nhiên trên thực tế có rất nhiều nhà đắc “Tam ban Xảo quái”, lại vuông vức nhưng vẫn gặp tai họa như 1 số trường hợp dưới đây: - Trường hợp 1: nhà tọa SỬU hướng MÙI (210 độ), nhập trạch trong vận 6 (1965). Nhà hình chữ nhật, chiều dài của mặt tiền là 9m, chiều sâu 4m 5, có cửa trước tại khu vực phía TÂY NAM, cửa hông tại khu vực phía TÂY. Phía sau không có cửa, chỉ có nhà hàng xóm áp sát ngay sau tường. Nếu lập tinh bàn thì thấy có vượng khí Lục bạch của Hướng tinh tới phía sau, cửa trước có hướng tinh Cửu Tử, cửa hông có Hướng tinh Ngũ Hoàng. Sau khi vào ở được 2 năm thì người ông nội mất, sau đó 8 năm thì người cha mất (lúc đó mới có 49 tuổi). Về kinh tế thì gia cảnh ngày 1 túng thiếu, trong nhà luôn có người bệnh hoạn. - Trường hơp 2 (trong Trạch vận Tân án, trang 412): nhà tọa MÙI hướng SỬU kiêm KHÔN-CẤN 3 độ (tức hướng 33 độ), nhập trạch năm CANH NGỌ (1930, tức thuộc vận 4). Trong sách không nói kích thước bao nhiêu, nhưng theo hình vẽ thì nhà hình vuông. Phía sau không có cửa, ở hướng cũng không có cửa, chỉ có 1 cửa duy nhất nằm tại phương KHẢM để ra, vào mà thôi. Nếu lập tinh bàn thì thấy vượng khí của Hướng tinh tới phía sau, phía trước có hướng tinh Nhất bạch, nơi cửa ra vào có Hướng tinh Tam bích. Nhà này sau khi vào ở làm ăn thất bại, hao tài tốn của, xung đột với khách hàng, lại còn bị thầy Phong thủy tiên đoán “sẽ có giặc cướp đến quấy nhiễu, hoặc bị kẻ xấu vu khống khiến phải hao tổn nhiều tiền của”, nên khuyên 1 là làm cửa và đường đi thông phía sau, 2 là “tìm ngay 1 căn nhà khác để thuê và chuyển đến sẽ tránh được tổn thất”. - Trường hợp 3 (cũng trong Trạch vận Tân án, trang 202): nhà của 1 đại phú gia, xây dựng vào vận 2, tọa CẤN hướng KHÔN (tức hướng TÂY NAM – 225 độ). Đây là 1 dinh thự “có quy mô hùng tráng, trông như lâu đài vua chúa”. Nhà có cổng, cửa ra vào tại khu vực phía NAM, phía sau (tức khu vực ĐÔNG BẮC) có biển mênh mông. Nếu lập tinh bàn thì sẽ thấy phía ĐÔNG BẮC đắc vượng khí Nhị Hắc, phía NAM đắc sinh khí Tam bích, nên tuy trong sách không vẽ hình dáng ra sao, nhưng trong vận 2, vượng khí chiếu đến phía ĐÔNG BẮC, mà nơi này có đại thủy mênh mông, nên “phát đạt vô hạn, tiến triển mạnh mẽ, có thể nói là nhà phát phúc duy nhất trên quần đảo”. Qua vận 3, hướng tinh Nhị Hắc tuy đã biến thành thoái khí, nhưng cửa khẩu nơi phía NAM lại đón được vượng khí, nên “vẫn tiếp tục phát triển thịnh vượng như vận trước”. Cuối vận 3, vượng khí đã hết, công việc làm ăn gặp thất bại nặng, sự nghiệp trong phút chốc ra tro, chủ nhân đau buồn mà chết. Nhìn vào trạch vận này, Thẩm điệt Dân tiên sinh (tức con trai của Thẩm trúc Nhưng) đã từng nhận định:”Toàn bộ cục diện này hợp thành Tam ban quái, nên vận 2 đại vượng, vận 3 vẫn có lợi. Nhưng khi sắp sang vận 4 thì sẽ thất bại nặng, chỉ e còn có tai họa khác đáng sợ hơn”. - Trường hợp 4: nhà tọa KHÔN hướng CẤN kiêm THÂN-DẦN 5 độ (tức hướng ĐÔNG BẮC – 50 độ). Xây trong vận 8, vào ở từ đầu năm 2006, nhà trên tầng thứ 5 của 1 chung cư lớn. Cầu thang chung của tầng lầu nằm tại khu vực phía ĐÔNG NAM (so với căn hộ), từ đó đi vòng ra khu vực phía ĐÔNG rồi tới phía ĐÔNG BẮC trước nhà. Cửa trước nằm trong 2 cung SỬU-CẤN (đều thuộc ĐÔNG BẮC), cửa sau ra ban công (balcony) nằm trong khoảng giữa 2 cung KHÔN-ĐOÀI (nhưng chủ yếu tại KHÔN). Bếp nằm tại khu vực phía BẮC. Nhà này khá vuông vức, chiều dài 9m, chiều rộng 7m. Nếu lập tinh bàn của căn nhà thì thấy phía ĐÔNG NAM có 4-1 đồng cung, nơi đó có cầu thang chung cho cả tầng lầu nên động khí mạnh, chủ người trong nhà có bằng cấp, công việc và tài lộc ổn định. Cửa sau đắc vượng khí Bát bạch, nhưng vì không có đường dẫn khí nên chỉ tạm được chứ không tốt lắm. Cửa trước gặp hướng tinh Ngũ Hoàng nên chủ tai họa, bệnh tật. Bếp nằm nơi phía BẮC có hướng tinh Thất xích nên khí huyết kém, có tai họa về đường con cái. Chính vì vậy mà sau khi vào ở thì người vợ mắc bệnh về khí huyết và bị hư thai. Qua 4 trường hợp trên, ta thấy ngay cả đối với những nhà đắc “Tam ban Xảo quái” thì họa, phúc vẫn là do cổng, cửa hay những phương vị có sơn-thủy... quyết định, chứ không phải là do nơi hình dạng của căn nhà có vuông vức hay không. Ngay cả trong trường hợp 3 tuy không biết hình dạng căn nhà như thế nào, nhưng nếu nó thiên lệch thì tại sao trong vận 2 và 3 vẫn vượng phát, cực thịnh 1 thời? Còn nếu nó vuông vức thì tại sao khi sắp qua vận 4 cơ nghiệp lại hóa thành tro, bụi? Cho nên nguyên do tạo ra họa, phúc cũng vẫn là cổng, cửa và những phương vị có Son, Thủy... mà thôi. Ngoài ra, có 1 vài trường hợp nhà đắc “Tam ban Xảo quái” cũng đòi hỏi nhà cần vuông vức, nhưng để thỏa mãn những yếu tố về Hợp thập ( như đã nói trong bài đó ), chứ hoàn toàn không liên quan gì tới cách cục này cả. Vì có 1 số trường hợp đắc tam ban xảo quái cũng đi kèm luôn cả với Hợp thập như trường hợp 4 ở trên. Nếu nhìn vào tinh bàn thì thấy mỗi Sơn tinh đều hợp Hợp thập với Sơn tinh của cung đối diện. Như sơn tinh 8 phía Đông Bắc + Sơn tinh 2 phía Tây Nam = 10. Sơn tinh 3 phía Đông Bắc + Sơn tinh 7 phía Tây = 10......Chưa kể phía trước có Vận tinh 2 + Sơn tinh 8 = 10. Phía sau có Sơn tinh 2 + Hướng tinh 8 = 10. Rồi Hướng tinh 2 ở trung cung + Hướng tinh 8 ở tọa = 10. Chính vì những cách Hợp thập đó nên 1 số nhà đắc Tam ban xảo quái mới cần phải vuông vức ( cũng như địa hình loan đầu bên ngoài cân xứng, chứ nhà chỉ vuông vức thôi vẫn chưa đủ ) để phát huy được những cách đó.Ngoài ra, với những trường hợp đắc Tam ban xảo quái, nhưng không có cuộc Hợp Thập trong đó thì không đòi hỏi phải vuông vức làm gì.Thí dụ: Trường hợp 1 ở trên, nhà tọa Sửu hướng Mùi trong vận 6. Nhìn vào tinh bàn thì thấy không có cuộc toàn bàn hợp thập, nên chủ yếu là lấy được sinh - vượng khí, cũng như Tam cát ( 1-6-8 ) hoặc Thành môn thì nhà sẽ vượng phát lâu dài.
 
N

Người Lái Đò

Guest
VƯỢNG TINH NHẬP TÙ
Trong tác phẩm "Tòng sư tùy bút" Khương Diêu ( tức đệ tử của Tưởng Đại Hồng ) viết " Chữ ở thiên bàn đầu hướng ( tức hướng tinh ) nhập trung cung gọi là "tù" thì tai họa rất mãnh liệ, còn hơn cả Thượng sơn, Hạ thủy. Điều này cho thấy vấn đê Phi tinh bị "Nhập tù' là rất nguy hiểm, sẽ gây ra những tổn thất rất lớn cho nhân đinh và tài lộc. Nhưng như thế nào gọi là bị "Nhập tù" Chúng ta thử xét đến trường hợp sau đây.
- Nhà hướng Tây BẮC 300 độ ( túc tọa Thìn hướng Tuất ). Xây và vào ở trong vận 7. Phía trước là cổng lớn, từ đó có con đường dài, rộng, 2 xe hơi có thể chạ song song đâm thẳng tới sân. Sân trước cũng rộng lớn, trống thoáng, có thể đậu được vài chục xe. Tin bàn căn nhà như sau:
attachment.php


Trong vận 7, nhà này được Hướng tinh Thất Xích là vượng khí chiếu tới phía trước ( tức phía Tây Bắc ), nơi đó lại có con đường đâm thẳng vào nhà. Cho nên trong thời gian mới dọn vào ở, nhà này rất giàu có, nổi tiếng 1 vùng. Nhưng đến năm 2004, khi bước sang vận 8, hướng tinh số 8 bị đóng tại trung cung tức là trường hợp "vượng tinh nhập tù". Kể từ đó, tài lộc suy thoái khủng khiếp, công việc làm ăn thất bại. Đến năm 2005 thì phá sản, Căn nhà bị tịch thu rồi bán lại cho người khác.
Cho nên "Vượng tinh nhập tù" là những trường hơp Vượng khí của Hướng Tinh hoặc Sơn tinh bị nhập trung cung. Một khi điều đó xảy ra thì chẳng những là vượng khí không giúp gì được, mà trái lại còn gây những tai họa rất lớn cho những căn nhà ( hay phần mộ ) có trạch vận như thế.
Tuy nhiên, vấn đề vượng tinh nhập tù cũng được chia thành những trường hợp sau:
- Vượng khí của Hướng tinh "Nhập tù": Tức vượng khí của Hướng tinh bị nhập trung cung như trong thí dụ ở trên. Trường hợp này chủ đại bại về công việc và tài lộc. Nếu không có sự cứu giải sẽ đi đến phá sản, mất hết nhà cửa và sản nghiệp, khiến cho vận khí của căn nhà đến chỗ cùng tận.
-Vượng khí của Sơn tinh "Nhập tù": Là trường hợp vượng khí của Sơn tinh nhập trung cung. Trường hợp này khiến cho gia đinh đại bại về nhân đinh, tức là trong nhà có nhiều người chết hay bị tuyệt tự, hoặc nếu không thì gia đình ly tán, người ở lại sẽ khốn khổ, cô độc và bệnh hoạn.

