Những Tư Tưởng Về Đạo - Cư Sĩ Triệu Phước soạn

Cục Bột

Administrator
Staff member
Lời nói đầu:
Loạt bài Những tư tưởng về đạo xuất hiện trong tập san Mật Giáo do Hội Thân Hữu Mật Giáo tại Hoa Kỳ do cư sĩ Triệu Phước thành lập vào khoảng 1984 tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn, Annandale, Virginia. Chủ tịch của hội là bác Hoàng, tốt nghiệp Tiến sĩ Đại Học Sorbonne tại Pháp, giáo sư Toán học tại đại học Khoa Học - Sài Gòn - đến năm 1975.
Hội đã điểm đạo miễn phí cho nhiều ngàn người ở khắp nơi, và phân phát miễn phí những cuốn kinh: Phật Giáo Thánh Kinh, Kinh Chuẩn Đề Đà La Ni, Mật tông Phật Giáo Tinh Hoa Yếu Lược, Phong Thần và Huyền bí học, và tập san Mật giáo cho các bạn đạo và các chùa người Việt ở khắp nơi trên thế giới. Qua nhiều đợt phát hành ở các nơi, trên 10,000 kinh điển Mật tông và Hiển giáo đã được phân phát.
Hội thân hữu Mật Giáo không có tổ chức, không có tụ họp, không đóng niên liễm và cũng không cần có liên lạc với nhau. Hội chỉ điểm đạo và giúp cho phương tiện kinh sách để mọi người y theo kinh sách tu tập. Chủ trương này đến ngày nay vẫn không thay đổi.

Nguồn từ : vữ trụ huyền bí
 
Last edited by a moderator:

Cục Bột

Administrator
Staff member
Lời nói đầu:
Loạt bài Những tư tưởng về đạo xuất hiện trong tập san Mật Giáo do Hội Thân Hữu Mật Giáo tại Hoa Kỳ do cư sĩ Triệu Phước thành lập vào khoảng 1984 tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn, Annandale, Virginia. Chủ tịch của hội là bác Hoàng, tốt nghiệp Tiến sĩ Đại Học Sorbonne tại Pháp, giáo sư Toán học tại đại học Khoa Học - Sài Gòn - đến năm 1975.
Hội đã điểm đạo miễn phí cho nhiều ngàn người ở khắp nơi, và phân phát miễn phí những cuốn kinh: Phật Giáo Thánh Kinh, Kinh Chuẩn Đề Đà La Ni, Mật tông Phật Giáo Tinh Hoa Yếu Lược, Phong Thần và Huyền bí học, và tập san Mật giáo cho các bạn đạo và các chùa người Việt ở khắp nơi trên thế giới. Qua nhiều đợt phát hành ở các nơi, trên 10,000 kinh điển Mật tông và Hiển giáo đã được phân phát.
Hội thân hữu Mật Giáo không có tổ chức, không có tụ họp, không đóng niên liễm và cũng không cần có liên lạc với nhau. Hội chỉ điểm đạo và giúp cho phương tiện kinh sách để mọi người y theo kinh sách tu tập. Chủ trương này đến ngày nay vẫn không thay đổi.

Bài 1
Đừng vì sự sống mình mà quá lo đồ ăn uống, cũng đừng vì thân thể mình mà quá lo đồ mặc. Sự sống há chẳng quý trọng hơn đồ ăn sao, thân thể há chẳng quý trọng hơn quần áo sao? Hãy xem loài chim trời: chẳng có gieo gặt, cũng chẳng có thâu trữ vào kho tàng, mà cha các ngươi ở trên trời nuôi nó. Các ngươi há chẳng phải là quí trọng hơn loài chim sao? Vả lại, có ai trong vòng các ngươi lo lắng mà làm cho đời mình được dài thêm một khắc không? Còn về phần quần áo, các ngươi lại quá lo lắng mà làm chi? Hãy ngắm xem những hoa huệ ngoài đồng mọc lên thế nào; chẳng làm khó nhọc, cũng không kéo chỉ; nhưng ta phán cùng các ngươi, dẫu vua Sa-lô môn sang trọng đến đâu, cũng không được mặc áo tốt như một hoa nào trong giống đó. Hỡi kẻ ít đức tin, loài cỏ ngoài đồng, là giống nay còn sống, mai bỏ vào lò, mà Đức Chúa Trời còn cho nó mặc đẹp thế ấy thay, huống chi là các ngươi! Ấy vậy, các ngươi chớ quá lo lắng mà nói rằng: chúng ta sẽ ăn gì? uống gì? mặc gì? Vì mọi điều đó, những người không tin Đạo vẫn thường tìm, và cha các ngươi ở trên Trời vốn biết các ngươi cần dùng những điều đó rồi. Nhưng trước hết hãy tìm kiếm nước Đức Chúa Trời và sự công bình của Ngài, thì Ngài sẽ cho thêm các ngươi mọi đều ấy nữa…
Jesus

Học cho rộng, hỏi cho kỹ, nghĩ cho cẩn thận, phân biệt cho sáng rõ, làm cho hết sức. Có điều không học, nhưng đã học điều gì mà không hay, không thôi. Có điều không hỏi, nhưng đã hỏi điều gì mà không biết, không thôi. Có điều không nghĩ, nhưng đã nghĩ điều gì mà không được, không thôi. Có điều không phân biện, nhưng đã phân biện điều gì mà không minh bạch, không thôi. Có điều không làm, nhưng đã làm điều gì mà không hết sức, không thôi. Người ta dụng công một, ta dụng công một mà không được thì phải cố gắng gấp trăm; người ta dụng công mười, ta dụng công mười mà không được, thì phải cố gắng gấp nghìn, để đến kỳ được mới thôi. Nếu quả theo được đạo ấy, thì tuy ngu rồi cũng thành ra sáng, yếu đuối rồi cũng thành ra khoẻ mạnh.
Khổng Tử

Trong khi nghiên cứu lịch sử, chúng ta nhận thấy tất cả các Đại Chân Sư mà thế gìới này đã từng biết đến đều đồng ý với nhau về một sự kiện; Tất cả đã quả quyết rằng họ đã tiếp được những chân lý của họ từ bên trên; chỉ có điều là phần đông đều không biết do từ đâu họ đã tiếp nhận được những chân lý ấy. Thí dụ như vị thì nói rằng một thiên thần đã giáng trần với hình thức một người có cánh và nói với họ: “hãy nghe đây, hỡi người! Đây là thông điệp”. Vị khác lại nói: một vị thần với thân hình sáng chói đã hiện ra cho người thấy. Vị thứ ba lại nói người chiêm bao thấy tiên nhân trở về mách bảo vài điều và người không biết gì khác hơn nữa. Tuy nhiên có điều này giống nhau giữa họ là tất cả đều quả quyết rằng trí thức đó đã đến với họ từ cõi trên, chớ không phải do năng lực lý luận của họ (những người tin theo thuyết: “vạn pháp duy tâm tạo” hay Thiền). Họ cho rằng chính tinh thần có một trạng thái tồn tại cao siêu hơn (vô thức, siêu thức v.v…), ngoài vòng lý trí, một trạng thái siêu ý thức, và khi tinh thần người nào (do tu tập) đạt đến trạng thái cao siêu đó, thì loại trí thức ngoài vòng lý trí này hiện đến cho họ. Trạng thái này có khi cũng ngẫu nhiên mà đến cho một người nào đó hoàn toàn ngoài dự định (không cần tu tập. Nên họ cho rằng do năng lực của thần linh hay Thượng Đế, hiển nhiên là từ bên ngoài chớ không do tâm của họ tự có).
Tất cả những người trên, dầu họ là vĩ nhân đi nữa, đã rơi bất ngờ vào trạng thái siêu ý thức này mà không hiểu rõ nó (hoặc không có người nhiều kinh nghiệm dẫn dắt), đã lần mò trong bóng tối và thường thường là họ có nhiều mê tín kỳ dị pha lẫn với trí thức của họ. Họ tự đặt mình trong cảnh ảo giác: họ mê tín, cuồng tín. Họ đem lại tai hại ngang với lợi lạc. Chúng ta phải nghiên cứu trạng thái siêu ý thức này như bất cứ một khoa học nào khác và dĩ nhiên là dùng lý trí làm nền tảng.
Vivekananda

Thầy Huệ bảo thầy Trang:
- Tôi có gốc cây lớn, người ta gọi nó là cây vu. Gốc lớn nó xù xì, không đúng giây, mực… cành nhỏ nó khùng-khoèo, không đúng khuôn mãu…Dựng nó ra đường, thợ mộc không thèm nhìn. Nay lời nói của thầy, lớn mà vô dụng, nên chúng đều bỏ cả!
Thầy Trang nói:
- Riêng Thầy không thấy con cầy sao? :
rình mò các vật đi rong
Co mình đứng nấp
Vồ Đông! nhảy Tây
Chẳng kể cao, thấp
Mắc vào cạm, bẫy
Chết trong lưới rập.

Đến như loài trâu sồm, nó to như đám mây rủ ngang trời, kể to thật là to, nhưng … không biết bắt chuột. Nay thấy có cây lớn, lo nó vô dụng thi sao không:
Trồng nó sang làng không có đâu
Giữa cánh nội thật rộng rãi
Rồi, bàng hoàng không làm gì ở bên
Tiêu dao ta nằm khểnh ở dưới
Nó sẽ: không chết yểu với búa rìu;
Không sợ có giống gì làm hại
Không dùng được việc gì
Thì khốn khổ có từ đâu mà tới?
Trang Tử


Khi Trời muốn giao phó một trọng trách cho người nào thì trước hết làm cho khó cái tâm chí, nhọc cấi gân cốt, đói cái thể xác, cùng túng cái thân người ấy, động làm gì cũng nghịch ý muốn; có vậy mới khích động cái tâm, kiên nhẫn cái tánh, thêm ích cho những điều chưa hay làm được.
Mạnh Tử

(còn tiếp)

Nguồn từ : vutruhuynebi
 

Cục Bột

Administrator
Staff member
Bài 2
“Học cái không học, giúp chúng nhơn hối mà trở về. Giúp vạn vật sống theo tự nhiên, mà không dám mó tay vào."
Lão Tử

Theo cái dụng, thì cái đạo của thiên hạ chú hết cả vể sự cầu lợi; theo cái sở dục của người ta mà không biết có sự hạn chế, thì cái đạo của thiên hạ chú hết cả vể sự thoả thích; theo pháp luật thì cái đạo của thiên hạ chú hết cả về thuật số; theo quyền thế thì cái đạo của thiên hạ chú hết cả về sự tiện lợi; theo cái hư từ thì cái đạo của thiên hạ chú hết cả về biện luận; theo Trời thì cái đạo của thiên hạ chú hết cả về nguyên nhân. Mấy điều ấy đều là một góc của đạo vậy.
Tuân Tử

Thầy Khổng sang Sở, người cuồng nước Sở là Tiếp Dư, qua chơi cửa Thầy hát rùng:
“Phượng ơi! Phượng ơi! Sao đức lại suy như rứa?
Đời sau đợi chẳng được nào!
Đời trước theo sao được nữa!
Thiên hạ có đạo, thánh nhân giúp cho thành!
Thiên hạ không đạo, thánh nhân giữ lấy mình!
Đương buổi bây giờ, họa may là khỏi tội tình!
Phúc nhẹ hơn lông, chẳng ai biết chở!
Họa nặng hơn đất, chẳng ai biết lánh sợ!
Ối thôi! ối thôi! lấy Đức khoe với người!
Nguy thay! Nguy thay! Tự vạch đất mà rảo chơi!
Cỏ mê dương! Cỏ mê dương!
Ta đi mi chớ cản đường
Ta đi la cà
Chớ hại chân ta.
Gỗ núi tự làm cho chặt cành.
Dầu lửa tự làm cho đốt mình
Quế ăn được, nên người cắt.
Người người đều biết dùng cái hữu dụng
Mà chẳng ai biết dùng cái vô dụng cả.”
Trang Tử

Muốn nhân mà không muốn học thì bị cái che mờ là ngu; muốn trí mà không muốn học thì bị cái che mờ làm cho cao kỳ thái quá; muốn tín mà không muốn học thì bị cái che mờ làm hại nghĩa; muốn trực mà không muốn học thì bị cái che mờ làm ngang ngạnh; muốn dũng mà không muốn học thì bị cái che mờ làm loạn; muốn cương mà không muốn học thì bị cái che mờ làm ra táo bạo, khinh suất
Khổng Tử

Đạo là do tâm ngộ, há ở việc ngồi thiền sao? Kinh nói: kẻ nào chỉ thấy Như Lai ở hình tướng ngồi hoặc nằm ắt hành tà đạo.
Huệ Năng

