Mong các cao nhân cho hỏi về hai quẻ Thiên địa bĩ và Địa thiên thái do Văn vương đặt

Khoai

Lão làng
Xin trích lại trong cuốn " Y học cổ truyền" để anh hiểu rõ hơn ví dụ nam nữ giao hợp minh họa biểu tượng quẻ Thái.

" Tinh có sức sống dồi dào là vật chất cơ bản cấu tạo nên tất cả các tổ chức cơ quan trong cơ thể, cho nên gọi là chân âm. Là cơ sở vật chất của nguyên khí toàn thân cho nên gọi là nguyên âm "

Tinh trong câu này ẩn chứa nghĩa rộng, không đơn giản là "tinh trùng". Nhưng, tinh trùng, cũng là một phần của nó.
 

Khoai

Lão làng
Thưa anh NhanVoMinh, bởi thời gian bận nên chẳng thể đọc hết các bài trong topic. Nay đọc lại, thấy anh dị ứng với cái gọi là "Dùng Dịch để bói".

Anh cũng giới thiệu, anh cũng là thầy, thầy tâm linh và ngoại cảm.

Xin kể ra câu nói cũ trong Kinh thánh " Kẻ dùng gươm, sẽ chết vì gươm".

Thường thì, chúng ta thật khó vừa giỏi Dịch, lại vừa không coi Dịch là quan trọng. Tôi nghĩ, chúng ta, hơn hết là, cứ coi nó như một chén trà thanh tâm.

Và nếu có ai đó dùng trà rửa chân, dùng trà chữa bệnh, dùng trà matxa, dùng trà bón cây...thì đó là sự thường ở đời.

Sự thường ấy, thiết nghĩ, người học Dịch, vốn cũng hiểu là thường vậy !

Chúc anh THẬT SỰ HOAN HỶ.
 

NhanVoMinh

Thành viên chính thức
Vấn đề chính ở đây là hiểu sao cho đúng cái lý "vật cùng tất biến". Theo tôi bác NhanVoMinh đã hiểu sai cái lý này của vũ trụ dẫn đến lý giải sai và kết tội sai các Thánh nhân xưa.

Theo bác NhanVoMinh thì khí thái dương phải giáng xuống, thái âm là phải thăng lên. Còn tất cả mọi người khác đều cho là ngược lại, thái dương là thăng lên, thái âm là giáng xuống. Từ đó mà dẫn đến tranh luận, thậm chí là coi thường lẫn nhau.

Và để kết luận đc đúng sai, có lẽ ta nên hiểu thế nào là thái âm? thế nào là thái dương?

Xin lấy ví dụ thế này, một quả bóng bay, khi đã bơm căng hết cỡ thì nó là thái dương, khi xì hết sạch hơi ra thì là thái âm, nếu đã căng hết cỡ còn cố bơm thêm thì bóng sẽ nổ. Vậy quả bóng thái dương này có nằm trên nền nhà hay trên nóc nhà thì nó vẫn là thái dương. Nếu hiểu như bác NhanVoMinh thì đem quả bóng thái duơng lên nóc nhà, nó sẽ nổ do "vật cùng tất biến"? Nếu bóng không nổ là do dịch sai hay bác hiểu sai?

Một ví dụ khác: càn là ông già, già đến mức ko thể già hơn, nếu già hơn thì chết, đó cũng có tính chất thái dương vậy. Ông già có ngồi trên đất hay đứng trên ghế thì vẫn là ông già thái dương. Nếu nói, ông già là thái dương rồi, đặt ông già lên ghế làm ông chết thì có đúng ko?

Hơn nữa, bác kết tội học giả Nguyễn Hiến Lê cũng rất chủ quan, ai học dịch cũng biết Càn là trời, là cha, là ông già.... nghĩa là càn là cái tính chất thái dương của vạn vận. Nếu chỉ hiểu càn là trời, ko được là cái gì khác thì quá chủ quan thì phải.

Chào bạn, cảm ơn bạn đã lấy ví dụ quả bóng bay, hom qua tôi cũng tính lấy ví dụ này để các bạn hiểu thêm cái vật cùng tất biến.
Theo cách lý giải trên của bạn thì tôi nghĩ chắc bạn hiểu nhầm giữa khái niệm và tính chất của sự việc. Việc quả bóng ..bay hay không bay đó là tính chất của nó, nó bay tới đâu là việc của nó, có thể nó không bay lên nóc nhà mà nó bay ra ngoài trời chẳng hạn, bay mãi bay chán rồi cũng phải rơi xuống, nhưng cái vật cùng tất biến ở đây không ở chỗ quả bóng bay hay không, mà nó chứa được bao nhiêu hơi ở trong quả bóng đó. Nếu ta bơm quả bóng mãi mà không dừng thì quả bóng chắc chắn nổ, và khi đó nó biến vậy. Còn bay hay không không quan trọng bạn thân mến ạ.