Thí dụ: Vào tháng 5 năm 2007, khi tôi ( tg Bình Nguyễn Quân ) đang viết quyển sách này ( Phong Thủy Huyền Không Học ), có một thanh niên biên thư và gởi sơ đồ nhà nhờ tôi coi. Nhà hướng Đông Nam 150 độ ( tức tọa Hợi hướng Tỵ ), dọn vào ở năm 1994 ( tức thuộc vận 7 ). Vào năm 2005 , tuy có dỡ mái tôn, nhưng vì vấn để tấm che ở dưới ánh sáng không thể chiếu vào giữa nhà nên trạch vận không thay đổi. Do đó, nhà vẫn thuộc vận 7 và có trạch vận như sau:
attachment.php


Em cho biết nhà này tuy có ba, mẹ đứng tên, nhưng không ở cùng, chỉ có 1 mình em ở trong căn nhà. Từ ngày dọn về đến nay, em bị rất nhiều bệnh tật, giải phẫu 3 lần, công việc dở dang, tình cảm bế tắc. Lại còn có những lúc chán đời muốn tự tử. Tôi ( tg Bình Nguyễn Quân ) coi toàn căn nhà, thấy chẳng những phía trước có hướng tinh Ngũ Hoàng chiếu tới, nên em mới bị lắm bệnh tật, tai họ, tài lộc sút kém, công việc thất bại...mà còn vì sơn tinh số 8 là vượng khí lại nhập trung cung, nên cho em biết nếu ở nhà đó không cô độc cũng sẽ bị tuyệt tự. Em liền cho tôi biết là cuộc giải phẫu cuối đã biến con người em thành "vô sinh".
Cho nên, những nhà hay mộ nếu gặp phải trường hợp "Vượng tinh nhập tù" là điều tối nguy hiểm, và cần được sửa chữa càng sớm càng tốt. Hoặc nếu không thì phải bỏ căn nhà đó đi nơi khác mới có thể tránh được tai họa. Nhất là với những nhà hay mộ tọa Tây Bắc - hướng Đông Nam, hay Tọa Đông Nam - hướng Tây Bắc thường có địa vận rất ngắn. Nếu xây hoặc dọn vào ở trong vận trước thì thường là tới vận sau, Hướng tinh hoặc Sơn tinh sẽ bị" Nhập tù" như trường hợp của 2 thí dụ trên.
Vượng tinh nhập tù sở dĩ xấu vì trong trường hợp Hướng tinh hoặc Sơn tinh là Vượng khí, chúng cần phải nằm tại những khu vực "Thích hợp" vơí tính chất của chúng ( tức Hướng tinh là "Thủy thần" nên cần gặp những nơi có nước hoặc đường đi; Sơn tinh là "Sơn thần" nên cần gặp những chỗ có núi hay nhà cao ). Như thế chung mới có đủ uy lực để điều động, chỉ huy, cũng như chế ngự những sao còn lại, hầu làm cho hưng vượng tài lộc hoặc nhân đinh. Cho nên một khi chúng đóng không đúng chỗ ( Vượng khí cửa Hướng tinh không nước hay cửa; vương khí của Sơn tinh không gặp núi hay nhà cao ) là đã thiếu uy lực để chế ngự hung tinh nên tai họa bắt đầu nảy sinh. Nếu chúng nhập trung cung vừa không đúng chỗ "thích hợp", nên mất hết uy lực, lại bị nhứng khí hung sát ở 8 hướng bổ vâ, như " mãnh hổ nan địch quần hổ", cho nên đại họa mới xảy đến .
Ngoải ra, cũng vì khi vượng khí nhập trung cung đã mất hết hiệu lực, cho nên vận khí của căn nhà mới tạp loạn hoàn toàn bị hung, sát khí chi phối, vì vậy sẽ suy vi đến cùng cực đến chỗ diệt vong. Do đó, khi 1 căn nhà có vượng khí bị " Nhập tù" thì vận khí ( hay Địa Vận ) của căn nhà sẽ chấm dứt ( hoặc cáo chung ) trong vận đó.
- Những trường hợp đặc biệt: Ngoài những trường hợp vượng khí của Hướng tinh hoặc Sơn tinh nhập trung cung nên biến thành " Nhập tù", còn có những trường hợp "Nhập tù" khác như sau:
+ Trạch vận có song tinh đáo hướng: ( Tức trạch vận có cả Vượng khí của Hướng tinh lẫn Sơn tinh tới phía trước ): thì chỉ đến vận trùng với Hướng tinh hoặc Sơn tinh ở phuơng tọa mới bị "nhập tù" mà thôi. Còn tới vận trùng với Hướng tinh hoặc Sơn tinh ở trung cung trong trạch vận sẽ không bị "Nhập tù" như những nhà có trạch vận bình thường.
- Thí dụ: Nhà hướng chính Nam 180 độ, nhập trạch trong vận 8, tinh bàn của căn nhà như sau:
attachment.php


Nhìn vào trạch vận của nhà này, ta thấy ở hướng ( tức khu vực phía Nam ) có cả vượng khí của Hướng tinh lẫn Sơn tinh ( gọi là "Song tinh" vì chúng cùng 1 số với nhau ). Trong trường hợp này, khi qua đến vận 3 thì vẫn không bị " Nhập tù", mặc dù là Hướng tinh số 3 nằm ở trung cung. Mà phải chờ đến vận 7 ( tức vận trùng với Hướng tinh ở phương tọa, là số 7 ở khu vực phía Bắc ). Lúc đó nhà này mới bị "Nhập tù" và vận khí sẽ chấm dứt.
+ Trạch vận có song tinh đáo tọa: ( tức vượng khí của Hướng tinh lẫn Sơn tinh đều tới phía sau nhà ): thì chỉ đến vận trùng với Hướng tinh tới Hướng ( tức Hướng tinh tới phía trước nhà ) mới bị "Nhập tù".
- Thí dụ: Nhà hướng Chính Đông 90 độ, nhập trạch trong vận 8, Trạch vận của căn nhà như sau:
attachment.php


Vì nhà này có song tinh Bát bạch tới phương tọa ( tức phía Tây ), nên sẽ không bị "Nhập tù" trong vận 1 ( mặc dù hướng tinh số 1 nhập trung cung ), mà phải đến vận 3 ( tức vận trùng với hướng tinh số 3 nơi phía trước ) thì vận khí của căn nhà mới chấm dứt.
- Những trường hợp ngoại lệ: Tuy rằng tất cả các vượng khí của Sơn tinh hoặc Hướng tinh 1 khi nhập trung cung đều bị coi là "Nhập tù", nhưng vẫn có 1 số trường hợp ngoại lệ như sau:
+ Phía trước nhà có sông nước lớn hay đường lớn: Thì vượng khí của Hướng tinh nhập trung cung sẽ không bị coi là "Nhập tù" nữa. Lý do vì Hướng tinh khi nhập trung cung là đã xa rời Thủy, nên mất hết hiệu năng của nó. Nếu phía trước chỉ có cửa, thì tuy đã có Thủy khí, nhưng Thủy khí này vẫn chưa đủ mạnh để có thể giúp vượng khí của Hướng tinh bị nhập trung cung "Phục hồi" lại sức mạnh và chức năng của nó. Nhưng nếu còn có thêm sông nước lớn thì Thủy khí sẽ tràn vào nhà rất mạnh, nên đủ sức "giải vây" cho vượng khí của Hướng tinh.
- Thí dụ: Cũng lấy nhà Hướng Tây Bắc 300 độ, nhập trạch trong vận 7. Ta có tinh bàn như sau:
attachment.php


Vào vận 8 nhà này có hướng tinh Bát bạch ( là vượng khí ) nằm ở trung cung nên bị "Nhập tù". Nhưng nếu phía trước nhà có sông lớn, hồ lớn sẽ hóa giải được điều này.
+ Phía sau nhà có núi hay nhà cao: Thì vượng khí của Sơn tinh nằm ở trung cung sẽ không bị coi là "Nhập tù" nữa.
+ Khu vực địa bàn nguyên thủy của Hướng tinh " Nhập tù" có cửa hay thủy:
Nếu Hướng tinh nhập trung cung, nhưng khu vực địa bàn nguyên thủy của nó ( theo Lạc thư, tức số 1 ở phía Bắc, số 2 ở Tây Nam,....) mà có cửa hay Thủy thì cũng hóa giải được tình trạng "Nhập tù" của Hướng tinh.
- Thí dụ: Cũng lấy ví dụ ở trên, nhà hướng Tây Bắc trong vận 8 có Hướng tinh Bát Bạch "Nhập tù. Vì phương vị địa bàn nguyên thủy của số 8 là thuộc phía Đông Bắc, nếu khu vực này có cổng hoặc sông nước thì Hướng tinh số 8 không còn bị "tù" nữa.
+ Khu vực địa bàn nguyên thủy của Sơn tinh "Nhập tù' có núi hay nhà cao:
Thì "tù tinh" ( tức vượng khí của Sơn tinh cũng được hóa giải.
+ Khi Vượng khí của Sơn, Hướng tinh là Ngũ hoàng nhập trung cung: Khi ngũ hoàng nhập trung cung là đóng ở vị trí tối cao, là "Hoàng cực", cho nên không có trường hợp "Nhập tù" trong vận 5
Tất cả những trường hợp trên được gọi là "Tù đắc vãng" ( tức đã thoát ra khỏi tù ), hoặc "Tù mà không phải tù" thì đều không có gì đáng sợ vì đã được hóa giải. Còn những trường hợp "Nhập tù" thật sự ( được gọi là "Tù bất đãng" - tức không thoát qua khỏi tù ) mới chủ tia họa. Cho nên chỉ có những trường hợp này mới nguy hiểm và đáng sợ mà thôi.
 
N

Người Lái Đò

Guest
VƯỢNG TINH NHẬP TÙ
Trong tác phẩm "Tòng sư tùy bút" Khương Diêu ( tức đệ tử của Tưởng Đại Hồng ) viết " Chữ ở thiên bàn đầu hướng ( tức hướng tinh ) nhập trung cung gọi là "tù" thì tai họa rất mãnh liệ, còn hơn cả Thượng sơn, Hạ thủy. Điều này cho thấy vấn đê Phi tinh bị "Nhập tù' là rất nguy hiểm, sẽ gây ra những tổn thất rất lớn cho nhân đinh và tài lộc. Nhưng như thế nào gọi là bị "Nhập tù" Chúng ta thử xét đến trường hợp sau đây.
- Nhà hướng Tây BẮC 300 độ ( túc tọa Thìn hướng Tuất ). Xây và vào ở trong vận 7. Phía trước là cổng lớn, từ đó có con đường dài, rộng, 2 xe hơi có thể chạ song song đâm thẳng tới sân. Sân trước cũng rộng lớn, trống thoáng, có thể đậu được vài chục xe. Tin bàn căn nhà như sau:
attachment.php


Trong vận 7, nhà này được Hướng tinh Thất Xích là vượng khí chiếu tới phía trước ( tức phía Tây Bắc ), nơi đó lại có con đường đâm thẳng vào nhà. Cho nên trong thời gian mới dọn vào ở, nhà này rất giàu có, nổi tiếng 1 vùng. Nhưng đến năm 2004, khi bước sang vận 8, hướng tinh số 8 bị đóng tại trung cung tức là trường hợp "vượng tinh nhập tù". Kể từ đó, tài lộc suy thoái khủng khiếp, công việc làm ăn thất bại. Đến năm 2005 thì phá sản, Căn nhà bị tịch thu rồi bán lại cho người khác.
Cho nên "Vượng tinh nhập tù" là những trường hơp Vượng khí của Hướng Tinh hoặc Sơn tinh bị nhập trung cung. Một khi điều đó xảy ra thì chẳng những là vượng khí không giúp gì được, mà trái lại còn gây những tai họa rất lớn cho những căn nhà ( hay phần mộ ) có trạch vận như thế.
Tuy nhiên, vấn đề vượng tinh nhập tù cũng được chia thành những trường hợp sau:
- Vượng khí của Hướng tinh "Nhập tù": Tức vượng khí của Hướng tinh bị nhập trung cung như trong thí dụ ở trên. Trường hợp này chủ đại bại về công việc và tài lộc. Nếu không có sự cứu giải sẽ đi đến phá sản, mất hết nhà cửa và sản nghiệp, khiến cho vận khí của căn nhà đến chỗ cùng tận.
-Vượng khí của Sơn tinh "Nhập tù": Là trường hợp vượng khí của Sơn tinh nhập trung cung. Trường hợp này khiến cho gia đinh đại bại về nhân đinh, tức là trong nhà có nhiều người chết hay bị tuyệt tự, hoặc nếu không thì gia đình ly tán, người ở lại sẽ khốn khổ, cô độc và bệnh hoạn.

