Mong các cao nhân cho hỏi về hai quẻ Thiên địa bĩ và Địa thiên thái do Văn vương đặt

NhanVoMinh

Thành viên chính thức
Theo sự hiểu thô thiển của bần đạo thì Dịch là quy luật biến chuyển của vạn vật thông qua âm dương ngũ hành. Vũ trụ tuy sum la vạn tượng nhưng cũng nằm trong quy luật ấy. Khi chúng ta hiểu được sự vận hành của ngũ hành âm dương sinh khắc chế hóa thì cũng có thể tiên đoán được một số việc trong tương lai. Giống như nhà thiên văn biết quy luật chuyển động của các hành tinh, có thể tính toán quỹ đạo của mặt trăng mặt trời và trái đất, ngày nào có nhật thực hay nguyệt thực một cách chính xác.
Do đó tôi cho rằng học Dịch cũng có thể tiên đoán được các vấn đề trong tương lai. (Hay bói toán) Thân mến.

Việc chiêm đoán và giải thích tương lai thì không phải chỉ mình dịch mà toán, lý, hay ngay cả hóa học cũng có khả năng này...dịch cũng chỉ là một môn khoa học - khoa học huyền bí mà con người cố gắng dùng nó để diễn đạt lại phần nào sự vận hành của giới tự nhiên, nếu các bạn cứ khăng khăng nói dịch chính là quy luật gì gì đó của tự nhiên thì thật sự suy nghĩ của các bạn quá giới hạn, hãy cố gắng nghĩ thoáng hơn ở chỗ này. Và thêm nữa có nói gì đi nữa bói toán chỉ là kẻ tầm gửi vào dịch để...kiếm sống và tồn tại hợp lý hơn mà thôi bạn ạ.

Chúc các bạn suy nghĩ hoan hỷ hơn, thoáng hơn và chính xác hơn nhé.
 

NhanVoMinh

Thành viên chính thức
chớ chê người ngắn cậy ta dài
đối thủ nào ai dám rẻ ai

Toàn những lời nói sáo rỗng vô vị, những loại thơ thẩn kiểu này chỉ góp phần tạo nên nghiệp quả đáng tiếc mà chẳng có tý xây dựng nào cả cậu ạ. Cố gắng suy ngẫm kỹ hơn đi sẽ biết chúng ta giống nhau cả. Trao đổi học thuật vẫn là học thuật cần trao đổi. Cố gắng suy ngẫm tốt hơn nhé.
 

Khoai

Lão làng
Thưa anh NhanVoMinh, tôi vẫn thường suy nghĩ về vấn đề hai quẻ Bĩ và Thái anh nêu ra.

Lúc đang suy nghĩ, quả thật tình cờ đọc được câu chuyện vui của một ông Trạng.

Chẳng là có 1 tay phú hộ thích chơi chữ, nghe nói Trạng còn nhỏ mà rất giỏi nên có lần đến thử tài chọc tức. Hắn chỉ vào đám lợn mà nói :

- Lợn Cấn ăn cám Tốn.

Cấn trên, Tốn dưới, lấy ý quẻ Cổ mà nói đến sự đổ nát.

Trạng chỉ cười cười rồi đáp :

- Chó Khôn chớ cắn Càn.

Khôn trên, Càn dưới, lấy ý quẻ Thái mà đối lại với sự Cổ.

Nay đối với lý luận của anh NhanVoMinh, có lẽ phải nói là " Chó Càn cắn rất Khôn" ?

Suy nghĩ về điều này lại thấy nhiều sự lý thú !

Đúng không anh NhanVoMinh?

Chúc anh Hoan Hỷ
 

NhanVoMinh

Thành viên chính thức
Ái chà, giờ đã thành nick màu đỏ rồi này. vậy chắc chắn bạn sẽ có cách nhìn nhận tốt hơn rồi. Cố gắng lên nhé, một người quản lý tốt sẽ làm cho một diễn đàn phát triển bền vững. Những gì bạn viết trên kia thật tình chỉ dùng để cho các bạn trẻ lấy đó tham khảo cho vui, còn để tiếp tục bàn luận về việc nghiêm túc trong chủ đề này thì tôi nghĩ bạn nên có thời gian suy nghĩ thêm nhé. Cố gắng lên nào quản trị viên mới. hãy luôn là người dẫn đường có trách nhiệm, một lời phát ngôn bừa bãi và mượn văn vở nhưng thiếu văn hóa sẽ làm bạn mất điểm nhiều lắm đó, không chỉ có những thành viên có tên mới xem được topic này đâu bạn admin non trẻ ạ.