Cái nghĩa vật cùng tất biến nó rất đơn thuần nhưng lại xâu nghiệm, nếu các bạn bám vào các trạng thái của sự vật hiện tượng mà lý giải thì sẽ không đi tới đâu cả, hãy nhìn đúng bản chất của nó. Cùng cực sẽ sinh biến cái biến ở đây là từ trạng thái này sang trạng thái khác, từ tính chất này sang tính chất khác, từ hình thể này sang hình thể khác...

Tôi láy ví dụ đơn thuần là con người chúng ta...sống ở người thường may quá tới hơn trăm tuổi, rồi tới lúc...cùng rồi cũng phải biến..chết đi vậy.

Còn việc các tượng quẻ Can khôn thì tôi chỉ trích một phần để các bạn hiểu, tôi không có thời gian để bê cả bộ tượng các quẻ vào khiến bài viết rườm rà bạn ạ.

cái chính vẫn bám theo quy luật căn bản của âm dương. Vì dịch có được từ vô cực sinh thái cực, thái cực sinh lưỡng nghi (âm dương) ...sau đó mới thành 8 quẻ đơn, việc thành tám quẻ đơn là ý chủ quan của loài người, không phải của tự nhiên, việc thành 64 quẻ kép lại càng là ý chủ quan của chúng ta, không phải của thiên nhiên, vì thế, có đúng, có sai...

Đạo của trời đất vô cùng, hiểu biết của loài người thì hạn hẹp là vậy
 

NhanVoMinh

Thành viên chính thức
Thưa anh NhanVoMinh, bởi thời gian bận nên chẳng thể đọc hết các bài trong topic. Nay đọc lại, thấy anh dị ứng với cái gọi là "Dùng Dịch để bói". Anh cũng giới thiệu, anh cũng là thầy, thầy tâm linh và ngoại cảm. Xin kể ra câu nói cũ trong Kinh thánh " Kẻ dùng gươm, sẽ chết vì gươm". Thường thì, chúng ta thật khó vừa giỏi Dịch, lại vừa không coi Dịch là quan trọng. Tôi nghĩ, chúng ta, hơn hết là, cứ coi nó như một chén trà thanh tâm. Và nếu có ai đó dùng trà rửa chân, dùng trà chữa bệnh, dùng trà matxa, dùng trà bón cây...thì đó là sự thường ở đời. Sự thường ấy, thiết nghĩ, người học Dịch, vốn cũng hiểu là thường vậy ! Chúc anh THẬT SỰ HOAN HỶ.
Cảm ơn bạn Khoai, xã hội ngày nay là thế, nếu bạn xem việc bói dịch như chén trà thì hãy xem lời tôi nói về các thầy bói ...Kiều ngày nay cũng như thế vậy, đừng bận lòng làm gì cho mệt, Còn nếu nó ứng vào ai thì người đó tự thân mà hiểu. Đạo đời ngày nay lẫn lộn, Ví như đồng tiền vậy. cái nghĩa chính nó là cầu nối cho việc giao thương, thước đo cho sự trao đổi của xã hội chúng ta, nhưng càng ngày nó càng...có quyền hơn chúng ta vậy... Đã tự cho mình là thanh tâm, là khiêm trong học dịch, thì những lời tôi nói chắc không làm bạn...bận tâm đâu nhỉ... Chúc bạn hoan hỷ. Kẻ học đạo thì xem đạo là việc học. Kẻ tu đạo thì xem đạo là việc tu, Kẻ cầu đạo thì xem đạo là việc tìm...kẻ lạm đạo thì xem đạo là phương tiện. Theo bạn, là là kẻ nào trong những kẻ trên đây
 

NhanVoMinh

Thành viên chính thức
Xin trích lại trong cuốn " Y học cổ truyền" để anh hiểu rõ hơn ví dụ nam nữ giao hợp minh họa biểu tượng quẻ Thái.

