Nhân Học

TDH

Thành viên chính thức
LỜI NÓI ĐẦU

Tìm hiểu, nghiên cứu về con người là một vấn đề được đặt ra từ thời xa xưa. Ngay từ khi bắt đầu có ý thức nhận biết thế giới, con người đã băn khoăn muốn tìm hiểu về chính mình và đồng loại.

Tục ngữ có câu: Trông mặt mà bắt hình dong... đây là một tổng kết, một sự đúc rút kinh nghiệm to lớn của con người từ bao đời rằng: người ta có thể thông qua một số tiêu chí bộc lộ bên ngoài để dự đoán bản chất bên trong. Do đó khi nghiên cứu về văn hoá nhân học, chúng ta không thể không chú ý tới vấn đề này.

Ngày nay, khi khoa học dự báo, dự đoán ngày càng tỏ rõ ưu thế của nó, đặc biệt trong kỷ nguyên phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật với các phát minh vật chất, thì việc dự báo, dự đoán lại là một vấn đề cần thiết trong sự phát triển của xã hội và tiến trình đi lên của nhân loại, bởi dự báo là cái nói cho ta biết trước “cái gì”, “vì sao” thì chính nó cũng sẽ nói cho ta biết “như thế nào” và “nên làm thế nào”.

Tuy nhiên ai cũng biết dự báo chỉ là dự báo, có nghĩa là có quyền sai sót, Hay nói cách khác, nó không bắt buộc ai đó phải nhất nhất tin vào mọi dự báo. Hệt như dự báo thời tiết giúp con người lường trước thời tiết để hoạch định mọi việc cho thích hợp, nhưng ngay cả với những tính toán chính xác, có sự giúp đỡ đắc lực của các loại máy móc tinh vi, thì người ta vẫn dành cho nó có quyền được sai... Cũng như vậy, một sự xác định về diễn biến nội tâm, bản chất cua con người mà chỉ dự đoán qua nét mặt, hành vi, cử chỉ, nụ cười... thì chắc chắn là không thể tránh khỏi sai sót đáng tiếc. Bởi vậy, cuốn Nhân học, xuất phát từ quan điểm nghiên cứu con người và cuộc đời trong mối quan hệ tổng hợp và toàn diện sẽ giúp cho chúng ta xem xét các giá trị tinh thần đã đúc kết trong quá khứ để nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc và phát triển. Dường như ở đây đã có sự gặp gỡ giữa kinh nghiệm và chân lý là: Thông qua một số tiêu chí biểu hiện bên ngoài để nắm được diễn biến bên trong, đúng như một trong những cặp phạm trù triết học của C.Mác về mối liên hệ giữa hình thức và nội dung. Và trong thực tế cuộc sống, một số loại hình nghệ thuật sân khấu, điện ảnh đã vận dụng điều này triệt để hơn bao giờ hết qua tính chất ước lệ trong tuồng, chèo... thể hiện các nhân vật thiện - ác, quân tử - tiểu nhân, gian thần - chính trực,... Cũng chính vì lẽ này mà quyển Nhân học nên được xem là một cuốn sách tổng kết về kinh nghiệm dự báo, nhằm giúp cho người đọc có thêm một tài liệu tham khảo về vốn sống về thái độ ứng xử... khi giao tiếp trong công việc, trong cuộc sống đời thường...
 

TDH

Thành viên chính thức
Chương I
NHẬN BIẾT NGƯỜI

HÀM NGHĨA TÂM LÝ CỦA NHÃN THẦN

Con mắt không những là cơ quan quan trọng của cơ thể mà còn là “cửa sổ của tâm hồn”. Nó phản ánh một cách đầy đủ, sinh động thế giới nội tâm của con người. Cho dù trong hiện thực cuộc sống hay trong tác phẩm nghệ thuật, người ta đều quan tâm và miêu tả rất nhiều về con mắt. Đó là vì “con mắt nói thật nhiều hơn miệng”. Hoạ sĩ danh tiếng Cô Khải đời Đông Tấn khi vẽ nhân vật của mình rất chú ý đến vẽ mắt, đặc biệt là sự thể hiện nhãn thần. Trong cuốn sách Thế thuyết tân ngữ - Xảo nghệ từng viết: “Vẽ người nhiều năm vẫn chưa vẽ được mắt”. Theo cách nói của Cố Khải thì vẽ chân tay giống bao nhiêu cũng không liên quan đến vẽ truyền thần lắm, vẽ được nhãn thần mới là điều quan trọng. Đó là điều mọi người đều biết: “Vẽ truyền thần khó nhất là vẽ mắt”.

Nhãn thần là nguồn thông tin quan trọng trong giao tiếp giữa con người với nhau. Nhãn thần không những biểu đạt được những sắc thái tình cảm khác nhau của con người, như tình thân ái hay thù địch, hạnh phúc hay đau khổ, lo sợ hay vui mừng mà còn có thể cảm thông nhau. Trong giao tiếp, thông qua ánh mắt của đối phương mà có thế khai phá được thế giới nội tâm, đạt được mục đích biết và hiểu nhau.

Mạnh Tử từng nói: "Cái quan trọng ở con người là đồng tử. Đồng tử không thể che giấu được cái ác. Lòng ngay thẳng thì đồng tử sáng, lòng gian dối thì đồng tử tối". Nghe người ta nói, đồng thời nhìn vào đồng tử thì sẽ biết được nội tâm người đó. Lịch sử từng có câu chuyện như sau: Năm Hồng Vũ thứ 25, người ta bắt được bảy tên cướp. Hoàng thái tôn Chu Doãn Văn sau khi xem kỹ con mắt nói: trong đó có một người không phải là giặc cướp. Chu Nguyên Chương không hiểu vì sao lại thế. Sau khi lấy khẩu cung, quả nhiên có một người không phải là giặc cướp. Lúc đồ Chu Doãn Văn mới nói: "Người đó thần mắt rất sáng, bọn cướp không thể có con mắt như thế được". Ở đây ta không bàn đến dùng phương pháp quan sát mắt để phá án sẽ chính xác đến đâu, nhưng chắc chắn nếu quan sát đồng tử thì đại thể cũng phán đoán ra ai chính, ai tà, ai mạnh, ai yếu, người thật hay người giả.

Trong giao tiếp thường ngày, nếu chúng ta ứng dụng nguyên tắc của Mạnh Tử thì chắc chắn sẽ phát hiện được: đối phương nghĩ gì trong lòng đều biểu hiện ra ánh mắt một cách trung thực. Cho dù người đó đang che giấu một điều gì không tốt thì con mắt của anh ta cũng sẽ lộ ra. Người nói dối thì thần mắt mờ tối. Nếu bỏ qua không chú ý đến thần mắt thì khó mà có thể hiểu được thế giới nội tâm của đối phương.

Ngày xưa Trung Quốc có mười phương pháp để phân biệt nhãn thần:

Thứ nhất gọi là thần tàng: Thần tàng là chỉ thần mắt giấu ồ bên trong, nói chung không lộ ra. Chỉ lúc người đó đắm trong yên tĩnh thì ánh mắt mới lóe lên rất sáng. Loại ánh mắt sáng như ngọc này khiến cho người khác cảm thấy yên tâm, tin tưởng người đó. Đó là loại nhãn thần tốt nhất. Người có con mắt như thế là người có năng lực dồi dào, dễ thành đại nghiệp.

Thử hai gọi là thần lộ: Thần lộ là chỉ người không giấu nổi thần mắt. Nói một cách cụ thể là mắt lồi ra, không tức cũng giống như bực tức, cho dù ánh mắt không như thế nhưng dáng vẻ giống như thế. Không những ánh mắt lộ ra sắc thái bực tức mà từ tinh thần cho đến hành vi cũng lộ ra vẻ như bực tức. Giống như con hổ đang rình mồi, mắt giương tròn lên, hồi lâu vẫn không quay đầu lại. Người có ánh mắt như thế tuy có thể giàu có, nhưng là người gian giảo.

