Mong các cao nhân cho hỏi về hai quẻ Thiên địa bĩ và Địa thiên thái do Văn vương đặt

NhanVoMinh

Thành viên chính thức
Theo bạn cái gì hợp lý thì cái đó tồn tại. Đơn giản phải nói là vạn vật tồn tại đều có cái lý của nó, còn cái lý đó đúng, sai hay như thế nào đó thì mỗi chúng ta với các tri thức chưa hết này đều không thể nghĩ bàn bạn ạ. cái chính là chúng ta phải biết hợp lại với nhau, chia sẻ, trao đổi và tìm ra cái gì là phù hợp nhất...Đó mới là điều đáng nói.

học thuộc lòng để...bói kiều thì đơn giản lắm bạn ạ....bạn cứ học thuộc lòng đi biết đâu có ngày bạn thành cao nhân bói...dựa giống vô số cao nhân khác đó bạn.
 

HÀNH GIẢN

Tư vấn viên
Cảm ơn sự đóng góp của các bạn, hi vọng nhận được sự lý luận riêng của các bạn ngay trong topic này, vì topic này tôi lập ra là để thỏa mãn cái mà tôi muốn hỏi, hi vọng sẽ sớm được thỏa mãn. Riêng tôi vẫn giữ quan điểm riêng của mình về điều này.

vật đến cùng cực thì biến đó là lẽ bất biễn của dịch, vậy càn làm sao thăng lên được nữa mà chúng ta lại bảo nó bốc lên, khôn làm sao hạ xuống được nữa mà chúng ta lại bắt nó xuống. Cái lý đơn giản và bất tận đó được tìm ra cụ thể trong dịch. và tôi bám vào dịch để suy ngẫm hai quẻ trên thì thấy cái phi lý của nó. Còn cứ bảo ông cha ta để lại hay lắm mà không biết hay hay giở thế nào cứ thế cắm đầu vào nói theo sách thì mãi mãi chúng ta không bước thêm được gì ngoài làm thày bói mọt sách mà thôi. mà những thày bói đó tôi gặp ngày một ngoài đời và các diễn đàn, họ chỉ toàn học thuộc làu trong sách, nhất là các cậu thanh niên trẻ tuổi ngày này, với đôi chút hiểu biết về mạng, đôi chút cái khiếu ham tìm hiểu và một chút thông minh đơn thuần là có thể...làm thày bói nói dựa mọi để mua vui cho mọi người được rồi.

Chủ trương của tôi là kịch liệt phản đối kiểu đọc sách máy móc đó và lợi dụng sách để làm nhiễu lòng người lương thiện.
Kinh mong nhận được những kiến giải của các bạn
Chúc hoan hỷ
Quẻ Càn là Dương vượng, vị trí ở trên. Còn khi anh nói "Càn thăng lên" thì ngay cả tôi cũng nói là không.
Càn vượng nên có khuynh hướng "giáng xuống". Tuy nhiên, khi người ta viết quẻ Càn, người ta chỉ đến trạng thái thuần dương của nó.

Còn về khuynh hướng thì chỉ là mới nói đến chữ "khuynh hướng" mà thôi. Nghĩa là ở đây có 2 khái niệm đồng xảy diễn:

_ Càn có khuynh hướng giáng vì vượng.

_ Càn đang trong thế quy ước.

Khi anh đứng về mặt khuynh hướng của nó, tức anh sẽ thấy như cách anh vừa đề cập.

Nếu anh chấp nhận luôn 2 khái niệm vừa nêu, anh sẽ có hệ thống cũ.

Còn về việc anh giữ chủ trương của anh và sự theo anh thì bất cứ ai sử dụng và tuân theo hệ thống Kinh DỊch cũ là Thầy Bói, là lợi dụng sách để làm nhiễu lòng ai ai đó ..v..v... thì rõ ràng đây là một thái độ hết sức chủ quan, quy chụp.

Khi anh đưa ra một việc và chụp mũ như vậy thì sao anh có thể nhận được kiến giải của người khác như anh nói????

Mến!
 

NhanVoMinh

Thành viên chính thức
Quẻ Càn là Dương vượng, vị trí ở trên. Còn khi anh nói "Càn thăng lên" thì ngay cả tôi cũng nói là không.
Càn vượng nên có khuynh hướng "giáng xuống". Tuy nhiên, khi người ta viết quẻ Càn, người ta chỉ đến trạng thái thuần dương của nó.

Còn về khuynh hướng thì chỉ là mới nói đến chữ "khuynh hướng" mà thôi. Nghĩa là ở đây có 2 khái niệm đồng xảy diễn:

_ Càn có khuynh hướng giáng vì vượng.

_ Càn đang trong thế quy ước.

Khi anh đứng về mặt khuynh hướng của nó, tức anh sẽ thấy như cách anh vừa đề cập.

Nếu anh chấp nhận luôn 2 khái niệm vừa nêu, anh sẽ có hệ thống cũ.

Còn về việc anh giữ chủ trương của anh và sự theo anh thì bất cứ ai sử dụng và tuân theo hệ thống Kinh DỊch cũ là Thầy Bói, là lợi dụng sách để làm nhiễu lòng ai ai đó ..v..v... thì rõ ràng đây là một thái độ hết sức chủ quan, quy chụp.

Khi anh đưa ra một việc và chụp mũ như vậy thì sao anh có thể nhận được kiến giải của người khác như anh nói????

Mến!

Trước tiên cảm ơn bạn đã trả lời theo quan điểm của bạn, nhưng trong dịch không có hai chữ khuynh hướng mà khẳng định càn là thuần dương, không hề có khả năng dương hơn nữa, hay bay lên nữa mà chỉ đứng im hoặc biến để giáng xuống...tương tự quẻ khôn cũng y như thế. Vì thế tôi mới nói, còn khi tôi dùng tư khuynh hướng là vì chủ ý nói tới hai vấn đề đó, đứng yên hoặc đi xuống, đứng yên hoặc hướng lên.
Và như thế bạn đã thấy nếu theo quẻ của Thái thì thấy không hề có khí dương bay lên, khó âm giáng xuống để hòa quyện với nhau thành quẻ địa thiên thái.

Chúc bạn cố gắng đọc kỹ nữa nhé.

http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237nqnnntntn31n343tq83a3q3m3237n1nvn

Bạn đọc quẻ này bên vnthuquan.net đi nhé
 

NhanVoMinh

Thành viên chính thức
Và vẫn giữ quan điểm của tôi nhé. Không mang tư tưởng bói toán vào trong bàn luận về 64 quẻ dịch. Việc bói toán là cái hệ quả của việc mong cầu giải quyết vấn đề mà chúng ta mơ hồ không thể giải thích bằng việc khác được, bằng cách khác được.

hãy đầu tiên xem dịch như một bộ môn cần phải học như toán lý hóa vậy...
 