" Tinh có sức sống dồi dào là vật chất cơ bản cấu tạo nên tất cả các tổ chức cơ quan trong cơ thể, cho nên gọi là chân âm. Là cơ sở vật chất của nguyên khí toàn thân cho nên gọi là nguyên âm "

Tinh trong câu này ẩn chứa nghĩa rộng, không đơn giản là "tinh trùng". Nhưng, tinh trùng, cũng là một phần của nó.

Bạn có muốn tài liệu cuốn hoàng đế nội kinh tố vấn bản gốc không, lên mạng nhiều lắm đó bạn.

Tinh trong trên hàm chứa cái nghĩa vật chất được thanh lọc nhưng nó không phải là khí, vì thế nó là thuần âm, mặc dù vậy nó vẫn có thể chuyển hóa thành khí trong điều kiện cụ thể. Trong y học luôn có: Tinh, Khí và Thần...bạn hiểu hết chưa vậy. trong khí cũng thế, trong thần cũng thế. Bạn có hiểu được từ đâu mà có Tinh không vậy ???.

Đừng dẫn dụ lan man nữa bạn Khoai ạ, hãy quay về âm dương chính đạo để tiếp tục giải thích cái tượng ..bất hão của hai quẻ mà các cụ xưa nhỡ tay trùng quái để rồi ...tìm cách lý giải sao cho phù hợp với cách nghĩ của mình.

Chúc bạn..khiêm đúng nghĩa, nhường đúng ý và cuối cùng vẫn là Hoan Hỷ đúng đạo
.
 

Khoai

Lão làng
Thưa anh !

Tôi tranh luận trên tinh thần cực kì nghiêm túc, tôi nói và dẫn chứng đầy đủ. Nếu anh muốn phản biện, hãy phản biện toàn bộ các bài viết của tôi, tìm đúng mấu chốt để nói.

Anh không thể chỉ ra lỗi sai trong các bài phản biện của tôi. Thay vào đó, anh nói lòng vòng.

Tôi không cần phải tranh luận với anh về tinh, khí , thần... Bởi đây là vấn đề của Y học, nếu cần, anh mở topic khác, chúng ta tranh luận.

Mấu chốt vấn đề ở đây, đó là, anh nói Càn và Khôn là cực dương.Và sau đó suy ra hệ quả.

Tôi đã dùng 2 cách chứng minh lời tiền nhân nói là đúng:

- Cách dùng can chi hào.
- Lý luận nền tảng của âm dương.

Vậy mà anh vẫn nói rằng cần dùng "âm dương chính đạo", và rồi nói rằng tiền nhân "nhỡ tay".

Thưa anh, nếu anh muốn tiếp tục tranh luận và phản biện, chúng ta tiếp tục. Còn nếu anh muốn chứng tỏ sự hiếu thắng, cố chấp và bất cần lý lẽ, thì tôi nghĩ chúng ta nên dừng lại.

Trước hết, kính mời anh phản biện đầy đủ tất cả những lý luận mấu chốt mà tôi đã đưa ra.

Thưa anh !

Tôi thật sự không bận tâm về lời anh nói. Vì dưới cách nhìn của tôi, anh là một cái duyên cho diễn đàn. Diễn đàn bấy lâu phát triển chậm, ít bài viết. Việc anh đến và tạo ra một cuộc tranh cãi này, theo tôi, đó lại là bước khởi đầu, một sự mâu thuẫn đối lập đầu tiên để diễn đàn phát triển hơn.

Bởi vậy, tôi rất vui được tranh luận cùng anh, và tôi muốn cuộc tranh luận này kéo dài thêm chút nữa. Bởi có như thế, mới thấy được hướng đi trong tương lai của diễn đàn ra sao.

Vậy nên, dù cách anh nói có phần cố chấp và kẻ cả, tôi vẫn vui lòng tiếp chuyện anh. Bởi, xét cho cùng, anh cũng là một duyên tốt. Và cũng như Chúa Jesus chẳng thể cứu thế nếu không có Giu Đa, tôi hoan hỷ mong anh tiếp tục !
 

NhanVoMinh

Thành viên chính thức
Thưa anh !

Tôi tranh luận trên tinh thần cực kì nghiêm túc, tôi nói và dẫn chứng đầy đủ. Nếu anh muốn phản biện, hãy phản biện toàn bộ các bài viết của tôi, tìm đúng mấu chốt để nói.

Anh không thể chỉ ra lỗi sai trong các bài phản biện của tôi. Thay vào đó, anh nói lòng vòng.

Tôi không cần phải tranh luận với anh về tinh, khí , thần... Bởi đây là vấn đề của Y học, nếu cần, anh mở topic khác, chúng ta tranh luận.

