Những hoàn cảnh bất hạnh

N

Người Lái Đò

Guest
[h=2]Những đứa con bất lực nhìn mẹ chờ chết[/h]
(Dân trí) - Em khóc – tiếng khóc không vỡ òa nức nở nhưng nghe xót xa cay đắng lắm. Trước mặt mẹ nằm đó với sự sống mong manh trong gang tấc. Mếu máo trong tiếng nấc nghẹn ngào em chỉ biết gọi: “Mẹ ơi, sao mẹ khổ cả đời đến vậy?”
Hải Dương… ngày tháng năm !
“Mẹ ơi, đây là lần đầu tiên con ngồi viết những dòng thư cho mẹ, cầu xin mẹ hãy tỉnh lại và đọc nó mẹ nhé. Con có lỗi, có lỗi nhiều lắm bởi đã không làm được gì trong khi sự sống của mẹ đang phụ thuộc hoàn toàn vào bình thở oxy. Giá như đôi chân của anh em con có thể đi lại được như người ta con sẽ cõng mẹ đến viện nhờ bác sĩ hay ít ra cũng chạy chỗ này chỗ khác được để xin mọi người. Và giá như bố mình không bị chứng thần kinh để còn có người đứng lên lo lắng và chăm sóc cho mẹ. Giá như… Con đang ước được như thế mẹ ạ!
Nhưng con giận mẹ, mẹ biết không? Mẹ biết mình bị bệnh lâu rồi sao lại dấu con để giờ đây thành ra nông nỗi này. Con phải làm sao, làm sao đây mẹ? Mẹ nằm đó có biết là anh em con đang chờ mẹ ngồi dậy không? Mẹ ơi, xin mẹ đừng bỏ chúng con!”
Tôi đã khóc không biết bao nhiêu là nước mắt khi đọc được những dòng thư này. Nỗi đau hòa trong sự tủi phận vì cảnh nghèo dường như càng xa xót hơn đối với đứa con không được lành lặn bình thường. Em là Ngô Duy Vinh (thôn Hà Tràng, xã Thăng Long, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) viết cho người mẹ đáng thương của mình là chị Phạm Thị Ngân đang trong tình trạng nguy hiểm bởi chứng suy tim độ 4.


vinh3_1f1fd.jpg


Chị Ngân đang trong tình trạng nguy hiểm bởi bị suy tim độ 4



Chiều muộn, chúng tôi trở về xóm nghèo tới căn nhà tuềnh toàng với những hàng gạch đã cũ mốc nhưng vẫn chưa được trát vữa – đây cũng là nơi người phụ nữ đáng thương kia đã sống những tháng ngày bình lặng vì chồng vì con mà gắng gượng quên đi bệnh tật của mình. Không khí yên ắng buồn chỉ nghe thấy tiếng tích tích của chiếc bình thở oxy và tiếng khóc sụt sùi của 3 đứa trẻ.

Phía bên trong trên chiếc giường cũ mọt thỉnh thoảng kêu lên mấy tiếng ken két, chị nằm đó bất động, hiếm hoi lắm mới cố thều thào được một câu rồi lại lả đi không biết gì nữa. Gương mặt gầy tóp lại, hai mắt trũng sâu hốc hác và đôi môi thâm tím tái – tất cả đều gợi lên sự mỏi mệt đuối sức đến kiệt quệ. Cả thân hình gầy guộc chỉ có da bọc lấy xương càng tội nghiệp hơn khi chị chỉ lọt thỏm nằm một góc giường. Vinh cho biết: “Bình thường mẹ em cũng chỉ được 35 hay 36 kg thôi, bây giờ lại bệnh thế này nên sút cân nhiều lắm”

vinh1_870c4.jpg


Làm sao để cứu mẹ khi bản thân các em đều tật nguyền không thể đi lại



Sự gầy guộc đến xác xơ của chị được lí giải bởi cuộc đời đầy những sóng gió gian truân. Tình yêu và sự chung thủy chung đã buộc chặt chị với người đàn ông tên Ngô Duy Di (bị chứng thần kinh gần 20 năm nay sau khi đi bộ đội về) để rồi sinh ra những đứa con tật nguyền tội nghiệp. Hai lần vượt can là hai lần chị vỡ òa trong niềm hạnh phúc được làm mẹ nhưng rồi phải đớn đau đối diện với sự thật rằng đôi chân của con không bình thường như những đứa trẻ khác. Đứa lớn phải dùng tay để đi rồi đến đứa bé phải nhờ hoàn toàn vào đôi nạng – đó là tất cả những gì chị có được của một người vợ tần tảo và người mẹ yêu con hơn cả mạng sống của mình.

vinh2_f4af3.jpg


Mẹ ơi, xin mẹ đừng bỏ chúng con !




Thêm một lần nữa bất hạnh lại ập đến nhưng chị đã lựa chọn đánh đổi để hàng ngày các con vẫn được no bữa. Những cơn đau tim hành hạ từ nhiều năm nay một mình chị gắng chịu để rồi giờ đây phải nằm đó trong gianh giới mong manh giữa sự sống và cái chết. Chồng và hai con đã thế, trong lòng chị còn lắng lo nhiều hơn cho cả thắng út (đứa trẻ bị ai đó bỏ lại trạm y tế cách đây 8 năm mà chị đã xin về nuôi). Đứa con thứ hai Ngô Duy Quang vừa đạt giải nhất trong cuộc thi “Thách thức công nghệ thông tin toàn cầu với thanh niên khuyết tật Việt Nam và Hàn Quốc” cũng đang ngồi đó đợi mẹ tỉnh dậy để khoe tấm bằng khen.

Tiếng các con đang gọi đấy, chị có nghe thấy không mà sao đôi mắt cứ nhắm nghiền nằm bất động đến thế. Nhìn các em, đứa thì không thể lên giường ngồi cạnh mẹ được, đứa thì dựa vào đôi nạng để đứng cho vững sao nghe xót xa đớn đau đến thế. Hi vọng cuối cùng bác sĩ cho biết chị vẫn có thể mổ được nhưng số tiền lên tới hàng trăm triệu đồng các em biết xoay sở sao đây? Và rồi lời cầu xin “mẹ đừng bỏ chúng con” kia có thành hiện thực không?


Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Em Ngô Duy Vinh (thôn Hà Tràng, xã Thăng Long, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương)
ĐT: 0979.517.612​
 
N

Người Lái Đò

Guest
[h=2]Cô học trò chuyên nghề "đội dưa, hái dừa"[/h]
(Dân trí) - Hàng ngày em phải đội hơn 1 tấn dưa hấu, hoặc hái hàng trăm quả dừa trên ngọn cây cao tít để gom góp cho ước mơ vào đại học. Gian khổ đã quá quen, nhưng em vẫn âu lo tương lai trước bệnh đục thủy tinh thể của mình...
Em là Trương Ngọc Lan Phương, học sinh lớp 12 A1 trường Trung học phổ thông Trần Đại Nghĩa (huyện Tam Bình, Vĩnh Long). Dù gia cảnh khó khăn, bản thân mang nhiều bệnh tật nhưng suốt 12 năm liền Lan Phương luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi.

"Em không sợ khổ, chỉ ngại bệnh tật cản ước mơ"
Lan Phương là con thứ mười trong một gia đình đông con, nghèo và bệnh tật. Hôm chúng tôi tìm đến nhà, thì em đang đi đội dưa hấu mướn. Gặp em, giản dị trong bộ áo quần lao động thấm đẫm mồ hôi, khuôn mặt đỏ gay, thở hổn hển. Lan Phương cho biết: “Sáng nay em đội được 1 tấn dưa hấu, tiền công 100.000 đồng, bây giờ tranh thủ làm để lúc đi học có tiền đóng tiền ở trọ anh à”.
Không chỉ gánh dưa hấu thuê, mà cắt lúa, hái rau, bắt ốc, tất tần tật những việc gì có thể làm ra tiền phù hợp với sức khỏe, Phương đều lăn vào vừa để kiếm tiền phụ đỡ cho bố mẹ, vừa tích góp cho tương lai học hành của chính mình sau này. Từ năm lớp 8, Lan Phương làm thêm nghề leo hái dứa mướn, cứ bẻ 10 trái dứa thì được 5.000 đồng, trung bình mỗi ngày Lan Phương phải leo hơn 10 cây dừa cao tít tắp nhưng tiền công kiếm được chỉ hơn 30.000 đồng.

h1_13a36.jpg

Hơn 4 năm qua, tranh thủ những giờ nghỉ học là Lan Phương đi leo hái dừa mướn, kiếm tiền đi học