HÀNH GIẢN

Tư vấn viên
Và vẫn giữ quan điểm của tôi nhé. Không mang tư tưởng bói toán vào trong bàn luận về 64 quẻ dịch. Việc bói toán là cái hệ quả của việc mong cầu giải quyết vấn đề mà chúng ta mơ hồ không thể giải thích bằng việc khác được, bằng cách khác được.

hãy đầu tiên xem dịch như một bộ môn cần phải học như toán lý hóa vậy...



Chỉ cần đọc bài này của bạn là tôi biết ngay cậu thuộc thành phần nào rồi, lại đọc sách dịch để...xem bói.

Cậu chắc đã từng đọc cuốn Kinh dịch của nguyễn hiến lê rồi chưa ? ngoài bìa có viết...Đạo của người quân tử...

Với tôi đọc dịch là để suy ngẫm sự đời, xem cái trí của người xưa phù hợp với người thời nay thế nào... Còn về phần bói toán thì...tôi không thích áp dụng quẻ dịch của người xưa vào bói toán vì...nó chẳng khác gì kiểu bói Kiều của ngày nay Việt Nam đang sử dụng vậy. Việc đúng sai đều có cái xác xuất như đánh lô tô vậy. tôi đã từng gặp vô sô kẻ vỗ ngực và kẻ được tôn vinh là thầy bói dịch giỏi...lắm. Nhưng mà...ỳ ạch ba hào, sáu hào, lời đề lời tựa, lời dịch...thực sự khiến lòng người nhanh nản.

Việc bói toán là việc của Thiên Địa Nhân, tôi giờ chưa thể nào giám bàn vào bạn ạ.

Chúc bạn hoan hỷ

Và tôi đọc vài dòng này của anh, tôi cũng biết anh thuộc thành phần nào rồi, đọc sách Dịch để làm ........ Thầy Cãi.

Anh không làm điều gì thì đó là việc của anh, anh đâu thể nào ép tất cả người học Dịch phải "nghiền ngẫm" rồi đi đả kích người khác như anh được?

Và đương nhiên, từ Quỷ Cốc, Thiệu Khang Tiết, Dã Hạc ..v..v.... cho đến những người dùng Dịch để đoán việc của họ ngày nay thì anh đâu thể nào chụp họ là thầy bói được.

Mặc anh có tin Bói Dịch hay không nhưng vào lúc đầu khi anh lập topic này đã biết ý anh muốn Xích Khẩu rồi. Hahahaha.

Vậy nên chắc là thôi, ........ ý tưởng bất đồng mà tâm tính cũng khác nhau nên đến đây thì tôi sẽ ngưng lại.

Chẳng cần gì nói thêm nữa.

Chúc anh vui trong cái tưởng của mình!

 

Tầm Sư Học Đạo

Thành viên chính thức
Ái chà...... Giản tui lẹp xẹp cái dép lào chạy vào hóng hớt thì thấy siêu nhơn NhanVoMinh phóng 2 cây chỉa Bĩ với Thái rồi. Hahahaha.

64 em không hỏi em nào lại thấy 2 em Bĩ, Thái. Chắc là "cái điềm". Hahahaha.

1 thằng có hỗ là Tiểu Súc, 1 thằng có Quy Muội.

"Ồn ào" với "tắc lấp" thế thì Giản đoán siêu nhân vào đây XÍCH KHẨU roài. Hahahaha.

Thôi, Siêu Nhơn NhanVoMinh cứ ngồi chơi xơi nước đợi các Cao Nhơn.

Giản tui Thấp Nhơn mà lại ưa cái nhàn và tránh cái sự đời. Hahahahaha.

...... lóc cóc bước ra ........

Quả là bái phục ông bạn
 

NhanVoMinh

Thành viên chính thức
Kiểu như ếch ngồi đáy giếng cứ tưởng thế giới to bằng miệng giếng. Đọc vài câu biết hạng người gì rồi, đỡ phí công đọc

Lại thêm một thầy bói nói dựa nữa, ở đây chỉ có các trao đổi, còn chém gió spam thì mời ra ngoài quán trà đá nhé bạn. bạn cũng là ếch nên mới biết và hiểu tiếng ếch đây mà
 

NhanVoMinh

Thành viên chính thức
Và tôi đọc vài dòng này của anh, tôi cũng biết anh thuộc thành phần nào rồi, đọc sách Dịch để làm ........ Thầy Cãi. Anh không làm điều gì thì đó là việc của anh, anh đâu thể nào ép tất cả người học Dịch phải "nghiền ngẫm" rồi đi đả kích người khác như anh được? Và đương nhiên, từ Quỷ Cốc, Thiệu Khang Tiết, Dã Hạc ..v..v.... cho đến những người dùng Dịch để đoán việc của họ ngày nay thì anh đâu thể nào chụp họ là thầy bói được. Mặc anh có tin Bói Dịch hay không nhưng vào lúc đầu khi anh lập topic này đã biết ý anh muốn Xích Khẩu rồi. Hahahaha. Vậy nên chắc là thôi, ........ ý tưởng bất đồng mà tâm tính cũng khác nhau nên đến đây thì tôi sẽ ngưng lại. Chẳng cần gì nói thêm nữa. Chúc anh vui trong cái tưởng của mình!
Trong dịch một thời đã dẹp đi cái khoa bói toán dựa dẫm vào dịch để làm mưa làm gió, gây nhiễu loạn và làm hỏng cái ý nghĩa thuần khiết của dịch, không hiểu sao tới thời này tại Việt nam lại xuất hiện một tầng lớp tri thức có chút kiến thức cứ bám vào dịch để mà...bói Kiều, để mà dựa vào đó mua tý danh tiếng cho nó oai, họ học dịch mà chỉ chăm chăm thuộc lòng cho xong 64 quẻ dịch, sau đó nhanh tróng tìm ngay tới các sách bói, các cách reo quẻ như thời gian, đồng xu, các hiện tượng, tên tuổi ... để sau đó một phần thì chém gió, một phần thì kiếm cơm trên sự cả tin của người lương thiện, bản thân mình thì còn ngơ ngác không tin nổi vào Dịch, bản thân mình thì còn không hiểu Dịch có đúng không nữa, có thể giúp mình được gì không nữa...Những kiểu thầy bói này chỉ có thể sống sót qua ngày và chẳng để lại gì cho đời ngoài việc nhiễu loạn tâm can người khác. Mong các bạn đi thẳng vào chủ đề trao đổi về hai quẻ này. Ai có ý kiến khác xin chỉ giáo để tôi có sự mở mang tầm mắt nhé. Không hoan nghênh thầy bói Kiều vào đây spam, không hoan nghênh như kẻ không có thiện trí mà chỉ thích ngoạc cái miệng ra để phá đám nhé. Thầy bói có các mục của thầy bói trong diễn đàn này rồi đấy, vào đó các thầy tha hồ chém gió, spam cho những ai nhẹ dạ. Đừng vào đây mong...kiếm cơm trên topic này nhé. Cảm ơn nhiều lắm Cóc cũng được, ếch cũng xong...miễn sao có học dịch và xem dịch như một môn khoa học cần được suy ngẫm đúng đắn, tôi rất hoan nghênh. Những kẻ kết bè kết phái xin ở ngoài hóng còn đừng vào đây phá bĩnh gây nhiễu loạn một topic trao đổi về dịch thuần túy nhé. Nhất là các thành viên có cái dòng chữ kỳ cự màu đỏ dưới nick của mình thì cần phải có trách nhiệm xây dựng diễn đàn, đừng phá đám topic người khác nhé. Cảm ơn nhiều lắm. Chúc các bạn hoan hỷ
 