Thứ ba gọi là thần tĩnh: Chữ "tĩnh" ở đây chỉ ánh mắt tĩnh lặng như ánh trăng mùa thu. Nhìn vào khiến người ta có cảm giác điềm tĩnh, nhìn kỹ vẫn thấy rất yên tĩnh. Hơn nữa cho dù mình nhìn họ bao lâu, họ cũng tỏ ra rất bình thường, thư thái. Người xưa nói đó là nhãn thần nhân từ, yên bình, quý giá.

Thử tư gọi là thần cấp: Chữ "cấp" ở đây là chỉ mắt thường động, hành vi cũng động. Con mắt thường đảo luôn giống như mắt khỉ. Người xưa nói: "Nếu mắt tròn, sâu, ánh mắt sáng động thì có thể thành tài. Nếu thần khí gấp, nói nhanh, đi nhanh, ăn uống nhanh, dễ vui, dễ buồn thì người đó sớm phát đạt, nhưng cũng dễ gặp nguy hiểm đến tính mạng". Đó không phải là nhãn thần tốt.

Thứ năm gọi là thần uy: Người tuy không phát tức nhưng lộ vẻ uy nghiêm, con mắt vừa dài vừa to, tuy mở hay nhắm nhưng mắt vẫn có khí thế. Khi gặp việc vui mừng lông mày vẫn không mềm, khi gặp việc bực bội cũng không cứng đơ ra. Người như thế dễ có thần uy đối với người khác, khiến cho người ta thấy sợ. Người có nhãn thần như thế hoặc là người xấu, hoặc là người xuất chúng.

Thứ sáu gọi là thần hôn: Chữ "hôn" ở đây là chỉ mắt tuy mở ra nhưng ánh mắt mơ màng, lơ đễnh, nét mặt không rõ ràng. Mắt béo bệch và hơi phù. Người có ánh mắt như thế chứng tỏ sẽ nghèo khổ, hèn kém, làm việc gì cung không thành, kết quả chẳng ra sao.

Thử bảy gọi là thần hòa: Ánh mắt yên tĩnh, hài hòa, sáng một cách tự nhiên. Người như thế hiền và điềm đạm, không vui cũng có nét mặt như vui, lúc tức giận chỉ hơi có sắc tức giận, song nói chung sắc thái phần nhiều là tươi vui. Từ xa nhìn anh ta đã cảm thấy có hòa khí. Người có ánh mắt như thế thì tấm lòng rộng rãi, không hay đố kỵ, ít thiên kiến đối với người khác.

Thứ tám mọi là thần "kinh": Chữ "kinh" là chỉ thần khí nhu nhược giống như hốt hoảng, sắc mặt thường thay đổi, mơ màng không sáng sủa, giống như người bị mất cắp, tâm thần bất định, mắt đảo luôn, miệng thường lẩm bẩm, đứng ngồi và ăn uống thường tỏ ra e sợ. Người có thần mắt như thế làm việc gì cũng không kiên quyết đến cùng.

Thứ chín gọi là thần say: Ánh mắt giống như người say rượu, tròng mắt chuyển động chậm chạp như người ốm lâu không khỏi, lờ đờ không tỉnh, mắt trừng lên, thần khí hôn mê. Người có nhãn thần như thế thường ngu muội, kém linh hoạt, dễ bị người khác lừa gạt.

Thứ mười gọi là thần thoát: Là chỉ vừa thấy có ánh mắt nhưng rất nhanh lại như không có, giống như người nộm làm bằng gỗ hoặc bằng đất. Mặc dù người đó vẫn ngồi ăn cơm, uống trà bình thường nhưng chẳng có thần khí gì. Đang nói chuyện với nhau nhưng anh ta lại chú ý đi đâu hoặc quay mình sang phía khác. Loại người như thế gọi là cái "xác biết đi", Người có nhãn thần này lâu nhất không quá một năm sẽ phát cuồng hoặc ốm chết.

Ở đây ta không đi sâu phân tích cách nói thiếu tính khoa học này của người xưa, nhưng tối thiểu, cách nói đó cũng chứng tỏ vai trò của nhãn thần từ xa xưa đã rất được con người chú ý.

Vậy thì nhãn thần trong giao tiếp và đàm phán có những hàm nghĩa tâm lý cụ thế gì? Chúng ta làm sao qua nhãn thần của đối phương để hiểu và nắm bắt được thế giới nội tâm của họ?

Thông qua sự phân tích dưới đây mong sẽ giúp độc giả có được sự hiểu biết cụ thể hơn.
 

TDH

Thành viên chính thức
Nhìn chằm chằm

Nói chung khi giao tiếp, thời gian nhìn cố định vào một cái gì đó quá 5 giây thì gọi là nhìn chằm chằm. Nhìn chằm chằm thường có ý đối địch mà người khác không dễ phát hiện. Vì vậy nhiều người thường né tránh khỏi ánh mắt này để tỏ sự rút lui, nhường nhịn. Nhìn chằm chằm có lúc còn muốn biểu thị sự cầu giúp. Trong một số trường hợp, nhìn chằm chằm thực ra không có nghĩa là nhìn cố định, mà là đang quan sát sự hoạt động ánh mắt của đối phương.

Trong đàm phán thường ít người sử dụng ánh mắt này. Nếu thấy đối phương sử dụng phương thức giao tiếp này với mình thì cách nhìn đó biểu thị những hàm nghĩa tâm lý dưới đây:

Tự mình khép kín: Khi mắt của đối phương nhìn chằm chằm vào một điểm nào đó và ánh mắt hầu như bất động, hơn nữa các cơ mặt cứng đơ, không có biểu cảm, giống như ta thường, nói "mặt thớt" hoặc "mặt phẳng như con bài" đồng thời không có phản ứng gì với mọi việc chung quanh thì đừng cho rằng họ không có phản ứng gì, mà thực chất là họ nghe thấy hết, chẳng qua họ đóng kín mọi cảm giác mà thôi.

Biểu hiện mình: Nếu trong đàm phán gặp gỡ lần đầu mà đối phương thích nhìn chằm chằm vào mắt bạn, đồng thời vẫn cười nói một cách tự nhiên thì chứng tỏ anh ta đang có điều gì đó giấu bạn, đồng thời anh ta cảm thấy thấy mình đang ở thế mạnh. Khi anh ta dùng ánh mắt này để giao tiếp thì tức là anh ta cố ý tìm kiếm ở bạn, suy đoán trạng thái tâm lý của bạn.

Tự vệ mình: Nếu đối phương nhìn chằm chằm lâu vào bạn, đồng thời không né tránh ánh mắt của bạn là đối phương có ý đồ muốn tạo thành một vòng bảo vệ mình, chống lại sự tấn công của bạn. Anh ta lo sợ bạn tấn công làm tổn hại anh ta, cho dù bạn rất thành tâm cũng không thể giải trừ được tâm lý lo sợ đó. Khi tiếp xúc với người như thế phải hết sức chú ý đến hành vi của mình, không nên bộc lộ nhược điểm một cách khinh suất, vì như thế rất dễ làm cho đối phương khinh thường. Đồng thời bạn cũng không nên hy vọng một lần gặp là thành bạn ngay, hay một lần gặp là xong việc.

Có ẩn ý: Nếu trong đàm phán buôn bán, ánh mắt của đối phương không nhìn vào bạn mà lại nhìn chằm chằm vào một điểm nào đó, điều ấy hoàn toàn chứng tỏ anh ta đang có ý khác, hoặc trong đàm phán đang cố giấu một ý gì không muốn cho bạn biết. Cho nên phải kịp thời ngừng đàm phán hoặc hợp tác để tiến hành những điều tra cần thiết, nếu không sẽ bị mắc lừa.

Có ý muốn tiếp xúc: Nếu đối phương trong khi nói mà nhìn vào bạn thì chứng tỏ anh ta có cảm tình hoặc muốn gần bạn, anh ta có ý tiếp tục giao tiếp với bạn. Nếu lâu lâu anh ta lại nhìn chằm chằm vào bạn và không muốn dời ánh mắt đi thì rất có thể anh ta đang muốn tâm sự với bạn. Ở đây cần chú ý: Nếu ánh mắt này xuất hiện ở phái nữ thì có khả năng cô ta không muốn đem việc riêng của mình nói cho bạn biết.