Lau vội mấy giọt mồ hôi trên trán, Lan Phương bùi ngùi kể: “Năm lớp 11 sau khi hái dừa, em bị ong đốt mặt mày sưng vù, đi học không dám nhìn bạn bè. Sau đó thầy hiệu phó phát hiện gọi lên hỏi, em đành thú nhận leo bẻ dừa mướn bị ong đốt. Dù làm nghề này nguy hiểm nhưng em không sợ bằng việc bệnh tình sẽ dập tắt ước mơ bước vào giảng đường đại học của em đã ấp ủ trong suốt 12 năm qua!”
Năm lớp 9 Lan Phương thi môn Sử và Vật Lý đều đoạt giải cấp tỉnh. Riêng năm học lớp 12 ( năm học 2011 – 2012) Lan Phương được trường tuyển chọn lên tỉnh dự thi môn Sinh và giải toán trên máy vi tính Casio. Kết quả môn giải toán trên máy tính Lan Phương đạt giải 3, nhờ thành tích này, Lan Phương tiếp tục dự thi cấp quốc gia vào tháng 3/2012 vừa rồi.
Thầy Nguyễn Hồng Bảo, hiệu phó Trường phổ thông Trung học Trần Đại Nghĩa cho biết: “Nhà em Lan Phương cách trường hơn 15 km nên hiện tại em phải ở trọ để đi học. Mặc dù gia cảnh khó khăn, hai mắt bị mờ do bị đục thủy tinh thể, lại kèm căn bệnh viêm gan siêu vi B đang vắt kiệt sức nhưng em vẫn là một trong những học sinh giỏi của trường. Chúng tôi rất mong ước sẽ có nhà hảo tâm giúp đỡ để em Phương có điều kiện đi phẫu thuật mắt cũng như điều trị căn bệnh viêm gan nguy hiểm này”.
Cả nhà bệnh tật
Gia đình Lan Phương là một gia đình thuần nông thuộc hộ cận nghèo, con đông ở xã Hòa Lộc. Cha mẹ, anh chị đều mang bệnh trong người nên tiền công từ mấy công lúa chỉ đủ thang thuốc cho cả nhà.
Lan Phương bùi ngùi thố lộ: “Cha em bị bệnh “viêm nang long” suốt ngày ngồi gãi, gãi đến sói tóc, rụng lông mày. Mỗi tuần phải tốn tiền thuốc 300.000 đồng. Còn mẹ em thì bị thoái hóa khớp, không làm được gì mà ngày nào cũng phải uống thuốc. Riêng hai anh của em, một người sụp xương hàm trên vẫn chưa có tiền ghép xương mặt. Còn một người bị viêm gan siêu vi, mỗi tháng tiền thuốc cả triệu đồng cho một đợt thuốc”.
Thấy gia đình quanh năm vật lộn với bệnh tật, thiếu thốn trong từng bữa ăn để gom góp cho việc thuốc men cho cha mẹ và các anh nên Lan Phương đã bỏ phế đôi mắt cũng như bệnh gan của em cứ để ngày qua ngày, chăm chú vào việc học.


h3_519aa.jpg

Nếu không có sự giúp đỡ kịp thời cô học trò nghèo học giỏi này có thể phải bỏ học nửa chừng


“Cuộc sống đến với cô học sinh giỏi muôn vàn khó khăn, bệnh tật ảnh hưởng không ít trong việc học, tiền bạc gia đình đều lo cho bệnh tật, vậy mà trong suốt 12 năm học Lan Phương không nản chí, luôn phấn đấu để tìm cuộc sống tốt cho tương lai. Có lần Lan Phương cho biết ước mơ của em là thi vào ngành y để có cơ hội chữa bệnh cho những người trong gia đình”, thầy Nguyễn Huỳnh Vũ Văn – Giáo viên dạy môn Văn chia sẻ.
Anh Nguyễn Văn Út - Trưởng ấp Hòa An cho biết: “Em Lan Phương sinh ra trong một gia đình nghèo đông con, bản thân bệnh tật nhưng em luôn cố gắng lao động kiếm tiền lo cho việc học. Đây là một hoàn cảnh đáng quan tâm, mong bạn đọc giúp đỡ”.
Được biết, để khuyến khích cũng như tạo điều kiện giúp Lan Phương một phần nhỏ trong việc ăn ở đi học, mỗi tháng giáo viên trường Trần Đại Nghĩa tự nguyện đóng góp vài trăm ngàn đồng giúp Lan Phương xoay xở cuộc sống. Riêng thầy Nguyễn Huỳnh Vũ Văn, mỗi tháng trích 100.000 đồng từ tiền lương của mình để giúp Lan Phương bước qua tình cảnh ngặt nghèo này.
Với tấm lòng của các thầy cô trường THPT Trần Đại Nghĩa dành cho em Lan Phương, hy vọng nay mai sẽ có thêm nhiều bạn đọc đồng hành chia sẻ với cô nữ sinh nuôi ước mơ đại học bằng nghề leo hái dừa mướn quá nguy hiểm này.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Em Nguyễn Ngọc Lan Phương - Ấp Hòa An - Xã Hòa Lộc, huyệnTam Bình – Vĩnh Long.
ĐT: 01699.859.291

 
N

Người Lái Đò

Guest
[h=2]Lặng đắng trước bé 4 tuổi bị bỏng toàn thân[/h]
(Dân trí) - Những tiếng rên khe khẽ của cô bé khiến tôi biết hẳn em đang đau đớn lắm. Nhìn vào khuôn mặt của em, lại nhìn vào lớp băng trắng quấn khắp người, thật khó diễn tả hết những gì em đang phải chịu đựng. Tôi lại chẳng dám nghĩ tới những ngày sắp đến…
Đã từng chứng kiến không ít những đứa bé đáng thương gặp tai nạn bỏng, nhưng hình ảnh của em làm tôi không thể không xót xa, bởi diện tích bỏng của em quá nặng: 85% cơ thể, trong đó bỏng sâu độ 4 đến hơn 40%. Em là Phan Nguyễn Thanh Thảo, chỉ mới 4 tuổi, bị tai nạn bỏng xăng do sự "bất nhân" của người lớn để rồi cơ thể yếu ớt đáng thương phải gánh lấy những hệ quả khó lường.

bethao1_dc836.jpg

Khuôn mặt của bé Thảo bị cháy xạm đen do bỏng dầu đến 85% cơ thể
Ông Phan Văn Quỳnh, 58 tuổi, quê ở xóm 1, xã Quỳnh Bá, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An - ông nội của bé Thảo đang bón từng thìa nước cam cho cháu sau ca phẫu thuật cấy ghép da đầu tiên ở Khoa Hồi sức cấp cứu Viện bỏng quốc gia (Hà Nội) - đến giờ vẫn không tin nổi những gì mà cháu mình đang phải gánh chịu. Nhưng nguyên nhân cháu Thảo bị bỏng xăng, tôi gặng hỏi mãi ông vẫn không chịu nói. Mãi sau này mới được biết là sự xích mích tranh cãi trong gia đình bùng phát, để rồi người chú nhẫn tâm mua can xăng đốt nhà anh trai, khiến cháu Thảo và con dâu ông Quỳnh gặp nạn. "Lửa cháy cả mẹ lẫn con, cháu tôi bị nặng nhất, mẹ nó bị nhẹ hơn nhưng cũng đang phải nằm điều trị trên tầng 6”, ông Quỳnh nhớ lại.
Trao đổi với bác sĩ Nguyễn Như Lâm, trưởng khoa Hồi sức cấp cứu Viện bỏng Quốc gia, Hà Nội, tôi nhận được tiếng thở dài cùng thông báo ngắn gọn: “Nặng lắm. Chúng tôi đang cố gắng hết sức để cứu cháu bé, nhưng cơ may sống sót hết sức nhỏ nhoi”. Theo bác sĩ Lâm, ngay khi tiếp nhận bé Thanh Thảo, các bác sĩ đã lập tức sử dụng các phương pháp điều trị tích cực, đồng thời tiến hành khẩn cấp cuộc phẫu thuật cấy ghép da đầu tiên ở đôi bàn chân, nơi gặp những vết bỏng nặng đang bị hoại tử, tuy nhiên phần cấy ghép thực sự không đáng kể so với diện tích bỏng rộng đến 85% cơ thể của bé Thảo.