Last edited by a moderator:

hugo123456

Tư vấn viên
Trong dịch một thời đã dẹp đi cái khoa bói toán dựa dẫm vào dịch để làm mưa làm gió, gây nhiễu loạn và làm hỏng cái ý nghĩa thuần khiết của dịch, không hiểu sao tới thời này tại Việt nam lại xuất hiện một tầng lớp tri thức có chút kiến thức cứ bám vào dịch để mà...bói Kiều, để mà dựa vào đó mua tý danh tiếng cho nó oai, họ học dịch mà chỉ chăm chăm thuộc lòng cho xong 64 quẻ dịch, sau đó nhanh tróng tìm ngay tới các sách bói, các cách reo quẻ như thời gian, đồng xu, các hiện tượng, tên tuổi ... để sau đó một phần thì chém gió, một phần thì kiếm cơm trên sự cả tin của người lương thiện, bản thân mình thì còn ngơ ngác không tin nổi vào Dịch, bản thân mình thì còn không hiểu Dịch có đúng không nữa, có thể giúp mình được gì không nữa...Những kiểu thầy bói này chỉ có thể sống sót qua ngày và chẳng để lại gì cho đời ngoài việc nhiễu loạn tâm can người khác. Mong các bạn đi thẳng vào chủ đề trao đổi về hai quẻ này. Ai có ý kiến khác xin chỉ giáo để tôi có sự mở mang tầm mắt nhé. Không hoan nghênh thầy bói Kiều vào đây spam, không hoan nghênh như kẻ không có thiện trí mà chỉ thích ngoạc cái miệng ra để phá đám nhé. Thầy bói có các mục của thầy bói trong diễn đàn này rồi đấy, vào đó các thầy tha hồ chém gió, spam cho những ai nhẹ dạ. Đừng vào đây mong...kiếm cơm trên topic này nhé. Cảm ơn nhiều lắm Cóc cũng được, ếch cũng xong...miễn sao có học dịch và xem dịch như một môn khoa học cần được suy ngẫm đúng đắn, tôi rất hoan nghênh. Những kẻ kết bè kết phái xin ở ngoài hóng còn đừng vào đây phá bĩnh gây nhiễu loạn một topic trao đổi về dịch thuần túy nhé. Nhất là các thành viên có cái dòng chữ kỳ cự màu đỏ dưới nick của mình thì cần phải có trách nhiệm xây dựng diễn đàn, đừng phá đám topic người khác nhé. Cảm ơn nhiều lắm. Chúc các bạn hoan hỷ
Tưởng bạn đọc kinh dịch là hiểu được phần nào cái đạo của nó , làm tui thất vọng ... buồn thật
 

NhanVoMinh

Thành viên chính thức
Tôi thấy từ ngày mở diễn đàn ra tới giờ, các thành phần chém gió ghi điểm nhiều vô cùng tận, mục chatbox đã có những thời điểm gây tắc nghẽn lưu thông của diễn đàn. Những bài viết chất lượng thì chẳng thấy đâu, toàn các chàng trai, cô gái thanh niên ra vào diễn đàn tìm chỗ...giải khuây, bói ...Kiều, tán phét là chính vậy. Thỉnh thoảng có các thành viên tốt vào viết được vài câu thì đi đâu mất.

Một diễn đàn lấy cái tên là LysoViet mà chẳng có chút quy cũ gì cả, Cùng với các bạn có Lyso.vn, họ hoạt động rất trật tự, họ biết tôn trọng những bài viết của các thành viên về trao đổi học thuật, không hề đưa ra những lời phán đoán theo kiểu ...sướng là chém...chưa thèm suy nghĩ, kệ bố đúng sai thế nào...

Thiết nghĩ một diễn đàn với tham vọng là đại diện cho một phần của lý số việt nam thì BQT nên quản lý nghiêm ngặt những kiểu phát ngôn mang tính chém gió, spam, gây nhiễu loạn tới học thuật chân chính. Mục chém gió spam lúc nào cũng có trong các diễn đàn với mục đích để thỏa mãn tính các của nhóm thành viên này, nhưng họ lại không thích bị bó buộc ở đó, cứ lang thang đi chém ở các topic của người khác lập ra ở các mục trao đổi học thuật nhằm ghi điểm...viết bài và nhấn nút thank và không hề biết ...liêm sỉ. Loại thành viên này giống y hệt bên Thegioivohinh và Tuvidichso của chúng tôi hiện nay, và chúng tôi luôn sử lý...tận tình những bài viết kiểu này nhằm mang lại sự trong sáng cho các bài tham luận của các bạn yêu thích Lý số và kinh dịch Việt Nam.

Sau bài viết tham luận này tôi còn nhiều bài để cùng trao đổi với các bạn, nhất là các bạn trẻ ham học, hi vọng sẽ nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ các bạn.

Chúc hoan hỷ
 
Last edited by a moderator:

NhanVoMinh

Thành viên chính thức
Tôi cảm ơn các bạn đã tham luận, với tôi chỉ là việc bám vào cái gốc ban đầu để hiểu dịch, bám mãi tới lúc chính dịch làm tôi khó hiểu thì tôi phải tìm cách lý giải theo suy nghĩ của tôi, tôi muốn đưa lên suy nghĩ này để tham khảo cùng các bạn, nếu ai thấy chưa đúng thì xin chỉ cho cái chưa đúng, vì sao chưa đúng, tôi sẽ tiếp thu hết mình để học hỏi. Còn với quan điểm của tôi, không ai có thể nắm tay nhau cả ngày được, việc đúng sai của quẻ dịch đơn còn đang bàn cãi, huống hồ gì lại thêm 64 quẻ kép nữa thì lại càng vô số bàn cãi.
hi vọng với ý kiến này của tôi sẽ được các bạn thông hiểu dịch chia sẻ và giảng giải cụ thể.

