Một vài kinh nghiệm về Dịch lục hào

Khoai

Lão làng
Khoai xin chia sẻ những suy nghĩ riêng về dịch lục hào. Vì là chiêm nghiệm riêng nên chỉ dành để tham khảo, nếu có sai sót gì, kính mong được góp ý.

Trước nay tại Việt Nam thường lưu truyền và sử dụng chủ yếu 2 trường phái Dịch là Mai hoa dịch và Dịch lục hào. Ở Việt Nam, tài liệu về Mai hoa Dịch chủ yếu là cuốn "Mai hoa dịch số", tài liệu về lục hào phong phú hơn nhưng cũng chưa giải quyết triệt để những nghi vấn của người học.

Topic trước đã bàn sơ qua về Mai hoa Dịch, topic này xin chia sẻ về Dịch lục hào.

Mai hoa dịch, chú trọng đến việc dụng tượng diễn ý. Căn gốc là việc quy nạp vạn vật vào bát quái.

Còn Dịch lục hào, lại chú trọng đến sử dụng dụng thần. Căn gốc là dùng lục thân, ngũ hành sinh khắc.

Nói tóm lại, một bên dùng bát quái, 1 bên trọng ngũ hành.

Nay nói về Dịch lục hào.

Chúng ta chú trọng đến 3 điều chính khi luận Dịch lục hào.

1 là hào thế.
2 là hào động
3 là thời lệnh.

Hào thế, chính là thế cục của người xem. Quan sát hào thế, so sánh nó với thời lệnh, định vượng suy sẽ hiểu được thế cục chi phối người xem

Hào động, mấu chốt của nó là thể hiện môi trường xảy ra thế cục đó. Đây là điều cực kì quan trọng. Quẻ tĩnh, tức không hào động, nghĩa là môi trường không có biến động, nên chú trọng vào hào thế. Quẻ nhiều hào động, tức môi trường xảy ra nhiều việc phức tạp.

Thời lệnh, là chủ quản chi phối cả thế cục và môi trường. Nó quyết định cái gì đắc lệnh, thế đắc lệnh là thế cục tốt. Môi trường đắc lệnh là môi trường mạnh.

So sánh 3 vấn đề này với nhau sẽ suy diễn được nhiều thông tin bổ ích.

Xưa nay xem quẻ, thường chú trọng dụng thần mà bỏ qua môi trường.

Ví dụ, hào động khắc thế là môi trường khắc thế cục của mình. Do đó thế cần vượng.

Hào động sinh thế, mà hào động suy nhược, tức môi trường chưa ủng hộ, thời chưa đến.

------------------------

Định nghĩa rõ ràng ý nghĩa các vấn đề giúp người đọc không bị nhầm lẫn, có sự minh bạch hơn trong cách luận.

Mô hình này được gọi là thiên - địa - thời.

Hào thế, là thiên, là ý trời, không được vượt qua. Phụ mẫu trì thế, ý trời bảo phải vất vả.

Hào động, là địa, là môi trường phát sinh mọi việc.

Thời lệnh , là thời.

Nhân hành, tức việc ta lo, biểu hiện bằng dụng thần. Nó tồn tại giữa Thiên Địa Thời.

-----------------------

Xin chia sẻ chút kinh nghiệm nho nhỏ. Kính mong cùng bàn luận để diễn đàn thêm xôm tụ. Hi vọng tinh thần học thuật trong sáng sẽ dẹp tan tính cá nhân và trục lợi.

Cảm ơn BQT rất nhiều/
 

(Điền +Lực)

New Member
Những chia sẽ của LÃO LÀNG rất bổ ích cho ai đam mê về Dịch - Lý .
trong MAI HOA DỊCH SỐ , TIÊN THIÊN DỊCH SỐ ( Soạn Giã LÊ - VĂN -NHÀN ) , CHU DỊCH TIÊN THUẬT ( NGUYỄN HIẾN LÊ nếu tôi nhớ không nhầm ) . Có lưu ý rất kỷ , về những điều mà LÃO LÀNG nêu.
 