bethao2_af48b.jpg

Bỏng dầu trên diện rộng, trong đó sâu độ 4 đến 40% cơ thể nên tính mạng của em Thảo giờ như ngọn đèn trước gió
Tiếp xúc với bé Thảo trên giường bệnh, tôi thật sự bàng hoàng khi nhìn khuôn mặt cũng như khắp cơ thể của em xạm đen, loang lổ những vết cháy. Cô bé lúc này vẫn tỉnh táo, miệng rên khe khẽ như để báo cho mọi người xung quanh biết là em đang đau đớn lắm. Tôi dường như hiểu những sự đau đớn vượt quá sức chịu đựng của cơ thể yếu ớt, đáng thương, mà chỉ mấy ngày trước đây thôi là một cô bé tinh nghịch, đáng yêu quá đỗi.
“Phải ít ngày nữa, lúc mà lớp da trên toàn bộ cơ thể bắt đầu bị phá hủy, giai đoạn sốc nhiễm độc bắt đầu tấn công mạnh mẽ, thì cũng là lúc sự sống của cháu bé như ngàn cân treo sợi tóc. Thật sự chúng tôi đang huy động hết tất cả nguồn lực để cứu cháu bé, nhưng bé có qua khỏi được hay không là điều mà không thể nói trước được”, bác sĩ Lâm thông báo thêm.

bethao3_c23ed.jpg

Ông Phan Văn Quỳnh, ông nội của bé Thảo đến giờ vẫn không thể tin những gì mà cháu mình đang phải chịu đựng
Nghe những lời của bác sỹ, ông nội của bé Thảo bỗng dưng đôi tay run rẩy, chân như khuỵu xuống, mắt trở nên ướt nhòe. Ông không thể tin là đứa cháu đáng yêu của mình bỗng dưng chịu tai nạn khủng khiếp như thế này, mà ngay cả mẹ nó cũng đang trong cơn đau đớn của vết bỏng ngoài da và nỗi sợ hãi, hoảng loạn về tinh thần khi con gái của mình đứng trước nguy nan.
Đã mấy ngày nay, vào chăm sóc cho cháu nhưng ông chỉ mang theo mình được ít đồng bạc lẻ, vài ba quả cam để bồi dưỡng. Cuộc đời làm ruộng chăm lam chăm làm chưa bao giờ ông lại thấy thống khổ như ngày hôm nay, khi tiền không có, tính mạng của con ông, cháu ông đang giai đoạn hiểm nguy hơn bao giờ hết. Vậy là ông bắt đầu khóc, những giọt nước mắt mặn chát, tê tái cả cõi lòng…

Xem thêm clip bé Phan Nguyễn Thanh Thảo đang nằm điều trị tại Khoa Hồi sức cấp cứu Viện bỏng quốc gia, Hà Nội:

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Ông Phan Văn Quỳnh (ông nội của bé Phan Nguyễn Thanh Thảo), xóm 1, xã Quỳnh Bá, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An hoặc giúp đỡ trực tiếp tại Khoa Hồi sức cấp cứu, Viện bỏng Quốc gia, Hà Nội

ĐT: 01638.683.548
 
N

Người Lái Đò

Guest
[h=2]Nghẹn lòng trước đôi mắt cháu bé 3 tuổi bị ung thư máu[/h]
(Dân trí) - Trong căn phòng 201 tầng 2, khoa Nhi (BV Trung ương Huế), nhiều người không khỏi đau lòng khi chứng kiến cảnh cháu bé 3 tuổi bị căn bệnh ung thư máu cấp cứ rướn mình khóc. Cơ thể em ngày càng tong teo, đôi mắt lồi ra, khuôn mặt bị sưng và tím tái.
Đó là tình cảnh đáng thương của cháu bé Lê Văn Minh (SN 2009, xóm 10, xã Kỳ Thượng, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh). Anh Lê Văn Lý, ba cháu Minh cho biết, sau khi ăn tết âm lịch được một tuần, người nhà phát hiện thấy một bên mắt của cháu bị sưng và tím, mọi người cứ nghĩ do cháu bị ngã nên chỉ chữa trị qua loa, nhưng gần một tuần trôi qua lại thấy mắt cháu càng sưng và tím hơn. Mọi người đã phải đưa cháu đi khám ở bệnh viện huyện thì được chuyển lên bệnh viện tỉnh, rồi bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), nhưng bệnh tình của cháu vẫn không giảm, vợ chồng anh Lý lại tiếp tục đưa cháu vào bệnh viện Trung ương Huế để khám và điều trị.

2831_7afd2.jpg

Bị căn bệnh ung thư máu hành hạ khiến cơ thể cháu Minh phải chịu những cơn đau dữ dội.
Cháu Minh được đưa vào phòng cấp cứu bệnh Trung ương Huế điều trị trong tình trạng chảy máu nhiều ở răng, xuất huyết tiêu hóa, lồi mắt và tiểu cầu giảm mạnh khiến cháu không nói cũng như không ăn uống được gì, chỉ có uống tí sữa và chuyền dịch cả ngày.
Từ ngày cháu Minh bị bệnh mọi người trong gia đình phải chạy đôn chạy đáo khắp nơi vay mượn và thuê tiền để chữa trị cho cháu, mọi tài sản có giá trị trong nhà cũng lần lượt đội nón ra đi. Ngay cả 2 sào ruộng ở nhà cũng đành cho họ thuê để kiếm thêm tiền chữ trị cho cháu và cũng chẳng có ai ở nhà mà làm ruộng việc đồng áng. Được biết, gia đình anh Lê Văn Lý thuộc diện hộ nghèo của địa phương nên việc chạy chữa cho cháu Minh gặp không ít khó khăn.

2832_3d05d.jpg

Mặt cháu bị sưng phù lên, 2 con mắt thì lồi ra khiến bé Minh không thể nhìn thấy gì.
“Từ khi nhập viện cho con đến giờ vợ chồng tôi đã phải vay mượn hơn 50 triệu đồng lo chuyển viện và nộp tiền ứng trước để các bác sĩ điều trị. Bệnh tình con tôi tuy đã qua cơn nguy kịch nhưng mỗi ngày gia đình tôi phải nộp gần một triệu để điều trị và thuốc thang cho cháu, đó là chưa kể tiền đi lại và ăn uống cho tôi và mẹ, không biết gia đình tôi lấy đâu ra tiền để chữa trị cho con nữa” – anh Lý lặng người nhìn đứa con trai bé bỏng đang đau đớn với căn bệnh.
Thương con trai bé bỏng phải gồng mình chịu đau đớn với căn bệnh hiểm nghèo, anh Lý cố gắng đáp ứng mọi nhu cầu như ăn uống hay những thứ đồ chơi mà cháu Minh thích. “Mỗi lần mua đồ chơi về cho cháu, cháu cũng chỉ mò mẫm bằng tay thôi chứ mắt cháu bị sưng vậy có nhìn thấy gì đâu” anh Lý nói khi 2 hàng nước mắt chảy dài.

2833_010d2.jpg

Một ngày gia đình anh Lý phải nộp trên dưới một triệu để lo thuốc thang cho cháu.
Khi hỏi về mẹ cháu Minh (chị Trần Thị Xuân) sao không thấy vào chăm cháu? Bà Nguyễn Thị Si, bà nội cháu Minh cho biết, mẹ nó đang ở nhà chăm sóc đứa con thứ 2 mới được 7 tháng tuổi. “Mẹ cháu cũng vất vả lắm chú ơi, từ nhỏ đã phải sống thiếu thốn tình cảm của gia đình khi ba mẹ qua đời sớm nên nó phải ở Trung tâm trại trẻ mồ côi của địa phương. Đến tuổi trưởng thành đi làm ăn và gặp thằng Lý. Hai đứa có tình cảm với nhau nên năm 2008 tụi nó cưới nhau. Cứ tưởng cuộc sống của họ sẽ yên bình để cùng nhau làm ăn xây dựng cuộc sống tương lai, ai ngờ tai họa lại ập đến khiến gia đình anh Lý đã khổ giờ còn khổ hơn trăm bề” - bà Si nghẹn ngào.
Trao đổi với PV Dân trí, BS CKII Đinh Quang Tuấn, Trưởng khoa Nhi (BV Trung ương Huế) cho biết, trường hợp của cháu Minh lúc mới nhập viện rất nguy kịch do chảy máu nhiều ở răng, mắt lồi, tiểu cầu giảm mạnh, nhưng do đưa cháu vào bệnh viện kịp thời nên cháu đã qua cơn nguy kịch. Hiện cháu đã có dấu hiệu phục hồi và khả năng chữa lành bệnh cho cháu là rất cao, tuy nhiên cũng phải mất từ 2 năm đến 3 năm mới có thể phục hồi hoàn toàn và việc điều trị cho cháu cũng rất tốt kém.