P/s: Thiên sứ với tôi đều là những kẻ mong cầu học hỏi, tôi khác ở chỗ, không áp đặt Dịch là của Việt nam.

Chúc các bạn Hoan Hỷ
 

Tuệ Tánh Quang

Thành viên chính thức
Em chào các bác, em vốn là kẻ hậu học, mới tìm hiều về Dịch nên không dám khoa môi múa mép trước các bậc tiền nhân. Ban đầu vốn định đặt gạch hóng gió xem có gì mới lạ ko. Chợt này ra mấy ý xin đóng góp để làm rõ hơn tại sao các bậc Thánh nhân xưa lại đặt ra 2 quẻ Bĩ - Thái.

Xin nói về quẻ Thái trước. Quẻ Thái vốn có Khôn ở trên, Càn ở dưới. Hồi mới học em cũng băn khoăn việc này, sao trời nằm dưới đất, hay đất nằm trên trời lại là Thái đc. Ngẫm lại các Thánh nhân xưa đặt ra như vậy hẳn có lý.

Càn vốn là khí thuần dương, khí dương nhẹ thì phải bay lên, nếu bay xuống thì là khí âm rồi, ko còn là thuần dương nữa. Cũng vậy, Khôn là thuần âm, thuần âm thì nặng, phải bay xuống. Như vậy, khí âm bay xuống, khí duơng bay lên, hai khí gặp nhau là âm duơng giao hòa, nhất là thái âm gặp thái duơng thì sự giao hòa càng lớn. Chính cái âm duơng giao hòa mà vạn vật được sinh sôi, này nở. Thái là ở chỗ đó. Ngược lại ở quẻ Bĩ, âm đi đường âm, dương đi đường duơng, hai khí không gặp nhau, như vậy chẳng có gì xảy ra, âm dương mất cân bằng, Bĩ từ đó mà ra.

Vậy giải thích sao về Vật cùng tất biến. Cái này hiểu không khéo thì dễ hiểu sai. Ý của cổ nhân là: đã là thái dương, nếu để khí dương tăng trưởng thêm vào thì sẽ thoái, như lên đến đỉnh núi rồi thì phải đi xuống, đến đỉnh vinh quang thì phải hạ cánh thôi. Nhưng cuối cùng, cái đỉnh núi đó vẫn là đỉnh núi, nó vẫn là đỉnh cao nhất. Thái dương cũng vậy, đã là thái dương thì thêm dương vào mới biến thành thiếu âm. Còn ko thêm duơng vào thì nó vẫn cứ là thái duơng, vẫn cứ bay lên mãi. Không thể cho rằng Thái dương thì phải bay xuống.

Như vậy đã rõ, do Thánh nhân từ ngàn đời trước vẫn không sai, có chăng là hàng hậu học chúng ta chưa học đến nơi đến chốn, phải ko nhỉ?

Lý luận tương tự, ta cũng sẽ hiểu thêm về quẻ Vị Tế và quẻ Ký Tế.
 

NhanVoMinh

Thành viên chính thức
Em chào các bác, em vốn là kẻ hậu học, mới tìm hiều về Dịch nên không dám khoa môi múa mép trước các bậc tiền nhân. Ban đầu vốn định đặt gạch hóng gió xem có gì mới lạ ko. Chợt này ra mấy ý xin đóng góp để làm rõ hơn tại sao các bậc Thánh nhân xưa lại đặt ra 2 quẻ Bĩ - Thái.

Xin nói về quẻ Thái trước. Quẻ Thái vốn có Khôn ở trên, Càn ở dưới. Hồi mới học em cũng băn khoăn việc này, sao trời nằm dưới đất, hay đất nằm trên trời lại là Thái đc. Ngẫm lại các Thánh nhân xưa đặt ra như vậy hẳn có lý.

Càn vốn là khí thuần dương, khí dương nhẹ thì phải bay lên, nếu bay xuống thì là khí âm rồi, ko còn là thuần dương nữa. Cũng vậy, Khôn là thuần âm, thuần âm thì nặng, phải bay xuống. Như vậy, khí âm bay xuống, khí duơng bay lên, hai khí gặp nhau là âm duơng giao hòa, nhất là thái âm gặp thái duơng thì sự giao hòa càng lớn. Chính cái âm duơng giao hòa mà vạn vật được sinh sôi, này nở. Thái là ở chỗ đó. Ngược lại ở quẻ Bĩ, âm đi đường âm, dương đi đường duơng, hai khí không gặp nhau, như vậy chẳng có gì xảy ra, âm dương mất cân bằng, Bĩ từ đó mà ra.

Vậy giải thích sao về Vật cùng tất biến. Cái này hiểu không khéo thì dễ hiểu sai. Ý của cổ nhân là: đã là thái dương, nếu để khí dương tăng trưởng thêm vào thì sẽ thoái, như lên đến đỉnh núi rồi thì phải đi xuống, đến đỉnh vinh quang thì phải hạ cánh thôi. Nhưng cuối cùng, cái đỉnh núi đó vẫn là đỉnh núi, nó vẫn là đỉnh cao nhất. Thái dương cũng vậy, đã là thái dương thì thêm dương vào mới biến thành thiếu âm. Còn ko thêm duơng vào thì nó vẫn cứ là thái duơng, vẫn cứ bay lên mãi. Không thể cho rằng Thái dương thì phải bay xuống.

Như vậy đã rõ, do Thánh nhân từ ngàn đời trước vẫn không sai, có chăng là hàng hậu học chúng ta chưa học đến nơi đến chốn, phải ko nhỉ?

Lý luận tương tự, ta cũng sẽ hiểu thêm về quẻ Vị Tế và quẻ Ký Tế.

Cảm ơn bạn đã chia sẻ, Tôi xin có vài ý kiến sau.

hai quẻ thuần càn và thuần khôn là hai quẻ Dương vô hạn và Âm tới hạn, hay ngược lại Dương tới hạn và Âm cũng đã vô hạn (Ở đay hai nghĩa vô hạn và tới hạn sẽ đi đến một nghĩa là không thể nào hơn được nữa). Tượng quẻ thì nói là hai thứ cao nhất và thấp nhất rồi, tức là không thể biến thêm theo chiều thuận được nữa, không thể dương bay lên thêm nữa hay âm hạ xuống thêm nữa, vậy thì làm sao có thể giao hòa nhau nếu khi Biến trong sắp xếp tượng quẻ Địa Thiên Thái của người xưa.