Mấu chốt vấn đề ở đây, đó là, anh nói Càn và Khôn là cực dương.Và sau đó suy ra hệ quả.

Tôi đã dùng 2 cách chứng minh lời tiền nhân nói là đúng:

- Cách dùng can chi hào.
- Lý luận nền tảng của âm dương.

Vậy mà anh vẫn nói rằng cần dùng "âm dương chính đạo", và rồi nói rằng tiền nhân "nhỡ tay".

Thưa anh, nếu anh muốn tiếp tục tranh luận và phản biện, chúng ta tiếp tục. Còn nếu anh muốn chứng tỏ sự hiếu thắng, cố chấp và bất cần lý lẽ, thì tôi nghĩ chúng ta nên dừng lại.

Trước hết, kính mời anh phản biện đầy đủ tất cả những lý luận mấu chốt mà tôi đã đưa ra.

Thưa anh !

Tôi thật sự không bận tâm về lời anh nói. Vì dưới cách nhìn của tôi, anh là một cái duyên cho diễn đàn. Diễn đàn bấy lâu phát triển chậm, ít bài viết. Việc anh đến và tạo ra một cuộc tranh cãi này, theo tôi, đó lại là bước khởi đầu, một sự mâu thuẫn đối lập đầu tiên để diễn đàn phát triển hơn.

Bởi vậy, tôi rất vui được tranh luận cùng anh, và tôi muốn cuộc tranh luận này kéo dài thêm chút nữa. Bởi có như thế, mới thấy được hướng đi trong tương lai của diễn đàn ra sao.

Vậy nên, dù cách anh nói có phần cố chấp và kẻ cả, tôi vẫn vui lòng tiếp chuyện anh. Bởi, xét cho cùng, anh cũng là một duyên tốt. Và cũng như Chúa Jesus chẳng thể cứu thế nếu không có Giu Đa, tôi hoan hỷ mong anh tiếp tục !

Cảm ơn bạn Khoai về những lời khen chê...có chữ Khiêm đi kèm và chữ nhàn đi theo...hi vọng bạn sẽ có kiến giải tốt hơn ngoài những giọng mỉa mai chanh chua trên. Mong bạn có những lớp đàm đạo học thuật với các bạn trẻ tốt hơn, cố gắng Khiêm nhiều hơn nữa kẻo lại đánh mất mình qua những lời..khen của chúng bạn.

Như Tôi vẫn nói, cách dùng can, chi và hào là cái con của cái cha, nó hình thành mãi sau này, mãi sau này khi tượng 64 quẻ đã được thành hình...vì thế hãy đặt mình ở cái thời thánh nhân trùng quái mà thành quẻ kép...đừng lấy những cái sau đó để lý giải...đều vô nghĩa cả.

Mời bạn tiếp tục có cách kiến giải nào khác hơn chăng, còn cách kiến giải kiểu can chi hào tôi thấy không chút phù hợp nào...vì đã nói ở trên.

Chúc hoan hỷ
 

Khoai

Lão làng
Thưa anh !

Sau khi đưa ra cách giải thích bằng can chi, tôi đã giải thích bằng lý luận âm dương nền tảng. Anh không đọc hay không muốn nói đến?
 

Khoai

Lão làng
Thôi thì tôi copy lại giúp anh để anh đọc rõ hơn :

Thưa anh NhanVoMinh, lý luận cha con của anh quả thật làm tôi rất vui. Cách đây mấy trăm năm, các cụ dùng phương thức nào đó, cho rằng trái đất tròn và quay quanh mặt trời.

Sau đó dẫn đến tranh cãi. Và cuối cùng, một phi thuyền bay lên và đưa ra những bức ảnh, các kính viễn vọng cho ra những dữ liệu nói rằng điều đó là đúng.

Vậy mà có người tranh cãi, nói rằng các bức ảnh do phi thuyền có sau, là con. Không được dùng nó để chứng minh cho suy luận của tiền nhân, là cha.

Cách nói này thực sự rất mới mẻ !

Hơn nữa, khi tiên đề cho ra các hệ quả. Nếu nói tiên đề sai, tất nhiên các hệ quả không thể được công nhận. Vậy, theo cách nói của anh, Bĩ và Thái của tiền nhân đặt ra là sai, bởi thế, các an chi hào trong hệ thống hai quẻ này cũng là sai? Nếu vậy, một cái sai có tính hệ thống và cực kì nguy hiểm.

Môn lục hào nên bỏ đi thôi !