2834_4583d.jpg

Từ ngày cháu Minh bị bệnh, bà Si cũng phải gác bỏ công việc đồng áng ở nhà để vào bệnh viên chăm cháu để anh Lý về quê thuê tiền vào chữa bệnh cho con.
Rời bệnh viện nhưng hình ảnh cháu Minh bị tím tái mặt mũi, hai con mắt bị sưng lồi ra khiến cháu không thể nhìn thấy gì. Mỗi lúc tỉnh giấc cháu lại rướn người lên khi bị những cơn đau hành hạ cơ thể bé bỏng và cháu chỉ biết khóc và gọi được vài tiếng mẹ, mẹ… cứ ám ảnh trong tâm trí tôi. Không biết những tháng ngày tiếp theo gia đình anh Lý sẽ phải làm gì để vượt qua được hoàn cảnh éo le này.

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Anh Lê Văn Lý (cha cháu Minh), SN 2009, xóm 10, xã Kỳ Thượng, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh (hiện hai cha con đang ở phòng 201, tầng 2, Khoa Nhi, Bệnh viện Trung ương Huế)
ĐT: 01693.382.774
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

 
N

Người Lái Đò

Guest
[h=2]Cảnh “sống khổ hơn chết” của người cha bị cắt cụt hai tay[/h]
(Dân trí) – Tỉnh dậy trên giường bệnh, anh Sang đau đớn nhận ra hai cánh tay lực lưỡng của mình đã bị cắt cụt. Cậu con trai mới bi bô biết nói, vợ mang bầu sắp đến ngày sinh thì thảm kịch ập đến với người cha, tương lai của gia đình nhỏ tối đen như mực.
Vụ tai nạn điện thương tâm đã xảy đến với người phụ hồ Trần Phước Sang (35 tuổi, ngụ tại Đồng Tháp) vào ngày 27/2. Trong lúc đang mải mê kéo cây thép từ đất lên để dựng căn nhà cấp 4 cho gia chủ, anh Sang đã bị dòng điện cao thế chạy trên nóc nhà phóng xuống. “Lúc đó sắp đến giờ nghỉ trưa, tôi đang kéo rốn cây thép lên để chiều làm thì nghe tiếng rẹt rẹt… toàn thân tôi tê cứng không biết gì nữa.” Nằm trên giường bệnh, anh thều thào kể lại giây phút kinh hoàng.

IMG8523_e5d04.JPG

Người mẹ già đau đớn, bất lực nhìn con trên giường bệnh
Sinh ra trong gia đình nghèo khốn có năm chị em, cha mất sớm là con trai trưởng trong nhà nên mọi gánh nặng gia đình đều dồn lên đôi vai gầy của anh Sang. Để phụ giúp mẹ nuôi hai người em trai ăn học, từ năm 16 tuổi anh đã phải rời quê lên TPHCM xin làm phụ hồ. “Ngày đó nó đi làm mỗi tháng chỉ được vài trăm nghìn nhưng được đồng nào nó đều dành dụm gửi về nhà. Làm mẹ nhưng để con phải vất vả gồng gánh cả gia đình tôi đau lòng lắm”, nước mắt lưng tròng, bà Trần Thị Hồng, mẹ anh Sang tâm sự.
Hơn 10 năm lăn lộn ở thành phố, khi tay nghề đã vững anh Sang về quê với hy vọng lập nghiệp nhưng công việc xây dựng ở quê bấp bênh khiến anh không thể thoát được khỏi cảnh nghèo. Vốn tính cần cù nên Sang được nhiều cô gái quê mang lòng yêu thương, nhưng mọi sự chỉ dừng lại ở đó vì gia cảnh quá khốn khó của anh. Mãi đến năm 33 tuổi số phận run rủi mới giúp anh may mắn lấy được vợ.
Khi cất nhà cho ông Nguyễn Văn Kho ở khóm kề bên, vợ chồng ông gia chủ thấy Sang hiền lành lại chất phác nên ngỏ ý gả cô con gái út Huyền Giao, nhỏ hơn Sang 10 tuổi. Được lời như mở tấm lòng, sau mâm cơm đạm bạc chàng trai nghèo có vợ. Ba năm trôi qua, trong căn nhà tôn cất tạm trên đất ruộng càng ấm cúng hơn khi cậu con trai đầu lòng đã bi bô biết nói, chị Huyền Giao lại mang bầu đứa con thứ hai sắp đến ngày sinh nở.
Hạnh phúc nhỏ nhoi gắn liền với trách nhiệm và bổn phận làm cha, để có tiền nuôi vợ con và chuẩn bị cho ngày sinh của vợ anh Sang làm việc quần quật không quản ngày đêm. Ngoài việc phụ hồ, ai kêu gì anh làm đó nên chẳng mấy chốc anh đã tích cóp được hơn 5 triệu đồng chờ ngày đứa con thứ hai ra đời. Nhưng tai nạn bất ngờ ập đến nhấn chìm cả gia đình nhỏ.

IMG8529_3beac.JPG

Cuộc sống, tương lai gia đình nhỏ cụt theo đôi tay của người cha
Được người dân đưa từ trần nhà xuống trong tình trạng hai cánh tay cháy đen co rút, toàn thân tím bầm ai cũng nghĩ anh khó lòng qua khỏi. Ngay sau đó anh được đưa tới bệnh viện huyện sơ cứu rồi tiếp tục lên bệnh viện tỉnh. Do tình trạng quá nặng nên ngay trong ngày bác sĩ đã chuyển thẳng lên bệnh viện Chợ Rẫy. Tại đây, nhờ được cứu chữa tận tâm nên anh may mắn qua được con nguy kịch.
Theo hồ sơ bệnh án, BS Nguyễn Trọng Luyện, khoa Bỏng và tạo hình, người trực tiếp điều trị anh Sang cho biết: “Bệnh nhân bị bỏng tia lửa điện 17% toàn cơ thể, trong đó có đến 13% bỏng độ III, độ IV ở tứ chi. Dù đã rất cố gắng cứu chữa nhưng hai cánh tay của người bệnh không thể phục hồi.” Để giữ lại sự sống cho người bệnh, bác sĩ đã phải cắt cụt cả hai cánh tay của anh Sang.
May mắn thoát chết nhưng sự sống của anh Sang lúc này còn khó hơn cả chết bởi gần một tháng anh nằm điều trị tại bệnh viện đã khiến vợ con lâm vào cảnh không thể khổ hơn. Để cứu chồng, chị Huyền Giao vác bụng bầu gõ cửa tứ phương nhưng đến đâu chị cũng chỉ nhận được cái lắc đầu. Giữa lúc tiền viện phí hơn 60 triệu đồng chưa thể thanh toán cho bệnh viện, anh Sang lại đau đớn nghĩ đến cảnh đứa con thứ hai chào đời khi vợ anh không có nổi một xu dính túi.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Anh Trần Phước Sang, Phòng 1, khoa Bỏng và Tạo hình, Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.
ĐT: 0989.930.292
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490​
 
N

Người Lái Đò

Guest
[h=2]Thương đàn con nhỏ bơ vơ khi mẹ bị ung thư[/h]
(Dân trí) – Từ ngày mẹ bị ung thư vào Nam chữa trị, cha đi theo phu hồ kiếm tiền chạy thuốc từng ngày, trong căn nhà lộng gió, 4 cô con gái nhỏ phải tự bao bọc, cán đáng việc nhà. Nỗi nhớ cha, thương mẹ cứ quay quắt trong giấc ngủ trẻ thơ…
Lá thư thấm đẫm nước mắt của người thầy
Báo điện tử Dân trí nhận đơn xin giúp đỡ, nói đúng hơn đó là lá thư kêu cứu của một người thầy. Lá thư thấm đẫm nước mắt, đầy sự rung động nhân văn, nói về hoàn cảnh của 4 đứa học trò nhỏ như bầy chim non bơ vơ, lạc loài… khi tai họa ập xuống. Người thầy đó là Nguyễn Văn Thái, giáo viên trường THCS Quế An, Quế Sơn, Quảng Nam. Hoàn cảnh mà thầy nói đến là 4 bé gái, gồm: Nguyễn Thị Nga (17 tuổi, lớp 11), Nguyễn Thị Thúy Hằng (13 tuổi, lớp 7), Nguyễn Thị Thùy Vân (10 tuổi, lớp 4) và cháu nhỏ nhất mới 6 tuổi, học mẫu giáo tên Nguyễn Tô Hoài Ly.
Thầy Thái là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn văn cho cháu Hằng (lớp 7, trường THCS Quế An). Thấy học trò đến trường trong tình trạng thiếu ngủ, vẻ mặt bơ phờ, xanh xao, ốm yếu… thầy ân cần tìm hiểu. Qua học sinh, được biết nhà Hằng rất nghèo, đông con và mẹ bị ung thư phải vào TPHCM trị bệnh nên Hằng cùng chị lo cho 2 đứa em nhỏ, cáng đáng việc gia đình. Lạ thay, dù vất vả, khó khăn là thế, nhưng các cháu luôn có học lực khá, giỏi.
nhan-ai-0_0ab00.jpg