Đầy ác ý: Có lúc nhìn chằm chằm là biểu thị đầy ác ý. Đó là một trong những nguyên nhân nhiều người muốn né tránh ánh mắt này. Nếu bạn biết kết hợp với những biểu hiện khác của đối phương thì rất dễ phát hiện ra ý đồ mà đối phương đang muốn giấu.

Tìm nhược điểm: Trong giao tiếp, nhìn chằm chằm còn thể hiện sắc thái "trinh sát". Trong đàm phán buôn bán, một bên nhìn chằm chằm vào bên kia là muốn dò tìm tâm lý của đối phương, hay để tìm nhược điểm trong câu nói của đối phương, từ đó mong tìm ra đột phá khẩu tốt nhất để tiến công trở lại. Ánh mắt của những người lấy khẩu cung thường nhìn chằm chằm vào một điểm nào đó để tăng áp lực tâm lý cho đối phương, từ đó mà đánh gục phòng tuyến tâm lý chống đỡ của đối phương. Đó cũng là một trong những nguyên nhân mà người đời cảm thấy không thoải mái đối với cách nhìn này.
 

TDH

Thành viên chính thức
Nhìn đảo mắt

Nhìn đảo mắt là chỉ ánh mắt di động luôn, như người ta thường nói, tròng mắt không ngừng chuyển động. Ánh mắt này thường gây ra cảm giác không thoải mái một chút nào, dễ làm cho người ta muốn che giấu lòng mình. Nhưng cũng có lúc ánh mắt này là do sự bức hiếp của đối phương mà sản sinh ra.

Nhìn đảo mắt thường có những hàm nghĩa tâm lý dưới đây:

E ngượng: Ánh mắt đối phương lúc nhìn trái, lúc nhìn phải không cố định khi tiếp xúc với bạn thì có thể khẳng định họ đang có một ý đồ gì đó không muốn cho bạn biết. Đặc biệt có một số nhân viên bán hàng khi bán cho bạn luôn đảo mắt nhìn, đồng thời nói liên tục không dứt thì bạn phải chú ý giấu mình, phải cẩn thận xoay xở, cảnh giác với giá cả và chất lượng hàng.

Miệng ngay lòng dối: Khi đối phương luôn nhìn đảo mắt, còn giọng nói thì ấm ứ, có thể khẳng định anh ta đang nói dối. Ánh mắt anh ta thay đổi, không cố định là vì không muốn bạn nắm bắt được ánh mắt đó để đoán ra nội tâm của anh ta. Nếu đối phương là người hợp tác hay khách hàng buôn bán của bạn thì bạn nên ngừng quan hệ ngay, nếu không sẽ bị mắc mưu.

Trong lòng nôn nóng: Ánh mắt đảo luôn có lúc là vì trong lòng rất nôn nóng, hoặc mong muốn kiếm lợi nhanh. Nếu quan sát kỹ hơn, bạn sẽ phát hiện không những anh ta hay đảo mắt mà hành vi cũng không ổn định, thường thể hiện đứng ngồi không yên.

Thay đổi kiến: Nếu hai người yêu nhau, khi nói về những vấn đề nghiêm túc (như bàn chuyện kết hôn) mà đối phương lộ ra ánh mắt này, tức là có ý thay đổi nào đó không có lợi cho mình. Nếu bạn cứ mặc kệ, không thèm chú ý đến ánh mắt này, để cho nó phát triển thì nhất định dễ gặp điều thương tổn.
 

TDH

Thành viên chính thức
Nhìn lơ đễnh

Nhìn lơ đễnh là loại ánh mắt rất phức tạp, trong ánh mắt không biểu hiện một tình cảm gì, hơn nữa cũng không nhìn cố định vào một điểm nào, nó đem lại cho người khác cảm giác trống không và rất khó phản ứng.

Ánh mắt nhìn lơ đễnh trong giao tiếp có thể có những hàm ý tâm lý dưới đây.

Không chú ý đến sự hiện diện của đối phương: Khi đàm phán với nhau mặ đối phương nhìn một cách lơ đễnh thì chứng tỏ anh ta không chú ý đến những điềụ bạn nói.

Trong lòng không vừa ý: khi đối phương khong vừa lòng hoặc phiền não cũng thường có ánh mắt lơ đễnh, không biểu lộ tình cảm gì. Trong cuộc sống không thiếu các ví dụ như thế. Ví dụ, giữa hai người yêu nhau tuy không có mâu thuẫn gì, nhưng bỗng nhiên phát sinh trục trặc thì mắt của người đó tạm thời không có thần, tuy bộ mặt vẫn không có biểu hiện gì khác thường, nhưng chính ánh mắt lơ đễnh đó đã bộc lộ nội tâm bất an và sự bất mãn với hiện trạng.

Tính cách nhu nhược: Người có tính cách nhu nhược, dù là khi đang giao tiếp với mọi người hay ngồi trong phòng một mình, hoặc là khi có những điều khó nói, đều thường có ánh mắt này. Tuy trên mặt của người đó đang có nét cười, nhưng lại tắt ngay, sau đó trở về bộ mặt không có biểu cảm. Đó là vì người ấy không muốn người khác hiểu được tâm trạng của mình, trong điều kiện không có cách nào khác thì đành phải dùng ánh mắt này để biểu thị minh đang tồn tại.

Chịu đựng đến cực điểm: Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta thường gặp hiện tượng: giữa hai người xung đột nhau, một người thì lồng lên, còn người kia lại biểu lộ ánh mắt lơ đễnh. Lúc đó ta không nên cho rằng người có ánh mắt như thế là nhu nhược, kỳ thực ạnh ta đang ở tận cùng của sự chịu đựng, đang trong trạng thái có thể lập tức bùng nổ đánh nhau ngay, hoặc đang chờ cơ hội để tấn công. Nếu đối phương không biết mà rút lui thì dễ dẫn đến bị phản kích mạnh mẽ. Có thể nói ánh mắt lơ đễnh có lúc hàm chứa một tâm lý vô cùng ngụy hiểm.

Trầm tư: Chúng ta biết rằng, khi con người trầm tư thì ánh mắt biểu hiện rất khác nhau; có người nhắm mắt lại, khép kín ánh mắt, có người mắt đờ ra, có người lại nhìn lơ đễnh không có biểu cảm gì. Đừng nghĩ rằng anh ta lơ đễnh, thực ra trong đầu anh ta đang quay cuồng suy nghĩ, chẳng qua không muốn, lộ rõ sự suy nghĩ đó ra ánh mắt mà thôi. Một khi đã nghĩ xong thì ánh mắt anh ta sẽ bừng lên, biểu lộ ra ngoài. Điều đó hợp với câu: “Mắt bừng sáng là lúc đã bật nghĩ ra".
 

TDH

Thành viên chính thức
Nhìn né tránh

Chúng ta đều biết: lúc tiếp xúc, ánh mắt là nguồn thông tin chủ yếu không có ngôn ngữ, nó biểu thị mức độ hứng thú của hai bên đối với cuộc nói chuyện. Thông qua ánh mắt, người ta có thể tiếp nhận được những tình cảm như: thân ái, vui mừng, căm giận... của đối phương truyền tới. Song trong một số trường hợp, có người chủ động né tránh cái nhìn trực diện khi tiếp xúc, như ta thường gọi là thay đổi hướng nhìn. Thay đổi hướng nhìn là sự phản ánh hoạt động nội tâm của con người. Nếu ta chú ý nhiều hơn nữa đối với sự thay đổi đó thì ta sẽ phát hiện được nhiều điều rất thật mà ta muốn biết. Chuyển hướng nhìn có rất nhiều dụng ý. Ví dụ, có người khi nói ra những thông tin không tốt lành, hoặc kể những chuyện đau khổ của mình cho người khác biết thì họ thường né tránh cái nhìn của đối phương; có lúc trong giao tiếp, vì người đó xấu hổ, hoặc sợ hãi, thậm chí là nói dối cũng thường dùng cách nhìn né tránh này để trốn tránh.