Thí dụ: Vào tháng 5 năm 2007, khi tôi ( tg Bình Nguyễn Quân ) đang viết quyển sách này ( Phong Thủy Huyền Không Học ), có một thanh niên biên thư và gởi sơ đồ nhà nhờ tôi coi. Nhà hướng Đông Nam 150 độ ( tức tọa Hợi hướng Tỵ ), dọn vào ở năm 1994 ( tức thuộc vận 7 ). Vào năm 2005 , tuy có dỡ mái tôn, nhưng vì vấn để tấm che ở dưới ánh sáng không thể chiếu vào giữa nhà nên trạch vận không thay đổi. Do đó, nhà vẫn thuộc vận 7 và có trạch vận như sau:
attachment.php


Em cho biết nhà này tuy có ba, mẹ đứng tên, nhưng không ở cùng, chỉ có 1 mình em ở trong căn nhà. Từ ngày dọn về đến nay, em bị rất nhiều bệnh tật, giải phẫu 3 lần, công việc dở dang, tình cảm bế tắc. Lại còn có những lúc chán đời muốn tự tử. Tôi ( tg Bình Nguyễn Quân ) coi toàn căn nhà, thấy chẳng những phía trước có hướng tinh Ngũ Hoàng chiếu tới, nên em mới bị lắm bệnh tật, tai họ, tài lộc sút kém, công việc thất bại...mà còn vì sơn tinh số 8 là vượng khí lại nhập trung cung, nên cho em biết nếu ở nhà đó không cô độc cũng sẽ bị tuyệt tự. Em liền cho tôi biết là cuộc giải phẫu cuối đã biến con người em thành "vô sinh".
Cho nên, những nhà hay mộ nếu gặp phải trường hợp "Vượng tinh nhập tù" là điều tối nguy hiểm, và cần được sửa chữa càng sớm càng tốt. Hoặc nếu không thì phải bỏ căn nhà đó đi nơi khác mới có thể tránh được tai họa. Nhất là với những nhà hay mộ tọa Tây Bắc - hướng Đông Nam, hay Tọa Đông Nam - hướng Tây Bắc thường có địa vận rất ngắn. Nếu xây hoặc dọn vào ở trong vận trước thì thường là tới vận sau, Hướng tinh hoặc Sơn tinh sẽ bị" Nhập tù" như trường hợp của 2 thí dụ trên.
Vượng tinh nhập tù sở dĩ xấu vì trong trường hợp Hướng tinh hoặc Sơn tinh là Vượng khí, chúng cần phải nằm tại những khu vực "Thích hợp" vơí tính chất của chúng ( tức Hướng tinh là "Thủy thần" nên cần gặp những nơi có nước hoặc đường đi; Sơn tinh là "Sơn thần" nên cần gặp những chỗ có núi hay nhà cao ). Như thế chung mới có đủ uy lực để điều động, chỉ huy, cũng như chế ngự những sao còn lại, hầu làm cho hưng vượng tài lộc hoặc nhân đinh. Cho nên một khi chúng đóng không đúng chỗ ( Vượng khí cửa Hướng tinh không nước hay cửa; vương khí của Sơn tinh không gặp núi hay nhà cao ) là đã thiếu uy lực để chế ngự hung tinh nên tai họa bắt đầu nảy sinh. Nếu chúng nhập trung cung vừa không đúng chỗ "thích hợp", nên mất hết uy lực, lại bị nhứng khí hung sát ở 8 hướng bổ vâ, như " mãnh hổ nan địch quần hổ", cho nên đại họa mới xảy đến .
Ngoải ra, cũng vì khi vượng khí nhập trung cung đã mất hết hiệu lực, cho nên vận khí của căn nhà mới tạp loạn hoàn toàn bị hung, sát khí chi phối, vì vậy sẽ suy vi đến cùng cực đến chỗ diệt vong. Do đó, khi 1 căn nhà có vượng khí bị " Nhập tù" thì vận khí ( hay Địa Vận ) của căn nhà sẽ chấm dứt ( hoặc cáo chung ) trong vận đó.
- Những trường hợp đặc biệt: Ngoài những trường hợp vượng khí của Hướng tinh hoặc Sơn tinh nhập trung cung nên biến thành " Nhập tù", còn có những trường hợp "Nhập tù" khác như sau:
+ Trạch vận có song tinh đáo hướng: ( Tức trạch vận có cả Vượng khí của Hướng tinh lẫn Sơn tinh tới phía trước ): thì chỉ đến vận trùng với Hướng tinh hoặc Sơn tinh ở phuơng tọa mới bị "nhập tù" mà thôi. Còn tới vận trùng với Hướng tinh hoặc Sơn tinh ở trung cung trong trạch vận sẽ không bị "Nhập tù" như những nhà có trạch vận bình thường.
- Thí dụ: Nhà hướng chính Nam 180 độ, nhập trạch trong vận 8, tinh bàn của căn nhà như sau:
attachment.php


Nhìn vào trạch vận của nhà này, ta thấy ở hướng ( tức khu vực phía Nam ) có cả vượng khí của Hướng tinh lẫn Sơn tinh ( gọi là "Song tinh" vì chúng cùng 1 số với nhau ). Trong trường hợp này, khi qua đến vận 3 thì vẫn không bị " Nhập tù", mặc dù là Hướng tinh số 3 nằm ở trung cung. Mà phải chờ đến vận 7 ( tức vận trùng với Hướng tinh ở phương tọa, là số 7 ở khu vực phía Bắc ). Lúc đó nhà này mới bị "Nhập tù" và vận khí sẽ chấm dứt.
+ Trạch vận có song tinh đáo tọa: ( tức vượng khí của Hướng tinh lẫn Sơn tinh đều tới phía sau nhà ): thì chỉ đến vận trùng với Hướng tinh tới Hướng ( tức Hướng tinh tới phía trước nhà ) mới bị "Nhập tù".
- Thí dụ: Nhà hướng Chính Đông 90 độ, nhập trạch trong vận 8, Trạch vận của căn nhà như sau:
attachment.php


Vì nhà này có song tinh Bát bạch tới phương tọa ( tức phía Tây ), nên sẽ không bị "Nhập tù" trong vận 1 ( mặc dù hướng tinh số 1 nhập trung cung ), mà phải đến vận 3 ( tức vận trùng với hướng tinh số 3 nơi phía trước ) thì vận khí của căn nhà mới chấm dứt.
- Những trường hợp ngoại lệ: Tuy rằng tất cả các vượng khí của Sơn tinh hoặc Hướng tinh 1 khi nhập trung cung đều bị coi là "Nhập tù", nhưng vẫn có 1 số trường hợp ngoại lệ như sau:
+ Phía trước nhà có sông nước lớn hay đường lớn: Thì vượng khí của Hướng tinh nhập trung cung sẽ không bị coi là "Nhập tù" nữa. Lý do vì Hướng tinh khi nhập trung cung là đã xa rời Thủy, nên mất hết hiệu năng của nó. Nếu phía trước chỉ có cửa, thì tuy đã có Thủy khí, nhưng Thủy khí này vẫn chưa đủ mạnh để có thể giúp vượng khí của Hướng tinh bị nhập trung cung "Phục hồi" lại sức mạnh và chức năng của nó. Nhưng nếu còn có thêm sông nước lớn thì Thủy khí sẽ tràn vào nhà rất mạnh, nên đủ sức "giải vây" cho vượng khí của Hướng tinh.
- Thí dụ: Cũng lấy nhà Hướng Tây Bắc 300 độ, nhập trạch trong vận 7. Ta có tinh bàn như sau:
attachment.php


Vào vận 8 nhà này có hướng tinh Bát bạch ( là vượng khí ) nằm ở trung cung nên bị "Nhập tù". Nhưng nếu phía trước nhà có sông lớn, hồ lớn sẽ hóa giải được điều này.
+ Phía sau nhà có núi hay nhà cao: Thì vượng khí của Sơn tinh nằm ở trung cung sẽ không bị coi là "Nhập tù" nữa.
+ Khu vực địa bàn nguyên thủy của Hướng tinh " Nhập tù" có cửa hay thủy:
Nếu Hướng tinh nhập trung cung, nhưng khu vực địa bàn nguyên thủy của nó ( theo Lạc thư, tức số 1 ở phía Bắc, số 2 ở Tây Nam,....) mà có cửa hay Thủy thì cũng hóa giải được tình trạng "Nhập tù" của Hướng tinh.
- Thí dụ: Cũng lấy ví dụ ở trên, nhà hướng Tây Bắc trong vận 8 có Hướng tinh Bát Bạch "Nhập tù. Vì phương vị địa bàn nguyên thủy của số 8 là thuộc phía Đông Bắc, nếu khu vực này có cổng hoặc sông nước thì Hướng tinh số 8 không còn bị "tù" nữa.
+ Khu vực địa bàn nguyên thủy của Sơn tinh "Nhập tù' có núi hay nhà cao:
Thì "tù tinh" ( tức vượng khí của Sơn tinh cũng được hóa giải.
+ Khi Vượng khí của Sơn, Hướng tinh là Ngũ hoàng nhập trung cung: Khi ngũ hoàng nhập trung cung là đóng ở vị trí tối cao, là "Hoàng cực", cho nên không có trường hợp "Nhập tù" trong vận 5
Tất cả những trường hợp trên được gọi là "Tù đắc vãng" ( tức đã thoát ra khỏi tù ), hoặc "Tù mà không phải tù" thì đều không có gì đáng sợ vì đã được hóa giải. Còn những trường hợp "Nhập tù" thật sự ( được gọi là "Tù bất đãng" - tức không thoát qua khỏi tù ) mới chủ tia họa. Cho nên chỉ có những trường hợp này mới nguy hiểm và đáng sợ mà thôi.
 