Không mẹ, cháu Hằng phải chăm em, giữ bò và nấu cám cho heo sau giờ học
Thương cảm, thầy lặn lội tìm vào tận nhà thăm nom. Nhìn cảnh nheo nhóc của 4 đứa con gái nhỏ tự lo đùm bọc lấy nhau trong cơn đói khát dật dờ, thầy đã vận động các giáo viên, đoàn thể… tìm cách giúp đỡ nhưng ở mức độ hạn chế.
“Trước Tết, bà con giúp các cháu được một bao gạo, vài bộ quần áo cũ và 800.000 đồng. Để lo các cháu trong thời gian dài sắp tới, rất cần sự quan tâm giúp đỡ của nhiều người. Vì vậy tôi viết thư này, rất mong nhận được sự quan tâm từ những bạn đọc có tấm lòng nhân ái của báo điện tử Dân trí để việc học của các cháu không bị đứt đoạn”, thầy Thái tâm sự.
Thay mẹ nuôi em
Chúng tôi về tận nhà các cháu tìm hiểu sự việc. Con đường ngoằn ngoèo xa hun hút. Vào nhà, không có lấy một bóng người. Căn nhà cũ rích, trống huơ. Gọi mãi, mới thấy 2 chị em Thúy Hằng, Hoài Ly đang chăn bò ngoài đồng về. Nhìn hai dáng nhỏ, liêu xiêu trong chiều, cong lưng kéo con bò lì lợm đang no tròn bụng cỏ về, lòng chúng tôi ai cũng nao nao. Hôm đó, không gặp được cháu Nga và Vân vì 2 cháu đi học buổi chiều.
Một chút nữa, anh Nguyễn Ngọc Quang (41 tuổi), cha của 4 đứa con gái nhỏ đang đốn cây bên núi tất tả chạy về. Hai đứa con gái ngoan ngoãn nghe lời cha, xuống đun ấm nước chè mời khách. Anh Quang kể, khi phát hiện ung thư, vợ anh, chị Tô Thị Dung (37 tuổi) bị sốc. Viễn cảnh về cái chết, chị không sợ, nhưng chị sợ rồi một ngày gần đây, chị chết, 4 cô con gái nhỏ sẽ bơ vơ. Anh và các con khuyên mãi, chị mới chịu vào bệnh viện Ung Bướu, TPHCM điều trị.
Để có tiền lo cho vợ, anh Quang chạy vạy vay mượn khắp nơi. Chưa đủ, anh phải vào TPHCM chăm sóc cho vợ, vừa làm phu hồ kiếm tiền chạy thuốc. Cha mẹ đi rồi, 4 đứa con phải tự chăm sóc nhau. Nga, Hằng là 2 chị lớn phải dậy sớm nấu cơm cho em ăn đi học. Chiều về, Nga nấu cám heo, còn Hằng lo tắm rửa cho 2 em. May mà, học trái buổi nên công việc gia đình, Nga, Hằng mỗi đứa lo một buổi. Nhìn Hằng dáng người nhỏ thó, thoăn thoắt nhặt rau lang, khệ nệ bê nồi cám heo nhóm bếp mà thấy đau lòng. Bé Hoài Ly cũng nhanh nhảu giúp chị. Ngần ấy tuổi, nhưng chị em biết sống đùm bọc thương yêu nhau. “Chúng cháu phải thật ngoan thì mẹ mới yên tâm chữa bệnh để mau khỏe rồi về với chúng cháu”, bé Ly luyến thắn.
nhan-ai-1_252e4.jpg

Đôi tay bé nhỏ của các cháu đang quán xuyến công việc cho người lớn. Các cháu luôn mỏng mỏi ngày được gặp mẹ
Còn anh Quang, khi nói về nghịch cảnh, anh nghẹn lời. Tôi dường như hiểu, có những nỗi đau, càng nói càng đau. Người đàn ông thường nuốt nước mắt vào trong, cốt không để vợ con phát hiện, lo buồn. 41 tuổi, với những gánh nặng lo toan, người đàn ông trụ cột gia đình như anh có lúc muốn ngã quỵ. Nhưng vì vợ, vì con, anh gắng gượng. Anh hết đốn cây thuê thì đi chặt củi bán. Ai kêu làm thợ thì anh cũng không quản đường sá xa xôi. Vất vả, cật lực là thế nhưng không đủ tiền lo cho vợ vô hóa trị.

Bán đàn heo không đủ, anh bán tiếp con trâu được 15 triệu gửi vào cho vợ cũng chẳng thấm thía gì. Bao nhiêu tài sản trong nhà lần lượt đội nón ra đi. Vậy mà, ngày các con được gặp mẹ vẫn còn xa quá. “Đang chăm sóc vợ, nghe con bệnh, em phải về lo cho các cháu. Tết rồi, vợ em về được vài ngày rồi lại đi vào chữa bệnh. Nhìn vợ và các con bịn rịn, nước mắt ngắn dài mà đau như dao cứa trong lòng…”, ánh mắt sâu hoắm nhìn xa xa, người cha của 4 đứa con tâm sự.
Trải lòng của người mẹ ung thư
Một chiều đầu tháng 3, trong cái nắng quay quắt của phố phường Sài Gòn, tôi tìm đến phòng trọ của chị Tô Thị Dung, mẹ của 4 cháu bé ở số 8B, đường số 1, khu phố 1, P.Linh Tây, Q.Thủ Đức. Khu nhà trọ cho công nhân xác xơ, vắng hiu. Cuối dãy là căn phòng nơi chị Dung đang trọ, càng xơ xác, trống rỗng.
Lần đầu tiên gặp chị, tôi không khỏi bất ngờ. Chị nhỏ thó, đầu trọc lóc, da xanh xao… Chị tiều tụy quá mức so với suy nghĩ của tôi. Trong căn phòng trọ không có lấy một thứ gì giá trị ngoài bình nước lọc, cái bếp gas và tấm vạt giường kèm theo mành chiếu nát, vài ba bộ quần áo cũ mem.
nhan-ai-3_a17c0.jpg

Chị Dung tại căn phòng trọ trống huơ. Nỗi nhớ con cứ thường trược trong giấc ngủ hằng đêm. Chị sợ mình chết, 4 con nhỏ bơ vơ
Chị ngồi đó, ánh mắt khô khốc nhìn vào khoảng không vô định. Chị kể, vợ chồng chị đều mồ côi từ nhỏ, thất học, đồng cảm rồi đến với nhau. Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời ở vùng quê không thủy lợi, mùa màng lệ thuộc thiên nhiên nên cuộc sống khốn khó. Dù vậy, anh chị vẫn cố gắng để cho các con ăn học, mong sao chúng không thất học như cha mẹ mà có được trình độ văn hóa, chí ít cũng tốt nghiệp THPT. Vậy mà, ước nguyện chưa thực hiện được thì chị bị ung thư vú.

Chạy chữa từ bệnh viện huyện rồi ra Đà Nẵng cũng không đỡ, chị khăn gói vào Sài Gòn với vài xu lẻ trong túi. “Họa vô đơn chí”, trong lúc chị lâm bệnh nan y thì ở quê, mùa màng mất trắng vì thiếu bàn tay chăm sóc. Không thu được hạt thóc nào, các con chị lâm vào đói khát mà vẫn gắng gượng đến trường đều đặn. Dù bà con láng giềng, lui tới nhắc nhở, bảo ban các cháu biết cách đùm bọc, chăm sóc nhau trong việc ăn ở, học hành nhưng chị vẫn canh cánh trong lòng nỗi lo lắng cho con.