Về lý luận của anh, cho rằng : Càn là dương đã thái quá, là cực dương. Và theo lý vật cùng tắc biến, nó sẽ "sinh" ra âm? Và âm này, phải đi xuống?

Thưa anh, anh mắc một sai lầm hết sức cơ bản trong suy luận.

Dương, không hề sinh ra âm, nó là nó. Cũng như vậy, âm không sinh ra dương. Khi nó cùng, nó biến, và khi biến, nó đạt đến một dạng thái khác, một tồn tại khác.

Âm dương là một cặp đối đãi, nghĩa là, nó phải nằm trong một mối tương quan, một hệ quy chiếu để so sánh. So sánh nóng với đực, lạnh với cái là hoàn toàn sai lầm.

Bởi vậy, khi dương cùng, nó biến, thành một dạng thái tồn tại khác. Và ở dạng thái tồn tại khác đó, chúng ta lại có một hệ quy chiếu âm dương khác.

Anh chưa hiểu nguyên lý âm dương tiêu trưởng, âm dương cùng có, cùng hằng thường và cùng vĩnh cửu. Khi dương tính đạt trạng thái cực, thì nó suy yếu, và lúc đó, âm tính thay thế nó và trở nên lớn mạnh. Không phải là âm sinh ra dương, và càng không có dương sinh ra âm.

Nó, vẫn là nó, nhưng bởi trạng thái cường nhược khác nhau, mạnh yếu khác nhau nên tồn tại dưới những dạng khác nhau.

Trở lại với luận điểm của anh, quẻ Càn cực dương, nên sẽ "sinh" ra âm. Mà đã là âm, phải đi xuống. Vậy, xin hỏi anh, quẻ Càn đáng lý không thể tồn tại. và quẻ Khôn, đáng lý cũng không thể tồn tại.

Bởi chúng cực rồi, thái quá rồi, làm sao có thể giữ nguyên một dạng thái như thế nữa? Và lúc đó, không thể có một vật gì, trạng thái gì, và lúc nào có thể là Càn?

Vậy nên tôi mới hỏi anh : Đã nói trong âm có dương, trong dương có âm, vậy thì cái âm của quẻ Càn nằm ở đâu?

Nếu không trả lời được, tất nhiên là sai. Mà sai, tất nhiên chẳng thể có quẻ Càn.

Hóa ra thánh nhân lừa chúng ta hết !....

Thưa anh !

Chúng ta nói đến "trong âm có dương, trong dương có âm" , vậy, các vạch quẻ cũng có 2 mặt âm dương. Một vạch ta thường gọi là dương, là ta thấy cái "năng lượng dương" trong nó lớn hơn, nên lấy cái chủ mà gọi.

Cũng vậy, một vạch ta gọi là âm, thực tế, trong đó đã chứa khí dương.

Để rõ hơn, tôi lấy ví dụ đốt lửa. Rõ ràng tro bụi là nặng, phải rơi xuống. Nhưng khí nóng lớn hơn, thắng lực rơi xuống đó, nên tro bụi vẫn bay lên.

Cũng vậy, trong một quẻ Càn, có cả hai khí âm dương, và nó, không phải là một trạng thái cực, không phải là thái quá. Nó, chỉ đơn giản là, tính dương đã lấn át toàn bộ trên cả 3 hào.

Vì tính dương lấn át, nên nó kéo âm mà bay lên. Âm khí trong quẻ Càn bay lên, giao hòa cùng âm khí của quẻ Khôn đang hạ xuống, ấy là cùng gặp mà sinh ra giao hòa. Nên gọi là Thái.

Quẻ Thái, là trạng thái cân bằng, khi cái mầm âm trong quẻ Càn gặp lại "mẹ" là quẻ Khôn. Và cái mầm dương trong quẻ Khôn, đang bị kéo xuống, gặp được "cha" là Càn.

Trạng thái giao hòa đó, được gọi là Thái. Cũng như vợ chồng quan hệ, cái "dương" của người đàn ông đi vào, trút ra cái "âm". Và khi cái "âm" của phụ nữ tiếp lấy, thì "cái dương" ( trứng) đã chờ sẵn.

Anh đọc thêm sẽ thấy, tinh trùng mang tính âm, trứng mang tính dương. Trạng thái sau thụ tinh, khi hai tế bào gặp nhau, tinh trùng chui vào trong trứng, ấy là "Dương" ở trong, mà "Âm" ở ngoài vậy.