Hãy giữ, đừng làm việc công bình trước mặt người ta, cho họ đều thấy. Bằng không thì các người chẳng được phần thưởng gì của Cha các người ở trên trời.
Vậy, khi người bố thí, đừng thổi kèn trước mặt mình, như bọn giả hình làm trong nhà hội và ngoài đường, để được người ta tôn kính. Quả thật, ta nói cùng các người, bọn đó đã được phần thưởng của mình rồi. Song khi người bố thí, đừng cho tay tả biết tay hữu làm việc gì, hầu cho sự bố thí được kín nhiệm; và Cha ngươi, là Đấng Thầy trong chổ kín nhiệm, sẽ thưởng cho ngươi.
Khi các ngươi cầu nguyện, đừng làm như bọn giả hình; vì họ ưa đứng nơi nhà hội và góc đường, để cho thiên hạ đều thấy. Quả thật, ta nói cùng các ngươi, bọn đó đã được phần thưởng của mình rồi. Song khi ngươi cầu nguyện, hãy vào phòng riêng, đóng cửa lại, rồi cầu nguyện Cha ngươi, ở nơi kín nhiệm đó; và Cha người là Đấng thấy trong chổ kín nhiệm, sẽ thưởng cho ngươi.
Và, khi các ngươi cầu nguyện, đừng dùng những lời lập lại vô ích như người ngoại, vì họ tưởng vì cớ lời mình nói nhiều thì được nhậm. Vậy các ngươi đừng như họ; vì cha các ngươi biết các ngươi cần sự gì trước khi chưa xin Ngài.
Kẻ nào ở giữa hoạt động cường liệt mà tìm thấy yên tỉnh cực độ, kẻ nào ở giữa sự yên tỉnh cao cả nhất mà tìm thấy hoạt động vĩ đại nhất, kẻ đó là một linh hồn cao thượng; kẻ đó đã đạt đến hoàn toàn.
Kinh Thiên chúa giáo - Tân ước

Trời sinh ra người, khiến người sống ở cái nghĩa và cái lợi. Lợi để nuôi thân thể, nghĩa để nuôi cái tâm. Tâm không có nghĩa, không thể vui được, thân thể không có lợi, không thể yên được. Thân thể không có gì quí bằng cái tâm, cho nên cái nuôi không gì quí bằng cái nghĩa. Cái nghĩa nuôi người ta sống, lớn hơn cái lợi. Sao mà biết? Nay có người lấy cái nghĩa làm lớn hơn, mà rất không có chút lợi nào cả, tuy bần và tiện cũng còn cho việc làm của mình là vinh mà lấy làm thích và vui về sự sống… Có người chỉ để bụng vào việc lợi mà không có chút nghĩa nào, tuy giàu và sang, thì cũng thẹn nhục về điều làm ác lớn. Cái ác mà sâu, thì cái họa hoạn nặng, nếu không chết ngay, thì cái tội cũng quanh quẩn bên mình, thành ra vẫn lo sợ, không thể lấy sự sống làm vui, người có nghĩa tuy nghèo mà có thể tự lạc được, và người không có nghĩa tuy giàu mà không giữ được thân. Ta xem đó thì biết thực rằng cái nghĩa nuôi sự sống của người, lớn hơn cái lợi, và hậu hơn của cải. Người thường dân không thể biết được và hay làm trái lại, bỏ quên cái lý mà đắm đuối ở cái tà, để hại thân, hại nhà. Như thế nếu không phải là những người ấy tự tính toán cho mình không hết lòng, thì là cái biết của họ không sáng vậy. Nay cầm một quả táo và một nắm vàng đưa cho đứa trẻ con, thì nó lấy táo mà không lấy vàng; hay là cầm một cân vàng với viên ngọc châu đáng giá nghìn vạn đưa cho một người quê mùa, thì người ấy lấy cân vàng mà không lấy viên ngọc. Cho nên vật đối với người, nhỏ thì dễ biết, lớn thì khó thấy. Cũng như lợi đối với người thì nhỏ, nghĩa đối với người thì lớn. Vậy thì không nên lấy làm lạ, khi người thường dân xu hướng về lợi mà không xu hướng về nghĩa, bởi cái mờ tối vậy. Việc của thánh nhân là làm sáng cái nghĩa để soi rõ chỗ mờ tối của người ta, cho nên dân không hãm vào chỗ không hay.
Đổng Trọng Thư

(còn tiếp)

Nguồn từ : vutruhuyenbi
 
Last edited by a moderator:

Cục Bột

Administrator
Staff member
Bài 3
Học giả trông đạo mà chưa thấy, thì tất phải lấy sách mà học để xét cho cùng lý. Khi đã thấy rồi, ắt cũng phải khảo cứu trong các sách để có chứng nghiệm trong thực tế. Đời nay sự dạy đạo mất, chỉ còn có cách là sở dĩ mà duy trì cái tâm, thế mà rẻ rúng kinh sách, cho là cám bã, không xem, không xét, thì còn làm sao mà học được!...Cái đạo thống của thánh hiền tản mác ra trong sách vở, chỉ vì cái tông chỉ của thánh hiền không sáng rõ ra, cho nên cái truyền của đạo thống tối đi.

Nước Lổ có kẻ cụt chân, là Thúc Sơn Vô Chỉ, cập kiểng đến ra mắt Trọng Ni. Trọng Ni (Khổng tử) nói:
- Nhà ngươi không cẩn thận, trước kia đã mắc vạ như thế, dù nay có đến, kịp đâu nữa?
Vô Chỉ nói:
- Tôi chỉ vì không biết điều nên, điều không, và khinh dùng thân tôi, vì thế tôi mất chân. Nay tôi lại đây, vì hãy còn một chân quý… thế nên tôi mong giữ cho nó toàn vẹn. Kìa, Trời không cái gì là không che, Đất không cái gì là không chở, tôi lấy thầy làm Trời, Đất… Nào biết thầy mà còn như thế!
Thầy Khổng tử nói:
- Thì ra Khâu này hẹp quá! Sao thầy không vào chơi? Xin đem những điều được nghe mà giảng với thầy…
Vô Chỉ ra về. Thầy Khổng nói:
- Các con em cố gắng lên! Kìa Vô Chỉ là kẻ cụt, còn mong học để bù lại cái xấu của nết trước. Huống chi là người đức còn toàn vẹn!
Vô Chỉ nói chuyện với Lão Đam (Lão Tử):
- Khổng Khâu chừng chưa phải bậc chí nhân! Hắn dạy làm chi lao nhao những học trò! Hắn lại còn mong nổi tiếng về những lẽ lém luốc, huyền hoặc. Không biết đối với bậc chí nhân thì lấy thế làm gông, cùm cho mình.
Lão Đam:
- Sao không bảo ngay cho hắn lấy chết, sống làm cùng một điều, lấy nên chăng làm cùng một xâu. Cởi gông, cùm cho hắn, có được không?
Vô Chỉ nói:
- Trời bắt tội hắn! Cởi sao được!
Nam Hoa Kinh

-Tất cả những kẻ đang nô đùa với tâm linh. Họ chỉ mới có một chút hiếu kỳ được giác tỉnh, một chút nguyện vọng trí thức nhen nhúm trong người họ, nhưng họ chỉ mới đứng mé ngoài của chân trời tôn giáo. Đến một thời điểm nào đó họ mới có một sự khát vọng chân thành về đạo đức. Và đây là một định luật huyền bí; Khi mà linh hồn đã bắt đầu nhiệt tâm muốn đạo đức, thì người truyền đạo lực phải và chắc chắn sẽ xuất hiện đặng giúp linh hồn đó.
Vivekenanda

Biết mà học không bằng thích mà học, thích mà học không bằng vui say mà học… Học mà cứ buổi buổi tập luôn thì trong bụng lại không thỏa thích hay sao? Mình học giỏi mà người ta không biết, cũng không lấy làm tức giận, thế không phải là quân tử hay sao? Người quân tử ăn không cầu no, ở không cầu an, làm công việc thì mau mắn, nói điều gì thì cẩn thận, tìm người có đạo mà theo học để chất chính ngôn ngữ và hành vi của mình. Được như thế mới có thể gọi là người hiếu học… Học mà không chủ cầu danh, cầu lợi, thì mới thật là cái học của người quân tử.
Khổng Tử

Ngọc không dũa không thành vật, người không học không biết đạo. Nay biết được xưa, sau biết được trước; hay bắt chước, dở tự răn. Xem qua sự lập thân nổi tiếng ở đương thời của các bậc tiền bối, ít có ai là không do sự học vấn mà thành đạt được. Hòa Thượng Đại Giác Liển

Trong trời đất, thực có những vật dễ sinh. Nhưng nếu một ngày mà mười ngày lạnh, thì cũng chưa thấy vật nào có thể sinh được. Diệu đạo vô thượng rõ ràng ở nơi tâm và ngay trước mắt mình, nên cũng dễ thấy được. Song, điều cốt yếu là chí phải bền, làm phải tận lực, thì ngay nơi mình đứng, ngồi cũng có thể mong đợi là đạt đạo được. Nếu một ngày tin, mười ngày ngờ, sớm siêng tối nản, thì không những ngay trước mắt khó thấy, mà sợ rằng suốt đời cũng vẫn xa cách diệu đạo vậy.
Viễn Công

Ta là người truyền đạo, đã làm vua Y-sơ-ra-ên tại Giê-ru-sa-lem. Ta chuyên lòng lấy sự khôn ngoan mà tra khảo mọi việc làm ra dưới Trời; ấy là một việc lao khổ mà Đức Chúa Trời đã giao cho loài người để lo làm. Ta đã thấy mọi việc làm ra dưới mặt trời; Kìa, thảy đều hư không, theo luồng gió thổi…
Ta chuyên lòng học biết sự khôn ngoan và biết đó lại là sự ngu dại điên cuồng… vì nếu sự khôn ngoan nhiều, sự phiền não cũng nhiều; ai thêm sự tri thức ắt thêm sự đau đớn… Ta thử điều vui sướng và nếm sự khoái lạc… ta làm những công việc cả thể: ta cất nhà cho mình, trồng vườn nho cho mình, lập cho mình vườn cây trái và vườn hoa; ta đào hồ chứa nước và tưới rừng; ta có nhiều tôi trai, tớ gái; ta có bầy bò và chiên; ta cũng thâu chứa bạc vàng; ta lo sắm cho mình nhiều con hát trai và gái; ta có nhiều vợ và hầu. Như vậy ta trở nên cao trọng hơn hết thảy những người ở trước ta tại Giê-ru-sa-lem… Tuy vậy, ta ghét đời sống, vì mọi việc làm ra dưới mặt trời đã làm cực nhọc cho ta, thảy đều hư không, theo luồng gió thổi. Ta cũng ghét mọi công lao ta đã làm ở dưới mặt trời, vì phải để lại cho người sau mình. Vả ai biết rằng người ấy sẽ khôn ngoan hay ngu dại? …Ta thất vọng vì phải để lại cơ nghiệp cho kẻ chẳng hề lao khổ, cực lòng mà làm việc ở đưới mặt trời? Vì các ngày của người trở thành buồn rầu; đến đỗi ban đêm lòng người cũng chẳng được an nghỉ. Đều đó cũng là hư không… Ta xem thấy đều đó cũng bởi tay Đức Chúa Trời mà đến… Đức Chúa Trời ban sự khôn ngoan, thông sáng, và vui vẻ cho kẻ nào đẹp lòng Ngài; nhưng Ngài khiến cho kẻ có tội phải lao khổ mà thâu góp chất chứa, để rồi ban cho người đẹp lòng Đức Chúa Trời.
Truyền Đạo - Cựu Ước

Nguồn từ : vutruhuyenbi
 
Last edited by a moderator:

Cục Bột

Administrator
Staff member
Bài 4
Người trí, kẻ ngu, người hiền, kẻ bất tiếu, như nước và lửa không thể cùng chung một đồ đựng được, và cũng như mùa lạnh mùa nóng, không thể nào là cùng một mùa được. Đó là cái phần đã định sẵn vậy.
Người hiền trí thì thật thà, mềm dẻo, ngay thẳng, phúc hậu, họ mưu làm những việc đạo đức nhân nghĩa. Khi họ nói ra lời gì, làm việc gì, họ chỉ sợ không hợp nhân tình và không suốt vật lý. Ngược lại, những kẻ bất tiếu thì gian, hiểm, dối, nịnh, cậy mình, khoe tài, ham muốn, cầu lợi, và hết thảy việc gì không tốt họ cũng đều chiếu cố tới…
Trí, ngu, hiền, bất tiếu đã có sự hơn kém như thế, há không biết lựa chọn ư?
Viễn Công Hòa Thượng

Họa có thể sinh ra phúc và phúc có thể sinh ra họa. Họa sinh ra phúc vì khi người ta ở vào chổ tai ách, tha thiết nghĩ về sự được an và sâu xa tìm cầu lý giải thoát, nên kính cẩn sợ hãi, để tâm vào việc làm, do đó phúc sinh ra là thích đáng vậy. Phúc sinh ra họa, vì khi người ta ở vào chổ an lạc, thái bình sẽ phóng túng trong sự xa hoa, dục lạc, dông dở-trong sự kiêu mạn, lười biếng; do đó càng nhiều sự sơ sót khinh người, nên họa sinh ra là thích đáng vậy.
Thánh nhân (Lão tử) nói: “Gặp nhiều nạn mới thành chí, không gặp nạn dễ mất mình. Được là đầu mối của mất. Mất là lý lẽ của được”.
Thế mới biết, phúc không thể thường may gặp, được không thể thường hy vọng. Ở vào lúc có phúc biết lo đến sự tai họa thì phúc ấy giữ được. Thấy được biết lo mất, thì được ấy hẳn tới. Cho nên, người quân tử, an không quên nguy, trị không quên loạn vậy.
Linh Nguyên Thanh Thiền Sư