Nhiều đêm, chị thức trắng, trằn trọc vì nhớ con. Nước mắt cứ lăn dài trên đôi gò má khô khốc. Có những đêm, chị nằm nhìn lên trần phòng trọ, thở dài theo nhịp trôi của thời gian. Đói, khát, nhớ chồng, thương con và cơn bạo bệnh hành hạ, còn nỗi bất hạnh nào hơn với chị!.
Không có tiền nội trú, chị phải ở trọ tận Thủ Đức, ngoại ô của TPHCM và điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Cứ mỗi tuần, chị đều đặn lên tái khám theo chỉ định. Truyền đến toa hóa trị thứ 3, thuốc nóng làm tóc chị không còn sợi nào, đôi chân gầy gò bỗng nhiên đầy ghẻ lở. Đến nay, chị Dung đã vào toa thuốc thứ 6, mỗi toa hết 3 triệu đồng. Số tiền chạy bệnh của chị đến nay ngót nghét đã 100 triệu. Gần đến ngày mổ, cắt bỏ khối ung thư với số tiền lớn nhưng chị không biết xoay đâu ra, trong khi ở quê nhà, cả gia đình đang lâm vào cảnh khánh kiệt.
“Mấy hôm nay, bé út ở nhà bị bệnh. Nghe tin con đau mà lòng dạ cồn cào. Cháu bệnh nhưng lần nào điện vào cũng an ủi mẹ ráng chữa lành bệnh rồi về với con. Ai mà không ước mình khỏe mạnh. Em mong khỏe mạnh để gia đình sớm được đoàn tụ, được ôm những đứa con thơ vào lòng…. Mong mỏi bình dị ấy mà sao nghe xa xỉ với em quá…”, chị Dung khóc ròng.

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Chị Tô Thị Dung, địa chỉ nhà trọ: số 8B, đường số 13, khu phố 1, P.Linh Tây, Q.Thủ Đức, TPHCM.
ĐT: 01672.838.447
Số tài khoản: 6100.205.162.979, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Phòng giao dịch Linh Trung, Thủ Đức, TPHCM.
Hoặc cháu: Nguyễn Thị Thúy Hằng (con gái thứ nhì của chị Dung), học sinh lớp 7/2, trường THCS Quế An, Quế Sơn, Quảng Nam.​
 
N

Người Lái Đò

Guest
[h=2]3 đứa trẻ sống nhờ máu người khác[/h]
(Dân trí) - Tất cả 3 cháu đều mắc chung căn bệnh hiểm nghèo Thalassemia, phải truyền máu hàng tháng để duy trì sự sống. Bệnh tình hành hạ, gia cảnh khó khăn lại thiếu vắng tình thương cha, mẹ khiến bệnh tình các cháu càng nặng hơn.
An Bình mà chẳng bình an
Ông ngoại thương đặt cho cái tên An Bình với mong ước cuộc đời của cháu sẽ có được cuộc sống bình an và hạnh phúc. Thế nhưng, cuộc đời và số phận của cháu Nguyễn An Bình (9 tuổi) - học sinh lớp 3/5 trường Tiểu học Nhị Quí (Cai Lậy) đã phải gánh lấy nhiều bất hạnh.
Không được may mắn như các bạn đồng lứa tuổi, vừa được 2 tuổi An Bình đã mắc phải căn bệnh nan y hiểm nghèo Thalassemia (hay còn gọi là thiếu máu huyết tán). Năm nay An Bình đã học lớp 3 nhưng trông em giống một học sinh đang học mẫu giáo bởi cơ thể gầy guộc, lúc nào gương mặt cũng xanh xao, nhợt nhạt.
Mỗi ngày căn bệnh Thalassemia vắt kiệt dần sức khỏe của An Bình. Không cam tâm nhìn bé vật vã với căn bệnh hiểm nghèo, 6 năm nay hàng tháng chị Nguyễn Thị Thúy Quyên - mẹ An Bình đều đặn đưa em đến BV Nhi Đồng I TP. Hồ Chí Minh truyền máu định kì. Mặc dù có BHYT hỗ trợ nhưng mỗi tháng chị Quyên cũng phải tốn 700.000 đồng, số tiền quá lớn so với thu nhập bấp bênh từ việc chạy chợ bán kẹp tóc dạo của chị Quyên.
be-an-Binh_13143.JPG

Chị Quyên - mẹ bé An Bình chỉ cho chúng tôi xem vết bỏng hồi 4 tuổi của bé An Bình


Nhìn An Bình nhỏ bé ngồi lọt thỏm giữa bạn bè xung quanh, chúng tôi thấy chạnh lòng và càng xót xa hơn nữa khi nghe mẹ An Bình kể về câu chuyện đau lòng khi An Bình được 4 tuổi em bị té vào nồi nước sôi, bị bỏng đến 50% diện tích cơ thể. Tai nạn để lại trên cơ thể em nhiều vết thương đau đớn, từ cánh tay phải của Bình đến bẹn bị rút gân, co quắp khó hoạt động.
Hiện tại, hai mẹ con của An Bình đang ở nhờ vào nhà của bà ngoại là bà Đinh Thị Hà ngụ ấp Quí Phước, huyện Cai Lậy, (Tiền Giang). Gia cảnh bà ngoại chẳng khá gì hơn, nhà có một công đất trồng nhãn, thu nhập từ đây đủ để mua gạo, mắm muối hàng ngày. Nhưng hai năm qua, nhãn bị dịch bệnh chổi rồng nên chết hết nên nguồn sống của gia đình bị cắt, chỉ trông chờ vào việc lột nhãn thuê bữa có bữa không.
Khi hỏi về cha của An Bình, bà Hà cho biết cha bé ở tận miệt Cần Thơ, lúc ấy không biết hai vợ chồng có chuyện gì nên khi sinh bé An Bình ra cha của nó bỏ đi luôn. Mấy năm gần đây, thỉnh thoảng cha bé An Bình có về thăm nhưng rồi đi ngay nên chị Quyên có chồng cũng như không!
Cô Nguyễn Thị Ánh - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Nhị Quí đích thân đưa chúng tôi đến nhà mẹ con chị Quyên thăm hỏi và mong rằng qua báo Dân trí các nhà hảo tâm kịp thời giúp đỡ để bé An Bình kéo dài thêm sự sống và biết đâu bệnh tình cháu có cơ hội được chữa khỏi.
Như Ý nhưng đời lắm gian truân
Thoáng thấy căn nhà của anh Lê Văn Dững ở ấp 1, xã Phú An, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) chúng tôi cứ lầm tưởng đó là một cái kho hơn là nơi trú ngụ hàng ngày của ba cha con anh Dững. Bên cạnh cái nghèo của gia đình, anh Dững còn phải tất bật chạy chữa cho đứa con gái lớn đang bị ung thư máu là bé Lê Thị Như Ý mới được 6 tuổi.
Năm 1999, anh Dững lập gia đình với chị Lê Thị Kim Phượng. Ngày vợ chồng anh ra riêng hai bên cho được cái nền nhà nhỏ, ngoài ra không có vốn liếng gì cả, hàng xóm phải hỗ trợ cây, lá để làm nhà. Hai vợ chồng từ đó làm thuê đủ mọi nghề kiếm sống và lần lượt hai đứa con cũng ra đời. Tưởng đâu hạnh phúc sẽ bắt đầu nào ngờ, khi lên 6 tuổi cháu lớn Lê Thị Như Ý phát hiện bị bệnh ung thư máu.
Để có tiền chạy chữa cho con, anh Dững phải bán hết tài sản đưa lên Sài Gòn chữa trị nhưng bệnh tình không sao chữa khỏi chỉ kéo dài sự sống cho bé Như Ý bằng cách truyền máu hàng tháng. Nỗi đau chưa dứt thì nỗi khổ tâm lại đến, cách đây 3 năm, vợ anh Dững lặng lẽ bỏ đi để lại 2 đứa con thơ dại cho anh Dững nuôi. Từ đó, anh Dững làm thuê cật lực với đủ mọi nghề để chạy gạo, chạy tiền thuốc cho bé Như Ý.