Nhìn né tránh trong tiếp xúc nói chung có các hàm nghĩa tâm lý dưới đây

Khép kín mình: Nếu đối phương khéo léo né tránh cái nhìn trực diện của bạn, không dám nhìn thẳng vào nhau thì chứng tỏ trong lòng đối phương đang có sự trắc trở. Lúc né tránh nhìn bạn không những là lúc anh ta không muốn thấy bạn, mà về căn bản cũng không muốn bạn nhìn thấy anh ta. Loại người này có tính cách tự khép mình rất điển hình.

Che giấu ẩn ý: Trong giao tiếp, chúng ta thường phát hiện một hiện tượng khá thú vị là: hai người quen biết nhau, sau khi ngẫu nhiên nhìn vào nhau thì lập tức quay đi. Điều đó chứng tỏ cả hai người đều không muốn đối phương biết rõ nội tâm mình, muốn giấu giếm để bảo vệ mình, tuy rằng trong chốc lát cái nhìn trực diện đó chưa chắc đã nhìn thấy được gì. Điều đó cũng giống như trường hợp chúng ta thường thấy: có hai người không quen nhau, sau khi bị người kia nhìn chằm chằm một chốc thì người này bỗng cảm thấy áy náy trong lòng, thậm chí nảy sinh cảm giác lo sợ. Vì vậy, ta có thể rút ra kết luận: phàm hai người đứng đối mặt với nhau thì đó phần nhiều là bạn bè, hoặc người thân, hoặc quan hệ rất mật thiết, vì giữa họ không có điều gì cần giấu giếm nhâu. Sự có mặt của người kia không làm cho người này có điều gì phải lo sợ.

Biểu thị hứng thú: Có một số trường hợp, muốn quen biết đối phương nhưng lại không muốn để cho đối phương phát hiện ra mình thích họ, nên thường nhìn một cái rất nhanh rồi sau đó tránh đi. Ví dụ, ở chỗ công cộng có một cô gái trẻ đẹp vừa xuất hiện, ánh mắt của mọi người đều đổ dồn vào cô ta, riêng có một chàng trai nhìn một cái thật sâu rồi lập tức nhìn đi chỗ khác, thậm chí quay cả mặt đi. Lẽ nào anh chàng này lại không mảy may có cảm hứng gì đối với cô gái đó? Không phải thế, thực tình thì anh ta rất có cảm tình với cô gái ấy, chẳng qua là cố kìm lòng mình lại, thể hiện bằng cách không chế hành vi của mình. Khi chung quanh có hiện tượng như thế, bạn nên quan sát kỹ chàng thanh niên và sẽ bừng hiểu ra rằng: thì ra anh ta luôn "nhìn trộm" cô gái đó.

Gây sự chú ý: Trong giao tiếp, nếu một bên cố ý tránh cái nhìn trực diện của đối phương mà làm ra vẻ không thèm chú ý đến, thì thực ra người đó không phải không chú ý mà chẳng qua anh ta dùng cái trò đó để gây cho đối phương chú ý mà thôi.

Tính cách chủ động: Trong giao tiếp, người mà chuyển cái nhìn của mình đi trước thì đó là người có tính cách chủ động. Trong khi nói chuyện, người muốn tỏ ra mình ở vị trí ưu thế hơn cũng thường chủ động chuyển tia nhìn sang hướng khác để né tránh cái nhìn trực diện quá lâu. Nói chung, người chuyển cái nhìn trước thường là người có cảm giác thắng lợi, vì vô hình trung anh ta đã tạo ra cho đối phương một áp lực tâm lý: Anh khinh tôi phải không? Để xem tôi dùng câu chuyện này có thể giữ anh lại được không? Trong trường hợp, nếu đối tượng nói chuyện là người gặp lần đầu mà vẫn thường né tránh thì bắt buộc ta phải cẩn thận tìm cách ứng phó để không gây cho người nói chuyện hiểu nhầm và không tăng áp lực đối với mình. Ví dụ, hai người khác giới gặp nhau lần đầu, sau khi cả hai ngẫu nhiên nhìn vào nhau, cô gái bèn lập tức chuyển hướng nhìn đi nơi khác thì tuy sự chuyển hướng đó một phần là do nguyên nhân nội tại: cô gái cảm thấy không tự nhiên, nhưng cũng không thể phủ nhận rằng: cô ấy đã làm cho đối phương càng mất tự nhiên hơn. Nếu chàng trai là người tính cách hướng nội thì có thể anh ta sẽ đứng ngớ ra, trong lòng nghĩ: Có phải cô ấy chưa thông cảm với mình chăng? Mình có thể thuyết phục được cô ấy không? v.v... Càng suy nghĩ thì cử chỉ của anh ta càng không tự nhiên, khả năng thành công sẽ càng ít.

Lòng cảm thấy có lỗi: Trong một trường hợp, ví dụ, khi đang bị người khác chú ý mà anh ta chuyển hướng nhìn đi thì điều đó có khả năng là anh ta có cảm giác hối hận, đồng thời sợ người khác biết lỗi của mình. Sở dĩ như thế là vì nhãn thần của một người có thể diễn đạt nội tâm của người đó. Ví dụ, một em bé mắc lỗi thường tự giác hoặc không tự giác tránh cái nhìn của người lớn và cúi đầu không nói. Trong phim hoặc kịch trên vô tuyến truyền hình khi đã được "công thức hóa", chúng ta thường thấy những cảnh tội phạm mặt giàn giụa nước mắt, cúi đầu không nói. Còn người đại diện: cho công lý thì mặt đầy khí thế, miệng hét to: “Ngẩng đầu lên, nhìn vào mắt tôi đây này!". Tiếp sau đó là sự đổ vỡ phòng tuyến tâm lý của tội phạm.

Cảm giác tự ti mạnh: Nếu đối phương không dám nhìn vào và cũng không muốn biết những thông tin từ ánh mắt bạn truyền tới thì đó là người không dám coi thường người khác, hoặc là người rất cẩn thận. Loại người này thường có cảm giác tự ti bẩm sinh rất mạnh. Tiếp xúc với những người này đòi hỏi phải tìm hiểu lâu dài, không nên sớm kết luận về người ta khi chưa hiểu hết họ.

Không bằng lòng với hiện tại: Khi đối phương không chờ cho bạn nói hết câu đã nhìn đi chỗ khác, tức là anh ta muốn biểu thị: Tôi không đồng ý câu chuyện của anh. Nếu đó là người bạn nữ quen biết hoặc quan hệ rất gần gũi, sau khi nhìn sâu vào bạn rồi lập tức lánh mặt đi thì bạn không nên hiểu sai cách nhìn đó của cô gái ấy. Đó không phải là cô ấy không coi trọng sự hiện diện của bạn mà là cô ấy đang muốn bộc lộ phẩm chất và tính cách của mình đối với bạn. Những cô gái có biểu hiện như thế thường là người muốn biểu thị không bằng lòng với hoàn cảnh hiện tại.
 

TDH

Thành viên chính thức
Nhìn chớp lóe

Nhìn chớp lóe là chỉ ánh mắt luôn chuyển dời bất định, lúc sáng lúc tối. Đây là loại nhãn thần vô cùng nguy hiểm. Nói chung khi đối phương thù địch với bạn hoặc trong lòng có sự lo lắng, nghi ngờ thì biểu hiện lên ánh mắt là cách nhìn này. Từ góc độ sinh lý học mà nói, đó là lúc màng mắt hơi bị sập xuống gây ra.

Nhìn chớp lóe có thể có những hàm nghĩa tâm lý như sau:

Có cảm giác nghi ngờ: Nếu người có quan hệ gần gũi với bạn, trong câu chuyện có ánh mắt chớp lóe thì đó là vì anh ta đối với việc làm, hoặc một câu nói nào đó của bạn mà anh ta cảm thấy không đúng. Khi bạn đã dùng đủ mọi lời để giải thích mà vẫn không đạt được kết quả thì chứng tỏ người đó đã không còn tin vào bạn nữa.