N

Người Lái Đò

Guest
Ngoải ra trong "Thẩm Thị Huyền Không Học", phần "Gặp Tù Mà Không Tù", Thẩm Trúc Nhưng viết: " Vận (có) Hướng tinh nhập trung cung, như nhà vào vận 2,4,6,8 là gặp tù mà không tù. Tại sao vậy? Vì trung cung có minh đường trống trải, có thể luận là "Thủy". Hướng tinh nhập "Thủy" ( tức nhập trung cung - chú thích của tác giả ) cho nên tù mà không (phải) tù. Nếu nhà vào vận 1,3,7,9 ( trong sách in là 1,3,5,7 nhưng tác giả nghĩ rằng đã in sai vì trước đó Thẩm Trúc Nhưng đã khẳng định sao Ngũ Hoàng khi nhập trung cung là ở vào ngôi vị " chí đại chí tôn", nên vận 5 không có trường hợp "Nhập tù" ) thì trung cung là nhà cho nên nhập trung cung là tù. Nhưng nếu hướng có thủy phóng quang (chiếu sáng) thì cũng là tù mà không tù".
Nhưng tại sao ông lại khẳng định các vận 2,4,6,8 "gặp tù mà không tù"? Và "trung cung có minh đường trống trải, có thể luận là Thủy" là như thế nào? Trước hết, như chúng ta đã biết, khu vực trung cung là của Ngũ Hoàng, thuộc Thổ. Cho nên chỉ có mình nó mới có đủ khả năng và uy lực nằm đó để điều động 8 sao 8 hướng. Chính vì vậy nên mới không có trường hợp Ngũ Hoàng bị "Nhập tù". Còn những sao khác khi nhập trung cung sẽ không có đủ uy lực mà điều động 8 sao còn lại ở 8 phương, cho nên mới bị chúng chi phối, áp đảo mà phát sinh tai họa.
Tuy nhiên, trong 8 sao đó thì các sao số 2, sao số 8 đều thuộc hành Thổ, tức đồng khí với Ngũ Hoàng. Còn các sao 4,6 đều cùng một nguyên ( tức trong Trung Nguyên gồm vận 3,4,5,6 ) với Ngũ Hoàng, nên mặc dù không đồng khí, nhưng cũng đã "quen thuộc" với nhau. Chính vì vậy mà khi các sao này nhập trung cung, tuy vẫn là những trườn hợp bị "sai lạc", đóng tại những nơi khong "thích hợp". Nhưng nhờ đồng khí, hoặc đồng Nguyên, tức đã "quen thuộc" với Ngũ Hoàng, nên những sao này cũng còn có chút bản lãnh, uy lực, có thể đối phó với những Phi tinh bao vây chúng. Cho nên nếu có được 1 chút "Thủy khí" thì chúng sẽ tạo được sự cân bằng và chế phục được mọi phi tinh tại 8 phương.
Do đó, nếu khu vực giữa nhà mà để trống trải, không có tường vách, phòng ốc hoặc bếp, thì nơi đó sẽ có "Hư Thủy" ( do hàng ngày người trong nhà đi qua, đi lại thường xuyên ). Chính vì vậy nên câu "trung cung có minh đường trống trải" là ý nói khu vực giữa nhà không có thiết kế phòng ốc, tường vách gì cả. Chứ không có nghĩa là phẩn đó phải bỏ trống và để hở ( tức không được làm mái để biến khu vực đó thành "Thiên tỉnh" - tức giếng trời - như Bạch Hạc Minh đã giải thích). Và cũng chỉ nhờ có vậy mà các sao 2,4,6,8 tuy nhập trung cung vẫn có thể thoát ra khỏi tù được.
Cho nên những nguyên lý của Loan đầu về vấn đề khu vực giữa nhà cần để trống, không được có bất cứ thứ gì ở đó thật ra là để đề phòng trườn hợp Hướng tinh "Nhập tù". Nhưng điều đó cũng chỉ hóa giải được các Hướng tinh 2,4,6,8 một khi đến vận của chúng mà lại bị nhập trung cung. Còn đối với các sao 1,3,7,9 thì vừa khác tính chất, vừa "xa, lạ" với Ngũ Hoàng, nên 1 khi nhập trung cung là đã rời vào "tử địa". Cho nên lúc đó phía trước nhà cần phải có thủy chiếu sáng mới đủ sức hóa giải được thế "Nhập tù" cho những Hướng tinh này.
Một điều cần thêm là ngoài vấn đề "Vượng tinh nhập tù", còn những suy, tử khí của Hướng tinh nhập trung cung. Đối với những trường hợp này, nếu ở hướng và cửa trước có vượng khí của Hướng tinh thì không sao. Nhưng nếu ở hướng và cửa mà gặp suy, tử khí thì Hướng tinh nằm ở trung cung lúc đó sẽ gây ra tai họa cho đối tượng mà nó làm tiều biểu.
- Thí dụ: Nhà hướng chính Nam, 180 độ, nhập trạch trong vận 7. Trạch vận căn nhà.
attachment.php


Vì phía trước nhà chỉ nhân được Hướng tinh 6 là suy khí trong vận 7, cho nên Hướng tinh số 2 nhập trung cung sẽ gây ra tai họa cho đối tượng mà nó làm tiêu biểu. Vì số 2 là biểu tượng người vợ, người mẹ, do đó trong vận 7, những người đàn bà ( là vợ hoặc là mẹ trong gia đình ) mà ở nhà này sẽ bị thất nghiệp, đau yếu, tai họa luôn, hoặc chỉ ở nhà làm nội trợ mà thôi. Nếu gặp thêm những yếu tố xấu khác ( như cửa sau mở ở khu vực Đông Bắc .....) thì có thể bị tử vong. Ngược lại, vì khu vực phía sau nhà đắc vượng khí Thất Xích của vận 7, nếu nơi đó có cửa và thường dùng để ra, vào thì người vợ ( hay mẹ ) laị được yên ổn trong vận 7. Chỉ đến khi qua vận 8 mới bị tai họa.
 
N

Người Lái Đò

Guest
VẤN ĐỀ QUÂN BÌNH THỦY HỎA

1) Từ Tiên thiên tới Hậu thiên Bát quái: Biết rằng vũ trụ lúc ban đầu chỉ là 1 khoảng trống vô hình, đến khi có Trời-Đất xuất hiện rồi mới hình thành mọi hiện tượng như ngày, đêm, sấm chớp, gió mưa mà tạo nên đồi núi, sông, hồ... Cho nên Tiên thiên Bát quái do Phục Hy đặt ra mới xếp quẻ CÀN (Trời) ở phía trên, quẻ KHÔN (Đất) ở phía dưới, ngụ ý lấy Trời-Đất là chủ tể của vũ trụ, rồi bên trên mới phát sinh ra gió (TỐN) và mưa (ĐOÀI), bên dưới xuất hiện sấm (CHẤN) và núi (CẤN).http://www.phongthuyhoangdien.com/Vietnam/New/Van_De_Quan_Binh_Thuy_Hoa_67/thumbnails/4-
Mặt trời mọc ở phía ĐÔNG nên xếp quẻ LY (Hỏa) ở đó, còn thủy nguồn từ phía TÂY chảy đến, nên là phương vị của quẻ KHẢM. Chính vì vậy nên Tiên thiên Bát quái còn được coi là quy luật vận hành và biến chuyển của vũ trụ, với Trời-Đất đứng giữa theo thứ tự trên, dưới mà phát sinh cũng như điều hành mọi sự.

Sau khi Trời-Đất đã hình thành, gió, mưa, sấm chớp, núi non, nước, lửa đều đã có thì lại xảy ra sự tương tác giữa 2 thế lực đối nghịch Thủy-Hỏa mà làm nảy sinh ra sự sống. Tuy rằng từ trong Thủy thì sự sống đã phôi phai hình thành, nhưng phải nhờ sức ấm của Hỏa thì sự sống mới có thể được duy trì, tồn tại và phát triển. Chính vì vậy mà Văn Vương nhà Chu (khoảng hơn 1,000 năm B.C) khi đặt ra Hậu thiên Bát quái mới xếp 2 quẻ KHẢM (Thủy) – Ly (Hỏa) vào thay thế vị trí của CÀN-KHÔN để điều khiển Ngũ hành mà làm nảy sinh cũng như duy trì sự sống trên trái đất theo 1 quy luật tương sinh theo chiều thuận (tức chiều kim đồng hồ) là Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim rồi Kim sinh Thủy là trở lại từ đầu. Tức là từ Thủy mới có thể phát sinh ra vạn vật, rồi nhờ sức Hỏa mà giúp cho vạn vật được tăng trưởng mạnh mẽ. Cho nên mới nói “Thủy là nguồn của vạn vật, Hỏa là cha của vạn vật”. Nếu không có Thủy thì sự sống không thể phát sinh, không có Hỏa thì sự sống không thể hình thành. Và sự tương tác giữa Thủy-Hỏa chính là đầu mối phát sinh và phát triển của vạn vật cũng như sự sống trên trái đất.

Sự ra đời của Hậu thiên Bát quái là 1 bước tiến quan trọng và vượt bực của nền văn minh và khoa học Đông phương. Đi cùng với Tiên thiên Bát quái, nó đã tóm gọn tất cả một giai đoạn biến hóa, hình thành của vũ trụ từ vô hình cho đến lúc sự sống được hình thành và hiện hữu trên mặt đất. Nếu nói Tiên thiên là quy luật biến hóa của Trời-Đất thì Hậu thiên chính là quy luật biến hóa của sự sống. Nếu trong vũ trụ lấy Trời (CÀN)-Đất (KHÔN) làm chủ, thì trong sự sống phải lấy Thủy-Hỏa đứng đầu. Đây là 1 yếu tố cực kỳ quan trọng, là nền tảng cho nhiều ngành triết lý và khoa học Đông phương, kể cả Đông y và Phong thủy.

2) Sự cân bằng Thủy-Hỏa: tuy rằng Thủy-Hỏa là nguồn phát sinh và nuôi duỡng vạn vật, nhưng chúng không thể tách rời, hay tự tạo 1 mình, mà luôn luôn phải có sự điều hòa, phối hợp giữa 2 yếu tố này. Nếu chỉ có Thủy mà không có Hỏa thì trái đất sẽ hàn lạnh đến cực độ, nên sự sống dù có phát sinh cũng không thể thành hình. Nếu chỉ có Hỏa mà không có Thủy thì cực khô, nóng, vạn vật sẽ bị thiêu hủy hoặc không thể nảy sinh. Cho nên điều kiện đầu tiên để có sự sống là Thủy-Hỏa phải đối đãi, tương tác với nhau. Nói “đối đãi” tức là chúng phải nằm ở những khu vực đối nghịch và tách rời nhau, nhưng không phải để đối chọi, mà là để tương ứng và quân bình nhau. Chính vì vậy nên trong Hậu thiên Bát quái mới xếp quẻ LY ở NAM, quẻ KHẢM ở BẮC, LY thế chỗ của quẻ CÀN (trong Tiên thiên Bát quái) nên đứng ở trên, KHẢM thay chỗ của KHÔN mà nằm phía dưới. Tuy mới thoạt nhìn thì chỉ thấy đó là thế đối nghịch, nhưng nếu xét kỹ thì KHẢM (1) và LY (9) xuyên qua Thiên tâm mà tạo ra tình huống âm-dương, Phu-Phụ “Hợp thập” với nhau. Tức là phải thông qua hình thức xung đối mới có thể tương tác và quân bình cho nhau mà tạo dựng cũng như duy trì và phát triển sự sống. Cũng vì vậy nên chẳng những Thủy-Hỏa không thể tách rời, mà còn phải tương xứng và quân bình cho nhau nữa, như 1 LY đối với 1 KHẢM trong Hậu thiên Bát quái, tức 1 âm-1 dương, 1 vợ-1 chồng mới có thể tạo dựng và nuôi dưỡng được con cái. Một vấn đề quan trọng khác là giữa Thủy-Hỏa phải có sự quân bằng, chứ không được chênh lệch, có như vậy mới bảo đảm cho sự sống được hài hòa, mọi sinh vật tươi tốt, lớn mạnh không ngừng. Nếu chẳng may có sự chênh lệch thì trong sự sống sẽ xuất hiện nhiều biến động. Nếu Thủy nhiều tất Hỏa sẽ yếu, khiến cho âm khí, hàn lạnh sẽ làm chủ vạn vật, nên sự sống dù có được hình thành cũng khó mà tăng trưởng mạnh mẽ. Nếu Hỏa nhiều thì Thủy sẽ suy kiệt, sự sống dù có nhưng bị nhiệt Hỏa bức bách nên cũng khó lòng mà được yên ổn, lâu dài. Chẳng những thế mà nếu Thủy quá mạnh thì sẽ dập tắt Hỏa, nếu Hỏa quá mạnh thì sẽ làm khô cạn Thủy nên đều là những nguyên nhân đưa tới sự hủy diệt.