Thầy Khổng cùng khốn ở giữa khoảng Trần, Sái, bảy ngày không nấu ăn. Canh rau nấu suông… vẻ mặt rất mệt. Vậy mà đàn, hát ở trong nhà.
Nhan Hồi nhặt rau… Tử Lộ, Tử Cống nói với nhau:
-Thầy ta hai lần bị đuổi ở Lổ, tước dấu ở Vệ; bị chặt cây ở Tống; cùng ở Thương, Chu; mắc vây ở Trần, Sái… giết cả thầy chả ai làm tội. Tịch thu nhà thầy nữa, chả ai ngăn cấm. Vậy mà còn đàn với hát, chưa từng dứt tiếng. Người quân tử mà lại vô sỉ đến thế sao?
Nhan Hồi không có câu gì để đáp lại, vào thưa với Thầy Khổng. Thầy Khổng đẩy cây đàn, ngậm ngùi mà than:
-Tử Lộ và Tử Cồng là hạng nhỏ nhen. Bảo chúng vào đây, ta nói với chúng.
Tử Lộ, Tử Cống vào. Tử Lộ thưa:
-Như thế này, đã có thể gọi là cùng rồi…
Thầy Khổng nói:
-Nói thế là nghĩa gì. Người quân tử, thông về đạo thế gọi là thông, cùng về đạo thế gọi là cùng. Nay Khâu ôm đạo nhân nghĩa, mà mắc cái vạ của đời loạn, nào làm chi mà cùng. Cho nên xét trong lòng mà không cùng về đạo, thì lâm vào hoạn nạn cũng không bỏ mất đức. Trời rét đã đến, sương, tuyết đã sa, ta lúc ấy mới biết thông, trắc là xanh tốt. Cái ách ở Trần Sái, có lẽ là cái may cho Khâu chăng?
Thầy Khổng điềm nhiên, lại với đàn mà gảy với hát. Tử Lộ hăng hái, cầm mác mà múa…
Tử Cống nói:
-Tôi không biết trời là cao, đất là thấp… Bậc đắc đạo đời xưa, cùng cũng vui, thông cũng vui. Cái để vui không phải là cùng hay thông. Sẵn đạo đức đây thì cùng, thông là rét, nắng, gió, mưa đắp đổi.
Nam Hoa Kinh

Nói khéo làm loạn cái đức, điều nhỏ mọn mà không nhịn thì hỏng việc lớn. Nương tựa vào điều lợi mà làm là hay sinh ra nhiều điều oán. Mình tự trách mình nhiều mà trách người ít, thì xa được điều oán giận. Không đoán trước là người ta dối mình, không đoán phỏng là người ta không tin mình, thế mà khi lâm đến việc lừa đảo, thì biết trước ngay, thế là người giỏi vậy. Phú quý thì ai cũng muốn, nhưng không lấy đạo mà được, thì không nhận; bần tiện thì ai cũng ghét, nhưng không lấy đạo mà làm cho khỏi, thì không bỏ.
Khổng Tử

Đạo chẳng có thể nghe được, nghe được không còn phải là nó nữa; Đạo chẳng có thể thấy được, thấy được không còn phải là nó nữa. Có thể nào lấy cái Trí mà hiểu được cái hình dung của cái không hình dung được chăng? Vậy thì, không nên đặt tên cho Đạo.
Trí Bắc Du

Mỗi công việc chúng ta làm, mỗi một điều mà chúng ta nói, mỗi ý tưởng mà chúng ta suy tư ra, đều để lại một ấn tượng trên yếu tố tinh thần. Phẩm tính của mỗi người được chỉ định bởi tổng số ấn tượng đó. Nếu ấn tượng tốt lấn lướt hơn thì phẩm tính trở nên tốt; nếu ấn tượng xấu lấn luớt hơn thì nó trở nên xấu. Nếu một người luôn luôn nghe những lời nói xấu, suy tư những tư tưởng xấu, làm những hành vi xấu, thì tinh thần y sẽ đầy những ấn tượng xấu và chúng sẽ ảnh hưởng tư tưởng và việc làm của y dầu y không ý thức chút nào về sự kiện đó. Rồi y sẽ là một người xấu có nhiều hành vi hung ác không thể cưỡng lại được. Tương tự như thế nếu y suy gẫm tư tưởng tốt và làm hành vi tốt, thì tổng số ấn tượng đó sẽ tốt và chúng sẽ bắt buộc y làm việc tốt, dầu y có muốn hay không. Dầu y muốn làm việc ác đi nửa, tinh thần y, tức tổng số khuynh hướng của y, sẽ không cho phép y làm như thế.
Khuynh hướng sẽ làm cho y hồi đầu lại. Y hoàn toàn chịu ảnh hưởng của khuynh hướng tốt. Khi gặp trường hợp như thế, người ta nói rằng phẩm tính tốt của một người đã được xác định.
Vivekenanda

Trong những ngày hư không của ta, ta đã thấy tất cả điều này: Người công bình tuy công bình cũng phải hư mất; và kẻ hung ác tuy hung ác lại được trường thọ. Chớ công bình quá, cũng đừng làm ra mình khôn ngoan quá; cớ sao làm thiệt hại cho mình? Cũng chớ nên hung hăng quá, và đừng ăn ở như kẻ ngu muội; cớ sao ngươi chết trước định kỳ? Ngươi giử được điều này, ấy là tốt; mà lại cũng đừng nới tay khỏi điều kia; vì ai kinh sợ Đức Chúa Trời ắt tránh khỏi mọi điều đó.
... Bởi chẳng thi hành ngay án phạt những việc ác, nên lòng con người chuyên làm điều ác. Vì kẻ có tội làm ác một trăm lần vẫn được trường thọ; dầu vậy, ta biết rằng kẻ kính sợ trước mặt Đức Chúa Trời, sau rốt ắt được phước. Nhưng kẻ ác chẳng sẽ được phước, cũng sẽ không được sống lâu, vì đời nó giống như bóng qua; ấy tại nó không kính sợ trước mặt Đức Chúa Trời… Khi ta chuyên lòng để học biết sự khôn ngoan, để hiểu mọi việc làm ra trên đất, thì ta thấy: có người ngày và đêm không cho mắt ngủ, cũng thấy mọi công việc của Đức Chúa Trời, mà hiểu biết người ta không thể dò được mọi việc làm ra dưới mặt trời, dầu chịu cực nhọc ngần nào đặng tìm biết, cũng chẳng tìm được; và dầu cho người khôn ngoan tưởng rằng sẽ chắc biết, thì cũng chẳng tìm được.
Truyền Đạo

Nguồn từ : vutruhuyenbi
 
Last edited by a moderator:

Cục Bột

Administrator
Staff member
Bài 5
Dạy người ta học, không nên cố chấp về một điều thiên lệch. Người ta lúc đầu, cái tâm cái ý không nhất định, và cái tư-lự thường hay theo về một bên tư-dục, cho nên mới dạy cho phải ngồi im lặng, và vứt hẳn cái tư-lự. Học như thế ít lâu, thì cái tâm cái ý tuy định, nhưng lại chỉ huyền không tỉnh thủ giống như cành cây khô, như đống tro nguội, lại là vô dụng. Bấy giờ nên dạy người ta tỉnh sát khắc trị. Cái công phu tỉnh sát khắc trị thì không có lúc nào rỗi. Lúc vô sự thì đem những lòng hiếu sắc, hiếu tài, hiếu danh v.v.. mà xét cho kỹ, cốt để trừ bỏ cho hết bệnh căn, khiến nó không phát ra nữa. Học giả lúc ấy phải như con mèo rình chuột, mắt nhìn tai nghe, hễ thấy cái lòng tư mọc ra thì trị ngay đi, mãi cho đến khi không có lòng tư nào nữa, bấy giờ sẽ được ngay chính. Tuy nói rằng: “hà tư, hà lự”, nhưng không phải là việc lúc mới học. Lúc mới học phải lo tỉnh sát khắc trị thì cái tư lự mới thành thục. Chỉ nghĩ có một cái thiên lý, mà hễ đến được chỗ thiên lý toàn thông hết cả, ấy thế là “ hà tư, hà lự”.
Vương Dương Minh

Mỗi người phải chọn quan niệm của mình và cố gắng hoàn thành nó. Đó là đường lối để tiến triển chắc chắn hơn là theo quan niệm của người khác mà mình không bao giờ có hy vọng hoàn thành. Không phải tất cả nam nử trong một xã hội nào đều có một thứ tinh thần, khả năng và nghị lực để làm việc; họ phải có những quan niệm khác nhau và chúng ta không có quyền chê cười một quan niệm nào. Nhiệm vụ chúng ta là khích lệ mọi người trong cuộc tranh đấu để thành tựu quan niệm cao siêu nhứt của họ và đồng thời ráng sức làm cho quan niệm đó càng gần chân lý càng tốt…
Đời sống của người có gia đình cũng cao cả như đời sống của kẻ độc thân đã hiến mình cho công tác tôn giáo. Người thế, thâu hoạch và xài tiền một cách cao thượng là một sự sùng bái Thượng Đế cũng giống như vị ẩn sĩ tu hành trong gian phòng nhỏ của y đang làm trong khi cầu nguyện. Cả hai đều có một đức hạnh duy nhất là sự cung hiến và hy sinh bản thân cho người khác, trong cảm giác thành kính tất cả những gì thuộc về Thượng Đế. Những kẻ tại gia cũng không nên nghĩ rằng những kẻ từ bỏ thế gian là những lãng tử thấp kém…
Nếu là người tại gia, thì hãy hy sinh đời sống mình cho sự an vui của kẻ khác, nếu người xuất gia chọn đời sống từ bỏ thì đừng bao giờ dòm ngó sắc đẹp, tiền bạc và quyền lực.
Vivekenanda

Vua Ai Công nước Lổ hỏi Đức Khổng Tử:
- Người khôn có sống lâu không?
Đức Khổng Tử đáp:
- Có, khôn thì sống lâu, chớ dại thì sống lâu sao được! người ta có ba thứ chết, tự mình làm cho mình chết, chớ không phải số mệnh đáng chết mà chết.
Ăn uống không có chừng mực, thức ngủ không có điều-độ, làm lụng khó nhọc quá, lườì biếng chơi bời quá, người như thế phải chết về bệnh tật.
Phận là người dưới, mà can phạm người trên, lòng tham muốn không chừng, tính yêu sách không chán, người như thế thì chết về hình pháp.
Mình ngu mà kình địch người khôn; mình yếu mà khinh bỉ người mạnh, không biết lượng sức mình mà cứ giận dữ làm liều, người như thế thì chết vì binh đạo.
Ba thứ chết ấy, thực không phải là số mệnh.
Hàn-Thi Ngoại Truyện

Người tùy theo thế tình, tham cầu danh vọng. Khi được công danh hiển đạt, thì thân thể đã già yếu. Kẻ tham danh lợi ở đời, không biết học đạo, chỉ uổng công nhọc xác. Ví như cây hương đốt, khi được người ta ngửi thấy mùi thơm, thì thân hương đã hóa thành tro bụi, vì lửa nung đốt cháy liền thân hương vậy.
Kinh Tứ Thập Nhị Chương

Trang Tử đi trên núi, thấy một cây lớn, cành lá rườm rà. Người thợ đốn cây đứng một bên mà không đốn. Hỏi duyên-cớ, thì thưa rằng:
- Cây này không dùng được vào việc gì hết.
Trang tử nói với các đệ tử:
- Cây này vì bất tài mà được hưởng tận tuổi trời.
Ra khỏi núi, Trang Tử ghé nghỉ nơi một nhà người quen. Người này mừngt rỡ hối trẻ giết chim đãi khách.
Trẻ thưa:
- Một con biết gáy, một con không, nên giết con nào?
Chủ nhà nói:
- Giết con không biết gáy!
Bữa sau đệ tử hỏi Trang Tử:
- Hôm qua cái cây trong núi nhờ bất tài mà sống tận tuổi trời. Rồi con chim của chủ nhơn
vì bất tài mà chết. Như ở vào địa vị của tiên sinh, phải xử như thế nào?
Trang Tử cười bảo:
- Châu này thì xử ở giữa khoảng tài và bất tài. Tài và bất tài cũng như nhau, cả hai không
có cái nào phải một cách tuyệt đối cả, thì làm sao mà phải lụy đến thân? Nên biết cỡi lên Đạo và Đức mà ngao du thì đâu còn lụy như thế! Không màng khen, không sợ chê, khi lên như rồng, khi bò như rắn, cùng hóa với chữ “Thời” mà không chịu khư theo một thái độ nào nhứt định. Khi lên cao, khi xuống thấp, lấy chữ “hòa” làm cân lượng, ngao du nơi Tổ của vạn vật, thì làm sao có thể bị lụy? Đó là phép tắc của Thần Nông, Hoàng Đế.
Đến như lấy cái tình của vạn vật mà truyền dạy về nhân luân, thì không thế. Hễ có hợp thì có tan, hễ có thành phải có hủy, hễ ngay thẳng thì bị chống đối, được tôn quý thì bị chê bai, có làm thì có sót. Giỏi thì bị mưu lật, mà dở thì bị khinh khi, vậy có thể nào mà quyết hẳn được bên nào ? Thương thay! Các đệ tử hãy ghi lấy chỉ có Đạo và Đức là nền tảng vững vàng để theo đó mà hành động thôi.
Thời nay, người tham học chỉ học phần ngọn và lãnh thụ phần da mà thôi. Họ chỉ quí tai nghe, còn mắt thì lười xem, đọc. Cứu cánh là họ không nghiên cứu được tới chổ sâu xa, vi diệu của sự học… Núi không chán cao, nên trong có nhiều hang và gom góp nhiều phong cảnh u-kỳ. Biển không chán sâu, nên lòng biển thường nạp được nước bốn phương, chin vực. Người muốn nghiên cứu đại đạo, cần phải xét tới chỗ cùng cực của lẽ cao sâu, sau mới có thể soi sáng u vi và ứng biếng không cùng vậy.
Chuyết Am Hoà Thượng