Cảnh giác, đề phòng: Trong giao tiếp, nếu người gặp lần đầu dùng ánh mắt chớp lóe đối với bạn thì chứng tỏ anh ta có cảm giác phải đề phòng, hoặc là anh ta đã có cách nhìn không tốt đối với bạn. Vì vậy bạn phải chú ý giữ gìn lời nói và hành vi, đồng thời bám sát theo dõi diễn biến tình cảm của anh ta để có cách ứng xứ thích hợp.

Có ý đối địch: Nếu mắt đối phương chớp lóe rất mãnh liệt thì có thể khẳng định có sự hiểu nhầm, hoặc cảm giác nghi ngờ đối với bạn đã phát triển đến mức phẫn nộ. Lúc đó, bạn phải hết sức chú ý, phải dùng lời nói hoặc cử chỉ để giải trừ nỗi bực tức của anh ta thì mới có thể tránh được những phiền phức không đáng có. Một khi không làm gì được như thế thì sau này dù bạn có nói gì hoặc làm gì cũng không thể giải trừ được sự bực tức đó nữa.
 

TDH

Thành viên chính thức
Nhìn lướt

Nhìn lướt là chỉ ánh mắt lướt qua chung quanh rất nhanh. Trên một ý nghĩa nào đó, khi muốn đánh giá những người chung quanh, người ta cũng thường nhìn lướt. Có lúc nhìn lướt là cách nhìn rất khó chịu đối với những người có mặt.

Nhìn lướt có thể có các hàm ý tâm lý như sau:

Tức khí muốn lăng nhục: Trong giao tiếp, khi đối phương không nhìn cố định một chỗ mà mụốn dùng ánh mắt thách thức nhìn lướt qua mội người thì chắc là vị trí xã hội của người đó khá cao. Sử dụng kiểu nhìn này, một mặt người đó muốn chứng tỏ địa vị về thân phận, học thức, kinh tế của mình cao hơn người khác một bậc; mặt khác, dùng ánh mắt đó là để duy trì cảm giác ưu thế của mình, đồng thời gây áp lực tâm lý đối với mọi người.

Tìm sự ủng hộ: Nói chung, người có tính cách hướng nội hoặc tính cách nhu nhược, khi dùng cách nhìn này là có ý tìm sự ủng hộ. Vì họ không muốn đối phương hiểu được tâm trạng của mình, nhưng họ cũng không biết dùng biện pháp bảo vệ nào khác, cho nên mới không dừng ánh mắt tại một chỗ. Giống như em bé phạm lỗi, nhìn vào bố rồi sau đó lại nhìn vào mẹ để cầu cứu.

Nắn gân đối phương: Trong giao tiếp, khi đối phương nhìn đi nhìn lại vào bạn thì chắc chắn là anh ta đang dò đoán ý nghĩa và cách nhìn của bạn đối với anh ta, hy vọng qua đó sẽ phát hiện được một cái gì đấy để có hành vi thích hợp ứng xử lại.
 

TDH

Thành viên chính thức
Lườm nguýt

Lườm nguýt là chỉ ánh mắt nhìn xiên rất dữ dội. Khi lườm nguýt là người đó muốn biểu thị sự từ chối, hoặc coi thường, hoặc không vừa lòng, hoặc có cảm tình. Trong đa số trường hợp, lườm nguýt là biểu thị không tôn trọng người khác. Người thường hay lườm nguýt là người có tính tự tôn rất cao, hoặc là người có tâm lý lo sợ. Nói chung phụ nữ thường hay sử dụng ánh mắt này.

Lườm nguýt biểu thị những hàm nghĩa tâm lý sau:

Cự tuyệt và miệt thị: Trong giao tiếp, khi đối phương sử dụng cách nhìn này thì nhất định vì một nguyên nhân nào đó mà khiến họ nảy ra tâm lý cự tuyệt và khinh thường bạn. Nếu bạn cứ mặc kệ, không thèm chú ý tới mà vẫn làm theo cách nói của mình thì không những không bảo đảm cho cuộc nói chuyện tiếp tục một cách suôn sẻ mà hơn nữa sẽ để lại sự ám ảnh cho những lần nói chuyện về sau. Vì vậy với ý nghĩa này mà nói, lườm nguýt là cách nhìn không nên coi thường bỏ qua.

Không vừa lòng: Có lúc lườm nguýt là đối phương muốn biểu thị sự bất mãn mãnh liệt đối với bạn. Nếu bạn cũng lườm nguýt lại thì dễ dẫn đến sự xung đột chính diện, khiến cho “việc bé xé thành to”. Theo nghĩa này mà nói, lườm nguýt cũng là một nhãn thần rất nguy hiểm.

Cảm thấy hứng thú: Giữa hai người khác giới, nếu dùng ánh mắt lườm nguýt và kèm theo mỉm cười thì chứng tỏ đối phương rất thích bạn. Ánh mắt này phần nhiều xuất hiện giữa nữ đối với nam. Từ ý nghĩa này mà nói, lườm nguýt cũng là một cách biểu hiện "tình yêu không lời".
 

TDH

Thành viên chính thức
Chớp mắt

Chớp mắt là dựa vào các động tác mở mắt rồi nhắm mắt liên tục mà thành. Trong tâm lý học, chớp mắt là “hiện tượng co giật” là một loại “hành vi không có lời” tức là nhờ vào chớp mắt để thể hiện nội tâm của mình. Nếu động tác này quá rõ và xảy ra luôn thì đó là biểu hiện của một dạng bệnh thần kinh.

Chớp mắt bao gồm những hàm nghĩa tâm lý sau:

Trong lòng áy náy: Người thường hay chớp mắt, nhất là nữ giới, chứng tỏ trong lòng có điều gì đó áy náy rất sâu sắc. Đặc biệt là những cô gái trưởng thành trong hoàn cảnh gia đình không thuận lợi thì đó là hành vi không tự chủ được.

Lấy mình làm trung tâm: Người nữ chớp mắt nhiều thường là người luôn coi mình là trung tâm. Họ tự ý thức về mình rất mạnh. Người nữ như thế dễ làm cho người nam cảm thấy khó xử.
 

TDH

Thành viên chính thức
HÀM NGHĨA TÂM LÝ VÀ TÍNH CÁCH CỦA LÔNG MÀY

Có thể khẳng định rằng: Lông mày với các dạng biến hóa khác nhau có thể biểu hiện được những tình cảm đặc biệt. Cùng với sự thay đổi tình cảm trong lòng, hình dạng của lông mày cũng thay đổi theo và nhân đó biểu thị ra những tình cảm khác nhau.

Theo sự nghiên cứu và phân tích của các nhà tâm lý thì lông mày có thể có hơn hai mươi loại động thái khác nhau. Vậy trong cuộc sống thường ngày, những động thái khác nhau của lông mày sẽ đại biểu cho những hàm nghĩa tâm lý gì?

Chau mày

Chau mày là hai lông mày chếch lên, đầu mày hướng vào tâm, khoảng cách giữa hai đầu mày tiến đến gần hơn, hiện rõ hình chữ “bát” đảo ngược. Ở đầu mỗi mày xuất hiện nếp nhăn thẳng đứng.

Chau mày đại biểu cho những hàm nghĩa tâm lý sau:

Bồn chồn, buồn rầu: Người chau mày mạnh là biểu hiện rất điển hình về sự bồn chồn và buồn rầu. Anh ta muốn thoát khỏi hoàn cảnh trước mắt, nhưng vì một nguyên nhân nào đó mà chưa có cách thoát được.

Phòng ngự: Nói chung, người ta thường coi chau mày như là biểu hiện có tính tấn công, nhưng thực ra điều đó chỉ mới đúng một nửa. Khi chau mày, tuy là vì tức mà muốn tấn công người khác, nhưng đồng thời cũng là để ứng phó lại sự phản kích của người khác nên mới chau mày để bảo vệ mắt. Cho nên nói: Chau mày là vì lo sự tấn công của mình sẽ làm cho người khác tấn công lại nên mới dùng biện pháp đó để bảo vệ.
 