be-Nhu-Y_08a78.JPG

Chúng tôi không ngờ rằng căn nhà dột nát này là nơi ở của ba cha con anh Dững


Khó khăn nhất là đến ngày đưa cháu Như Ý lên thành phố Hồ Chí Minh truyền máu, mỗi lần như vậy dù tiết kiệm mọi thứ nhưng tốn mất 1 triệu đồng. Nhìn căn nhà nơi 3 cha con anh Dững ở chúng tôi không khỏi mủi lòng: cột, kèo hư mục, mái che dột nát trông thấy trời xanh, vách lá rệu rã mà không tiền sửa chữa. Gần đây, mỗi đêm dông gió, mưa bão, ba cha con phải đùm túm sang bên nội gần đó trú ẩn vì sợ căn nhà sẽ sập bất cứ lúc nào. Bà Nguyễn Thị Lắm – bà nội cháu Như Ý rưng rưng nước mắt cho biết: “Thấy cháu bệnh cứ than mệt mỏi, đau nhức tui cầm lòng không đành, tôi bảo cháu nên nghỉ học để an toàn. Lập tức cháu khóc lóc xin được tiếp tục đi học, không muốn nghỉ dù chỉ một ngày, nghe mà xót xa”.
Nói về hoàn cảnh của cha con anh Dững, Ông Võ Văn Hải, Phó Chủ tịch Ủy Ban Nhân dân Xã Phú An xác nhận hoàn cảnh của anh Dững thật khó khăn, nhà rất nghèo, con lại bị bệnh hiểm nghèo kính nhờ quí báo tạo điều kiện giúp đỡ cho cha con anh Dững.
10 năm mang căn bệnh thiếu máu
Không được may mắn như các bạn đồng lứa tuổi, em Nguyễn Thị Ngọc Dung (sinh 1999) - học sinh lớp 6A4 trường THCS Long Trung nhà ở ấp Mỹ Thạnh A, xã Long Tiên, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) đã phải gánh lấy nhiều bất hạnh. Mới 2 tuổi em đã mắc phải căn bệnh hiểm nghèo Thalassemia - còn gọi là căn bệnh thiếu máu huyết tán.
Từ khi phát bệnh Ngọc Dung luôn thấy mệt mỏi, chóng mặt, xương khớp đau nhức, vàng da… Dù biết bệnh tình của con là không chữa khỏi nhưng suốt 10 năm nay anh Nguyễn Văn Thương - cha của Ngọc Dung kiên trì đưa Dung lên Sài Gòn truyền máu nhằm duy trì sự sống cho Ngọc Dung.
be-Ngoc-Dung_ef311.JPG

Sức khỏe bé Ngọc Dung mỗi ngày một suy kiệt đang rất cần sự giúp đỡ của cộng đồng


Qua tìm hiểu chúng tôi được biết nhà của Dung rất nghèo, không có ruộng đất để canh tác. Cha của em phải đi bốc vác gạch, đá cho các ghe chở vật liệu xây dựng, mỗi ngày được 80.000 đồng (nhưng thu nhập không ổn định). Gia đình khó khăn đã vậy mẹ của Dung còn bỏ đi, gánh nặng đổ hết lên vai anh Thương.
Cảnh “gà trống nuôi con” thật khó và càng vất vả hơn khi cháu Dung bị mắc bệnh hiểm nghèo. Anh Thương tâm sự: “Dù sức khỏe không tốt như bạn bè nhưng cháu Dung rất ham học. Có những lúc gia đình rơi vào cảnh khốn khó tui định cho cháu nghỉ học nhưng tui không đành lòng. Mấy năm nay tui làm quá sức, thường xuyên ngã bệnh, cuộc sống gia đình càng khó khăn, túng bẫn. Tui lo nhất là tháng tới không biết lấy tiền đâu để truyền máu cho cháu Dung!”.
Theo cô Phương – một giáo viên gần nhà cháu Dung cho biết gần đây sức khỏe của Dung rất yếu, thời gian tiếp máu của Dung càng ngắn hơn. Qua báo Dân trí cô Phương và bà con trong xã Long Tiên rất mong các nhà hảo tâm kịp thời tiếp sức cho cháu Ngọc Dung để cô học trò nhỏ này có cơ hội được sống và thực hiện được ước mơ trở thành một cô giáo trường làng, dạy học cho các em nhỏ trong xóm.

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Gia đình bé An Bình: Chị Nguyễn Thị Thúy Quyên ở Ấp Quí Phước, Nhị Quí, Cai Lậy, Tiền Giang. (hoặc ĐT cho cô Phương: 0982945494).
- Gia đình Bé Như Ý: Anh Lê Văn Dững, ấp 1, xã Phú An, Cai lậy, Tiền Giang. (hoặc ĐT cho cô Phương: 0982945494).
- Gia đình bé Ngọc Dung: Em Nguyễn Thị Ngọc Dung - HS lớp 6A4 trường THCS Long Trung- Cai Lậy. Số ĐT: 0974864244 (gặp anh Thương)​
 
N

Người Lái Đò

Guest
[h=2]
icon9.png
Thương cảnh bà cháu côi cút chạy ăn từng bữa[/h]
(Dân trí) - “Bà ơi, cháu hết vở rồi, bà mua cho cháu mấy quyển mới đi bà”. Nghe cháu hỏi bà cứ lật đi lật lại túi áo mà lần lần đếm đếm vài nghìn lẻ còn lại. Mấy chục bạc đi cấy thuê cho người ta đã tiêu hết rồi...
Bà quay ra nhìn đứa cháu - ánh mắt nhăn nheo già nua đến tội nghiệp. Vở viết của Vy và Quý mua từ đầu năm học đến giờ đã đến lúc hết rồi mà bà thì không xoay đâu ra tiền để mua. Mấy hôm trời lạnh chân tay đau nhức liên tục không đi cấy thuê tiếp được thành ra lại chẳng có đồng nào trong túi cả. Nhìn ra ngoài vườn mấy con gà nuôi được cũng đã bán sạch chỉ còn mỗi chiếc chuồng trống không đang hứng chịu từng cơn gió lạnh. Trong nhà thì chẳng có thứ gì đáng giá vài chục nghìn nên cũng không thể bán. Tủi phận bà nhìn lên bàn thờ con gái mà những giọt nước mắt cạn kiệt hiếm hoi cũng bắt đầu nhỏ xuống mặn đắng.
Bà tên Trương Thị Tông (còn gọi là bà Minh –Xóm 1, xã Gia Hưng, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình). Con đường đất đỏ dốc ngoằn ngoèo dẫn chúng tôi đến căn nhà tuềnh toàng nằm sâu trong ngõ vắng. Cái yên ắng của làng quê đương vào vụ cấy càng khiến những người đến nơi đây có cảm giác hiu quạnh bởi những lùm cây cỏ dại và ngôi nhà sơ sài đến tạm bợ. Một vài cơn gió rít lên khe khẽ bứt nhẹ những chiếc lá rơi vào không trung thăm thẳm - Tất cả như mang đậm đặc nét hoang sơ và nỗi buồn ám ảnh.


107_a6697.jpg


Cuộc sống vất vả vì phải chạy ăn từng bữa nhưng bà vẫn cố gắng để các cháu không thất học



Nói chuyện với chúng tôi thỉnh thoảng bà nở một nụ cười dẫu rằng nó gượng gạo và chất chứa tâm trạng nhiều lắm. Bắt đầu câu chuyện, chúng tôi nghe cái giọng buồn buồn run rẩy không biết bởi vì lạnh hay vì những đớn đau còn chưa kịp nguôi ngoai trong cuộc đời của bà … “Mẹ bọn nhỏ qua đời cũng gần 3 năm rồi vì bệnh ung thư vú nhưng đến tận bây giờ tôi vẫn có cảm giác con vẫn còn bởi nhìn đâu tôi cũng như đang thấy nó”. Vừa dứt lời, giọng của bà như nghẹn lại, đôi bàn tay lủng củng những đốt xương đan chặt vào nhau như tìm một chỗ bấu víu để không bật khóc.

Cuộc đời của người bà cũng nhiều lắm những nỗi đau nên dường như nước mắt đã không còn để chảy tiếp được nữa. Ngày tiễn con gái Vũ Thị Vân đi lấy chồng bà có ngờ đâu chỉ sau một thời gian ngắn liền đó lại phải dang rộng cửa để cưu mang cả con cả cháu bởi con rể bị điên và lên cơn đánh đuổi. Sợ con nhỏ đáng thương phải chịu đòn roi của bố nhưng chị vẫn nuôi hi vọng có ngày anh khỏi bệnh và trở về tu chí làm ăn nên gửi anh đi trại chữa bệnh.