Chúc hoan hỷ và thành công với chức vụ mới này. Khoai vẫn chỉ là khoai vậy thôi
 

NhanVoMinh

Thành viên chính thức
Việc đun ấm nước, hay núi cao đều chỉ là những trạng thái tương đối mà chúng ta bắt gặp. Nhưng việc quẻ Càn và quẻ khôn là đại diện cho hai thái cực bất định và tới hạn Âm và Dương. Vì thế đừng lấy các ví dụ chưa tới hạn để áp dụng vào hai quẻ thuần càn và thuận khôn này. Hãy lấy chính nó để bàn thảo nhé bạn. Vì Càn là càn, Khôn là khôn. không phải nước sôi hay quả bóng..vì nhứng thứ đó chưa tới được cái cực hạn của hai quẻ thuần Càn và thuần Khôn.

Chúc Hoan hỷ
 

NhanVoMinh

Thành viên chính thức
Hình như tôi nói đến thế mà các bạn chưa hiểu nhỉ. Cái tôi nói là các bạn đã hiểu thế nào là thuần Càn, thuần khôn chưa đã, thế nào là Âm và Dương chưa đã, khi hiểu rõ những điều này bạn sẽ tự hiểu sự gọi cái tượng của hai quẻ kép trên là vô cùng cưỡng ép và sai quy luật căn bản mà chính...các cụ đó đã một phần tìm ra quy luật đó.
Mong các bạn hiểu cho câu hỏi của tôi không quá phức tạp để các bạn..rắc hỏa mù sang các quẻ khác. hãy tìm hiểu rõ cái Thuần của hai quẻ Càn và khôn đi đã.

Nếu trên thế gian này có thứ gì là cực dương cực hạn thì đó người ta sẽ gọi là thuần Càn, Có cái gì là cực âm cực hạn thì người ta sẽ gọi đó là thuần Khôn, nhưng nó vẫn nằm trong hiểu biết hạn hẹp của con người. Giả dụ ta đi đến vũ trụ khác lại thấy cái hơn cái ta thấy ở vũ trụ này và khi đó chắc chắn ta vẫn phải áp dụng cái Thuần càn và thuần khôn kia để đặt cho cái ta mới tìm được.

Ở đây khi tôi nói thế các bạn đã hiểu. Chữ thuần kia có mức giới hạn tới đâu rồi phải không nào...và vì thế làm sao Khí Dương trong Càn có thể bay lên được nữa, còn chỗ nào nữa mà bay lên. nó ở vị trí Chí tôn, cao nhất của những gì cao nhất rồi, thử hỏi nó bay lên đâu. Quẻ thuần khôn cũng tương tự, khí âm trong quẻ thuần khôn không thể hạ thấp xuống được nữa. nó ở vị trí Chí tôn trong khí âm rồi, nó là điểm thấp nhất, cùng cực nhất, Chí Âm nhất rồi ...thì làm sao nó Âm hơn được nữa mà bảo nó hạ xuống, nó hạ xuống đâu...hay các bạn lại lôi mớ triết lý mơ hồ là nó sẽ hạ xuống...mái nhà các bạn. và với cái lẽ cơ bản này để xét lại hai tượng của hai quẻ kép Thái và Bĩ mà người xưa đã nói thì ...vô cùng phi lý và ngược lại hoàn toàn.

Nếu nói tới tượng quẻ thì hai quẻ này là hai quẻ ...Chết...không hề có sức sống. Còn nếu nói về ..Biến thì chỉ có quẻ Càn trên Khôn dưới mới có thể giao hòa âm dương được các bạn thân mến ạ, Vì khi đó Càn đến cùng cực sẽ biến sinh Âm mà hạ xuống giao hòa với Khôn đến cùng cực sẽ biến sinh Dương mà bay lên. và khi đó mới là Đạo...là Thái vậy.

Chúc các bạn Hoan Hỷ
 
Bên trên