Lại nữa trong đường dẫn giải thích tượng quẻ của Người xưa đọc ở cuốn kinh dịch của cụ Nguyễn Hiến Lê tôi thấy có câu: Ở đây không nên hiểu Càn là trời, Khôn là đất mà chỉ nên hiểu là Âm và Dương. Vậy có thấy ép buộc thiên cưỡng quá không vậy. Mỗi khi nhìn tượng quẻ chúng ta luôn biết ngay Càn chính là trời, Khôn chính là đất.

Quẻ sinh ra trước hay tượng quẻ sinh ra trước ?. cái này các bạn đã hiểu. Một quẻ mà khi sinh ra đã gây ... hiểu nhầm như vậy suốt mấy ngàn năm của hậu học thì còn có thể gọi là Thái nữa không. Một quẻ mà khi sinh ra đã đi ngược với quy luật vận hành của âm dương, của thiên địa thì còn gọi là Thái nữa không. Trong quẻ thì không hề có giao hòa, giao cảm, âm đi đường âm, dương đi đường dương. Âm đã Âm vô hạn không thể đi xuống được nữa, Dương đã giới tới hạn không thể thăng lên được nữa mà chỉ đợi có biến để thành khí đối nghịch. vậy sao có thể giao hòa được nữa đây nhỉ ?.

Một đỉnh núi cao tới hạn thì làm sao cao thêm được nữa. mộ cái hố xâu tới hạn thì làm sao xâu thêm được nữa đây nhỉ. một cái lý đơn giản như vậy thôi mà thánh nhân hiểu một cách gượng ép. Trong khi đó trong Dịch lại có câu " Vật với cùng cực thì sinh biến" . nếu theo ý bạn thì núi cao cứ cao mãi và không có cùng cực, hố xâu sẽ xâu mãi và cũng chẳng có tới hạn. vậy cái lý cùng cực sinh biến nó nằm ở chỗ nào, Nếu như không phải là hai quẻ đơn Thuần Càn và Thuần Khôn kia. Chính là Dương tới hạn và Âm đã tới hạn.

Trên đây là ngu ý của tôi nói rõ thêm để chia sẻ cùng các bạn.

Chúc hoan hỷ
 

Khoai

Lão làng
Chào anh NhanVoMinh. Xin phép được xưng anh vì chưa biết tuổi.

Bởi anh hỏi câu trên, nên Khoai cũng mạo muội hỏi lại :

- Chúng ta đều biết 1 câu vỡ lòng " Trong âm có dương, trong dương có âm". Vậy xin hỏi anh, dương của quẻ Khôn ở đâu và âm của quẻ Càn ở đâu?

- Lại nói đến cái tượng "đàn bà" ở trên, vậy theo anh, sự phân trên dưới này do đâu? Khi mà ta đánh số, hào 1 từ dưới lên?

- Cũng về cái tượng âm cưỡi lên dương, ta bây giờ thử hình dung mình sống vào vạn năm trước, cái thời mẫu hệ. Xin hỏi anh, lúc đó anh có thấy vô lý?

Còn về cái lý của quẻ Thái và quẻ Bĩ. Khoai có vài ý, anh xem liệu có lọt tai?

Quẻ Thuần Càn, khi Càn ở dưới, nó lần lượt mang ba chi tý, dần, thìn tương ứng ba hào 1,2,3. Ta thường nghe " Thiên sinh ư tý". Có lẽ điều này được thể hiện trong quẻ Càn khi nó đóng hào nội.

Càn nạp Giáp, ở hào 1 mang can chi : Giáp Tý. Vốn là tuần khởi đầu cho lục thập hoa giáp.

Đến hào 2, ta vẫn thường gọi là nhân hào, và cũng nghe " Nhân sinh ư Dần".

Và hào 3, mang chi Thìn, vốn là đất mộ của thủy và thổ, là sự thâu tàng của "trí" và "tín".

Quẻ Thái, chỉ cần xét ba hào 1,2,3 đã thấy cái nguyên lý Thiên, Địa , Nhân đều đắc trung, đắc chính.

Lại đến quẻ Khôn nằm trên, ba chi sửu, hợi, dậu tương ứng. Chúng ta thấy rằng, Dương thuận , âm nghịch. Và vòng quay địa chi của quẻ Càn là ba chi dương : Tý - Dần - Thìn theo trình tự thuận.

Và quẻ Khôn, mang âm tính, ba chi âm sửu - hợi - dậu theo trình tự nghịch.

Hào 1, nơi "thiên sinh", tương hợp với hào ba - nơi "địa sinh".

Hào 2 , nơi "nhân sinh" , tương hợp với hào 5 - nhân hành.

v.v...

Hai vòng chuyển động thuận nghịch trên địa chi, khi từ quẻ Càn, khí dương từ Tý đi lên, và từ quẻ Khôn, khí âm từ Sửu ngược lại. Chúng giao hội với nhau nơi hai chi tý sửu, là nơi thiên địa sinh ra, mà tạo thành nguyên lý vận hành của trời đất. Ấy là cái lý của cặp 1 -4

Còn cặp 2 -5, Dần là nơi "nhân sinh", lại tương hợp với Hợi là đất trường sinh của mộc cục - Nhân hành.

Cặp 3- 6, lại diễn hóa cái ý của trời đất, cái Đức của thiên địa. Điều này ẩn chứa nhiều điều còn chưa rõ về vòng tràng sinh, về lý sinh mộ trong Dịch. Anh cứ thứ nghĩ xem???

Lại nói thêm, Càn là ngôi cao, Giáp Tý là đầu mà nằm ở hào thấp nhất. Ấy cũng là lẽ Khiêm mà Chúa Jesus nhắc tới " Kẻ nào muốn lên nước trời, phải trở nên thơ bé như đứa trẻ này" và " Kẻ nào nâng mình lên, sẽ bị hạ xuống. Kẻ nào hạ mình xuống, sẽ được nâng lên".

Khoai chỉ bàn vài lời vậy thôi, có lẽ anh cũng đã hiểu được ý của tôi.

Thưa anh, anh nói anh đọc Dịch để học lẽ làm người, thì Đức Khiêm có lẽ là đáng quý vậy ! Quẻ Thái, chỉ là Thái, khi ta học theo trời đất mà làm theo lẽ Khiêm.

Anh thử nhìn quẻ thái thêm một chút nữa, có lẽ sẽ thấy được nó nghiêng nghiêng 23 độ 5.

Dịch lý thú, nhưng nó chỉ là Đạo, khi ta biết đi đường Khiêm.
 