Nhưng trời không chiều lòng người … Chị ham lam ham làm để chờ chồng về nhưng cuối cùng nhận được giấy thông báo anh đã hoàn toàn mất tích không khác gì tin báo tử. Đau đớn, xấu hổ nhưng điều đó cũng không làm chị gục ngã bởi còn đó hai đứa con thơ cần lắm bàn tay mẹ chăm sóc. Sớm tối lên rừng kiếm củi, đến mùa lại đi cấy gặt thuê hay gánh gạch cho người ta chị đều không quản chỉ mong rằng có đủ tiền mua cái ăn cho con và chăm sóc mẹ già.

ba-minh_6de65.jpg


Tuổi đã cao nhưng đến mùa bà vẫn đi cấy thuê cho người ta kiếm tiền mua sách vở cho hai cháu



Bất ngờ tai họa lại ập xuống khi chị phát hiện mình bị ung thư vú giai đoạn cuối. Cái chết khiến chị sợ bởi sẽ chẳng có ai để chăm sóc hai con và mẹ già nên cũng đã gắng gượng nén chịu nỗi đau đến cùng. Thế nhưng căn bệnh quái ác không để chị yên - những ngày dài hành hạ chị trong đau đớn, kiệt quệ để rồi đẩy chị ra đi mãi mãi.

Nhớ lại giây phút trước lúc chị Vân đi, cô Nguyễn Thị Thoa (Bí thư thôn I- xã Gia Hưng) tâm sự: “Em nó biết là không thể sống tiếp được nên trước lúc đi dù đau đớn thế vẫn gượng dậy gấp quần áo gọn gàng cho 3 bà cháu và nhờ xóm làng đỡ đần những lúc mẹ hay hai con ốm đau. Lúc nào nó cũng thế, đến chết rồi vẫn trăn trở không yên lòng vì mẹ già, con thơ”. Nói xong cô Thoa khóc – những giọt nước mắt của sự bất lực bởi trên cái xóm nghèo ven núi này ai cũng cảnh ruộng đồng thiếu thốn như nhau nên không giúp gì được cho 3 bà cháu…

108_541ce.jpg


Bà đã già yếu nên hàng ngày đi học về Vy thường chăm sóc cho em

Trong nhà bé Vy đã thôi không còn hỏi bà tiền mua sách bởi em sợ lắm một lần nữa lại thấy bà khóc. Xa xa tiếng í ới gọi nhau đi học của chúng bạn như giục giã khiến đôi chân em cuống cuồng vừa chạy đi vừa gạt nước mắt.

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Bà Trương Thị Tông (còn gọi là bà Minh , xóm I, xã Gia Hưng, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình)
Số ĐT: 0303649023 (Số ĐT của ông Lựu - hàng xóm của bà Tông)​
 

hugo123456

Tư vấn viên
hic , mỗi người mỗi cảnh , nhưng nhìn như vầy thì thật không dám nhìn và đọc vì sợ rơi nứoc mắt
 
N

Người Lái Đò

Guest
[h=2]Mẹ đớn đau vì hai con bị ung thư[/h]
Ngoái nhìn, thằng anh đang loay hoay với ống truyền chị không nỡ bỏ đi nhưng vẫn phải gạt nước mắt để chạy thật nhanh xuống tầng dưới với thằng em đang lên cơn đau. Nỗi bất hạnh chất chồng khiến người phụ nữ này như chết lặng bởi cả hai con bị ung thư cùng một lúc
Chị lại chạy - cái dáng gầy mòn tất tả liêu xiêu theo bóng nắng hằn in trên vách tường bệnh viện khiến các bác sĩ và những bệnh nhân khác cũng thấy nao lòng. 4 tháng - quãng thời gian không dài đối với một con người nhưng bấy nhiêu đó thôi cũng đủ để bào mòn và giết chết trái tim người mẹ đáng thương, tội nghiệp này. Vẻn vẹn 4 tháng– ông trời có quá bất công không khi để chị phải chứng kiến cảnh hai đứa con lần lượt phát hiện ung thư vòm họng để rồi cùng phải điều trị trong khoa Nhi của bệnh viện K – Tam Hiệp
Tôi gặp chị - người phụ nữ đáng thương tên Lộc Thị Điệp (thôn Nà Khưa – xã Chi Lăng- huyện Tràng Định – tỉnh Lạng Sơn) đi chăm con mà chẳng khác gì như người ta “chạy sô” bởi cùng một lúc hai đứa mang bệnh lại nằm ở hai phòng khác nhau. Câu chuyện vội vã, đứt quãng có đoạn phải hỏi đi hỏi lại người nghe mới hiểu bởi chị là người dân tộc Nùng nên tiếng Kinh không được sõi lắm nhưng vẫn đầy ứ sự sợ hãi, xót xa. “Thằng anh là Lăng Văn Liêm bị trước, cho xuống huyện, tỉnh rồi các bác sĩ nói phải đi Hà Nội chữa. Nhà phải vay mấy chục triệu rồi …giờ lại đến thằng em cũng bị thế” – chị tâm sự


bn-k-1_e8438.jpg


Con trai đầu Lăng Thành Liêm nhập viện đã 4 tháng và đang phải điều trị xạ tại khoa Nhi Bệnh viện K Tam Hiệp


Bác sĩ Phạm Thị Việt Hương (khoa Nhi – bệnh viện K Tam Hiệp) cho biết, bệnh nhân Lăng Thành Liêm nhập viện 4 tháng nay từ tuyến dưới chuyển lên. Em bị ung thư vòm họng, đã trải qua mổ sinh thiết và đang phải điều trị tia xạ phối hợp. Còn em trai là Lăng Văn Nhật cũng bị bệnh tương tự như anh và cũng nhập viện sau anh không lâu, hiện tại Nhật cũng sắp phải tia xạ.
Với những bệnh nhân ở đây, cái tên “ung thư” không khác gì một án tử hình nên cũng có lúc chán nản, buông xuôi nhưng đối với chị không biết vì trình độ nhận thức còn ít hay lưỡi hái tử thần kia không thể lớn bằng tấm lòng người mẹ yêu con nên chị hi vọng và tin tưởng nhiều lắm: “Các bác sĩ cũng động viên nhiều, nói cố gắng chăm sóc con. Tôi không có tiền đâu nhưng mà chỉ cần con sống là về nhà lại có thể làm ra để trả nợ, bây giờ chỉ cần biết phải vay tiền chữa cho hai đứa thôi” – Chị kể bằng cái giọng thật thà chân chất khiến tôi cũng có cảm giác khóe mắt mình cay cay. Cái nghèo xưa nay vẫn khiến người ta lùi bước, ngậm ngùi và cam chịu nhưng với người phụ nữ này dường như nó không hề hấn gì bởi quyết tâm chữa bệnh cho con của chị quá lớn.


bnk2_e6e0f.jpg


Con trai thứ hai Lăng Văn Thành mắc bệnh tương tự như anh và vừa trải qua mổ sinh thiết


Nói chuyện với Nhật – những người có mặt được biết thêm: “Hôm đi viện, mẹ chạy đi cả bản mà không vay được ai, may mà trong nhà cháu còn có 2 bì lúa để dành ăn nên mẹ bán nốt để lấy tiền mấy mẹ con bắt xe xuống Hà Nội. Ở nhà bố bị cụt một tay từ ngày xưa nên cũng không làm được việc gì nặng cả, đi viện cũng chỉ một mình mẹ lo hai anh em. Đêm nào mẹ cũng giấu hai anh em cháu ra hành lang đứng khóc một mình, có những hôm khóc đến sáng luôn”
Hoàn cảnh đáng thương của chị Điệp còn được hộ lí Lê Thị Lan chia sẻ thêm: “Chúng tôi thương lắm nên vẫn mang quần áo cho mặc và phát phiếu ăn hàng ngày. Chị hiền lành, mộc mạc và đặc biệt không bao giờ khóc trước mặt con – đó là điều tôi cứ nhớ mãi và cũng không ít những trăn trở”

bnk3_0eaad.jpg


"Dù thế nào tôi cũng phải chữa bệnh cho hai anh em chúng nó"


Nhìn ra ngoài, chị lại đang đứng nép mình một chỗ mà ngước về phía xa nơi có mái nhà thấp nhỏ ven theo triền núi, ở đó có người chồng cụt một tay đang ngóng 3 mẹ con trở về. Bất chợt chị khóc – là nước mắt đang rơi hay những đắng cay, xa xót lại bủa vây, bám chặt để bật thành những tiếng sụt sùi không ngớt. Và trong sâu thẳm đôi mắt đầy những vết chân chim kia là những nỗi niềm dấu kín “Cả đời mẹ chỉ có hai con là sự sống thôi, cầu xin ông trời rủ lòng thương cho chúng khỏi bệnh”


Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Chị Lộc Thị Điệp (thôn Nà Khưa - xã Chi Lăng - huyện Tràng Định - tỉnh Lạng Sơn)
ĐT: 01697.290.094​
 
Bên trên