Cho nên sự cân bằng Thủy-Hỏa là 1 vấn đề quan trọng, là mấu chốt trong quá trình sinh thái của vạn vật, là nguồn gốc bảo vệ và duy trì sức khỏe cũng như hạnh phúc của con người. Chính nhờ những phát kiến và nguyên lý về Thủy-Hỏa của Hậu thiên Bát quái mà Đông y từ nghìn xưa đã biết thận (thuộc Thủy) là nội tạng đầu tiên xuất hiện trong cơ thể con người, hoặc những bệnh về tim (thuộc Hỏa) là căn do bởi thận, cho nên muốn chữa dứt bệnh tim thì phải lo chữa thận. Hoặc căn nguyên những bệnh về gan (Mộc), Phế (Kim), dạ dày (Thổ)... cũng đều từ thận hay tim mà ra... tức là căn do của bệnh tật, nguồn gốc của tử, sinh cũng đều do sự tương tác và cân bằng Thủy-Hỏa mà thôi.

3) Ứng dụng trong Phong thủy: nhưng những nguyên lý về Thủy-Hỏa trong Hậu thiên Bát quái chẳng những được ứng dụng vào Đông Y và những nghành khoa học Đông phương khác, mà còn được ứng dụng triệt để và hữu hiệu trong Phong thủy. Như chúng ta đã biết, đối với nhà cửa thì cổng, cửa ra vào, đường phố, ao hồ chung quanh nhà, buồng tắm trong nhà... đều thuộc Thủy. Còn bếp, cửa sổ, những vật dụng tiêu thụ điện, lửa... đều thuộc Hỏa (sở dĩ cửa sổ thuộc Hỏa là vì chỉ dùng để lấy ánh sáng, chứ không phải là lối ra, vào. Chính vì vậy nên phái Phong thủy Mật tông mới cho rằng nếu cửa sổ để dơ bẩn thì người trong nhà dễ bị bệnh về mắt, mà mắt thuộc Hỏa. Hoặc nhiều phái Phong thủy thường đòi hỏi số lượng cửa sổ và cửa ra vào phải tương ứng, cứ 1 cửa ra vào thì chỉ được có tối đa là 3 cửa sổ, tức là muốn tạo nên sự cân bằng giữa Thủy (cửa ra vào) và Hỏa (cửa sổ) mà thôi. Nếu nhà quá nhiều cửa sổ thì người trong nhà hiếu động hoặc bướng bỉnh, hung hãn (vì Hỏa quá nhiều)...). Biết rằng Thủy là nguồn của sự sống, nên 1 căn nhà tối thiểu cũng phải có 1 cửa ra vào thì mới có người vào ở được. Đó là chưa kể nếu vị trí cửa còn đắc vượng khí của Hướng tinh (tức đắc vượng “Thủy”) thì tài lộc của nhà đó sẽ dồi dào (vì Thủy là nguồn sống của vạn vật, nên đối với con người chính là của cải, lương thực). Nhưng nếu nhà đó chỉ có 1 cửa ra vào, 4 bề bít kín, tối tăm thì dù có của cải nhưng sức khỏe yếu kém, cuộc sống âm u, tẻ lạnh (vì thiếu Hỏa). Chính vì thế nên nhà mới cần mở cửa sổ để lấy ánh sáng chiếu vào. Nhưng ánh sáng chỉ là 1 nguồn Hỏa gián tiếp, nên dù có nhiều cũng chưa chắc đã lấy lại được thế quân bình Thủy-Hỏa, nhất là nếu chung quanh nhà lại có đường đi, ao, hồ, hoặc buồng tắm, bể nước... trong nhà. Cho nên đa số nhà cửa mới phải dùng đến bếp là nguồn dẫn Hỏa trực tiếp để đem lại thế quân bình Thủy-Hỏa ngay trong môi trường sống. Vì trong Hậu thiên bát quái, Hỏa là nguồn tăng trưởng và phát triển của vạn vật, mà bếp thường là nguồn xử dụng Hỏa nhiều nhất trong 1 căn nhà, nên ảnh hưởng đầu tiên của nó là tới vấn đề sức khỏe của mọi người sống trong căn nhà đó. Do đó, nếu biết cách đặt bếp sao cho làm tăng được sức của Hỏa, hoặc tạo được thế quân bình giữa Thủy-Hỏa trong nhà thì sức khỏe của mọi người trong nhà sẽ tốt, còn nếu không kiến tạo được sự cân bằng thì sẽ bị thế “Thủy vượng, Hỏa suy” hay ngược lại, khiến cho sức khỏe của mọi người trong nhà sẽ rất yếu kém.

Có những trường hợp nhà có cổng, cửa vừa lớn, vừa đắc sinh, vượng khí, mà chung quanh nhà lại có sông, hồ, biển lớn... cũng đắc sinh, vượng khí, tức là “Thủy cục” của nhà đó cực vượng. Lúc đó, dù bếp có được thiết kế hoàn bị đến đâu đi nữa (như cách xa buồng tắm, bồn rửa chén, bể nước...) cũng vẫn bị vượng Thủy của căn nhà áp chế. Cho nên muốn tái lập lại được thế quân bình Thủy-Hỏa cho căn nhà đó thì bếp cần phải được đặt tại những nơi có khí sinh, vượng của Sơn tinh, có như thế thì vượng Thủy của căn nhà mới được chế ngự, và Hỏa mới không còn bị Thủy lấn áp. Lý do là vì Sơn tinh (bất kể phi tinh là hành gì) 1 khi là sinh, vượng khí đều lấy Thổ (núi) làm đầu (cũng như Hướng tinh nếu là khí sinh, vượng cũng đều lấy Thủy làm trọng). Một khi Thủy khí của căn nhà quá mạnh, Hỏa khí của bếp không địch nổi, nhưng nếu đặt bếp tại nơi có vượng khí của Sơn tinh tức là mượn sức Thổ mà kềm chế Thủy. Lại còn lấy Hỏa (của bếp) sinh Thổ, khiến cho Thổ khí đã vượng lại còn được sinh, có như thế mới đủ sức chế ngự Thủy mà tái lập lại thế quân bình Thủy-Hỏa. Vì vậy nên người xưa mới có câu:”Thủy là nguồn của Hỏa, Hỏa là chủ của Thủy” chính là vì Hỏa tuy bị Thủy khắc, nhưng có thể sinh ra Thổ mà chế ngự Thủy vậy. Những nhà đã có Thủy khí cực mạnh mà vẫn tạo được sự cân bằng Thủy-Hỏa là những nhà đại phúc lộc, tài lộc, nhân đinh đều sẽ cực vượng. Ngược lại, nếu không có sự cân bằng đó thì Thủy sẽ áp chế Hỏa, khiến cho nhà đó tuy giàu có nhưng thường hay bị rơi vào tình trạng cô đơn hay tuyệt tự.

Một trường hợp khác là có những nhà khi đặt bếp lại vô tình để nó nằm tại những khu vực có sinh, vượng khí của Hướng tinh. Đây là 1 sai lầm tai hại vì đem bếp (Hỏa) vào đặt tại chỗ có vượng Thủy, khiến cho Thủy-Hỏa tương khắc mà làm hao tổn cả tài-đinh. Chính vì vậy nên trong “Thẩm thị Huyền không học” mới nhắc nhở phải tránh đặt bếp nơi chỗ có vượng khí. Nếu nơi này có thêm bồn rửa chén hoặc bể nước... thì tài sẽ vượng nhưng đinh không vượng. Còn nếu bếp đạt được những điều kiện tiêu chuẩn như xa lánh thủy, hoặc bếp lớn, được xử dụng thường xuyên... thì nhà tuy đông người nhưng tài lộc suy sụp. Cho nên bếp đặt tại khu vực có vượng khí của Hướng tinh thì hoặc là làm cho Thủy-Hỏa xung khắc, hoặc là làm cho Thủy-Hỏa mất quân bằng nên đều là vấn đề tai hại và cần phải tránh.


Nói tóm lại, 1 khi đã hiểu được nguyên lý Thủy-Hỏa tương tác và quân bằng với nhau là nền tảng của sự sống thì sẽ thấu hiểu được mọi công dụng của bếp, những phương pháp đặt bếp cho từng trường hợp cần thiết, cũng như nhiều nguyên lý Phong thủy khác. Hơn nữa, ngày nay với lối kiến trúc và tiện nghi hiện đại, với 1 nhà 5, 7 phòng tắm, cùng với sky-light (giếng trời), hồ tắm, lò sưởi điện, hệ thống TV, máy hát, computer... sẽ dễ làm cho nhiều người học Phong thủy phải hoang mang, bối rối. Nhưng nếu quay về với Hậu thiên Bát quái, nắm được những nguyên lý của Thủy-Hỏa vô hình thì mọi thứ sẽ được làm sáng tỏ. Cho nên như GS Nguyễn hữu Lương, tác giả bộ “Kinh Dịch với vũ trụ quan Đông phương” đã viết: Hậu thiên Bát quái là “công trình sáng tác vĩ đại nhất của Văn Vương... Đó là một siêu phẩm tân kỳ của một bộ óc toán lý học bậc sư của thế giới cổ kim”, và “Có Tiên thiên mà không có Hậu thiên thì quan niện vũ trụ chưa được toàn diện” là vậy.
 
N

Người Lái Đò

Guest
Phương Pháp Chọn Hướng Nhà (Phần 1)


Đối với Huyền Không phi tinh, việc lựa chọn tọa sơn, lập hướng cho một căn nhà (hay phần mộ) là một vấn đề khá phức tạp, đòi hỏi nhiều công phu và mức độ xem xét khá tỉ mỉ.

Tuy rằng trên nguyên tắc thì bất cứ tuyến vị nào đắc vượng tinh tới hướng hay tới cửa đều có thể chọn dùng, nhưng Huyền Không còn đòi hỏi hướng nhà phải thuần khí, chứ không được pha tạp với những khí khác. Muốn đạt được điểm này thì nhà (hay mộ) cần phải được chính sơn, chính hướng, đồng thời phải xa lánh những tuyến Đại không vong và Tiểu không vong.

Nếu trong trường hợp nhà không thể chọn được chính hướng, mà bắt buộc phải kiêm hướng, thì độ kiêm cũng cần phải theo đúng pháp độ, chứ không thể tùy tiện chọn lựa.

Sau đó còn phải phối hợp với sơn-thủy và địa hình chung quanh, cũng như Thành môn ở 2 bên hướng như thế nào? Nếu mọi sự đều tốt đẹp thì đó mới là cục diễn toàn mỹ, còn nếu không thì tùy trường hợp nào khiếm khuyết mà mức độ tốt đẹp sẽ giảm thiểu, cho nên tuy rằng căn nhà đó cũng có thể tạm ở, nhưng nên chờ cơ hội mà tu chỉnh lại hay kiếm những nơi khác tốt đẹp hơn.

Dưới đây chúng ta sẽ khảo sát từng điều kiện ở trên để có thể hiểu thấu đáo hơn về phương pháp chọn hướng nhà.
· Vấn đề thuần khí
· Chính Sơn, Chính H ướng
· Kiêm h ướng
· Đại Không Vong
· Tiểu Không Vong
· Thành môn
· Phối hợp Phi tinh với địa hình
Vấn đề thuần khí

Huyền Không Phong Thủy rất coi trọng vấn đề này, xem nó như là yếu tố đầu tiên quyết định họa phúc, sang hèn của một căn nhà. Muốn xét căn nhà có được thuần khí hay không thì trước hết phải nhớ kỹ Tam Nguyên Long, đã được nói trong những bài trước, ở đây chỉ sơ lược lại như sau:

THIÊN NGUYÊN LONG:
• 4 sơn dương: CÀN-KHÔN-CẤN-TỐN
• 4 sơn âm: TÝ-NGỌ-MÃO-DẬU

NHÂN NGUYÊN LONG:
• 4 sơn dương: DẦN-THÂN-TỴ-HƠI
• 4 sơn âm: ẤT-TÂN-ĐINH-QUÝ

ĐỊA NGUYÊN LONG:
• 4 sơn dương : GIÁP-CANH-NHÂM-BÍNH
• 4 sơn âm: THÌN-TUẤT-SỬU-MÙI

Một căn nhà được xem là Thuần khí khi tuyến vị tọa-hướng của nó hoặc là nằm chính giữa 1 sơn, hoặc là lệch sang bên phải hoặc bên trái tuyến vị đó (còn gọi là Kiêm hướng) nhưng không quá 3 độ. Nếu lệch quá 3 độ thì sẽ lấy khí của sơn bị kiêm nhiều quá, khiến cho khí của tọa-hướng không còn thuần khiết nữa, mà đã bị pha tạp, mức độ tốt đẹp sẽ giảm thiểu, hoặc sẽ gặp hung họa lớn, nếu như chẳng may nhà lại không đắc được vượng khí tới hướng hay cửa, nhất là chủ về chết người, tổn đinh hay bị tuyệt tự.