Có người gieo giống đi ra đặng gieo. Khi đương gieo, một phần giống rơi dọc đường, chim bay xuống và ăn. Một phần giống rơi vào đất đá sỏi, chỉ có ít đất thịt, bị lấp không sâu, liền mọc lên; song khi mặt trời mọc lên, thì bị đốt và vì không có rễ, nên phải héo. Một phần khác rơi nhằm bụi gai, gai mọc rậm lên, phải nghẹt ngòi. Một phần khác rơi nhằm chổ đất tốt, thì sanh trái; hoặc một hột ra được một trăm, hoặc một hột sáu chục, hoặc một hột ba chục…
Cũng thế khi người nào nghe đạo cùng nước thiên đàng, mà không hiểu, thì quỷ dữ đến cướp điều đã gieo trong lòng mình, ấy là kẻ chịu lấy hột giống rơi ra dọc đàng. Người nào chịu lấy hột giống nơi đất đá sỏi, tức là kẻ nghe đạo, liền vui mừng chịu lấy; song trong lòng không có rễ, chỉ tạm thờì mà thôi, đến khi vì đạo mà gặp sự cực khổ, sự bắt bớ, thì liền vấp phạm. Kẻ nào chịu lấy hột giống nơi bụi gai, tức là kẻ nghe đạo; mà sự lo lắng về đời này, và sự mê đắm về của cải, làm cho nghẹt ngòi đạo và thành ra không kết qả. Song, kẻ nào chịu lấy hột giống nơi đất tốt, tức là kẻ nghe đạo và hiểu; người ấy được kết quả đến nỗi một hột ra một trăm hột, hột khác sáu chục, hột khác ba chục.
Jesus

Tất cả tôn giáo có tổ chức đều là những khám cung chôn chặt tinh-thần con người


Nguồn từ : vutruhuyenbi
 
Last edited by a moderator:

Cục Bột

Administrator
Staff member
Bài 6
Ở đời loạn thì bậc thánh trí rong ruổi mà không đủ, ở đời trị thì bọn dung phu nằm dài mà có thừa. Nay ta ở vào đời không có việc gì, thì cái tài cái học của đều là vô dụng cả. Vả ta nghĩ rằng: cái gì bùng bùng thì dễ tắt, cái gì ầm ầm thì dễ nghỉ, xem sấm, xem lửa, ai chẳng cho là đầy, là nhiều, đến lúc Trời thu cái tiếng của sấm, đất giấu cái nóng của lửa, thì chẳng còn gì sót. Cái nhà cao minh có ma quỷ dòm nom ở bên cạnh để chực làm hại. Vồ chụp thì mất, lẳng lặng thì còn, ngôi cao thì cả họ nguy, tự chủ thì thân được trọn vẹn. Cho nên biết huyền, biết mặc, là giử được phần cao của đạo; bèn thanh, bèn tỉnh, đi chơi chổ thần diệu, chỉ có sự tịch mịch là giử được chổ ở của đạo đức.
Dương Hùng

“Đọc sách để xem cái ý của thánh hiền, nhân cái ý của thánh hiền để xem cái lý tự nhiên.”
Chu Hi

Bình yên là phúc. Có thừa là hại. Vật, không cái gì là không thế, mà nhất là của! Nay người giàu, tai mệt vì tiếng chuông, trống, đàn, địch; miệng ngán về vị cao, lương, rượu, chè; ý thường bị kích thích; việc thường thấy quên sót… Có thể gọi là loạn. Nghẹn ăn són đái, vì tức hơi. Như vác nặng mà đi lên dốc. Có thể gọi là khổ. Tham của mà sinh uất. Tham quyền mà sinh kiệt. Ở yên thì tả đái. Phát phì ỳ ạch. Có thể gọi là ốm. Vì muốn giàu trục lợi, cho nên đầy tai lời nguyền rủa mà không biết lánh. Còn lăn vào mà không chịu bỏ. Có thể gọi là nhục. Của chứa lại không dùng hết, bụng lẩm nhẩm tính hoài. Đầy lòng suy nghĩ, mong được thêm mà không thôi. Có thể gọi là lo. Trong thì ngờ có kẻ xin xỏ. Ngoài thì sợ có hại trộm cướp. Trong thì gác cao, tường kín. Ngoài thì không dám đi một mình. Có thể gọi là sợ. Sáu cái ấy là những hại lớn ở đời, đều quên sót mà chẳng biết xét. Kịp khi tai vạ đến, tận tình mong đem hết sổ biên của cải để chuộc lại lấy một ngày vô sự mà không thể được. Cho nên: Xem về đạt hình danh chẳng thấy, cầu về lợi thì lợi chẳng được. Bận lòng, liều mạng mà tranh cái ấy, chẳng cũng mê hoặc sao?
Nam hoa Tiên Sinh

Thầy Tử Cống hỏi Đức Khổng Tử:
- Tử nay mệt về học, khốn về đạo, bây giờ muốn nghỉ để thờ vua, có nên không?
Đức Khổng Tử nói:
- Phàm làm tôi thờ vua, sớm tối kính cẩn; mà cho trọn được chức trách cũng là việc khó, nghỉ thế nào được!
- Vậy xin nghỉ để thờ song thân
- Lòng con hiếu thờ cha mẹ thật là vô cùng, lại có thể lấy hiếu thảo của mình cảm hóa được lòng người cũng là việc khó, nghỉ thế nào được!
- Vậy xin nghỉ để vui chơi với vợ con
- Đạo làm chồng phải làm gương cho vợ, lại để cho anh em và thiên hạ trông vào mà bắt chước cũng là việc khó, nghỉ thế nào được!
- Vậy xin nghỉ để chơi với bầu bạn
- Nghĩa bầu bạn phải giúp đỡ nhau, hết lòng hết sức với nhau, cũng là việc khó, nghỉ thế nào được!
- Vậy xin nghỉ để làm ruộng
- Công việc nhà nông phải cày cấy gặt hái, hai sương một nắng, chân lấm tay bùn, cũng là việc khó, nghỉ thế nào được!
- Như thế thì Tử này không lúc nào được nghỉ ư?
- Có chứ. Lúc nào ngắm thấy cái huyệt đào nhẵn nhụi, trông thấy cái mồ đắp chắc chắn, ngó thấy người đi đưa cách biệt hẳn mình, ấy lúc bấy giờ mới là lúc nghỉ được đó.
Thầy Tử Cống nói:
- Như thế cái chết chẳng là cái hay à! Người quân tử đến bây giờ mới được nghỉ, kẻ tiểu nhân đến bây giờ mới chịu thôi; cái chết là hay vậy!
Gia Ngữ

Hãy xin, sẽ được; hãy tìm, sẽ gặp; hãy gõ cửa, sẽ mở cho. Bởi vì hễ ai xin thì được; ai tìm thì gặp; ai gõ cửa thì được mở. Trong các ngươi có ai, khi con mình xin bánh, mà cho đá chăng? Hay con mình xin cá, mà cho rắn chăng? Vậy nếu các ngươi vốn là xấu, còn biết cho con cái mình các vật tốt thay, huống chi cha các ngươi ở trên trời lại chẳng ban các vật tốt cho những người xin Ngài sao?
Jesus

Tranh ăn tranh uống, không có liêm sỉ, không biết phải trái, không tránh chỗ đau chỗ chết, không sợ người đông sức mạnh, mờ mờ vậy chỉ thấy lợi về ăn uống mà thôi, ấy là cái dũng của hạng cẩu trệ. Vì việc làm và điều lợi, tranh của cải, không có từ nhượng, quả cảm làm liều, tham quá độ mà trái phép, mờ mờ vậy chỉ thấy cái lợi mà thội, ấy là cái dũng của bọn đi buôn và đi ăn trộm. Khinh cái chết mà bạo ngược, ấy là cái dũng của kẻ tiểu nhân. Tuân Tử

Tang và Cốc hai người, cùng nhau chăn dê mà đều mất dê. Hỏi Tang làm gì? Thì cắp thẻ đọc sách! Hỏi Cốc làm gì? Thì cờ bạc rong chơi! Hai người công việc chẳng giống, nhưng đều là để mất dê cả! Bá Di chết vì danh ở duới núi Thu Dương! Đạo Chích chết vì lợi ở trên gò Đông Lăng! Hai người ấy cách chết chẳng giống, song đều là tàn sống, hại tính cả! Chắc gì Bá di là phải mà Đạo Chích là trái? Người thiên hạ đều chết theo cả. Cái họ chết theo là Nhân, Nghĩa, thì tục gọi là quân tử. Cái họ chết theo là của cải, thì tục gọi là tiểu nhân! Cái chết theo là một, vậy mà có quân tử, có tiểu nhân ! Đến như cái tàn sống, hại tính, thì Đạo Chích cũng như Bá di mà thôi ! Trong đó kể chi quân tử với tiểu nhân? Vả chăng đem tính mình mà toi mọi nhân nghĩa, dù giỏi như Tăng, Sử, chẳng phải hạng ta cho là hay! Đem tính mình mà toi mọi cho năm mùi, dù giỏi như Du Nhi, chẳng phải hạng ta cho là hay! Đem tính mình toi mọi cho năm tiếng, dù giỏi như Sư Khoáng, chẳng phải hạng ta cho là tinh tai! Đem tính mình mà toi mọi cho năm màu, dù giỏi như Ly Chu, chẳng phải hạng ta cho là sáng mắt. Hạng ta cho là hay, không phải có ý là nhân, nghĩa đâu? Hay về đức mà thôi… Hạng ta cho là tinh tai, không phải là bảo nghe cái ngoài đâu, tự nghe mà thôi. Hạng ta gọi là sáng mắt, không phải là bảo thấy cái ngoài đâu, tự thấy mà thôi. Kìa kẻ chẳng tự thấy mà thấy cái ngoài, chẳng tự được mà được cái ngoài, ấy là kẻ được cái được của người, mà chẳng tự được cái được của mình, thích cái thích của người, mà chẳng tự thích cái thích của mình. Mà thích cái thích của người, mà chẳng tự thích cái thích của mình, thì dù Đạo Chích với Bá Di, ấy cũng là đắm đuối, thiên lệch cả. Ta thẹn về đạo đức, vì thế không dám làm bộ nhân, nghĩa mà dưới không dám làm những nết đắm đuối thiên lệch vậy.
Trang Tử

Một triết thuyết mà không giải quyết được vấn đề sinh tử, nhất là trong tất cả mọi vấn đề quan trọng của con người, là vấn đề đau khổ và chết chóc là một thứ triết học khô khan, lạt lẽo. Một triết học mà chỉ toàn là suy tư nghị luận về những khái niệm và giáo điều sẽ không đem lại một chỗ nương tựa gì cho đời sống con người, thì chẳng khác gì mang đá sỏi cho những kẻ đang cần cơm bánh.
Siddhewarananda

Nguồn từ : vutruhuyenbi
 
Last edited by a moderator:

Cục Bột

Administrator
Staff member
Bài 7
Có chàng Tôn Hưu tới cửa sửng sốt hỏi thầy Biển Khánh:
- Hư này ở làng không thấy ai cho là mất nết; lâm nạn không thấy ai cho là hèn nhát. Vậy mà làm ruộng không được mùa! Ra đời không gặp vua! Làng xóm họ đuổi! Châu quận họ xua! Thì nào được tội gì với trời? Sao Hưu lại gặp số mệnh ấy?
Thầy Biển đáp:
- Riêng người chẳng rõ cách ở đời của bậc chí nhân sao? Quên gan, mật mình. Bỏ rơi tai, mắt mình. Lờ mờ thơ thẫn ở ngoài bụi nhơ. Tiêu dao với nghề vô sự. Thế tức là làm đó mà không cậy công, trưởng đó mà không tự chủ. Nay nhà ngươi sức trí để nạt kẻ ngu; sức mình để rõ kẻ bẩn; tỏ rõ như nêu mặt trời, mặt trăng mà đi. Vậy mà ngươi giữ được toàn hình xác, đủ chín khiếu, không nửa đường chết yểu về điếc, mù, què quặt, và được kể là người, thế cũng là may rồi. Lại rỗi công đâu mà óan Trời. Ngươi đi thôi!
Chàng Tôn ra, thầy Biển vào ngồi. Một lúc, ngửa mặt lên trời thở dài. Học trò hỏi:
- Tại sao Thầy lại thở dài?
Thầy Biển đáp:
- Ban nãy Hư tới, ta đem đức của bậc chí nhân bảo nó. Ta sợ nó kinh ngạc rồi đến sinh ra mê hoặc.
Học trò thưa:
- Thưa không phải! Điều mà chàng Tôn nói phải chăng? Điều mà Thầy nói trái chăng? Trái vốn chẳng mê hoặc được phải. Điều mà chàng Tôn nói trái chăng? Điều mà Thầy nói phải chăng? Hắn vốn mê hoặc mà tới đây, nào lại có tội gì?
Thầy Biển nói:
- Không phải. Xưa kia có con chim đậu ngoài thành nước Lỗ. Vua Lỗ thích nó, sắm lễ Thái Lao để mời nó ăn; tấu nhạc cử thiều để cho nó vui… Chim liền bắt đầu lo buồn, hoa mắt nhìn, không dám ăn uống. Thế tức là lấy cách nuôi mình mà nuôi chim. Ví bằng lấy cách nuôi chim mà nuôi chim, thì nên cho nó đậu ở núi rừng; bơi ở sông hồ… Nuôi nó một cách thong thả, cho nó bay ở đồng bằng.
Nay Hưu là dân thấy hẹp, nghe ít. Ta đem đức của bậc chí nhân bảo nó, khác nào đem xe ngựa kia cho chuột nhắt. Đem chuông, trống mà làm vui cho chim én. Nó lại sao không kinh ngạc?
Nam Hoa Kinh