Anh thử nhìn ngọn lửa bốc lên, tro bụi cuốn theo thì hiểu lý này.

Câu trả lời của tôi, từ cả phương diện dùng can chi đến lý luận cơ sở về âm dương đã được đưa ra. Anh có thấy hợp lý?

Tôi nói như trên, anh có thể bảo tôi "chỉ ra cái âm ở trong quẻ Càn".

Vậy thì, nhân tiện, tôi chỉ ra luôn dùm anh.

Chúng ta đều biết, và chắc anh cũng biết rằng, từ khi vạch ra ba hào, tiền nhân đã phân nó tương ứng với ba ngôi tam tài : Thiên , Địa, Nhân.

Nói về thiên địa thì xa vời, tôi thử nói về Nhân. Nhân hào, tức là hào 2, thì ngay bản thân chữ "Nhân" đã tàng chứa cả âm lẫn dương. Nhưng, trong trạng thái của quẻ Càn, dương tính lấn át và chiến thắng, âm tính lui về và không bộc lộ.

Còn nếu anh vẽ ra ba cái vạch liền, và khăng khăng chỉ rằng " Đấy thôi...làm gì có cái nào đứt...". Thì tôi nhắc anh xem lại "khoảng trống giữ ba vạch" mà anh đã vẽ ra. Có 2 khoảng trống ở đó, anh đã bao giờ tìm hiểu về chúng hay chưa?
 

HÀNH GIẢN

Tư vấn viên
Ngày 21 tháng 7 năm 356 trước Công nguyên, Herostratos, một thanh niên đã phóng hỏa đốt đền thờ thần Artemis, một trong bảy kỳ quan của thế giới cổ đại, và là ngôi đền đẹp nhất của người Hy Lạp.

Ngôi đền bị thiêu hủy, toàn thể người dân căm phẫn kẻ đốt đền.

Lý do đốt đền của Herostratos là sự nổi tiếng. Hắn đã bị xử tử. Và như hắn mong muốn, tên tuổi của của hắn đã đi vào lịch sử, mặc dù chỉ là tên tuổi của một gã phá hoại ngông cuồng, bị căm ghét

Anh Khoai mến, có lẽ ta dừng lại được rồi. Chắc là không có lập luận nào làm anh bạn này chấp nhận đâu.


Theo lời giới thiệu của anh ta về trang web lyso.vn, tôi có vào xem thử thì có thấy đoạn này của nick "nguyen quoc" giống như ý tôi lúc đầu.
"Một ý kiến hay và rất mới , có thể đây là ý kiến làm đảo lộn về dịch , và cũng tương đương ý kiến đảo Tốn-Khôn như ngài Thiên Sứ. Bạn nên chịu khó tiếp xúc với Thiên Sứ để trao đổi thêm và hoàn thiện. Rất có thể các Vị tiền bối xa xưa sẽ bật dậy " bái phục" bạn và Thiên Sứ sát đất. Kính mong bạn tiếp tục nhé!
Nhưng bạn cũng nên hiểu và thận trọng : Trống càng rỗng kêu càng to!
Thân ái!"
http://lyso.vn/diendan/viewtopic.php?f=37&t=31753

Và có lẽ như với sự bỏ mặc, không quan tâm này, kẻ đốt đền bên ấy đã biết ngừng lại.

Mến!
 

Khoai

Lão làng
Anh Hành Giản thân !

Nếu anh nhìn dưới góc độ, sự đối lập mâu thuẫn sẽ làm nền tảng cho sự phát triển, thì sẽ thấy cảm ơn anh NhanVoMinh.

Diễn đàn đã hoạt động cũng lâu nhưng bình yêu quá, sự bình yên này đồng nghĩa với sự kém phát triển. Sự tham gia của anh NhanVoMinh, cũng là sự báo trước của chu trình phát triển cho diễn đàn.

Có điều, như đã xảy ra, sự phát triển này sẽ kèm theo nhiều thị phi .

Vậy nên, em mới ra mặt và giải thích, cũng chẳng phải để anh NhanVoMinh hiểu, bởi biết chắc chắn anh ấy sẽ chẳng hiểu. Hi vọng tác động của Nhân, trong cái Duyên này, sẽ làm chúng ta "HOAN HỶ" chăng....

Sau một tin vui nào đó, diễn đàn sẽ rất phức tạp và nhiều thị phi. Mong cả nhà Hoan hỷ bình tâm.
 

HÀNH GIẢN

Tư vấn viên
Vâng, sẽ rất hoan hỷ với cả thuận duyên và nghịch duyên thôi anh.