- Thí dụ 1: Căn nhà có hướng là 180 độ. Vì đây là tuyến vị chính giữa của sơn NGỌ (bao gồm từ 172 độ 6 đến 187 độ 5), nên nhà này được xem là Thuần khí.

- Thí dụ 2: Căn nhà có hướng là 185 độ. Vì tuyến vị này đã lệch 5 độ so với tuyến chính giữa của cung NGỌ, nên sẽ không được coi là thuần khí nữa, và khi lập tinh bàn phải dùng đến "Thế quái". Lúc đó nếu nhà đắc được vượng khí thì cũng khá tốt, nếu không đắc được vượng khí thì tai họa sẽ chồng chất do việc khí không thuần gây ra.

Ngoài vấn đề tuyến vị của tọa-hướng không được kiêm quá nhiều, còn phải để ý đến vị trí của cổng, cửa và ngõ vào nhà. Nếu tọa-hướng nhà thuộc Thiên Nguyên Long thì cổng, cửa và ngõ vào nhà phải cùng nằm trong những khu vực thuộc Thiên Nguyên. Nếu tọa-hướng nhà thuộc Nhân Nguyên thì cổng, cửa cũng phải nằm trong những khu vực thuộc Nhân Nguyên. Nếu tọa-hướng thuộc Địa Nguyên thì cổng, cửa cũng phải nằm trong khu vực của Địa Nguyên. Có như thế mới bảo đảm được sự thuần khí.

- Thí dụ căn nhà tọa TÝ hướng NGỌ. Vì TÝ-NGỌ đều thuộc Thiên Nguyên Long, nên khi làm cổng, cửa cũng cần phải đưa về những khu vực thuộc Thiên nguyên Long. Nều nhà gần ngã ba, ngã tư, hay có những lối rẽ vào nhà thì những ngã ba, ngã tư hay những khúc rẽ này cũng cần nằm tại các khu vực thuộc Thiên nguyên Long (nếu tính từ tâm nhà).

Một điểm quan trọng khác là tuy tọa-hướng và cổng, cửa của 1 căn nhà cần phải cùng 1 Nguyên Long với nhau, nhưng phải trái ngược âm-dương môi bảo đảm được phúc, lộc lâu dài (Phúc-Lộc vĩnh trinh).

- Thí dụ nhà tọa TÝ hướng NGỌ. Vì tọa-hướng của căn nhà này là thuộc âm hướng của Thiên nguyên Long, nên cổng, cửa hoặc ngõ vào nhà này cũng nên nằm tại những sơn thuộc Thiên nguyên Long như TÝ, NGỌ, MÃO, DẬU hay CÀN, KHÔN, CẤN, TỐN. Nhưng nếu chúng nằm tại các sơn CÀN, KHÔN, CẤN, TỐN thì đó là cách phối hợp âm hướng với dương khẩu, phúc lộc sẽ tốt đẹp và lâu dài hơn nếu cổng, cửa nằm tại các sơn TÝ, NGỌ MÃO, DẬU (vì âm hướng phối với âm khẩu thì âm khí quá thịnh, phúc khí không thể phát mạnh được).

Cho nên khi chọn phương hướng cho một căn nhà thì lần lượt theo các bước sau:

1) Dùng la bàn để đo xem hướng nhà là bao nhiêu độ? Và nó thuộc tuyến vị chính giữa của mỗi sơn hay kiêm, và kiêm nhiều hay ít?

2) Xác định tọa-hướng của căn nhà là thuộc Nguyên Long nào? Và là âm hay dương?

3) Phối hợp với phương vị của cổng, cửa, ngõ vào nhà hay ngã ba, ngã tư gần nhà, sao cho chúng vừa phải đồng Nguyên, vừa phải phối hợp được giữa âm hướng với dương khẩu, hay giữa dương hướng với âm khẩu, cộng với vượng tinh tới hướng thì phú quý sẽ có đủ.

Nếu bất đắc dĩ không thể đạt được cuộc âm-dương phối hợp giữa hướng và khẩu thì ít nhất cũng cần đạt được sự đồng Nguyên giữa khẩu và hướng, cộng với vượng khí chiếu tới hướng hay cửa cũng có thể hưng thịnh 1 thời.
.
 
N

Người Lái Đò

Guest
Phương Pháp Chọn Hướng Nhà (Phần 2)
Chính Sơn, Chính Hướng

Chính vì vấn đề đòi hỏi nhà (hay mộ) phải thuần khí, nên không những giữa tọa-hướng với cổng, cửa và ngõ vào nhà phải cùng 1 Nguyên Long, mà tuyến vị của tọa-hướng cũng nên nằm tại tuyến vị chính giữa của mỗi sơn (xin xem lại bài “24 SƠN-HƯỚNG VÀ TAM NGUYÊN LONG). Nếu có kiêm (hay lệch) sang phải hoặc sang trái cũng không được quá 3 độ so với tuyến vị chính giữa. Có như thế mới bảo đảm cho tọa-hướng của căn nhà được thuần khí.

http://www.phongthuyhoangdien.com/Vietnam/New/Phuong_Phap_Chon_Huong_Nha_Phan_2_73/thumbnails/4-

Một điều làm cho người mới biết về Phong thủy hoang mang không ít là có nhiều trường phái lại cho là những tuyến vị chính giữa của mỗi sơn-hướng đều là những tuyến xấu, có khí trường quá mạnh nên không thể lấy. Nếu chọn những tuyến đó để tạo sơn, lập hướng thì sẽ dễ gặp tai họa!!! Do đó, khi chọn tọa-hướng cho nhà (hay mộ) thì họ thường không bao giờ chọn tuyến vị chính giữa, mà bao giờ cũng sẽ chọn tuyến vị kiêm 3 độ.

Quan điểm này không hiểu là do những hiểu biết sai lầm về Phong thủy, hay do ảnh hưởng của xã hội phong kiến thời xưa. Vì dưới các thời đại phong kiến Trung Hoa trước đây, chỉ có vua chúa, quan lại mới được xử dụng những gì được coi là cao sang, tốt đẹp, còn dân thường thì phải né tránh, không được “vi phạm” tới. Ngay cả phương hướng làm nhà cửa, cung điện... thì cũng chỉ có vua hoặc quan lớn mới lấy theo tuyến vị chính giữa của sơn-hướng. Chẳng hạn như những dinh thự, lâu đài của các vua chúa ngày xưa thường cất theo trục tọa TÝ (BẮC) hướng chính NGỌ (NAM), chứ không kiêm 3 độ bao giờ. Cho nên có thể là các vua chúa và những đại sư Phong thủy đời xưa cũng đã thấy được cái quý của vấn đề thuần khí và tuyến vị chính giữa của mỗi sơn-hướng. Chính vì vậy mà chỉ có họ mới được lập mà thôi. Còn nhà dân thường thì bao giờ cũng kiêm 3 độ, tuy vẫn được coi là thuần khí, nhưng ít nhiều cũng đã bị pha tạp bởi khí khác, nên ít ra là về phong cách cũng sẽ không bằng tầng lớp qúy tộc trong xã hội được.

Ngoài ra, nếu ai đã đọc tác phẩm “Tòng sư tùy bút” của Khương Diêu (đệ tử của Tưởng đại Hồng, 1 danh sư Phong thủy cuối thời nhà Minh) thì cũng có thể thấy vấn đề né tránh tuyến vị chính giữa và chọn “kiêm 3 độ” là sai lầm như sau:

“Ngày nọ, tôi (tức Khương Diêu) theo Phu tử (tức Tưởng đại Hồng) ra ngoài Xương an Môn, thấy nhà nọ hạ táng. Các thổ công đều nói “Tưởng tiên sinh tới rồi!”. Chủ nhân hỏi: “Tưởng tiên sinh là ai?” Thổ công đều nói:”Tiên sinh là bậc địa tiên”. Một số địa sư (tức thầy Phong thủy) đứng ở đấy che miệng cười khẩy, nói với chủ nhân rằng: “Ông ta là Tưởng đại Hồng, thường nói thiên cơ bất khả tiết lộ đó”. Rồi bọn họ quay qua nói với thầy tôi:”Cuộc đất tốt như vầy là chốn hưng thịnh của Trời, không cần ông nhọc sức tiết lộ thiên cơ”. Chủ nhân cũng khoe cuộc đất của mình long huyệt sơn thủy đều đẹp. Thầy tôi chẳng nói gì. Thổ công là người quen biết với tôi mới mách cho biết rằng:”Cuộc đất này sơn SỬU, hướng MÙI kiêm CẤN-KHÔN. Ba năm trước đây Tưởng tiên sinh có điểm huyệt giúp cho 1 người, cũng dùng sơn SỬU, hướng MÙI (tức lấy tuyến chính giữa của SỬU-MÙI, chứ không kiêm 1 độ nào cả), nay nhà ấy ngày càng hưng thịnh. Ở đây có 1 địa sư sao chép lại cách điểm huyệt của Tưởng tiên sinh, muốn bắt chước chỉ dùng đơn hướng. Nhưng chủ nhân và các địa sư khác đều không dám tin theo, mấy ông ấy ùn ùn kiêm 3 độ”. Thầy về, tôi kể lại thì thầy nói:”Chủ nhân ắt phải chết. Phạm vào Ngũ Hoàng, Lực sĩ mà không mất người được ư?” (vì năm đó 2 sao Ngũ Hoàng, Lực sĩ đều tới phương tọa của ngôi mộ). Sau khi táng chưa tới 5 ngày, chủ nhân bị ngã ngựa mà chết”.
Bảng ( Sưu tầm của cụ Tri Tri )



Ba

Kiêm hướng

Những nhà có tuyến vị của tọa-hướng nằm lệch từ 1 độ đến 7 độ 5 so với tuyến vị chính giữa (bất kể là lệch sang bên phải hoặc bên trái) của 1 sơn thì đều được xem là Kiêm hướng. Nhưng như đã nói ở phần trên, những nhà có tuyến vị lệch từ 1 đến 3 độ thì vẫn được coi là thuộc “chính sơn, chính hướng”, khí vẫn còn thuần nhất nên không có gì thay đổi. Còn những nhà có tuyến vị lệch từ 3 đến 6 độ thì do độ kiêm khá lớn, khí của sơn bên cạnh đã pha tạp với khí của chính tọa, chính hướng, cho nên khi lập tinh bàn mới phải dùng đến Thế Quái (tức số thế, xin coi lại bài “THẾ QUÁI”).

Đây là trường hợp chỉ nên tạm dùng trong 1 thời vận nào đó, đến khi qua vận khác mà nếu thấy chính hướng đắc vượng khí thì cần xây dựng lại nhà của (hay phần mộ) theo hướng đó, chứ không thể để nhà cửa kiêm hướng nhiều trong 1 thời hạn lâu dài, sẽ có tai họa do vấn đề khí không thuần khiết mà ra, khiến cho người trong nhà phẩm chất hư hèn, lại dễ mắc những tai họa về hình ngục. Câu “Chính sơn, chính hướng lưu chi thượng, quá yêu ngộ hình trượng” trong “Thiên bảo Kinh” của Dương quân Tùng, có nghĩa là sơn-hướng cần phải kiêm ít, chứ không thể kiêm nhiều, nếu kiên nhiều (quá yêu) tất sẽ bị tai họa về hình ngục, lao tù (ngộ hình trượng). Cho nên người học Huyền Không phải rất cẩn thận trong vấn đề kiêm hướng.