TDH

Thành viên chính thức
Nhướng mày

Nhướng mày là nâng hai lông mày lên, tách hai đầu mày ra xa, khiến cho da giữa hai lông mày phẳng hơn và được nâng lên, từ đó mà làm cho da trán chuyển dịch trở lên tạo thành những nếp nhăn nằm ngang trán. Khi hai lông mày hướng ra ngoài sẽ khiến cho những nếp nhăn chiều đứng giữa hai đầu mày được dãn phẳng.

Nhướng mày có những biểu hiện tâm lý sau:

Chiếm ưu thế. Khi một người đang ở vào ưu thế và muốn uy hiếp đối phương thì thường nhướng mày lên. Điều đó như ta thường nói "Nhướng mày lên là tuốt kiếm ra khỏi vỏ".

Trong lòng thoải mái: Khi một người trong lòng thoái mái thì lông mày của anh ta thường nhướng lên. Người ta gọi đó là "Nhướng mày để hể hả".

Chờ thời cơ: Khi một người có tính lấn lướt người khác, đồng thời cũng lo sự lấn át của mình có thể xảy ra chuyện không hay hoặc sự uy hiếp của đối phương không rõ ràng lắm, để biết rõ xung quanh hơn và chờ đợi thời cơ đến, người đó cũng thường nhướng lông mày lên.
 

TDH

Thành viên chính thức
Kết mày

Kết mày là chỉ hai lông mày đồng thời giương lên rồi sau đó xích lại gần nhau. Kết quả của sự xích lại này làm cho khoảng cách giữa hai lông mày hẹp lại. Lông mày nhướng lên khiến cho trán có những nếp nhăn nằm ngang, còn giữa hai đầu mày có hai nếp nhăn thẳng đứng.

Kết mày có những hàm nghĩa tâm lý dưới đây:

Đau đầu, lo buồn: Nếu không phải vì một bộ phận nào đó trên cơ thể bị đau hoặc không thoải mái mà kết mày thì nhất định người đó đã rơi vào một hoàn cảnh nghiêm trọng rất phiền não và lo buồn.
 

TDH

Thành viên chính thức
Lông mày tươi vui

Lông mày tươi vui tức là lông mày chớp động, đầu tiên giương lên sau đó rất nhanh lại hạ xuống. Đây là sự chuyển động rất nhanh của lông mày. Nếu quan sát không kỹ thì rất khó phát hiện.

Lông mày tươi vui có các hàm nghĩa tâm lý sau.

Lòng phấn chấn: Khi một người bỗng nhiên gặp được tin mừng thì lông mày thường chớp động, người ta thường gọi là "vui hiện lên đầu mày cuối mắt”.
 

TDH

Thành viên chính thức
HÀM NGHĨA TÂM LÝ VÀ TÍNH CÁCH CỦA LỖ MŨI

Lỗ mũi là cơ quan có động tác nhỏ nhẹ nhất trên bộ mặt, nhưng ngược lại hình dạng của nó rất đa dạng. Trong sách tướng truyền thống cổ xưa của Trung Quốc, người ta quy nạp thành: mũi hươu, mũi sóc, mũi khỉ, mùi tỏi... hơn hai mươi dạng. Hơn nữa, mỗi dạng đều có những biểu tượng khác nhau. Nếu mũi hơi nhỏ, nhưng đầu mũi nhọn, lỗ mũi lộ ra thì gọi là mũi sóc. Biểu hiện của người có mũi sóc là rất khó có con. Cho dù có con cũng rất khó nuôi, hơn nữa cuộc sống thường gập ghềnh trắc trở, thường rơi vào hoàn cảnh nan giải, khó khăn. Cách so ví đó cơ bản là dùng tính nết của con sóc để ví vào người. Những dạng lỗ mũi khác cũng được ví một cách tương tự. Tuy người ta lấy hình dạng của lỗ mũi như: mũi cao, mũi thấp, mùi nhìn lên, mũi nhìn xuống đề tượng trưng cho các loại tính cách bằng những cách nói khác nhau, nhưng những điều này đều nói về hình dạng cố định của mũi. Trong thực tế không thể phủ nhận rằng đó là những cách nói mang màu sắc mê tín, không thể dùng được trong tướng pháp. Cho nên thông qua nó để quan sát tâm lý đối phương là không thể được. Vậy lỗ mùi trong giao tiếp có những tác dụng cụ thể gì? Ta chỉ có thể thông qua quan sát một số biến hóa rất tinh vi về màu sắc của mũi để phát hiện tâm tính của đối phương.

Lỗ mũi phản ánh thế giới nội tâm con người như thế nào? Qua những phân tích dưới đây, hy vọng độc giả sẽ hiểu rõ hơn.
Màu sắc của lỗ mũi

Màu sắc của lỗ mũi thường biến đổi không rõ lắm, trừ tác dụng của nhiệt độ môi trường ra, ví dụ trời rét quá sẽ khiến cho mũi đỏ. Vậy khi màu sắc lỗ mũi hơi trắng sẽ biểu thị hàm nghĩa tâm lý gì?

Hơi căng thẳng: Có một số người khi căng thẳng hoặc phải chọn lựa một sự tiến thoái nào thì màu lỗ mũi hơi biến trắng. Sự biến hóa vi diệu này của sắc mũi thể hiện trong lòng đối phương đang lo sợ, bối rối.

Do dự: Nếu đối phương là khách hàng của bạn, khi lỗ mũi biến sắc hơi trắng thì chứng tỏ trạng thái tâm lý anh ta đang rất do dự.

Lòng tự trọng bị tổn thương: Khi lòng tự trọng bị tổn thương, hoặc trong lòng cảm thấy hơi vướng mắc, hoặc có cảm giác phạm tội thì sắc mũi cung hơi biến trắng.
 

TDH

Thành viên chính thức
Mũi phồng to

Lỗ mũi phồng to là chỉ lỗ của mũi nở to ra. Hơi thở phập phồng làm cho ngoại hình mũi biến hóa.

Lỗ mũi phồng to đại biểu cho các hàm nghĩa tâm lý sau:

Phẫn nộ hoặc lo sợ: Nếu trong giao tiếp, mũi của đối phương hơi phồng to chứng tỏ trạng thái tâm lý của đối phương không bằng lòng hoặc tức giận.

Đắc ý: Có lúc mũi phồng to cũng biểu đạt trạng thái tâm lý đắc ý của đối phương. Vì khi người ta phấn chấn hoặc căng thẳng, nhịp thở và nhịp tim tăng lên, nhịp lồng ngực cũng rõ ràng, lỗ mũi cũng theo đó mà nở to hoặc thu nhỏ.

Nói một cách cụ thể: Hiện tượng này chứng tỏ người đó đang đắc ý hoặc bất mãn hoặc phẫn nộ. Lúc đó ta cần thông qua câu chuyện và các phản ứng khác của đối phương để phán đoán cho chính xác hơn.

Mũi ra mồ hôi

Mũi ra mồ hôi là hiện tượng sinh lý bình thường. Nếu thường ngày đầu mũi hay ra mồ hôi thì điều đó không nói lên vấn đề gì. Nhưng nếu thường ngày không có hiện tượng đó mà chỉ những trường hợp nào đó đầu mũi mới ra mồ hôi thì nó thể hiện những hàm nghĩa tâm lý dưới đây:

Căng thẳng hoặc lo lắng: Khi đối phương là đối thủ giao dịch với bạn thì biểu hiện này của đối phương chứng tỏ anh ta đang lo lắng và căng thẳng. Vì anh ta sợ mất cơ hội hoặc gây ra những tổn thất không đáng có, nên trong lòng cảm thấy bị bó buộc, căng thẳng.