Không có Âm thời không có Dương, không có Dương cũng chẳng có Âm. Tương tác hỗ trợ qua lại vậy nên đã có nếp thì ắt phải chấp nhận có tẻ thôi. Hahaha.

Đành mang hy vọng vậy.

Mến!
 

NhanVoMinh

Thành viên chính thức
Thưa anh !

Sau khi đưa ra cách giải thích bằng can chi, tôi đã giải thích bằng lý luận âm dương nền tảng. Anh không đọc hay không muốn nói đến?

Bạn Khoai Thân Mến ạ, cái lý luận âm dương nền tảng của bạn bị cái Can Chi và Hào kia nó lấp liếm mất rồi còn đâu mà bạn phải phân bua, bạn đọc kỹ bài lý luận của bạn đi, xặc mùi Can Chi và hào...hãy bình tĩnh nào bạn.

Tôi vẫn đợi những ý kiến trao đổi xuất phát từ Âm dương và quẻ thuần Càn, thuần Khôn...là những căn gốc cơ bản nhất để có Trùng quái. Nói tới đây chắc bạn và một số bạn đã hiểu tại sao tôi rất mong các bạn cố gắng bám lấy Lý luận Âm dương và cái lý luận Vật đến cực hạn thì sinh biến rồi. ?
 

NhanVoMinh

Thành viên chính thức
Anh Hành Giản thân !

Nếu anh nhìn dưới góc độ, sự đối lập mâu thuẫn sẽ làm nền tảng cho sự phát triển, thì sẽ thấy cảm ơn anh NhanVoMinh.

Diễn đàn đã hoạt động cũng lâu nhưng bình yêu quá, sự bình yên này đồng nghĩa với sự kém phát triển. Sự tham gia của anh NhanVoMinh, cũng là sự báo trước của chu trình phát triển cho diễn đàn.

Có điều, như đã xảy ra, sự phát triển này sẽ kèm theo nhiều thị phi .

Vậy nên, em mới ra mặt và giải thích, cũng chẳng phải để anh NhanVoMinh hiểu, bởi biết chắc chắn anh ấy sẽ chẳng hiểu. Hi vọng tác động của Nhân, trong cái Duyên này, sẽ làm chúng ta "HOAN HỶ" chăng....

Sau một tin vui nào đó, diễn đàn sẽ rất phức tạp và nhiều thị phi. Mong cả nhà Hoan hỷ bình tâm.

Bạn Khoai ạ, Những dòng trên đây chứa đầy lý mỉa mai và lại chứa thêm một cái lý a dua của bạn, Từ trước tới giờ bạn thấy diễn đàn yên ắng mà chẳng hề có tiếng nói gì cả, phải đợi tới khi tôi vào đăng nhập ký diễn đàn và khuấy động phong trào thì bạn lại bắt đầu...bám vào đó để đưa những nhận xét ...Cậu khách của bạn. hi vọng nếu bạn là người có tuổi thì sẽ nghĩ thông hơn ở chỗ này và hi vọng tuổi của bạn sẽ giúp bạn...nghĩ thông được chỗ này.

Trước giờ chắc bạn được mọi người khen ngợi nhiều quá nên...ngủ quên mất thì phải...không ai nói với bạn là hãy dậy đi, diễn đàn đang đi xuống bởi vô số các thành viên chém gió, câu bài...Vậy là may nhờ có tôi thì bạn mới tỉnh được hoặc mượn tôi để...nổi tiếng thì phải...hi hi. Thật nực cười.
 

NhanVoMinh

Thành viên chính thức
Giờ tôi cũng xin phép tập trung nói chuyện mình với bạn Khoai vì vẫn thấy trong topic này bạn ấy...người lớn hơn các bạn kia đôi chút và có thành ý trao đổi, còn các bạn kia thì tôi thấy...có bận tâm thì cũng chỉ thêm buồn cho diễn đàn. Hi vọng sẽ có thêm một số thành viên thức tỉnh xây dựng diễn đàn như bạn Khoai thì thật may cho diễn đàn còn non trẻ này quá.

Chúc các bạn Hoan Hỷ.
 

Khoai

Lão làng
Thưa anh !

Anh có nói vật cùng tất biến, nay tôi thấy cách nói chuyện của anh đã đủ "cùng" rồi. Nên tôi nghĩ chúng ta nên dừng lại.

Các cụ cũng nhắc đến một chữ cùng, nếu anh có nhớ câu thành ngữ đó thì tôi trân trọng tặng anh !