Ngoài ra, trong trường hợp kiêm hướng thì cũng còn phải tùy theo âm-dương mà kiêm đúng pháp độ thì mới có thể tạo phúc, chứ không thể kiêm 1 cách tùy tiện. Nói tùy theo âm-dương tức là phải coi xem tọa-hướng của 1 căn nhà là nằm trong những sơn dương hay âm? Nếu chúng nằm trong những sơn dương thì khi kiêm hướng cũng phải cần dùng những độ số dương như 1, 3, 5, 7. Nếu chúng nằm trong những sơn âm thì cần dùng những độ số âm như 2, 4, 6. Đó mới là kiêm đúng pháp độ. Còn kiêm không đúng pháp độ tức là tọa-hướng thuộc sơn dương mà lại dùng độ số âm, hay tọa-hướng thuộc sơn âm mà lại dùng độ số dương.

Nếu kiêm đúng pháp độ thì trong trường hợp đắc vượng khí tới hướng cũng có thể phát khá lớn, trong trường hợp thất vận hoặc gặp khí suy tử chiếu tới cũng không đến nỗi mắc tai họa nặng lắm. Nếu kiêm không đúng pháp độ thì dù đắc vượng khí tới hướng mà có đắc tài đắc lộc cũng có những tai họa bất ngờ. Gặp lúc thất vận thì hung họa càng khủng khiếp, không thể đo lường được.

Một điều cần để ý là khi 1 căn nhà hay 1 ngôi mộ kiêm hướng thì chính tọa chính hướng của nó được gọi là “Chủ Sơn, Chủ Hướng”, còn tọa-hướng được kiêm gọi là “Chi Thần”. Rồi phải xem cổng, cửa, lai, khứ thủy... phải cùng 1 Nguyên Long với “Chủ Sơn, Chủ Hướng”, chứ không thể cùng Nguyên Long với “Chi Thần” được. .
Bảng (Sưu tầm của cụ Tri Tri )

TRỰC HƯỚNG Lập Hướng chi pháp ngoài chánh hướng, kiêm hướng ra còn có trực hướng, bao gồm 12 thác quái và 2 hỗ quái, cộng là 14 hướng, Pháp nầy là 1 phần kiêm xuất cung và âm dương kiêm nhau dùng quyết khôn nhâm ất mà tìm chữ thế, nhưng pháp bài bố khác với thế quái, gọi trực hướng do xuất từ Chương Trọng Sơn, thời nhân gọi ảo mã, ý nói càng thác càng trực, càng ảo càng chính . Khi bài bố xong vận bàn, bèn lấy vận tinh của hướng phối khôn nhâm ất quyết mà ai hướng thượng 1 bàn, rồi dùng sở đắc thế tinh liệt ư hướng thủ, sơn tinh thì dùng vận tinh của sơn phối Khôn Nhâm Ất mà khởi không cần nhập trung cung để khởi điểm, Thác quái thì đi thuận,Hổ quái thì đi nghịch, đó là đặc lệ của Trực Hướng vậy . 2 Hỗ Quái. ( nghịch hành.) Trong 3 nguyên 9 vận Hỗ quái chỉ được có 2 cục tức là : 1) Vận 2 Hắc của Hợi sơn Tị hướng kiêm nhâm bính, 2) Vận 8 Bạch của Hợi sơn Tị hướng kiêm nhâm bính . 12 Thác Quái . ( thuận hành) 1) Vận 1 Hợi hướng kiêm Nhâm, 2) Vận 1 Càn hướng kiêm Tuất, 3) Vận 1 Canh hướng kiêm Thân, 4) Vận 1 Tân hướng kiêm Tuất 5) Vận 2 Thìn hướng kiêm Ất 6) Vận 4 Tân hướng kiêm Tuất 7) Vận 5 Hợi hướng kiêm Nhâm 8) Vận 6 Hợi hướng kiêm Nhâm 9) Vận 6 Giáp hướng kiêm Dần 10) Vận 6 Mão hướng kiêm Giáp 11) Vận 7 Càn hướng kiêm Tuất 12) Vận 7 Canh hướng kiêm Thân
Trực Hướng Khởi Pháp a) Thí dụ Vận 1, Hợi hướng kiêm Nhâm, vận tinh 1 nhập trung cung bay thuận tới hướng là 2, ( hợi hướng thuộc nhân nguyên) 2 là cung nhị khôn nhân nguyên là thân ai tinh là tham lang 1, đem số 1 nầy đặt vào hợi làm hướng tinh rồi thuận khởi đoài 2, cấn 3, ly 4, khảm 5, khôn 6, chấn 7, tốn 8 trung cung 9. đây là cách bài hướng tinh của Thác Quái về trực hướng, Sơn tinh cũng noi cách nầy mà khởi . Thuận hành. b) Thí dụ Vận 2 Tị hướng kiêm Bính , lấy vận tinh 2 nhập trung cung, đi thuận tới hướng 1, nhân nguyên của 1 là Quí, mà Quí vẩn là Tham Lang 1, thì hướng tinh là 1, Hổ Quái đi nghịch vào trung cung là 9, càn 8, đoài 7, cấn 6, ly 5, khảm 4, khôn 3, chấn 2, Sơn tinh cũng theo cách nầy mà khởi. Nghịch hành.

 
N

Người Lái Đò

Guest
Phương Pháp Chọn Hướng Nhà (Phần 3)

Đại Không Vong
Tuyến Đại không vong là những đường ranh giới giữa 8 hướng trên la bàn. Biết rằng 1 vòng tròn trên la bàn bao gồm 360 độ, nếu chia ra 8 hướng thì mỗi hướng sẽ chiếm đúng 45 độ. Những tuyến độ nằm giữa 2 hướng là những tuyến Đại không vong. Ví dụ như hướng BẮC bắt đầu từ 337 độ 5 đến 22 độ 5, kế đó là hướng ĐÔNG BẮC bắt đầu từ 22 độ 5 đến 67 độ 5. Những tuyến vị 337 độ 5, hoặc 22 độ 5, hoặc 67 độ 5 là những tuyến Đại không vong.

Như vậy, có 8 tuyến Đại không vong trên la bàn như sau:

- Tuyến 22 độ 5 (giữa BẮC và ĐÔNG BẮC).
- Tuyến 67 độ 5 (giữa ĐÔNG BẮC và ĐÔNG).
- Tuyến 112 độ 5 (giữa ĐÔNG và ĐÔNG NAM).
- Tuyến 157 độ 5 (giữa ĐÔNG NAM và NAM).
- Tuyến 202 độ 5 (giữa NAM và TÂY NAM).
- Tuyến 247 độ 5 (giữa TÂY NAM và TÂY).
- Tuyến 292 độ 5 (giữa TÂY và TÂY BẮC).
- Tuyến 337 độ 5 (giữa TÂY BẮC và BẮC).

Ngoài 8 tuyến vị kể trên (được coi là 8 tuyến Đại không vong chính), còn có những tuyến nằm gần sát và 2 bên những tuyến đó trong khoảng 1 độ 5 cũng đều được coi là những tuyến Đại không vong cả.

- Thí dụ 1: một căn nhà có hướng 21 độ. Vì tuyến này chỉ cách tuyến Đại không vong chính (giữa 2 hướng BẮC và ĐÔNG BẮC, tức tuyến 22 độ 5) có 1 độ 5, cho nên hướng nhà này phạm Đại không vong.

- Thí dụ 2: một căn nhà có hướng 23 độ 5. Vì tuyến này cũng chỉ cách tuyến Đại không vong chính có 1 độ, nên nó cũng là tuyến Đại không vong.

- Thí dụ 3: một căn nhà có hướng là 20 độ 5. Vì tuyến này cách tuyến Đại không vong chính 2 độ, nên nó không được coi là tuyến Đại không vong nữa.

Đối với Phong thủy Huyền Không, tất cả mọi tuyến Đại không vong đều là những tuyến vị cực xấu. Nếu cất nhà, xây mộ theo những hướng đó thì về nhân sự có thể bị chết người, cô quả hay bị tuyệt tự. Về tài lộc có thể bị phá sản, lao tù vì tiền bạc... Về bản chất con người sống trong những nhà đó cũng chủ thô tục, bần tiện, thiếu liêm sỉ hoặc hung ác, lại hay thấy ma quỷ...

Tuyến Đại không vong sở dĩ cực xấu là vì tọa-hướng của căn nhà đã kiêm quá nhiều (từ 6 đến 7 độ 5) nên khí của căn nhà đã hoàn toàn bị pha tạp, biến chất. Nó vừa kiêm khí của sơn khác (trong 24 sơn), vừa kiêm khí của hướng khác (trong 8 hướng).

- Thí dụ nhà hướng 22 độ, tọa ĐINH hướng QUÝ kiêm MÙI-SỬU 7 độ, nên tọa và hướng vừa kiêm đều 2 sơn (tọa là ĐINH kiêm MÙI; hướng là QUÝ kiêm SỬU). Nhưng vì ĐINH thuộc hướng NAM, còn MÙI thuộc hướng TÂY NAM, nên tọa của nhà này vừa thuộc hướng NAM, vừa kiêm thêm hướng TÂY NAM nữa. Tương tự, ở hướng là QUÝ kiêm SỬU, nhưng QUÝ thuộc hướng BẮC, còn SỬU thuộc hướng ĐÔNG BẮC, nên hướng nhà này vừa thuộc hướng BẮC, vừa kiêm ĐÔNG BẮC.

Những nhà thuộc tuyến Đại không vong đều bị coi là “LẠC QUẺ” hay “XUẤT QUÁI” (tức ra ngoài phạm vi 1 hướng) bởi vì tạp khí hỗn loạn, không có một chính khí đủ mạnh để làm chủ khí, như nhà không chủ. Những căn nhà này dể có nhiều tai họa nghiêm trọng như bị tà khí chi phối, bị ma quỷ quấy phá, cũng như con người trở nên hẹp hòi, thô lậu, bần tiện, gian trá hơn. Chính vì vậy mà “Trạch vận Tân án” mới nói những nhà có hướng thuộc tuyến Đại không vong thì ”tiến thoái đều khó, trở thành tiện cục (cách bần tiện), khiến vợ, chồng lục đục, anh em bất hòa, văn nhân thì mắc bệnh thần kinh, nhiều sự bất hạnh liên tiếp xảy ra”.
 
N

Người Lái Đò

Guest
Phương Pháp Chọn Hướng Nhà (Phần 4)

Tiểu Không Vong
Tuyến Tiểu không vong: nếu tuyến Đại không vong là những tuyến nằm ngay lằn ranh của 2 hướng, thì tuyến Tiểu không vong là những tuyến nằm ngay lằn ranh của 2 sơn. Như chúng ta đã biết, trên la bàn gồm 360 độ được chia ra 8 hướng, mỗi hướng chiếm 45 độ. Trong mỗi hướng lại được chia ra làm 3 sơn, nên mỗi sơn chiếm 15 độ. Cho nên tổng cộng có 24 sơn trên la bàn, và vì vậy cũng có 24 tuyến Tiểu không vong chính như sau:

- Hướng BẮC: gồm những tuyến: 352 độ 5, 7 độ 5, và 22 độ 5.
- Hướng ĐÔNG BẮC: những tuyến: 37 độ 5, 52 độ 5, và 67 đô 5.
- Hướng ĐÔNG: gồm những tuyến: 82 đô 5, 97 độ 5, và 112 độ 5.
- Hướng ĐÔNG NAM: những tuyến: 127 độ 5, 142 độ 5, và 157 độ 5.
- Hướng NAM: gồm những tuyến: 172 độ 5, 187 độ 5, và 202 độ 5.
- Hướng TÂY NAM: những tuyến: 217 độ 5, 232 độ 5, và 247 độ 5.
- Hướng TÂY: gồm những tuyến: 262 độ 5, 277 độ 5, và 292 độ 5.
- Hướng TÂY BẮC: những tuyến: 307 độ 5, 322 độ 5, và 337 độ 5.