NhanVoMinh

Thành viên chính thức
Chào anh NhanVoMinh. Xin phép được xưng anh vì chưa biết tuổi.

Bởi anh hỏi câu trên, nên Khoai cũng mạo muội hỏi lại :

- Chúng ta đều biết 1 câu vỡ lòng " Trong âm có dương, trong dương có âm". Vậy xin hỏi anh, dương của quẻ Khôn ở đâu và âm của quẻ Càn ở đâu?

- Lại nói đến cái tượng "đàn bà" ở trên, vậy theo anh, sự phân trên dưới này do đâu? Khi mà ta đánh số, hào 1 từ dưới lên?

- Cũng về cái tượng âm cưỡi lên dương, ta bây giờ thử hình dung mình sống vào vạn năm trước, cái thời mẫu hệ. Xin hỏi anh, lúc đó anh có thấy vô lý?

Còn về cái lý của quẻ Thái và quẻ Bĩ. Khoai có vài ý, anh xem liệu có lọt tai?

Quẻ Thuần Càn, khi Càn ở dưới, nó lần lượt mang ba chi tý, dần, thìn tương ứng ba hào 1,2,3. Ta thường nghe " Thiên sinh ư tý". Có lẽ điều này được thể hiện trong quẻ Càn khi nó đóng hào nội.

Càn nạp Giáp, ở hào 1 mang can chi : Giáp Tý. Vốn là tuần khởi đầu cho lục thập hoa giáp.

Đến hào 2, ta vẫn thường gọi là nhân hào, và cũng nghe " Nhân sinh ư Dần".

Và hào 3, mang chi Thìn, vốn là đất mộ của thủy và thổ, là sự thâu tàng của "trí" và "tín".

Quẻ Thái, chỉ cần xét ba hào 1,2,3 đã thấy cái nguyên lý Thiên, Địa , Nhân đều đắc trung, đắc chính.

Lại đến quẻ Khôn nằm trên, ba chi sửu, hợi, dậu tương ứng. Chúng ta thấy rằng, Dương thuận , âm nghịch. Và vòng quay địa chi của quẻ Càn là ba chi dương : Tý - Dần - Thìn theo trình tự thuận.

Và quẻ Khôn, mang âm tính, ba chi âm sửu - hợi - dậu theo trình tự nghịch.

Hào 1, nơi "thiên sinh", tương hợp với hào ba - nơi "địa sinh".

Hào 2 , nơi "nhân sinh" , tương hợp với hào 5 - nhân hành.

v.v...

Hai vòng chuyển động thuận nghịch trên địa chi, khi từ quẻ Càn, khí dương từ Tý đi lên, và từ quẻ Khôn, khí âm từ Sửu ngược lại. Chúng giao hội với nhau nơi hai chi tý sửu, là nơi thiên địa sinh ra, mà tạo thành nguyên lý vận hành của trời đất. Ấy là cái lý của cặp 1 -4

Còn cặp 2 -5, Dần là nơi "nhân sinh", lại tương hợp với Hợi là đất trường sinh của mộc cục - Nhân hành.

Cặp 3- 6, lại diễn hóa cái ý của trời đất, cái Đức của thiên địa. Điều này ẩn chứa nhiều điều còn chưa rõ về vòng tràng sinh, về lý sinh mộ trong Dịch. Anh cứ thứ nghĩ xem???

Lại nói thêm, Càn là ngôi cao, Giáp Tý là đầu mà nằm ở hào thấp nhất. Ấy cũng là lẽ Khiêm mà Chúa Jesus nhắc tới " Kẻ nào muốn lên nước trời, phải trở nên thơ bé như đứa trẻ này" và " Kẻ nào nâng mình lên, sẽ bị hạ xuống. Kẻ nào hạ mình xuống, sẽ được nâng lên".

Khoai chỉ bàn vài lời vậy thôi, có lẽ anh cũng đã hiểu được ý của tôi.

Thưa anh, anh nói anh đọc Dịch để học lẽ làm người, thì Đức Khiêm có lẽ là đáng quý vậy ! Quẻ Thái, chỉ là Thái, khi ta học theo trời đất mà làm theo lẽ Khiêm.

Anh thử nhìn quẻ thái thêm một chút nữa, có lẽ sẽ thấy được nó nghiêng nghiêng 23 độ 5.

Dịch lý thú, nhưng nó chỉ là Đạo, khi ta biết đi đường Khiêm.

Chào bạn, cảm ơn trao đổi của bạn. trước tiên xin được nói về tượng quẻ, hai quẻ thuần càn và thuần khôn nhìn bên ngoài chắc chắn không ai bảo nó có chứa mặt đối nghịch trong đó cả. Hoặc nếu có thì chắc cũng chưa có ai giám chỉ chúng...nằm ở đâu trong hai quẻ này cả.

Thứ hai bạn lại dùng cái con của Dịch để giải thích cái cha của Dịch tức là dùng thiên can địa chi để mà giải thích các quẻ dịch là một sai lầm rất lớn vậy. Cái con ở đây ý tôi nói là sao, nếu chiểu theo những gì đã học thì kinh dịch là thứ có đầu tiên sau âm dương, còn thuyết ngũ hành cũng mãi tận sau này mới có mặc dù bản chất tự nhiên của nó đã có từ thời khai thiên lập địa.

Còn về chữ khiêm trong dịch hay trong đạo làm người thì rất mong bạn đọc kỹ để nhận xét điều này, hi vọng bạn hiểu rõ chữ khiêm trong dịch cho đúng, việc trao đổi học thuật là điều cần và rất cần ngày nay vì chúng ta là thời đại thông tin, chúng ta tiếp xúc quá nhiều luồng thông tin khiến..loạn, kẻ khôn thì biết sàng lọc, kẻ chưa khôn thì ôm đồm về để rồi mụ mị làm theo...

Khi tôi nói tới hai quẻ kép Địa Thiên Thái và Thiên Địa Bĩ trên đây ý nói rằng...cái khởi nguồn của dịch mà ông cha ta luôn tin vào lại bị hai quẻ này phá bằng sạch sẽ, những giải thích theo kiểu thiên cưỡng dương bốc lên, âm hạ xuống để cho các học ..giả ngày nay bám vào mà phán khiến cho tôi thấy lo sợ.