Liên sơn

New Member
Khoai xin chia sẻ những suy nghĩ riêng về dịch lục hào. Vì là chiêm nghiệm riêng nên chỉ dành để tham khảo, nếu có sai sót gì, kính mong được góp ý.

Trước nay tại Việt Nam thường lưu truyền và sử dụng chủ yếu 2 trường phái Dịch là Mai hoa dịch và Dịch lục hào. Ở Việt Nam, tài liệu về Mai hoa Dịch chủ yếu là cuốn "Mai hoa dịch số", tài liệu về lục hào phong phú hơn nhưng cũng chưa giải quyết triệt để những nghi vấn của người học.

Topic trước đã bàn sơ qua về Mai hoa Dịch, topic này xin chia sẻ về Dịch lục hào.

Mai hoa dịch, chú trọng đến việc dụng tượng diễn ý. Căn gốc là việc quy nạp vạn vật vào bát quái.

Còn Dịch lục hào, lại chú trọng đến sử dụng dụng thần. Căn gốc là dùng lục thân, ngũ hành sinh khắc.

Nói tóm lại, một bên dùng bát quái, 1 bên trọng ngũ hành.

Nay nói về Dịch lục hào.

Chúng ta chú trọng đến 3 điều chính khi luận Dịch lục hào.

1 là hào thế.
2 là hào động
3 là thời lệnh.

Hào thế, chính là thế cục của người xem. Quan sát hào thế, so sánh nó với thời lệnh, định vượng suy sẽ hiểu được thế cục chi phối người xem

Hào động, mấu chốt của nó là thể hiện môi trường xảy ra thế cục đó. Đây là điều cực kì quan trọng. Quẻ tĩnh, tức không hào động, nghĩa là môi trường không có biến động, nên chú trọng vào hào thế. Quẻ nhiều hào động, tức môi trường xảy ra nhiều việc phức tạp.

Thời lệnh, là chủ quản chi phối cả thế cục và môi trường. Nó quyết định cái gì đắc lệnh, thế đắc lệnh là thế cục tốt. Môi trường đắc lệnh là môi trường mạnh.

So sánh 3 vấn đề này với nhau sẽ suy diễn được nhiều thông tin bổ ích.

Xưa nay xem quẻ, thường chú trọng dụng thần mà bỏ qua môi trường.

Ví dụ, hào động khắc thế là môi trường khắc thế cục của mình. Do đó thế cần vượng.

Hào động sinh thế, mà hào động suy nhược, tức môi trường chưa ủng hộ, thời chưa đến.

------------------------

Định nghĩa rõ ràng ý nghĩa các vấn đề giúp người đọc không bị nhầm lẫn, có sự minh bạch hơn trong cách luận.

Mô hình này được gọi là thiên - địa - thời.

Hào thế, là thiên, là ý trời, không được vượt qua. Phụ mẫu trì thế, ý trời bảo phải vất vả.

Hào động, là địa, là môi trường phát sinh mọi việc.

Thời lệnh , là thời.

Nhân hành, tức việc ta lo, biểu hiện bằng dụng thần. Nó tồn tại giữa Thiên Địa Thời.

-----------------------

Xin chia sẻ chút kinh nghiệm nho nhỏ. Kính mong cùng bàn luận để diễn đàn thêm xôm tụ. Hi vọng tinh thần học thuật trong sáng sẽ dẹp tan tính cá nhân và trục lợi.

Cảm ơn BQT rất nhiều/
Em mới gia nhập. Mới chỉ nghe qua về hào thế, hào động. Lão làng có thể cho giúp em 1 Ví dụ sử dụng hào thế, hào động và thời lệnh không ? Em cảm ơn nhiều
 

Chí Vũ

Kẻ Ăn Mày Cõi Nhân Sinh
Giả như Quẻ quá nhiều hào động, thì luận xét nó ảnh hưởn thế nào tới dụng thần? Bác đưa ra điểm luận bàn khá là hay. Nhưng coi quẻ, dụng thần chưa chắc đã nằm ở hào thế.
Và chẳng lẽ, sự việc nào, cũng dòm hào thế? Bác chia ra Thiên - Địa - Thời... có hợp lý ko, khi Thời vốn thuộc phần Thiên?
 
Bên trên