Tuy nhiên, nếu để ý kỹ thì ta thấy tất cả những tuyến Tiểu không vong cuối cùng của mỗi hướng như 22 độ 5 của hướng BẮC, 67 độ 5 của hướng ĐÔNG BẮC, 112 độ 5 của hướng ĐÔNG... cũng chính là những tuyến Đại không vong.

Cho nên trên thực tế, những nhà có hướng phạm phải những tuyến Đại không vong bao giờ cũng kèm thêm vấn đề phạm cả tuyến Tiểu không vong nữa. Chính vì vậy mà mức độ phát sinh tai họa của chúng mới càng thêm mãnh liệt.

Ngoài 24 tuyến Tiểu không vong chính ở trên, còn cần phải để ý đến những tuyến nằm gần khu vực đường ranh giới giữa 2 sơn, nhưng cũng chia thành những trường hợp khác biệt như sau:

1) Những tuyến nằm ở phần giữa 2 sơn, nhưng 1 sơn thuộc Địa nguyên Long, 1 Sơn thuộc Thiên nguyên Long (xin xem lại bài “24 sơn-hướng và Tam nguyên Long): thì tất cả những tuyến nằm gần tuyến Tiểu không vong chính trong khoảng cách là 1 độ rưỡi - dù là bên trái hay bên phải của nó – cũng đều bị coi là những tuyến Tiểu không vong.

Thí dụ: Hai sơn NHÂM và TÝ của hướng BẮC được phân chia bởi tuyến vị 352 độ 5. Đó là tuyến Tiểu không vong chính. Nhưng vì NHÂM thuộc Địa nguyên Long, còn TÝ thuộc Thiên nguyên long, cho nên tất cả những tuyến nằm cách tuyến vị 352 độ 5 trong phạm vị 1 độ 5 – dù là bên phải hay bên trái của nó – như các tuyến 351 độ, 352 độ, 353 độ, 354 độ cũng đều là những tuyến Tiểu không vong cả. Nhưng các tuyến như 350 độ 5, hoặc 354 độ 5 thì lại không còn được coi là những tuyến Tiểu không vong nữa, vì đã cách tuyến Tiểu không vong chính hơn 1 độ 5 rồi.

Một điều cần nói thêm là vì giữa Địa nguyên long với Thiên nguyên long trong cùng 1 hướng bao giờ cũng có vấn đề trái nghịch âm-dương, nếu Thiên nguyên long là sơn âm thì Địa nguyên long sẽ là sơn dương, và ngược lại, cho nên những tuyến Tiểu không vong nằm giữa 2 sơn (hướng) này còn bị gọi là những tuyến “sai lạc âm-dương” hoặc “âm-dương sai thố”.

2) Những tuyến nằm ở phần giữa 2 sơn, nhưng 1 sơn thuộc Thiên nguyên Long, 1 sơn thuôc Nhân nguyên Long: thì chỉ có tuyến vị chính giữa 2 sơn mới bị coi là tuyến Tiểu không vong mà thôi. Tuy nhiên trên thực tế thì những tuyến Tiểu không vong này đều vô hại. Lý do là vì trong cùng 1 hướng thì sơn thuộc Thiên nguyên Long bao giờ cũng cùng âm-dương với sơn thuộc Nhân nguyên Long. Mà vì đã nằm trong cùng 1 hướng, lại cùng 1 khí âm hoặc dương, nên dù có nằm chồng lên đường phân giới giữa 2 sơn cũng vẫn không sợ khí bị pha tạp hay hỗn loạn.

Cho nên nguyên tắc chính của Huyền không vẫn là vấn đề thuần khí. Khí đã thuần thì có thể kiêm nhiều, khí không thuần thì dù 1 độ cũng không kiêm, còn những tuyến vị Đại-Tiểu không vong chỉ là những mức độ ấn định sự kiêm hướng sai lạc quẻ (Đại không vong) hoặc âm-dương (Tiểu không vong) đã tới mức độ tối đa, cực kỳ hung hiểm rồi vậy.

Thí dụ: Hai sơn TÝ và QUÝ thuộc hướng BẮC được phân chia bởi tuyến vị 7 độ 5, nên trên lý thuyết thì đó là tuyến Tiểu không vong chính. Nhưng vì TÝ là âm sơn, thuộc Thiên nguyên Long; còn QUÝ cũng là âm sơn, thuộc Nhân nguyên Long. Giữa chúng không có sự khác biệt về âm-dương (vì cùng là âm sơn) hay tính chất (cùng thuộc hướng BẮC). Cho nên ngay cả những nhà có tuyến vị là 7 độ 5 (tức trùng với tuyến Tiểu không vong) cũng không sao cả.

3) Những tuyến nằm giữa 2 sơn, nhưng 1 sơn là Nhân nguyên long, 1 sơn là Địa nguyên Long: đây chính là trường hợp của những tuyến Đại không vong đã nói ở phần trên.

Như vậy nếu xét kỹ thì thật ra trên la bàn chỉ có 8 tuyến Đại không vong và 8 tuyến Tiểu không vong chính mà thôi. Bên cạnh chúng còn có thêm 1 số tuyến nằm trong khoảng cách 1 độ 5 ở 2 bên cũng đều được xem là những tuyến vị Đại-Tiểu không vong cả. Còn ngoài ra, những tuyến vị nằm giữa 2 sơn thuộc Thiên nguyên Long và Nhân nguyên Long trên thực tế không phải là Không vong. Còn những tuyến nằm giữa 2 sơn thuộc Nhân nguyên Long và Địa nguyên Long là trường hợp Đại không vong rồi vậy.

Xét về mức độ tác hại thì những hướng Tiểu không vong cũng gây ra nhiều tai họa cho những ai sống trong căn nhà đó, như gia đình đổ vỡ, ly dị, tài lộc hao tán, dễ bị thưa kiện, hình ngục, người sống trong nhà cũng thường bất chính, hay vi phạm luật lệ, phạm pháp hoặc trộm cắp, hung dữ, lại dễ thấy ma quỷ... Cho nên sách “Trạch vận tân án” mới viết những nhà phạm tuyến Tiểu không vong (tức âm-dương sai thố) thì thường là “tiến, thoái lưỡng nan, không tạo dựng nổi uy quyền, danh tiếng. Lại chuốc kiện tụng, thị phi, trở thành bại cục (cách thất bại), hao tổn công sức”.

Ngoài những tuyến Đại-Tiểu không vong ở trên thì trong 1 số sách vở còn đề cập đến những đường phân giới của 64 quẻ tiên thiên, và cũng xem những tuyến đó là Đại không vong. Rồi gộp hết tất cả những tuyến đó, cộng với những tuyến Đại-Tiểu không vong chính và gọi chúng là những tuyến “BẤT KHẢ LẬP” (tức những tuyến vị không thể chọn để lập hướng nhà hay mộ).

Tuy nhiên, nếu xét kỹ thì thấy những đường phân giới của 64 quẻ Tiên thiên thật ra cũng trùng với những tuyến vị “Phân châm” hoặc “Phân kim” trên Tưởng bàn (tức 1 loại la bàn do Tưởng đại Hồng làm ra), mà trong đó, cách tính để chia tuyến vị của 64 quẻ Tiên Thiên như sau: lấy 64 quẻ chia cho 8 hướng, thì mỗi hướng có 8 quẻ. Mỗi hướng tổng cộng có 45 độ, chia cho 8 quẻ thì mỗi quẻ chiếm 5 độ, còn dư 5 độ. Để phân chia cho đồng đều, Tưởng đại Hồng xếp 5 quẻ tiên thiên vào phần giữa của mỗi hướng (tỗng cộng là 40 độ). Còn khu vực tiếp giáp giữa mỗi hướng thì để chừa ra mỗi bên là 2 độ 5 (tổng cộng là 5 độ). Khu vực này được coi là khu vực “xuất quái” (ra khỏi quẻ hay hướng).

Như vậy, tổng cộng độ số của 8 quẻ (40 độ) và khoảng trống ở gần ranh giới giữa 2 hướng (5 độ) là 45 độ, tức đã bao hàm hết 1 hướng. Nếu tính như vậy thì tất cả mọi tuyến vị chính giữa của 24 sơn đều nằm trên đường phân giới của 64 quẻ Dịch.

Đó là lý do tại sao có 1 số trường phái Phong thủy (nhất là Tam hợp phái) thường cho rằng tuyến vị chính giữa của 24 sơn là những tuyến “Đại không vong”, cho nên khi lập hướng nhà hay mộ thì họ thường tránh những tuyến vị đó, mà kiêm sang bên phải hoặc trái 3 độ, chứ không dám lấy đơn hướng.

Đây là 1 sai lầm, chẳng những vì họ đã không biết tới vấn đề hướng nhà phải thuần khí, mà còn có thể kiêm không đúng độ số, vì không phải tọa-hướng nào cũng có thể kiêm 3 độ, mà còn tùy thuộc vào những sơn mà chúng tọa lạc là âm hay dương.

Hơn nữa, hướng kiêm 3 độ cũng là lằn ranh giới giữa chính hướng và kiêm hướng, nên nếu kiêm không cẩn thận, hướng đó có thể đã ra ngoài chính hướng và thuộc về kiên hướng, nên có thể đang từ tốt biến thành xấu...

Ngoài ra, vì các sách vở cổ xưa hoặc đã thất bản, hoặc cố tình không nói tới lý do tại sao lại đem 64 quẻ Tiên thiên vào trong la bàn. Nhưng theo thiển ý của người viết thì có lẽ chỉ là dùng để phụ đoán thêm tính chất của từng hướng nhà mà thôi (như trường hợp Nhị thập bát tú...), chứ không phải mục đích là để chọn phương hướng.

Chính vì vậy mà tuy Tưởng đại Hồng vẫn đưa 64 quẻ Tiên thiên vào trong la bàn do ông chế tạo, nhưng khi chọn hướng thì vẫn lấy đơn hướng (tức là đè lên đường phân giới của quẻ Dịch). Điều này chứng tỏ đường phân giới của 64 quẻ Tiên thiên thật ra không có giá trị gì về phương diên lập hướng cả.

Đối với những nhà phạm tuyến Đại-Tiểu không vong tuy rằng rất xấu, nhưng nếu biết cách hóa giải thì cũng có thể biến xấu thành tốt mà xử dụng được, chứ cũng không phải nhất quyết vì chúng thuộc những tuyến "bất khả lập" nên hoàn toàn không xử dụng được. Vấn đề này sẽ được nói trong 1 dịp khác.

Ngoài ra, đối với trường hợp những nhà có tọa-hướng thuộc Thiên nguyên Long kiêm Nhân nguyên Long, hoặc Nhân nguyên Long kiêm Thiên nguyên Long tuy có thể kiêm nhiều mà không sợ phạm Không vong, nhưng vẫn phải kiêm đúng pháp độ, tùy theo tọa-hướng thuộc sơn dương hay âm. Nếu thuộc sơn dương thì có thể kiêm tới 7 độ, nếu là sơn âm thì chỉ có thể kiêm tới 6 độ mà thôi.
 

hienduy

New Member
Xin hỏi Thầy Người lái Đò: trong sách thẩm thị huyền không có đề cập đến Bảng phân kim phi tinh phối quái tiên thiên để tránh phản - phục ngâm xin thầy giải thích cho em chỗ đó với ạh. Trân trọng!
 
Bên trên