Có ẩn ý khác: Nếu đối phương không có mối liên hệ gì quan trọng đối với bạn mà lỗ mũi ra mồ hôi, điều đó chứng tỏ anh ta có lỗi, đang bị lương tâm cắn rứt, tức là anh ta căng thẳng vì một ẩn ý khác.
 

TDH

Thành viên chính thức
HÀM NGHĨA TÂM LÝ VÀ TÍNH CÁCH CỦA CỔ

Cổ là bộ phận nối liền thân và đầu người. Trong quá trình giao tiếp xã hội, người ta thường bỏ qua không quan sát cổ. Thực ra, qua cổ cũng có thể dò biết được đặc điểm tính cách và hàm nghĩa tâm lý của đối phương.

Cổ thô

Cổ thô là nói trong điều kiện không có bệnh gì về cổ, mà cổ vẫn lớn hơn mức độ người bình thường. Loại người cổ thô có các đặc điểm tính cách sau:

Cá tính nóng: Nam giới cổ thô gây cho người ta cảm giác người đó khỏe mạnh, trên thực tế đúng là như thế. Nói chung sức đề kháng của họ tốt, không dễ mắc bệnh. Nhưng cá tính của họ rất nóng, thường không chịu nổi sự khiêu khích của đối phương, nôn nóng xả hơi ra cho hả giận. Họ thường có tâm lý muốn tranh giành cao thấp với người khác.

Tính khí cứng rắn: Nam giới cổ thô tính thường cứng rắn, thích bênh vực cho những người bị ức hiếp. Ngoài đời họ thường tỏ ra đại khái, thô thiển, không trau chuốt.

Kém kiên nhẫn: Nữ giới cổ thô nói chung rất nhiệt tình, nhưng không tinh tế, ít ôn hòa, ít gắn bó. Tính cách của họ gần giống như nam giới, trong cuộc sống thiếu kiên nhẫn. Làm việc với phong cách đầu voi đuôi chuột.

Đối xử thành khẩn: Nữ giới cổ thô tính tình thành khẩn. Nhưng vì cá tính của họ gần giống nam giới cho nên khi tiếp xúc với họ, ta cần cố gắng kiên trì và bao dung.

Cổ ngắn

Người cổ ngắn có những đặc điểm tính cách sau đây:
Không dễ tiếp thu lời khuyên: Người cổ ngắn thường không có tầm nhìn xa, khó hòa nhập, đặc biệt là họ rất ít tiếp thu ý kiến người khác. Làm việc thường hay cứng nhắc. Nếu họ không tự nguyện thì rất khó mà thay đổi cách nghĩ và cách nhìn của họ.

Cổ ngắn thô

Cổ ngắn thô là ý nói cổ vừa ngắn vừa thô. Người như thế có những đặc điểm tính cách sau:

Tự coi mình hơn người: Người cổ ngắn thô tính cách mãnh liệt hơn người cổ ngắn và người cổ thô. Khi nảy sinh tranh chấp thì họ ít linh hoạt và ít khi thỏa hiệp. Đặc điểm tính cách của họ là: coi mình hơn người, ý kiến thường cô độc.

Rất nhiệt tình, cố gắng: Người cổ ngắn thô ở ngoài đời thường gây cho người ta cảm giác không khéo léo, không tinh tế, đổ sức làm lấy được. Trên thực tế cũng đúng như thế. Họ thích hợp với những việc có tính khai phá, mở đường. Trong loại việc đó, họ sẽ phát huy được sức mạnh và tinh thần chịu khó.

Cổ nhẳng

Người cổ nhẳng có những đặc điểm tính cách sau đây:

Thiếu khí phách, thiếu chắc chắn, ổn định: Nam giới cổ nhẳng khiến cho nữ giới có cảm giác không phải là chỗ dựa vững chắc và cũng không thích gần gũi, vì họ thiếu một cái gì đó ổn định và chắc chắn.

Mắc bệnh dễ bị biến chúng: Nữ giới cổ nhẳng tuy có gây cho người ta cảm giác thanh tú, nhưng nếu nhẳng quá thì tỏ ra yếu đuôi, mất mỹ cảm mà còn dễ bị mắc bệnh.
 
Last edited by a moderator:

TDH

Thành viên chính thức
HÀM NGHĨA TÂM LÝ VÀ TÍNH CÁCH CỦA TÓC

Tóc có tính di truyền rất mạnh. Tình hình sinh trưởng tóc của mỗi người thường rất giống với bố mẹ. Có thể có căn cứ để nói rằng: tóc là bộ phận thể hiện cá tính rõ nhất. Tóc nói ở đây bao gồm: dày, mỏng; thô, mịn; cứng, mềm; màu sắc và độ xoăn. Tóc tuy không cố định suốt đời như vân tay, nhưng cũng biểu thị những đặc trưng tính cách khác nhau khá rõ. Tóc của mỗi người khác xa với hình dạng của người đó. Nếu phân tích tóc của mỗi người một cách khoa học, chúng ta có thể rút ra được những nét đặc trưng tính cách của họ.

T
óc dày

Nói chung mỗi người có khoảng từ 10 - 11 vạn sợi tóc. Bình quân 1cm[SUP]2[/SUP] mọc khoảng 200 sợi tóc trở lên thì gọi là tóc dày. Người như thế có những đặc điểm tính cách sau:


Tính tình ôn hòa: Người tóc dày ngoài đời rất trọng tình nghĩa, ứng xử lễ độ, đầy tình người, tính tình ôn hòa. Vì vậy rất dễ được mọi người ưa thích, kính trọng.


Hồn nhiên, chất phác: Người tóc dày có tính cách cởi mở, hoạt bát, tích cực, hiếu động. Tuy bề ngoài họ tỏ ra mạnh mẽ, nhưng trong tính cách lại khá mềm mỏng. Họ có mặt hồn nhiên, chất phác.


Có tài lãnh đạo: Người nhiều tóc có tính cách nói và làm đều nhất trí, nói đến đâu làm đến đó, có tài lãnh đạo. Tuy khéo léo ra mệnh lệnh nhưng tính cách của họ cũng rất đằm thắm, ít lãng mạn mà thiên về hiện thực.


Nghiêm túc, cẩn thận: Người nhiều tóc bề ngoài có vẻ là hướng nội, nhưng trên thực tế lại rất mạnh mẽ. Khi mà họ đã cố ý cẩn thận thì cũng rất cố chấp. Tuy tính cách mạnh mẽ, nhưng trong lòng độ lượng, nghiêm túc và chặt chẽ.

Tóc cứng

Tóc cứng là chỉ tóc cứng, thẳng. Người có loại tóc này có các đặc điểm tính cách sau:

Cá tính mạnh mẽ: Người có tóc cứng tính cách rất thoải mái, trái phải rõ ràng. Một khi họ đã thích việc gì hoặc vật gì thì nhiệt tình đến cùng. Nói chung người tóc cứng hay cố chấp, bảo thủ, tuy cầu an, vô sự, nhưng trong nội tâm không thỏa hiệp. Đặc biệt là khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn hay bước đường cùng thì tính cách đó lại càng trở nên mạnh mẽ.

Không sợ khổ, không sợ mất lòng: Người tóc cứng đối với công việc thường tỉ mỉ, không sợ khổ, không sợ mất lòng, thái độ trước sau như một, không vì một khó khăn nào đó mà dao động. Đáng tiếc là có một số người rất bảo thủ, thiếu sự linh hoạt cần thiết.

Giàu lòng thông cảm: Người tóc cứng giàu lòng thông cảm, ôn hòa. Nói chung họ thường nhiệt tình giúp đỡ người khác.
 

TDH

Thành viên chính thức
Tóc mỏng

Tóc mỏng là chỉ tóc ít và thưa. Người có mái tóc như thế thường có những tính cách dưới đây:

Tính cách ba mặt: Người có tóc mỏng về nhiều mặt thường có tính cách hai mặt. Họ không quen nói chuyện trước mặt người khác, hoặc không chủ động tiếp xúc, cũng không muốn người khác đi lại với mình. Đối với bất cứ việc gì đều thiên về thái độ tiêu cực. Tuy bình thường là hướng nội, rất ít bộc lộ chân tướng của mình, nhưng một khi họ tức lên thì không ai cản nổi.