Chỉ mong bạn hiểu hai lẽ. Âm và Dương, Cương và nhu, mạnh và yếu, cao và thấp...đây là quy luật tự nhiên bất biến, nếu trái với quy luật này phỏng có thể tồn tại nổi hay không mà còn gọi là thái. thứ hai là sự cùng cực tất biến. Tôi vẫn nói, nếu có biến thì theo cái đạo mà người viết Dịch thuật lại có nói, trong âm luôn chứa dương và trong dương luôn chứa mầm mống của âm, còn chứa thế nào thì miễn bàn bạn ạ....Vì thế nếu vật dương tới cực hạn thì lẽ tất nhiên theo Đạo mà Dịch của các cụ nói...phải biến sinh âm. và ngược lại thế là đơn giản...còn giải thích bám vào thiên can, địa chỉ, hào từ như bạn lại là cách dùng Con để giải thích bố...Ngược lại càng thêm ngược. Như thế hỏi chẳng có còn Thái nữa không.

Chúc bạn Hoan Hỷ
 

NhanVoMinh

Thành viên chính thức
Ở đây tôi cũng xin nói một điều, các bạn học dịch mà không biết thắc mắc, học dịch mà cứ ôm bằng nấy thông tin để...áp vào ...nhất là để xem bói, Nói thật tôi cũng là thầy bói, nhưng tôi không bói dịch bao giờ cả, tôi xem bằng tâm linh ngoại cảm và tú trụ âm dương ngũ hành, cái này hơi mông lung chút. hiện nay các bạn bói dịch tôi thấy nhiều vô cùng tận, những kiểu lớp mở ra để giảng về dịch, về cửu tinh, về các sao, về các thần sát nhiều vô cùng tận, tôi đã đi dự nhiều câu lạc bộ kiểu này rồi, tôi thấy...các vị ôm một đống kiến thức trong sách ra...phang vào mặt những người nghe ngu ngơ và áp cho họ là phải thuộc..phải hiểu như các vị. Một kiểu dạy học kinh điển và kinh khủng của Việt nam, không hề có trao đổi mà chỉ có áp đặt. Kẻ nào có ý khác là bi...xem là ngỗ ngược, khiêu khích, hay hoang tưởng...và bị liệt vào bọn nằm trong sổ đen của một mớ phe phái ngay...Tôi nói đây có động lòng thầy nào trên đây mà nhất là thầy trẻ thì hi vọng các thầy tha cho tôi. Nhớ đừng học mấy vụ bùa ngải trên mạng mà iểm tôi nhé..nguy hiểm tới tính mạng và nghiệp quả bản thân. Lại thêm một số thầy tôi giao lưu với anh Lái Đò, tôi thấy thật lạ, các thầy đúng theo câu: Thầy bói xem bói cho người, số thầy thầy để cho ruồi nó bu...Khi bói cho khách thì mạnh mồm lắm, chém tới tấp, nào là bấm quẻ giờ này phải thể này, sao này chiếu nhà anh phải thế kia, rôi phang vào mặt họ những vấn đề tâm linh...có trời mà giải thích được. Đến khi gặp tôi lại hỏi một câu...Anh có biết, bạn có biêt, cậu có biết sau này cuộc sống của tôi ra sao không ?. Thế đấy các bạn ạ. Nếu nói đến chữ "Khiêm" mà bạn Khoai kia muốn dạy tôi thì tôi xin được nhấn mạnh chữ "KHIÊM" này cho các bạn trẻ và cả các bạn ..già trong các diễn đàn rằng. hãy học cho kỹ cho tốt, bói cho bằng được cái số của các bạn sau 3 tháng sẽ ra sao đã...rồi hãy đi xem bói cho người khác...kẻo mang họa sát thân lúc nào không biết, tạo nghiệp quả ngàn vạn kiếp không thể thoát ra được kiếp luân hồi ảo tưởng. Chúc các bạn Hoan Hỷ Hi vọng lại nhận được những cách nhìn nhận vấn đề có chiều hướng sáng sủa hơn để tôi tin theo. Xin lưu ý mong các bạn giải thích vấn đề dựa trên đạo lý căn bản của Âm Dương. Đừng lấy can chi, tượng các hào ra để giảng vì nó là cái con của vấn đề tôi đang hỏi. Mời các bạn !
 
Last edited by a moderator:

Tuệ Tánh Quang

Thành viên chính thức
Vấn đề chính ở đây là hiểu sao cho đúng cái lý "vật cùng tất biến". Theo tôi bác NhanVoMinh đã hiểu sai cái lý này của vũ trụ dẫn đến lý giải sai và kết tội sai các Thánh nhân xưa.

Theo bác NhanVoMinh thì khí thái dương phải giáng xuống, thái âm là phải thăng lên. Còn tất cả mọi người khác đều cho là ngược lại, thái dương là thăng lên, thái âm là giáng xuống. Từ đó mà dẫn đến tranh luận, thậm chí là coi thường lẫn nhau.

Và để kết luận đc đúng sai, có lẽ ta nên hiểu thế nào là thái âm? thế nào là thái dương?

Xin lấy ví dụ thế này, một quả bóng bay, khi đã bơm căng hết cỡ thì nó là thái dương, khi xì hết sạch hơi ra thì là thái âm, nếu đã căng hết cỡ còn cố bơm thêm thì bóng sẽ nổ. Vậy quả bóng thái dương này có nằm trên nền nhà hay trên nóc nhà thì nó vẫn là thái dương. Nếu hiểu như bác NhanVoMinh thì đem quả bóng thái duơng lên nóc nhà, nó sẽ nổ do "vật cùng tất biến"? Nếu bóng không nổ là do dịch sai hay bác hiểu sai?

Một ví dụ khác: càn là ông già, già đến mức ko thể già hơn, nếu già hơn thì chết, đó cũng có tính chất thái dương vậy. Ông già có ngồi trên đất hay đứng trên ghế thì vẫn là ông già thái dương. Nếu nói, ông già là thái dương rồi, đặt ông già lên ghế làm ông chết thì có đúng ko?

Hơn nữa, bác kết tội học giả Nguyễn Hiến Lê cũng rất chủ quan, ai học dịch cũng biết Càn là trời, là cha, là ông già.... nghĩa là càn là cái tính chất thái dương của vạn vận. Nếu chỉ hiểu càn là trời, ko được là cái gì khác thì quá chủ quan thì phải.
 

Khoai

Lão làng
Thưa anh NhanVoMinh, lý luận cha con của anh quả thật làm tôi rất vui. Cách đây mấy trăm năm, các cụ dùng phương thức nào đó, cho rằng trái đất tròn và quay quanh mặt trời.

Sau đó dẫn đến tranh cãi. Và cuối cùng, một phi thuyền bay lên và đưa ra những bức ảnh, các kính viễn vọng cho ra những dữ liệu nói rằng điều đó là đúng.

Vậy mà có người tranh cãi, nói rằng các bức ảnh do phi thuyền có sau, là con. Không được dùng nó để chứng minh cho suy luận của tiền nhân, là cha.