Đạo mà không thi hành ra được, ta đã biết tại sao rồi; người trí giả thì thái quá. Kẻ
ngu giả thì bất cập; đạo mà không sáng rõ ra được, ta đã biết tại sao rồi; người giỏi thì thái quá, người không giỏi thì bất cập. Người ai chẳng ăn uống nhưng ăn uống mà biết mùi, thì ít lắm vậy.
Khổng Tử

Học đạo cũng như người trồng cây. Cây vừa tốt đã chặt, chỉ có thể làm củi đun. Cây sắp lớn đã chặt, chỉ có thể làm dùi mè. Cây hơi mạnh đã chặt, chỉ có thể làm kèo cột. Và, cây lớn già mới chặt, thì làm được rường nóc. Như thế, há không phải dụng công nhiều mà được lợi lớn chăng!
Cho nên, cổ nhân chỉ thấy đạo rộng lớn, mà không hẹp hòi, chỉ lập chí sâu xa mà không thiển cận, chỉ lập ngôn cao trọng mà không ty tiện, mặc dù có những lúc bị lận đận, khốn cùng vì đói rét hay bỏ xác nơi gò hang. Thân xác mất đi nhưng để lại đạo phong, công liệt suốt trăm nghìn năm không mất và người đời sau còn lấy đó làm pháp tắc lưu truyền.
Giả sử, nếu thấy đạo một cách nhỏ hẹp để tạm dung thân, lập chí thiển cận để cầu hợp ý người, lập ngôn ty tiện để phụng sự quyền thế, thì sự lợi ích ấy chỉ vinh hiển cho một mình, làm sao còn có những ân huệ phổ cập cho đời sau được!
Giàn Đường

Miệng đối với vị ngon đều giống nhau, người sành ăn như Dịch Nha là người biết trước cái thích của miệng ta. Nếu khiến cái miệng của Dịch Nha đối với vị ngon mà lại không giống như mọi người, tựa như giống chó giống ngựa, không đồng loại với ta, thì sao đối với vị ngon thiên hạ lại theo cái sành ăn của Dịch nha? Đối với vị ngọn mà thiên hạ theo Dịch Nha là vì cái miệng thiên hạ thích vị ngon ai cũng như ai. Cái tai nghe cũng vậy. Như tiếng âm nhạc thì ai cũng theo người giỏi đàn như Sư Khoáng. Vì cái tai người ta ai cũng như ai. Cái mắt trông cũng vậy. Đẹp như Tử Đô thì thiên hạ ai cũng chẳng biết là đẹp. Người mà không biết Tử Đô là đẹp là người không có mắt. Bởi vậy cho nên nói: miệng đối với vị ngon thì đều thích như nhau, tai đối với tiếng đàn hay thì đều nghe như nhau, mắt đối với sắc đẹp thì đều trông thấy như nhau. Thế mà có một tâm lại không giống nhau là cớ sao? Những cái mà tâm của người đều thích như nhau là những cái gì? Là cái lý, cái nghĩa. Thánh nhân là bậc đã tìm được trước ta những cái mà tâm của ta đều thích.

Cho nên lý và nghĩa làm cho cái tâm của ta thích, cũng như thịt giống thú ăn cỏ, ăn cám, làm cho thích miệng ta vậy.
Mạnh Tử

Khoa học tinh xác không gọi ta tin tưởng điều gì cả. Nhà khoa học thâu thập một vài kết quả nhờ kinh nghiệm của riêng y và dựa vào đó mà lập luận và yêu cầu chúng ta tin tưởng vào kết luận của y. Nhưng chúng ta có thể thấy ngay những kết luận được đề nghị là đúng hoặc sai (và nếu cần chúng ta có thể làm lại cuộc thí nghiệm để xác nhận lại kết quả đó).
Tôn giáo ngày nay chỉ gồm toàn những khối lý thuyết khác nhau. Những lý thuyết đó lại căn cứ vào lòng tin tưởng. Đó là lý do mà tất cả tôn giáo tranh chấp lẫn nhau…
Các bậc chân sư đều đã thấy Thượng Đế, thấy linh hồn họ, thấy tương lai họ, thấy một số chân lý mà họ đã thực nghiệm được và họ đem ra truyền giảng những điều họ thấy. Không thể an tâm thừa nhận tôn giáo bằng sự tin tưởng…
Trong bất cứ ngành tri thức nào trên thế giới, nếu có người trải qua một kinh nghiệm, thì tất nhiên là kinh nghiệm đó đã xẩy ra cả triệu lần trước rồi và sẽ còn lặp đi lặp lại vô cùng tận. Nhất trí là luật nghiêm khắc của thiên nhiên; thứ gì đã xảy ra còn có thể xẩy ra mãi mãi…
Tôn giáo chẳng phải chỉ căn cứ trên kinh nghiệm của thời xưa thôi, và người nào chưa tự mình chứng nghiệm những tri giác đó ít hay nhiều thì chưa phải là người biết đạo.
Khi người ta chưa cảm giác được tôn giáo thì bàn luận về tôn giáo là điều vô ich, sẽ có nhiều phiền nhiễu, nhiều cãi vã, chém giết quanh danh hiệu của Thượng Đế vì mê tín vào tập tục và ngu dốt.
Vivekenanda

Đời nhà Chu, có người họ Doản chí chăm làm giàu. Tôi tớ trong nhà khó nhọc, vất vã, thức khuya dậy sớm. Có một tên đầy tớ tuổi già, sức yếu, nhưng phải làm nhiều, ban ngày tối mặt, không kịp thở, ban đêm mệt lử, ngủ say, tinh thần tán loạn. Nhưng đêm nào cũng mơ màng được làm vua một nước, đứng đầu cả muôn dân, cầm quyền chủ mọi việc, ở gác tiá, lầu son, ăn của ngon vật lạ, muốn gì được nấy, vui vẻ, sung sướng thật không ai bằng. Sáng bừng mắt dậy, thì vẫn hoàn là một tên đầy tớ già, làm không kịp thở…. Có người thấy lão ta khó nhọc, lấy lời an ủi.
Lão ta nói rằng: “Đời người trăm năm, có ngày, có đêm; ban ngày, ta chỉ là một tên đầy tớ kể ra khổ thực, nhưng ban đêm, ta đã là vua cả một nước, vui sướng không ai bằng, thì còn oán hận gì nữa!”
Họ Doản gây dựng cơ nghiệp, lo lắng làm giàu, nát gan nát ruột, cứ đêm mệt đi ngủ, thì nằm mơ lại thấy đi làm đầy tớ người ta, việc gì cũng phải làm, lại gặp chủ nhà cay nghiệt quở mắng đánh đập khổ cực muôn phần, nên lúc ngủ trằn trọc thổn thức, sáng dậy mới thôi.
Họ Doản lấy làm lo, nói chuyện với bạn.
Bạn bảo: “Được cái địa vị như bác giàu có hơn người, ban ngày sung sướng vẻ vang biết là bao, đêm đến có năm mơ đi làm đầy tớ người ta, thì cũng là sướng khổ đắp đổi số phận chi thường. Nếu lúc thức, lúc ngũ cũng muốn sướng cả, thì được thế nào được?
Doản nghe bạn nói, từ hôm đó nới tay cho người ăn kẻ ở, và mình cũng bớt lo nghĩ, nên mỗi ngày bệnh ác mộng lại bớt dần.
Liệt Tử

Nước Thiên Đàng giống như của báu chôn trong một đám ruộng kia. Một người kia tìm được thì giấu đi, vui mừng mà trở về, bán hết gia tài mình, mua đám ruộng đó.
Nước Thiên Đàng lại giống như một người lái buôn kiếm ngọc châu tốt, khi đã tìm được một hột châu quý giá, thì đi bán hết gia tài mình mà mua hột châu đó.
Nước Thiên Đàng cũng giống như một tai lưới, thả xuống biển, bắt đủ mọi thứ cá. Khi lưới được đầy rồi, thì người đánh cá kéo lên bờ; đoạn, ngồi mà chọn giống tốt để riêng ra, đem bỏ vào rọ, còn giống xấu thì ném đi. Đến ngày tận thế cũng như vậy: các thiên sứ sẽ đến và chia kẻ ác với người công bình ra, ném những kẻ ác vào lò lửa; ở đó sẽ có khóc lóc và nghiến răng.
Ma-Thi-Ơ

Tại chùa Tô Châu có một nhà sư tên gọi Viên Thủ Trung tu hành đắc đạo.
Nhà sư thường bày trên án thư, trước chỗ ngồi, một cái quan tài con bằng gỗ bạch đàn, dài độ ba tấc, có một cái nắp đậy, mở được.
Khách đến chơi trông thấy, cười nói rằng:
- Người chế ra cái này dùng để làm gì?
Nhà sư nói:
- Người ta sống tất có chết, mà chết thì vào ngay cái này. Ta thực lấy làm lạ, người đời ai ai cũng chỉ biết có phú quý, công danh, tài sắc, thị hiếu, lo buồn, vất vã suốt đời, chẳng biết đến cái chết là gì. Như ta đây mỗi khi có việc không được như ý, ta cầm lấy cái này mà ngắm xem, là tức khắc trong tâm ta được yên ổn mà muôn nghìn sự tư lự đều lâng lâng sạch như không. Cái quan tài con này đủ thay lời huấn, lời giới của bậc nghiêm sư, bài trâm, bài minh treo bên chỗ ngồi vậy.
Mai Hiên Bút Ký

Không có gì giỏi bằng hay bàn, không gì yên bằng hay nhẫn, không gì hơn người bằng có đức, không gì sướng thân bằng làm lành.
Hoàng Thạch Công
Nguồn từ : vutruhuyenbi
 
Last edited by a moderator:

Cục Bột

Administrator
Staff member
Bài 8
Thanh Âm là từ lòng người mà sinh ra. Lòng người có cảm giác, mới phát động ra âm. Âm tuy thành ở ngoài, mà thực ra phát ra tự trong lòng.
Cho nên nghe âm nhạc mà biết được phong tục, xét phong tục mà biết được chí hướng, xem chí hướng mà biết được đạo đức, thịnh, suy, khôn, dại, hay, dở đều hiện ra. Âm nhạc không dấu được ai. Bởi vậy, cứ lấy âm nhạc mà nghiệm được một nước ra thế nào.
Đất xấu, thì cây cối ngẳng nghiu; nước đục, thì tôm cá gầy còm. Đời suy thì lễ nghĩa phiền mà âm nhạc dâm. Những âm dâm đãng, tà khúc, những âm trên bọc trong dâu mà dưới dân gian lấy làm thích là nước loạn, mà trên vua chua lấy làm vui, là đức suy.
Âm nhạc đã không tiết tấu, không được trang nghiêm, thuần một màu dâm đãng đã xuất ra, thời chỉ cảm được cái lòng dâm đãng tà khúc mà rồi sinh ra bao nhiêu việc tà khúc gian nguy vậy.
Cho nên, người quân tử để tâm vào đạo mà sửa lấy đức, chỉnh lại đức để làm âm nhạc, hòa nhạc để cho thành thuận, mà nhạc có hòa, thì mới chỉnh đốn được mọi việc.
Tuân Tử

Mạnh Tôn Dương hỏi Dương Tử: “có kẻ mến đời, yêu thân, cầu cho không chết có nên không?”
Dương Tử nói: có sống thì phải có chết, lẽ nào mà không chết được?
- Thế cầu sống lâu có nên không?
- Lẽ nào sống lâu được? Người ta không phải thích sống mà sống mãi được, yên thân mà thân còn mãi. Vả chăng sống lâu để làm gì? Thế tình hay dở, xưa cũng như nay; thân thể an nguy, xưa cũng như nay; việc đời vui khổ, xưa cũng như nay; biến đổi trị loạn, xưa cũng như nay; cái gì cũng đã nghe thấy, đã trông thấy, đã từng trải cả rồi, thì sống trong khoảng trăm năm cũng đủ lấy làm chán ngấy, huống còn cầu lấy sống lâu để cho khổ làm gì?
Mạnh Tôn Dương nói: nếu như thế, thì chóng chết còn hơn là sống lâu. Ta nên xông vào gươm giáo, nhảy vào nước lửa để chết ngay đi có thỏa không?
Dương Tử nói: không phải thế. Đã sinh ra đời, thì lúc sống cứ tự nhiên mặc, làm việc gì cần phải làm, cho đến lúc chết, cũng tự nhiên mặc, muốn hóa ra gì thì hóa. Lúc sống, lúc chết lúc nào cũng tự nhiên như không (mà an vui tự tại). Vậy hà tất phải quan tâm sống lâu hay chết mau mà làm gì?
Dương Tử