Hihi.
 

NhanVoMinh

Thành viên chính thức
Thưa anh !

Anh có nói vật cùng tất biến, nay tôi thấy cách nói chuyện của anh đã đủ "cùng" rồi. Nên tôi nghĩ chúng ta nên dừng lại.

Các cụ cũng nhắc đến một chữ cùng, nếu anh có nhớ câu thành ngữ đó thì tôi trân trọng tặng anh !

Hihi.

Cảm ơn bạn, câu thành ngữ đó đúng cho chúng ta vậy đó bạn, Và nhất là bạn, chẳng nhẽ bạn hết cái để nói rồi sao. ?.

hi vọng bạn sau những tranh luận này đã có thể mở mang hơn một chút về việc học dịch. Sau những cuộc nói chuyện với bạn tôi có nhận xét nhỏ với bạn, nhìn chung bạn học thuộc dịch khá tốt nhưng lại không có gốc căn bản, cũng như các bạn khác cố gắng học cho nhanh để phô bày cái sự thuộc đó ra bên ngoài, Nhân đây cũng xin nói bạn nên ngẫm nghĩ lại cái cùng tất biến kẻo không hiểu được cái lẽ của tự nhiên, cắm đầu cắm cổ vào học cho nhanh thuộc là một điều tai hại đó bạn ạ.
Chúc bạn sau cuộc tranh luận này đã có thêm nhiều bài học kinh nghiệm cho chữ khiêm và chữ nhẫn...Nhìn chung bạn còn thiếu hai chữ đó nhiều lắm.

Chúc bạn sớm...thành thầy...bói Kiều theo mong muốn nhé.
 

hugo123456

Tư vấn viên
Bái phục nhanvominh , sở học của bạn thật là rộng lớn bao la vô bờ bến hơn cả các bậc thánh nhân xưa kia , bạn bẻ được cả càn và khôn , 1 điều mà bao đời nay chưa ai làm được .....
Theo sự ngu muội của mình thì dịch đâu được xem là môn bói , vì bị chế độ đàn áp nên môn dịch phải núp dưới danh nghĩa bói toán đúng không anh vô minh ?
Vậy mà với sở học uyên bác của anh nỡ lòng nào gọi là bói kiều vậy ?
 

NhanVoMinh

Thành viên chính thức
Bái phục nhanvominh , sở học của bạn thật là rộng lớn bao la vô bờ bến hơn cả các bậc thánh nhân xưa kia , bạn bẻ được cả càn và khôn , 1 điều mà bao đời nay chưa ai làm được .....
Theo sự ngu muội của mình thì dịch đâu được xem là môn bói , vì bị chế độ đàn áp nên môn dịch phải núp dưới danh nghĩa bói toán đúng không anh vô minh ?
Vậy mà với sở học uyên bác của anh nỡ lòng nào gọi là bói kiều vậy ?

hi hi, Vì bản chất dịch không phải bói, 64 quẻ kép cũng là để giải thích hiện tượng, sự vật chứ không phải bói, một nhóm người đọc dịch và mở ra phái...bói, cũng như truyện kiều vậy, mới đầu nó đâu phải bói, nhưng sau này lại sinh ra ...bói kiều. Tôi lấy cái vụ bói kiều để ví von thực cũng chẳng sai tẹo nào bạn nhỉ.
Còn càn khôn thế nào thì dịch cũng chỉ một phần nào đó lý giải thôi, chứ ai bảo dịch là càn khôn thì thật...thô thiển vậy. Dịch là sản phẩm trí tuệ của loài người, nên đừng thần tượng hóa một sản phẩm như thế thái quá bạn ạ.
 
Theo sự hiểu thô thiển của bần đạo thì Dịch là quy luật biến chuyển của vạn vật thông qua âm dương ngũ hành. Vũ trụ tuy sum la vạn tượng nhưng cũng nằm trong quy luật ấy. Khi chúng ta hiểu được sự vận hành của ngũ hành âm dương sinh khắc chế hóa thì cũng có thể tiên đoán được một số việc trong tương lai. Giống như nhà thiên văn biết quy luật chuyển động của các hành tinh, có thể tính toán quỹ đạo của mặt trăng mặt trời và trái đất, ngày nào có nhật thực hay nguyệt thực một cách chính xác.
Do đó tôi cho rằng học Dịch cũng có thể tiên đoán được các vấn đề trong tương lai. (Hay bói toán) Thân mến.
 
Bên trên