Thiếu bền bỉ, dẻo dai: Người tóc mỏng cho dù là làm việc hay học tập đều thiếu sự bền bỉ, dẻo dai cần thiết. Mới đạt được một chút thành tích đã thỏa mãn.

Nhạy cảm: Người tóc mỏng đối với các sự vật bên ngoài thường rất nhạy cảm, đặc biệt là về mặt tiền tài. Nói chung loại người này thường cầu an vô sự, ít tranh chấp.

Tóc dài

Tóc dài chỉ những người có tóc dài từ 50 cm trở lên, phần nhiều là nữ. Loại người này có những tính cách sau:

Thích thoải mái: Phụ nữ tóc dài hay thích trang điểm, tính tình thoải mái. Bề ngoài tỏ vẻ hoạt bát, cởi mở, nhưng nội tâm thường hay có cảm giác bị tổn thương. Họ dễ tiếp xúc với người khác, vì thế cũng dễ bị mắc lừa. Nói chung về mặt tình cảm họ là người sâu nặng, giàu nhân bản.

Thích tò mò: Nữ tóc dài tính tò mò rất mạnh. Làm việc gì đều xuất phát từ hứng thú, thích phóng khoáng, tính cách thẳng thắn, thoải mái. Cho nên dễ tạo ra ấn tượng bề mặt mà không sâu. Thực tế thì họ rất chất phác.

Thiếu tính ổn định: Nữ tóc dài ở ngoài đời thiếu tính ổn định và nhất quán cần thiết, vì vậy họ dễ tạo cho người khác ấn tượng qua loa, đại thể. Họ không quen giao tiếp một cách hình thức.

Nhiệt tâm và chuyên chú: Nữ tóc dài đối với việc gì cũng nhiệt tâm và chuyên chú, đặc biệt là đối với công tác nghiên cứu. Nếu họ có niềm tin chắc chắn thì dám quyết đoán, nhạy cảm, tiền đồ phát triển rộng mở.

Tóc ngắn

Tóc ngắn là chỉ người hay để tóc ngắn. Loại người này có đặc điểm tính cách sau đây:

Tính cách thẳng thắn: Người tóc ngắn tính cách chính trực, hay đấu tranh, dám nói, dám làm. Những người này nếu có bạn tốt giúp đỡ, ở ngoài đời cẩn thận thì có thể giành được những thành công lớn.

Cẩn thận, thành thật: Người tóc ngắn giàu lòng thông cảm, đối xử hòa nhã. Ở ngoài đời họ cẩn thận, thành thật. Khi được người khác tín nhiệm, họ hay ngượng ngập chối từ, vì vậy kết quả thường hay thua thiệt, không được như ý muốn.

Thiếu linh hoạt: Người tóc ngắn thành thật, đáng tin cậy. Trong công việc hay trong tình yêu, thái độ của họ trước sau như một, ít thay đổi. Nhưng có lúc thiếu sự linh hoạt cần thiết, vì vậy ở ngoài đời họ ít có chỗ lùi để xoay xở.


TÓC thô
Độ to nhỏ của tóc thường khoảng 0,05 đến 0,15 mm. Tóc người bình thường khoảng 0,08 đến 0,09 mm. Người tóc thô thường là trên 0,1 mm. Người tóc thô có đặc điểm tính cách sau:

Tính cách hào phóng: Người tóc thô tính cách hào phóng, lòng tự trọng cao. Vì vậy họ thường không chịu nghe những lời nói thật của người khác. Trong gia đình họ hay biểu hiện tính cách gia trưởng.

Không sợ trắc trở: Người tóc thô làm việc mau chóng, khi gặp trắc trở cũng không nản chí, có thể kịp thời rút kinh nghiệm để quay lại từ đầu.

Độc đoán, chuyên quyền: Độc đoán, chuyên quyền là mặt làm cho người ta không ưa người tóc thô, vì họ thường tự cao tự đại.


TÓC mịn

Tóc mịn là chỉ các sợi tóc nhỏ khoảng từ 0,06 đến 0,07 mm. Người tóc mịn có những đặc tính tính cách dưới đây:


Ham muốn mạnh mẽ: Nói chung người tóc mịn tham vọng rất nhiều. Họ luôn luôn quan tâm tô vẽ cho mình, nhưng lại không muốn lộ mặt ra.

Tính cách hướng nội: Người tóc mịn thường có tính cách hướng nội, không quen ra lệnh. Khi xử lý vấn đề thường thiếu tính quyết đoán. Một khi đã quyết định thì rất khó thay đổi.

Thiếu chính kiến: Nói chung người tóc mịn thường thiếu chính kiến, hay dựa vào người khác, dễ dao động. Nếu gặp được người lãnh đạo tốt thì họ có thể phát huy đầy đủ sở trường của mình.

Tính tình ôn hòa: Người tóc mịn tính tình ôn hòa, giàu lòng thông cảm. Ở ngoài đời họ chăm chỉ, thành thật nên dễ được người khác cảm tình. Nhưng nhược điểm là hay ảo tưởng, lãng mạn.

TÓC xoăn

Tóc xoăn là chỉ tóc xoăn bẩm sinh. Tính cách của người tóc xoăn phụ thuộc vào mức độ xoăn khác nhau mà có biểu hiện khác nhau. Nhưng xét một cách tổng quát, người tóc xoăn tính cách thường bướng bỉnh.

Tính tình bướng bỉnh: Nói chung, người tóc xoăn tính tình bướng bỉnh, cho dù trong công việc, học tập hay trong giao tiếp họ đều rất khó làm vui lòng người khác. Mức độ xoăn càng cao thì tính cách này càng rõ rệt.

Tự cao tự đại: Người tóc xoăn có tật hay tự cao tự đại. Họ thích móc máy vào nhược điểm của người khác, lật đi lật lại thất thường, lúc sang trái, lúc lại sang phải, hơn nữa, nhiều khi việc nhỏ cũng xé ra to. Thích nói những điều đao to búa lớn hù dọa người.

Không hay lên mặt: Người tóc xoăn không hay lên mặt, rất ghét xuất đầu lộ diện, nhưng lại nhiệt tình, sâu sắc với bạn tri âm.
 

TDH

Thành viên chính thức
TÓC đen mà thô

Màu sắc của tóc cũng có quan hệ nhất định với tính cách con người. Người tóc đen mà thô có các đặc điểm tính cách dưới đây:

Tính tình quyết đoán:
Loại người này có tính cách khoáng đạt, có dũng khí và có tinh thần dám làm, dám quyết đoán. Đối với những điều mà mình tin tưởng thì quyết tâm thực hiện đến cùng. Nhưng cũng có lúc biểu hiện tính ham đấu đá.

Có tài lãnh đạo:
Nói chung người tóc đen và thô thường có tài lãnh đạo. Trong cuộc sống thuộc loại người thành đạt.

Lúc nóng, lúc lạnh:
Người tóc đen và thô dù nam hay nữ thường có tính lúc nóng lúc lạnh, dễ nổi cáu.

TÓC màu nâu

Người tóc màu nâu thường tóc đều và mịn. Những người này có đặc điểm tính cách sau:

Tính tình ôn hòa: Đây là loại người thuộc dạng tiêu cực, không thích xuất đầu lộ diện, thường ngày chỉ biết cặm cụi làm việc, tính cách ôn hòa, nên dễ được người khác cảm tình.

Sống cần kiệm: Nếu là nữ giới, về mặt tiền tài thường tiết kiệm, có thể tận tâm tận lực vì chồng con, cố gắng xây dựng một gia đình hạnh phúc, tốt đẹp.

Thiếu tính quyết đoán: Nếu là nam giới thì đó là loại người bạc nhược, thiếu tính quyết đoán cần thiết, không thích hợp làm lãnh đạo. Nếu gặp người lãnh đạo tốt thì sẽ thành đạt.
 
Bên trên