Một tôn giáo lý tưởng phải cung cấp nghị lực của triết lý cho nhà triết học, tấm lòng sùng đạo cho người sùng bái; đối với người theo nghi lễ, nó phải cho tất cả những gì mà sự tượng trưng kỳ diệu nhất có thể chuyển đạt đến; đối với nhà thi sĩ, nó phải có bao nhiêu tâm tình mà y có thể thâu nạp, và những sự việc khác ngoài đó nữa.
Muốn lập một tôn giáo bao la như thế, chúng ta phải đi ngược về căn nguyên của mọi tôn giáo và dung nạp chúng tất cả. Tôi sùng bái Thượng Đế với mỗi tôn giáo đó dưới bất cứ khía cạnh hình thức nào mà họ (tưởng tượng về Ngài và) thờ Ngài…
- Bạn có thể là một nhà duy lý có óc thực tế và có lương tri; bạn không cần đến hình thức và nghi lễ, bạn muốn có những sự kiện tri thức vững chắc rõ rệt và chỉ có những sự kiện đó mới làm bạn thoả mãn, thì sẽ có Thanh giáo đồ và Hồi giáo đồ, những người này không bao giờ chịu cho đặt một bức hình hoặc một pho tượng nào trong chỗ thờ của họ.
- Nhưng những kẻ khác mỹ thuật hơn. Y muốn có sự đẹp đẽ của những đường cong, màu sắc, bông hoa, hình thức; y muốn có những cây nến, những ngọn đèn với tất cả những biểu tượng và trang sức cùng nghi lễ hầu có thể sùng bái Thượng Đế. Tinh thần của y chỉ có thể am hiểu Thượng Đế qua những hình thức đó (mỹ) cũng như những nhà duy lý hiểu Ngài qua trí thức (chân).
- Lại có người sùng đạo (dạt dào tình cảm) mà linh hồn họ đang khóc lóc tưởng nhớ Thượng Đế; y không có ý tưởng nào khác hơn là sùng bái Thượng Đế và ca ngợi Ngài.
- Còn có nhà triết học, đứng riêng biệt với tất cả những người trên và chế nhạo họ; y nói: những người này thật vô lý, lại có thể có những ý tưởng (kỳ khôi) như thế về Thượng Đế được!
Họ có thể cười nhạo lẫn nhau; nhưng mỗi người trong bọn họ đều có một vị trí ở thế gian này…
Vivekenanda

Đạo học của thánh hiền không phải thành được ở chỗ vội vàng, cẩu thả, mà phải ở chổ tích lũy. Điều cốt yếu của sự tích lũy là ở chỗ chuyên và cần. Bỏ hết ham muốn, thực hành không mệt, nhiên hậu đạo lý mở rộng, tâm lương đầy đủ, có thể thông suốt hết được sự lý vi diệu trong thiên hạ.
Hoàng Long thiền sư

Độ lượng to lớn bao nhiêu thì phúc trạch cũng to lớn bấy nhiêu. Có mưu sâu độc bao nhiêu thì tai vạ cũng sâu độc bấy nhiêu.
Minh Tâm Bảo Giám

Thầy Trang sắp chết. Học trò muốn chôn thầy cho hậu. Thầy nói:
- Ta lấy Trời, Đất làm quan quách; mặt trời mặt trăng làm ngọc bích; các vì sao làm ngọc trai; muôn vật làm kẻ đưa đám. Đồ chôn ta há chẳng đủ rồi sao? Còn gì hơn thế nữa?
Học trò thưa:
- Chúng con sợ diều, quạ nó ăn thịt thầy.
Thầy Trang đáp:
- Ở trên thì làm món ăn cho diều quạ. Ở dưới thì làm món ăn cho sâu kiến. Cướp đằng ấy, cho đằng này, sao mà thiên vậy? Đem bất bình mà bình, thì cái bình ấy vẫn bất bình. Đem cái không hợp mà hợp thì cái hợp ấy vẫn không hợp.
Nam Hoa Kinh

Có đoàn dân đông cùng đi với Đức Chúa Jesus: Ngài xây lại cùng họ và phán rằng: Nếu có ai đến theo ta mà không ghét cha mẹ, vợ con, anh em, chị em mình, và chính sự sống của mình nữa, thì không được làm môn đồ ta. Còn ai không vác thập tự giá mình mà theo ta, cũng không được làm môn đồ ta.
Vả, trong các ngươi có ai là người muốn xây một cái tháp, mà trước không ngồi tính phí tổn cho biết mình có đủ của đặng làm xong việc chăng? E khi đã xây nền rồi, không làm xong được, thì mọi người thấy liền chê cười và rằng: người này khởi công xây, mà không thể làm xong được! Hay là có vua nào đi đánh trận cùng vua khác, mà trước không ngồi bàn luận xem mình đem đi muôn lính có thể địch nổi vua kia đem hai muôn lính cùng theo chăng? Bằng chẳng nổi, khi vua kia còn ở xa, sai sứ xin đi hòa. Như vậy, nếu ai trong các ngươi không bỏ mọi sự mình có, thì không được làm môn đồ ta.
Muối là giống tốt; nhưng nếu muối mất mặn, thì lấy chi làm cho nó mặn lại được? Không dùng chi được cho ruộng hoặc cho phân; người ta phải bỏ nó ra ngoài. Ai có tai mà nghe, hãy nghe!
Luca

Nói về cái lực mà không có lực, chả còn có cái gì mạnh bằng cái lực của sự biến hoá… Trời Đất không lúc nào là không biến đổi. Thế sự đã đổi mới, mà cứ tưởng là còn cũ. Chiếc thuyền từng buổi từng đổi khác, mà cứ tưởng nó vẫn như xưa. Trái núi từng ngày từng đổi khác mà cứ xem nó vẫn trơ trơ như trước. Hiện tay đang khoác tay mà lòng đã thay đổi! Đều là ở những nơi sâu kín nhất của tâm hồn. Cái ta trước đây không còn là cái ta hiện tại, cả cái ta và cái hiện tại đều qua, há có thể còn giữ mãi được cái cũ mà được đâu! Vậy mà thế nhân lại đâu biết được điều đó, cứ lại bảo rằng cái hôm nay gặp gở có thể buộc lại mà giữ mãi không mất, như thế há chẳng phải là ngu muội lắm hay sao!
Quách Tượng

Liệt Tử nghèo khổ, có khi đói khát không có gì mà ăn uống. Có người nói với vua Tử Dương nước Trịnh rằng:
- Liệt Tử là một người cao thượng, nay ở nước nhà vua mà phải bần cùng thì chẳng hóa ra nhà vua không biết quý trọng người giỏi ư?
Tử Dương nghe nói sai sứ giả đưa cho Liệt Tử vài mươi xe thóc.
Liệt Tử ra yết kiến sứ giả, vái hai vái, xin từ không nhận.
Sứ giả đi, Liệt Tử vào nhà trong. Vợ ngóng trông bực tức, tự đập vào ngực mà nói rằng:
- Thiếp nghe vợ con những bậc đạo cao, đức trọng đều được an nhàn, vui vẻ, nay vợ con
tiên sinh túng đói, vua đưa cho tiên sinh thóc gạo, tiên sinh lại từ. Thế chẳng phải là số mạng xui ra vậy hay sao?
Liệt Tử cười, bảo vợ rằng: vua mà biết ta không phải là tự chính vua biết ta, tại nghe có người nói mới biết ta. Vua nghe người nói mới biết ta mà cho ta thóc, thì lúc bắt tội ta, tất vua cũng lại nghe người nói mà bắt ta. Vì thế mà ta không nhận thóc. Vả chăng chịu bổng lộc của người, hoặc khi người mắc hoạn nạn, không liều chết giúp người là bất nghĩa. Mà nếu liều chết giúp kẻ vô đạo thì lại còn gọi là nghĩa thế nào được.
Tử dương sau quả bị nạn chết.
Liệt Tử

Đừng nói có sáng có tối. Đừng hiểu rằng tu theo Đạo là lấy sáng trừ tối, lấy bồ đề phá phiền não. Là vì phiền não tức bồ đề, chẳng khác nhau, chẳng phải hai. Nếu lấy trí tuệ phá phiền não, đó là kiến giải có hai của hàng Thanh Văn, Duyên Giác. Hàng trí cao, căn lớn không thể như vậy.
Đối với sáng và tối, kẻ phàm thấy có hai, hàng đại giác thấy là “bất nhị”. Tánh bất nhị ấy là thực tánh chân như. Thực tánh ấy, bình đẳng ở muôn vật, bất cứ ở đâu, ở phàm phu không bớt, ở hiền thánh không thêm, ở phiền não không loạn, ở thiền định chẳng lắng. Cái thấy bất nhị ấy chẳng đoạn, chẳng thường, chẳng đi, chẳng đến, chẳng ở trong, chẳng ở ngoài mà cũng chẳng ở giữa, chẳng sinh, chẳng diệt, như như chẳng động, thường trụ chẳng dời. Đó gọi là Đạo. Nếu muốn rõ chõ tâm yếu của Thiền thì lành dữ bất tất đừng nghĩ đến, tự nhiên được ngộ nhập vào tánh thanh tịnh của Tâm, tuy vắng lặng linh minh mà diệu dụng đáp ứng với thế sự thì vô cùng vô tận.
Lục Tổ Huệ Năng

Có học vấn mà không có đạo đức, thì là người ác; có đạo đức mà không có học vấn, thì là người quê.
La Tư Phúc

Nguồn từ : vutruhuyenbi
 
Last edited by a moderator:

Cục Bột

Administrator
Staff member
Bài 9
Đối với những người có tư chất từ bậc trung trở lên, thì mới có thể nói những điều cao xa; đối với những người có tư chất từ bậc trung trở xuống, thì không có thể nói những điều cao xa.
Luận Ngữ

Thưở ấy có người nói: tính con người có tính thiện, có tính bất thiện. Lại có người bảo: tính con người có thể làm cho thiện và làm cho bất thiện.
Cao tử thì nói: tính không thiện, không bất thiện. Sinh hoạt ở đời là tính. Tính như cây kỷ cây liễu, nhân nghĩa như cái chén cái thìa, lấy tính người làm việc nhân việc nghĩa, cũng như lấy cây kỷ cây liễu làm cái chén cái thìa. Tính còn như nước chảy, khiến chảy về phương Đông, thì chảy về phương Đông, khiến chảy về phương Tây thì chảy về phương Tây.
Mạnh Tử phản đối: nếu sinh hoạt ở đời là tính, thì tính con chó như tính con trâu, tính con trâu cũng như tính con người hay sao? Nếu ví tính như cây kỷ cây liễu, nhân nghĩa như cái chén cái thìa, cũng như phải chặt đẽo người ta mới làm được việc nhân nghĩa. Như thế chẳng hại cho nhân nghĩa lắm ru? Nếu ví tính như nước, thì tuy nước không phân biệt Đông Tây, nhưng có phân cao thấp không? Tính người ta làm lành như nước chảy xuống chỗ thấp vậy; người không ai là không thiện, nước không lúc nào là không chảy xuống chỗ thấp. Giá có vẫy lên thì nước có thể té lên quá trán, ngăn lại thì có thể ở trên núi được. Đó là bị cái thế ép, chứ không phải là cái tính của nước. Tính người cũng vậy, có thể khiến làm điều bất thiện được.
Tuân Tử thì lại cho rằng: tính của người là ác, những điều thiện là người đặt ra. Không học mà hay, không làm mới thành ở người, gọi là ngụy (tính là tự nhiên của Trời sinh ra, ngụy là cái phải dùng nhân lực mà làm cho thành vậy). Nay cái tính của người ta sinh ra là có hiếu lợi, thuận cái tính ấy thì sanh ra sự tranh đoạt, mà sự từ nhượng không có vậy; sinh ra là có lòng đố kỵ, thuận cái tính ấy thì thành ra tàn tặc, mà lòng trung tín không có vậy; sinh ra là có lòng muốn của tai mắt có cái thích về thanh sắc, thuận cái tính của người ta, ắt là sinh ra sự tranh đoạt, hợp với việc phạm phận, loạn ly mà thành ra tàn bạo. Cho nên phải có thầy, có phép để hóa đi, có lễ nghĩa để đạo dẫn, nhiên hậu mới có từ nhượng hợp văn lý mà thành ra trị. Lấy thế mà xem, thì cái tính của người ta ác là rõ lắm, mà cái thiện của tính là do người ta tạo dựng nên vậy. Cho nên cây gỗ cong phải đợi có cái khuôn uốn, rồi hơ nóng lên mà uốn mới thẳng được. Một miếng sắt, miếng thép, phải đợi có mài dũa mới sắc. Cái tính ác của người ta cũng thế, ắt phải đợi có thầy, có phép dạy rồi sau mới có lễ nghĩa và mới là trị. Người ta không có thầy, có phép, thì thiên lệch nguy hiểm mà không chính, không có lễ nghĩa thì bội loạn mà không trị…
Người ta ai hóa theo thầy, theo phép, tích tập văn học theo lễ nghĩa là người quân tử; buông cái tính tình để sự nom dòm mà trái lễ nghĩa là kẻ tiểu nhân. Lấy thế mà xem, thì cái tính ác của người ta rõ lắm, mà cái thiện là người ta gây ra vậy.
Thiện Ác