Cách nói này thực sự rất mới mẻ !

Hơn nữa, khi tiên đề cho ra các hệ quả. Nếu nói tiên đề sai, tất nhiên các hệ quả không thể được công nhận. Vậy, theo cách nói của anh, Bĩ và Thái của tiền nhân đặt ra là sai, bởi thế, các an chi hào trong hệ thống hai quẻ này cũng là sai? Nếu vậy, một cái sai có tính hệ thống và cực kì nguy hiểm.

Môn lục hào nên bỏ đi thôi !

Về lý luận của anh, cho rằng : Càn là dương đã thái quá, là cực dương. Và theo lý vật cùng tắc biến, nó sẽ "sinh" ra âm? Và âm này, phải đi xuống?

Thưa anh, anh mắc một sai lầm hết sức cơ bản trong suy luận.

Dương, không hề sinh ra âm, nó là nó. Cũng như vậy, âm không sinh ra dương. Khi nó cùng, nó biến, và khi biến, nó đạt đến một dạng thái khác, một tồn tại khác.

Âm dương là một cặp đối đãi, nghĩa là, nó phải nằm trong một mối tương quan, một hệ quy chiếu để so sánh. So sánh nóng với đực, lạnh với cái là hoàn toàn sai lầm.

Bởi vậy, khi dương cùng, nó biến, thành một dạng thái tồn tại khác. Và ở dạng thái tồn tại khác đó, chúng ta lại có một hệ quy chiếu âm dương khác.

Anh chưa hiểu nguyên lý âm dương tiêu trưởng, âm dương cùng có, cùng hằng thường và cùng vĩnh cửu. Khi dương tính đạt trạng thái cực, thì nó suy yếu, và lúc đó, âm tính thay thế nó và trở nên lớn mạnh. Không phải là âm sinh ra dương, và càng không có dương sinh ra âm.

Nó, vẫn là nó, nhưng bởi trạng thái cường nhược khác nhau, mạnh yếu khác nhau nên tồn tại dưới những dạng khác nhau.

Trở lại với luận điểm của anh, quẻ Càn cực dương, nên sẽ "sinh" ra âm. Mà đã là âm, phải đi xuống. Vậy, xin hỏi anh, quẻ Càn đáng lý không thể tồn tại. và quẻ Khôn, đáng lý cũng không thể tồn tại.

Bởi chúng cực rồi, thái quá rồi, làm sao có thể giữ nguyên một dạng thái như thế nữa? Và lúc đó, không thể có một vật gì, trạng thái gì, và lúc nào có thể là Càn?

Vậy nên tôi mới hỏi anh : Đã nói trong âm có dương, trong dương có âm, vậy thì cái âm của quẻ Càn nằm ở đâu?

Nếu không trả lời được, tất nhiên là sai. Mà sai, tất nhiên chẳng thể có quẻ Càn.

Hóa ra thánh nhân lừa chúng ta hết !....

Thưa anh !

Chúng ta nói đến "trong âm có dương, trong dương có âm" , vậy, các vạch quẻ cũng có 2 mặt âm dương. Một vạch ta thường gọi là dương, là ta thấy cái "năng lượng dương" trong nó lớn hơn, nên lấy cái chủ mà gọi.

Cũng vậy, một vạch ta gọi là âm, thực tế, trong đó đã chứa khí dương.

Để rõ hơn, tôi lấy ví dụ đốt lửa. Rõ ràng tro bụi là nặng, phải rơi xuống. Nhưng khí nóng lớn hơn, thắng lực rơi xuống đó, nên tro bụi vẫn bay lên.

Cũng vậy, trong một quẻ Càn, có cả hai khí âm dương, và nó, không phải là một trạng thái cực, không phải là thái quá. Nó, chỉ đơn giản là, tính dương đã lấn át toàn bộ trên cả 3 hào.

Vì tính dương lấn át, nên nó kéo âm mà bay lên. Âm khí trong quẻ Càn bay lên, giao hòa cùng âm khí của quẻ Khôn đang hạ xuống, ấy là cùng gặp mà sinh ra giao hòa. Nên gọi là Thái.

Quẻ Thái, là trạng thái cân bằng, khi cái mầm âm trong quẻ Càn gặp lại "mẹ" là quẻ Khôn. Và cái mầm dương trong quẻ Khôn, đang bị kéo xuống, gặp được "cha" là Càn.

Trạng thái giao hòa đó, được gọi là Thái. Cũng như vợ chồng quan hệ, cái "dương" của người đàn ông đi vào, trút ra cái "âm". Và khi cái "âm" của phụ nữ tiếp lấy, thì "cái dương" ( trứng) đã chờ sẵn.

Anh đọc thêm sẽ thấy, tinh trùng mang tính âm, trứng mang tính dương. Trạng thái sau thụ tinh, khi hai tế bào gặp nhau, tinh trùng chui vào trong trứng, ấy là "Dương" ở trong, mà "Âm" ở ngoài vậy.

Anh thử nhìn ngọn lửa bốc lên, tro bụi cuốn theo thì hiểu lý này.

Câu trả lời của tôi, từ cả phương diện dùng can chi đến lý luận cơ sở về âm dương đã được đưa ra. Anh có thấy hợp lý?

Tôi nói như trên, anh có thể bảo tôi "chỉ ra cái âm ở trong quẻ Càn".

Vậy thì, nhân tiện, tôi chỉ ra luôn dùm anh.

Chúng ta đều biết, và chắc anh cũng biết rằng, từ khi vạch ra ba hào, tiền nhân đã phân nó tương ứng với ba ngôi tam tài : Thiên , Địa, Nhân.

Nói về thiên địa thì xa vời, tôi thử nói về Nhân. Nhân hào, tức là hào 2, thì ngay bản thân chữ "Nhân" đã tàng chứa cả âm lẫn dương. Nhưng, trong trạng thái của quẻ Càn, dương tính lấn át và chiến thắng, âm tính lui về và không bộc lộ.

Còn nếu anh vẽ ra ba cái vạch liền, và khăng khăng chỉ rằng " Đấy thôi...làm gì có cái nào đứt...". Thì tôi nhắc anh xem lại "khoảng trống giữ ba vạch" mà anh đã vẽ ra. Có 2 khoảng trống ở đó, anh đã bao giờ tìm hiểu về chúng hay chưa?

Lại nói về lời góp ý chân thành của anh về sự học cần nghi vấn ! Tôi hoàn toàn đồng ý, nhưng, nghi vấn hoàn toàn khác phủ định. Nghi vấn, thể hiện một thái độ cầu thị. Phủ định khi chưa hiểu biết, thể hiện một thái độ hấp tấp bất trí.
 
Bên trên