Cảnh Công nước Tề đi chơi núi Ngưu Sơn, trèo lên mặt thành, đứng ngắm trông rồi tràn nước mắt vừa khóc vừa nói:
- Đẹp quá chừng là nước ta! Thật là sầm uất, thịnh vượng! Thế mà nỡ nào một tuổi một già bỏ nước này mà chết đi. Giả sử xưa nay, người ta cứ sống mãi, quả nhân quyết không nỡ bỏ nước Tề mà đi nơi khác.
Lử Sử Không, Lương Khưu Cứ thấy vua khóc cũng khóc và nói rằng:
- Chúng tôi đội ơn vua có cơm rau mà ăn, có ngựa hèn, xe xấu mà cỡi, cũng còn chẳng muốn chết, huống chi là nhà vua.
Một mình Án Tử đứng bên cạnh cười.
Cảnh Công gạt nước mắt, ngoảnh lại hỏi Án Tử rằng:
- Quả nhân hôm nay đi chơi thấy cảnh mà buồn, mọi người đều theo quả nhân mà khóc, một mình nhà ngươi cười là cớ làm sao?
Án Tử thưa:
- Nếu người giỏi mà giữ mãi được nước này thì Thái Công, Hoàn Công đã giữ mãi. Nếu người mạnh mà giữ mãi được nước này thì Linh Công, Trang Công đã giữ mãi. Mấy vua ấy mà giữ mãi, thì nhà vua nay chắc cũng còn mặc áo tơi, đội nón lá đứng ở giữa cánh đồng lo việc làm ruộng, có được đâu chỗ này mà đứng, còn rỗi đâu mà ở đó tiếc cái chết. Chỉ vì hết đời này đến đời kia, thay đổi mãi mới đến lượt nhà vua mà nhà vua lại than khóc thì thật là bất nhân…
Cảnh Công nghe nói lấy làm thẹn, rót chén rượu tự phạt, rồi phạt Không, Cứ, mỗi người một chén.
Liệt Tử

Các bậc thánh trí ngày xưa ở Đông phương không bao giờ trình bày tư tưởng học thuyết của mình bằng sự quả quyết một chiều. Họ nói toàn bằng giọng nghịch thuyết, mâu thuẫn… là vì họ sợ đưa ra những chân lý nửa chừng.
Okakura

Trong Phật giáo, vào thời hoàng đế Asoka, các truyền giáo sĩ đã được phái đi đến Alexandria, Antioch, Persia, Trung Hoa… vào khoảng 300 năm trước kỷ nguyên, đã từng được chỉ thị: nền tảng của tất cả tôn giáo là một , dầu bất cứ là tôn giáo nào. Phải ráng giúp đỡ và giảng dạy họ tất cả những gì mà các anh có thể giúp và giảng dạy, nhưng đừng bao giờ làm tổn thương họ.
Vivekenanda

Có hai người lên đền thờ cầu nguyện; một người Pha-ri-si (đạo đức hoặc tưởng là mình đạo đức) và một người thâu thuế (được coi là tội lỗi).
Người Pha-ri-si đứng cầu nguyện thầm như vầy: Lạy Đức Chúa Trời, tôi tạ ơn Ngài, vì tôi không phải như người khác, tham lam, bất nghĩa, gian dâm, cũng không phải như người thâu thuế này. Tôi kiêng ăn một tuần lễ hai lần, và nộp một phần mười về mọi món lợi của tôi.
Người thâu thuế đứng xa xa, không dám ngước mặt lên trời, đấm ngực mà rằng: Lạy Đức Chúa Trời, xin thương xót lấy tôi, vì tôi là kẻ có tội!
Ta nói cùng các ngươi, người sau trở về nhà mình, được xưng công bình hơn người trước; vì ai nhấc mình lên (không khéo) sẽ bị hạ xuống; ai tự hạ mình xuống sẽ được nhắc lên.
Luca 18:10-14

Nước Thu cứ mùa đến, trăm lạch rót vào sông. Dòng đục lớn đến nỗi trong khoảng bờ, bãi, hai bên nhìn không rõ trâu hay ngựa. Khi ấy Hà Bá (vua sông) khấp khởi mừng thầm, cho là cái đẹp của thiên hạ ở cả nơi mình. Thuận dòng sông đi chơi xuống tới đầu biển Bắc, Hà Bá trông ra biển chẳng thấy được bờ bến mới tấm tắc than thở với thần biển rằng:
- Tục ngữ có câu: “Đạo, nghe được trăm đã cho là không ai bằng mình”. Tôi tức là hạng người đó vậy!
Thần biển Bắc nói:
- Ếch giếng sở dĩ không thể nói cho biết chuyện biển, là bởi câu nệ về chỗ. Sâu mùa hè không thể nói cho biết chuyện băng tuyết, là bởi khư khư về mùa. Kẻ hẹp hòi sở dĩ không thể nói cho biết hết chuyện Đạo, là bởi bó buộc về một xó nhỏ. Nay ngươi đã ra khỏi bờ bến, nhìn xem biển cả mới thẹn là mình xấu, vậy sẽ có thể nói chuyện với ngươi về lẽ cả được.
Nước trong đời, không đâu lớn hơn biển. Muôn sóng dồn về không biết bao giờ thôi, vậy mà không đầy. Rốn bể chảy đi không biết bao giờ ngừng, vậy mà không vơi. Xuân Thu chẳng đổi; thủy hạn không biết. Phần hơn các dòng sông, lạch không thể lường tính được. Vậy mà ta chưa từng lấy mình như thế làm nhiều, là vì tự xét ta ở trong trời, đất, cũng như viên đá nhỏ, gốc cây nhỏ ở trong dãy núi lớn mà thôi! Đương còn thấy rằng ít, nào lấy gì để tự làm nhiều?...
Hà Bá nói:
- Vậy tôi cho Trời, Đất là lớn, mà mảy lông là nhỏ được chăng?
Thần biển đáp:
- Không! Bậc đại trí biết về xa, gần, nên: nhỏ chẳng cho là ít; lớn chẳng cho là nhiều vì biết số lượng không cùng - Chứng về xưa, nay nên diệu vợi mà chẳng buồn, lượm nhặt mà chẳng ngóng vì biết thời không đứng - Xét về đầy, vơi, nên được mà chẳng mừng; mất mà chẳng vui; chết mà chẳng sợ vì biết trước, sau chẳng thể tìm ra cớ được!
Kể ra con người ta: phần biết không bằng phần không biết; lúc sống không bằng lúc chưa sống… Lấy cái rất nhỏ mà tìm cách xét cho cùng cái cõi rất lớn, thế nên lú lẫn mà không thể tự thảnh thơi được.
Do đó xem ra, sao lại nói mảy lông là vật rất nhỏ ! Sao lại biết trời, đất là cõi rất lớn?...
Thu Thủy

Người ta, không ai là không có lỗi. Có lỗi mà đổi được thì điều ấy hay. Còn gì lớn hơn nữa. Từ trên, các bậc thánh hiền đều khen sự thay đổi lỗi lầm là hiền đức, chứ không khen việc không có lỗi là đẹp.
Vì vậy, người ta khi làm việc, phần nhiều là có sự sai lầm, mà từ người trí đến người ngu đều không tránh khỏi được. Nhưng, người trí biết sửa đổi lỗi lầm tới chỗ thiện mỹ, còn người ngu phần nhiều đều che dấu lỗi lầm, trang sức điều trái. Tới chỗ thiện mỹ thì đức nghiệp mỗi ngày một đổi mới, trang sức cho lỗi lầm thì điều ác ngày càng rõ.
Thê nên, nghe lời nói có nghĩa lý mà tâm chuyển dời tới đó, thường tình là khó. Thấy điều thiện mà vui theo là điều mà bậc hiền đức ưa chuộng.
Viên Ngộ Hòa Thượng

Người quân tử có ba điều phải nghĩ, ta chẳng nên chẳng xét đến:
1) Lúc nhỏ nều mà chẳng học, thì đến lúc lớn, ngu dốt không làm được việc gì.
2) Lúc già nếu mà không đem những điều mình biết để dạy người , thì sau đến lúc chết chẳng ai thương tiếc.
3) Lúc giàu có nếu mà chẳng bố thí, thì đến lúc khốn cùng chẳng ai cứu giúp.
Cho nên người quân tử lúc nhỏ nghĩ đến lúc lớn thì chăm học, lúc già nghĩ đến lúc chết thì chăm dạy, lúc có nghĩ đến lúc không thì chăm cứu giúp người nghèo khổ.
Khổng Tử

Nguồn từ : vutruhuyenbi
 
Last edited by a moderator:

Cục Bột

Administrator
Staff member
Bài 10
Vua Nghiêu đến chơi đất Hoa. Viên quan giử bờ cõi đất Hoa chúc rằng:
- Xin chúc nhà vua sống lâu.
Vua Nghiêu nói: Đừng chúc thế.
Viên quan lại chúc: Xin chúc nhà vua giàu có
Vua Nghiêu nói: Đừng chúc thế
Viên quan lấy làm lạ hỏi: Sống lâu, giàu có, lắm con trai, người ta ai cũng muốn, một mình nhà vua không muốn, là cớ làm sao?
Vua Nghiêu nói: Lắm con trai thì sợ nhiều; giàu có thì công việc nhiều; sống lâu thì nhục nhã nhiều. Ba điều ấy không phải là những điều gây nên đức hay cho mình, nên ta từ chối.
Viên quan nói: Nhà vua nói như thế, thực là một bực quân tử. Nhưng Trời sinh ra người, mỗi đứa cho làm một việc, thì có lo sợ gì? Giàu có mà biết đem của chia với người ta, thì còn công việc gì? Ăn uống có chừng mực, ngủ có độ, trong bụng lúc nào cũng thư thái tự nhiên, thiên hạ hay ra, thì cùng hay với thiên hạ , thiên hạ mà dở thì làm cho thiên hạ hay, trăm tuổi nhắm mắt về cõi rất vui, một đời không có tai họa gì, thì còn nhục nhã làm sao được ?
Viên quan nói xong, lui ngay. Vua Nghiêu còn muốn nói nửa thì cho theo không kịp.
Trang Tử thuyết

“Xưa kia những cây ở trên núi Ngư sơn thường rườm rà rất đẹp. Vì núi ấy ở vào bờ cõi của một nước lớn, rìu búa chặt mãi đi, thế thì những cây ấy có đẹp được nữa không? Những cây ấy đã bị chặt rồi, ngày đêm nghỉ ngơi mưa móc tưới vào, lại đâm chồi ra. Song trâu dê lại đến phá hại, cho nên núi ấy mới trụi đi như ngày nay. Người ta thấy núi ấy trụi cả cây, bảo là núi ấy không mọc cây được. Há phải cái tính của núi như thế hay sao?
Cũng thế, người ta dẫu thế nào mà lại không có cái bụng nhân nghĩa. Người nào để bỏ mất cái lương tâm thì cũng như lấy rìu búa mà chặt cây vậy. Cứ ngày ngày chặt phá đi, thì cây còn đẹp thế nào được nữa. Cái lương tâm của người ta ví như mầm cây, ngày đêm nghỉ ngơi và lại có cái khí yên lặng buổi sáng thì lòng hiếu ố của mình cùng hơi gần như của mọi người. Song những việc làm trong ban ngày lại làm hư hỏng đi, rồi cứ hỏng đi hỏng lại mãi, thì cái khí ban đêm không đủ mà giữ cho còn lại được, thì người với cầm thú có xa gì? Người ta thấy giống với cầm thú thì cho là không có cái tánh tốt gì. Há có phải là bản tính của người ta như thế hay sao?
Cho nên, nếu được cái nuôi, thì không có vật gì là không lớn lên; nếu mất cái nuôi, thì không có vật gì là không mất đi. Bởi vậy giữ lấy thì còn, bỏ đi thì mất… Đó là cái lương tâm của người ta vậy.”
Cáo Tử, thượng

Tính người là cái ta không thể làm ra được, nhưng có thể hóa đi được. Tính tốt là không phải tự nhiên ta có được, nhưng có thể làm cho có được. Chú ý làm lụng, tập thành thói quen để hóa cái tính. Cái tập tục đổi cái chí, yên lâu đổi cái chất… Người thường mà tích thiện và toàn được nhiều thiện, thì gọi là thánh nhân.
Ai có cầu thì rồi mới được, có làm thì rồi mới nên, có tích mãi lên rồi thì mới cao, có nhiều cái thiện rồi mới là thánh, cho nên thánh nhân là người tích nhiều đức hạnh. Người ta tích việc cày cấy mà làm kẻ nông phu, tích việc đục đẽo mà làm người thợ, tích hàng hoá mà làm người buôn bán, tích lễ nghĩa mà làm người quân tử. Con người làm thợ không đứa nào là không nối nghề của cha, dân trong nước không ai là không quen theo lối ăn mặc của mình. Ở nước Sở theo lối của nước Sở, ở nước Việt theo lối nước Việt, ở nước nào thì theo lối của nước ấy, ấy không phải là thiện tính, nhưng là thuận theo cái tích tập mà khiến ra như thế… Phàm người ta ai cũng muốn làm điều tốt và ghét điều xấu, thích cái yên và vinh và ghét cái nguy và nhục, song chỉ có những người có đảm lược mới thực hiện được những điều mình thích, kẻ hạ nhân thì càng ngày càng xa những điều mình thích và gây thêm những điều mình chẳng thích.
Nho Hiệu

Nguồn từ : vutruhuyenbi
 
Last edited by a moderator:

Cục Bột

Administrator
Staff member
Ngư giả rũ cần câu, câu cá trên bờ sông Y Thủy, Tiều giả đi qua, đặt gánh củi nghỉ vai, ngồi trên hòn đá mà hỏi Ngư giả: “ Tất là củi của ta giúp được việc cho cá của bác, có phải không?” Ngư giả: “Phải” Ta biết rằng ta hửu dụng cho bác đó vậy. “Củi đợi lửa nhiên hậu mới là dụng” Thế nào là dụng, có thể được nghe chăng? “Dụng là nói cái cao diệu của vạn vật, có thể lấy ý mà hội, không có thể lấy lời mà truyền. Dẫu thánh nhân cũng không thể lấy lời nói mà truyền ra được” thế nào là dụng, có thể được nghe chăng? “Dụng là nói cái cao diệu của vạn vật, có thể lấy ý mà hội, không có thể lấy lời mà truyền. Dẫu thánh nhân cũng không thể lấy lời nói mà truyền ra được “Thánh nhân đã không thể lấy lời nói mà truyền ra được, thế thì kinh không phải là lời nói của thánh nhân đó hay sao?
- Thời đã qua rồi mới nói, thì nói gì mà nói!”
Hai người mới bẻ củi nướng cá, cùng nhau ăn thỏa thích mà bàn việc đạo…
Tiều giả: Bác dùng đạo gì mà được cá?
Ngư giả: Ta dùng sáu vật là: cần trúc, dây tơ, phao nổi, đồ chìm, lưỡi câu, mồi câu. Đủ sáu vật ấy là việc người, được cá với không được cá là việc Trời. Nếu sáu vật ấy không đủ mà không được cá là không phải tại Trời mà tại người vậy…
Ngư giả: Tiểu nhân có thể tuyệt hết được không?
Tiều giả: Không thể được. Không có âm, thì dương không thành, không có tiểu nhân thì quân tử không thành. Duy trong khoảng đó, có thể khiến cho bên thịnh bên suy vậy. Đời trị thì quân tử sáu phần, tiểu nhân bốn phần, tiểu nhân vốn không thắng được quân tử vậy. Đời loạn thì khác thế. Quân tử thường làm hơn nói, tiểu nhân thường nói hơn làm. Đời trị thì kẻ sĩ đích thực nhiều, đời loạn thì kẻ sĩ dua nịnh nhiều. những người đích thực ít khi không thành sự, những kẻ dua nịnh ít khi không bại sự.
Tiều giả: người có tài, có kẻ lợi cho đời, có kẻ hại cho đời, là cớ sao?
Ngư giả: Có người có tài mà chính, có người có tài mà không chính. _ “Vậy sao không chọn người mà dùng?” Chọn người làm tôi là ở ông vua, chọn vua là ở nơi kẻ làm tôi. Kẻ hiền kẻ ngu đều loài nào theo loài nấy. Có vua là Nghiêu, Thuấn, tất có bề tôi giúp Nghiêu, Thuấn; có vua là Kiệt, Trụ, tất có người tôi giúp Kiệt, Trụ.
Ngư Tiều Vấn Đối

Phàm mọi sự đều có thì tiết; mọi việc dưới trời đều có định kỳ. Có kỳ sanh ra, và có kỳ chết; có kỳ trồng, và có kỳ nhổ vật đã trồng; có kỳ giết, và có kỳ chữa lành; có kỳ phá vỡ, và có kỳ xây cất; có kỳ khóc, và có kỳ cười; có kỳ than vãn, và có kỳ nhảy múa; … có kỳ tìm, và có kỳ mất; có kỳ giữ lấy, và có kỳ ném bỏ; có kỳ xé rách, và có kỳ may; có kỳ nín lặng, có kỳ nói ra; có kỳ yêu, có kỳ ghét; có kỳ đánh giặc, và có kỳ hòa bình…
Kẻ làm việc lao khổ có được ích lợi gì về việc của mình không? Ta đã thấy công việc mà Đức Chúa Trời ban cho loài người là để loài người dùng tập rèn lấy mình… dù vậy, công việc Đức Chúa Trời làm từ ban đầu đến lúc cuối cùng, loài người không thể hiểu được. Vậy, ta nhìn biết chẳng có điều gì tốt cho loài người hơn là vui vẻ, và làm lành trọn đời mình. Lại, ai nấy phải ăn, uống, và hưởng lấy phước của công lao mình… Điều chi hiện có, đã có ngày xưa; điều gì sẽ xẫy đến, đã xẫy đến từ lâu rồi…
Ta lại còn thấy dưới mặt trời, trong nơi công đàng có sự gian ác, và tại chốn công bình có sự bất nghĩa. Ta bèn nói trong lòng rằng; Đức Chúa Trời sẽ đoán xét kẻ công bình và người gian ác; vì ở đó có định kỳ cho mọi sự mọi việc… Khi người thấy trong xứ có kẻ nghèo bị hà hiếp, hoặc thấy sự phạm đến kẻ chánh trực, sự trái phép công bằng, thì chớ lấy làm lạ; vì có kẻ cao hơn kẻ cao vẫn coi chừng, lại còn có Đấng cao hơn nữa…
Có một tai nạn dữ mà ta đã thấy dười mặt trời ấy là của cải mà người chủ dành chứa lại, trở thành hại cho mình; hoặc vì cớ tai họa nào đó, cả của cải này phải mất hết; nếu người chủ sanh được một con trai, thì để lại cho nó hai tay không… Mình lọt ra khỏi lòng mẹ trần truồng thế nào, ắt sẽ trở về thế ấy, và về các huê lợi của sự lao khổ mình, chẳng có vật gì tay mình đem theo được. Điều này cũng là một tai họa lớn; người ra đời thế nào, ắt phải trở về thế ấy. Vậy, chịu lao khổ có ích lợi gì chăng? Lại trọn đời mình sống trong sự tối tăm, phải nhiều sự buồn rầu đau đớn và phiền não…Đó là kỷ phần của những kẻ chỉ biết theo đời mà quên Đức Chúa Trời… Kìa có những người mà nắm trong tay mình sự giàu có, của cải, sự sang trọng, đến đỗi mọi sự lòng người ước ao, chẳng thiếu gì hết; nhưng Đức Chúa Trời không cho họ có thế ăn lấy, bèn là một người khác được ăn… Dầu họ sanh được trăm con trai, và sống nhiều năm cho đến cao niên trường thọ, mà lòng chẳng tránh được lo âu phiền não, và chết chẳng được chôn; ta nói đứa con chết yểu còn hơn người ấy… Mọi sự lao khổ của loài người là vì miệng mình và sự chất chứa, song không bao giờ họ được mãn nguyện… Sự khôn ngoan và ân phước của Đức Chúa Trời cũng như gấm vóc và tiền bạc có thể che thân vậy; nhưng sự khôn ngoan và ân phước thắng hơn, vì nó giữ mạng sống và linh hồn cho người nào đã được nó… Trong những ngày thời thạnh hãy vui mừng, trong những ngày tai nạn hãy coi chừng; vì Đức Chúa Trời đặt ngày này đối với ngày kia, hầu cho người đời chẳng thấy trước đặng điều sẽ xẫy ra sau mình… giàu cũng như nghèo cả thảy há chẳng về chung một chỗ sao?

Nguồn từ : vutruhuyenbi
 
Last edited by a moderator:

Cục Bột

Administrator
Staff member
Trời đất, mặt trời mặt trăng ngày xưa, cũng như trời đất, mặt trời mặt trăng ngày nay. tính tình vạn vật ngày xưa, cũng như tính tình vạn vật ngày nay. Trời đất mặt trời mặt trăng vẫn không thay đổi và tính tình vạn vật cũng vẫn không thay đổi, tại sao chỉ riêng có đạo là thay đổi? Ôi, vì người truyền đạo (có cao, có thấp và hiểu đạo chưa đến nơi!), họ chán cũ, vui mới, bỏ đây lấy kia. Như người muốn đến nước Việt; họ không đi xuống phương Nam, hoặc đi nữa chừng rồi lại đi ngược về phương Bắc. Vì thế họ chỉ làm mệt tâm khổ thân và dù rằng chí của họ càng siêng, mà đạo thì họ không bao giờ hiểu đến cội nguồn được, cũng giống như người khờ kia, mang tiếng là tìm nước Việt mà suốt đời không biết nước Việt như thế nào!
Chuyên Nhất _ Hoàng Long Hòa Thượng

Có hai con đường; con đường của người ngu muội, tin rằng chỉ có một con đường duy nhất đi đến chân lý và tất cả đường lối khác là sai; và con đường của người hiền trí, chấp nhận rằng nhiệm vụ và luân lý có thể biến đổi tùy theo cơ cấu tinh thần hoặc tầng lớp khác nhau của đời sống hiện tại của chúng ta. Điều quan trọng là cần phải biết rằng có cấp bậc về nhiệm vụ và luân lý. Rằng nhiệm vụ trong một tình trạng của đời sống, ở một hoàn cảnh nào, sẽ không phải và không thể là nhiệm vụ của tình trạng khác và hoàn cảnh khác.
Vivekenanda

Danh và thân, cái nào quý hơn? Thân và của, cái nào trọng hơn? Đặng và mất, cái nào khổ hơn? Vậy nên, thương nhiều ắt tổn nhiều, chứa nhiều ắt mất nhiều. Biết đủ, không nhục. Biết dừng không nguy, có có thể lâu dài… Không họa nào lớn bằng không biết đủ, không hại nào to bằng muốn đặng. Bởi vậy, biết đủ trong cái đủ, mới luôn luôn đủ… Đạo trời thì bớt chỗ dư, bù chỗ thiếu.
Lão Tử

Tại sao bạn giết tôi? _ Ủa, không phải tại bạn ở bên kia sông sao? Bạn ạ! nếu bạn ở phía bên này sông thì giết bạn tôi là kẻ sát nhân và đó là điều bất công _ nhưng nếu bạn lại ở phía bên kia thì giết bạn tôi là một kẻ anh hùng và như thế là đúng chớ! _ Cái đúng ở bên này dãy núi Pyrénées thì ở bên kia là sai vậy.
Pascal

Nguồn từ : vutruhuyenbi
 
Last edited by a moderator:

Cục Bột

Administrator
Staff member
Nhan Uyên Đông sang Tề. Thầy Khổng có vẻ lo.
Tử Cống bỏ chiếu tiến đến hỏi: “Con dám hỏi tại sao thầy Đông sang Tề mà thầy có vẻ lo, sao vậy?”
Thầy Khổng đáp: “Mi hỏi hay đó! Người xưa có câu: túi nhỏ không bọc nổi cái lớn. Giây ngắn không đụng được giếng sâu. Thế thì mệnh thành có nơi, hình vừa có chỗ. Ta sợ Hồi thuyết vua Tề về đạo của Nghiêu, Thuấn, Hoàng Đế; rồi lại thêm những lời của Toại Nhân, Thần Nông v.v… Nó vói cao mà không đủ sức. Không đủ sức thì nó tìm cách mê hoặc người ta. Mê hoặc mà người biết được thì phải chết. Hơn nửa còn có thêm lẽ này: Xưa kia chim biển đậu ở trên cánh đồng nước Lỗ. Vua Lỗ ngự ra chuốc rượu cho nó ở nhà Thái miếu, tấu nhạc cửu thiều để làm cho nó vui, sắp trâu bò để làm món ăn… Chim liền nhớn nhác, không dám ăn một miếng, không dám uống một chén, rồi vỗ cánh bay mất. Đó đâu phải là cách nuôi chim. Chim nó thích gì? Nó muốn được: đậu ở rừng, chơi ở đồng ruộng, bơi trên sông hồ, ăn bằng tôm cá, theo ý thích mà dừng, ung dung mà đậu… Nó cứ có người nói là sợ, vậy còn tìm cách léo nhéo bên nó làm gì? Lại còn bày trò tấu nhạc, chim nghe thấy mà bay, muông nghe thấy mà chạy. Cá nghe thấy mà lặng xuống, người bất chợt nghe thấy thì xúm quanh mà xem.
Cá ở nước mà sống, người ở nước mà chết. Chúng tất khác nhau và yêu ghét khác nhau. Cho nên Thánh nhân đời trước không giống nhau về tài, không đồng nhau về việc… mà Uyên Đông thì nhìn hẹp, thấy cạn… Ta sợ y thuyết bất thành mà lại tự chuốc họa!
Trang Tử

Sống bảy mươi năm đã mấy người!
Trước thì tuổi trẻ, sau già lão.
Thì giờ quãng giữa được bao lâu?
Lại còn viêm lương cùng phiền não.
Hoa quá mùa xuân, hoa kém tươi;
Trăng quá mùa thu, trăng kém sáng.
Hoa tươi trăng sáng, ta ngâm nga.
Rượu năm, ba chén say chuyến choáng.
Tiền của càng nhiều, càng oán to,
Quan chức càng cao, càng nhọc xác.
Quan to, tiền nhiều, lòng những lo,
Chỉ tổ làm đầu chóng bạc.
Xuân đi, hạ lại, thu sang đông,
Chóng như thoi đưa, như nước chảy.
Vừa tiễn buổi sáng, chuông chiều kêu,
Đã báo rạng đông, gà gáy sáng.
Ta thử tính xem người nhản tiền,
Một năm đã thấy khuất vô số.
Lô nhô nấm đất cánh đồng hoang,
Quá nửa không ai người tảo mộ
Đường Bá Hổ

Nguồn từ : vutruhuyenbi
 
Last edited by a moderator:
Bên trên