Hội ngải bốn phương tại hà nội.

N

Người Lái Đò

Guest
HỘI NGẢI BỐN PHƯƠNG TẠI HÀ NỘI.
(NAM MÔ 36 VỊ LỤC TỔ - LỤC CỤ - 12 CHÚA NGẢI – CHƯ VỊ MẸ NÀNG – 5 ÔNG CHÚA CẤU TÀI CHO 7 CÔ 9 CẬU CẦU DUYÊN VỀ ĐÂY CHỨNG CHO TÔI { NÀNG NGÂN DUA CÀ BÂY – LA CÀ DONG-VI ÔNG CHẮC CÀ RA – OM SÀ CÂU SÀ ĐÔI –MƠ RƠ MẾN – MƠ RƠ THƯƠNG)

HPIM1547.JPG


Trong mấy năm vừa qua , dienbatn đã thử chuyển một số giống Ngải ra Hà Nội và hướng dẫn cho một người bạn chăm sóc để kiểm tra sự thích ứng với giá lạnh của miền Bắc. Số Ngải này có nguồn gốc từ Núi Cấm , núi Cô Tô, núi Két , núi Tượng và một số tại các vùng ở đồng bằng sông Cửu Long như Châu Giang , Vàm Cống... Riêng có giống Ngải Đen , dienbatn được một Thày có tiếng tại Miên tặng còn đang trong thời gian luyện. Theo dõi trong mấy năm qua , dienbatn thấy số Ngải trên phát triển khá tốt trong thời tiết giá lạnh. Một vài cây có thể bị cháy lá vì sương muối , nhưng nếu ban đêm chịu khó mang vào nhà thì sẽ hết. Như vậy , có thể kết luận rằng : Hầu hết các giống Ngải của miền Nam đều có thể phát triển tốt với khí hậu của miền Bắc.

Vườn Ngải tại Hà Nội

HPIM0330.JPG


HPIM0331.JPG


HPIM1625.JPG
(Tham khảo bài viết của Tamandieungo. )
Các loại ngải nàng .

Nghe tên gọi là ngải nàng, chắc mọi người đều đoán được phần nào công dụng của loài cây có tánh linh này. Đó là các loại ngải chủ yếu thuộc họ lan chi, thân hình mềm mại có dáng điệu như lá lúa, lá hẹ, cỏ linh chi, củ ngải thuộc họ này có màu trắng, dáng như củ kiệu nhưng nhỏ hơn tròn hơn và thanh hơn rất nhiều.Họ ngải nàng rất nhiều dạng vô cùng phong phú: nàng Mơn bông trắng, nàng Mơn bông đỏ, nàng Mơn bông vàng, nàng Mơn bông tím nhạt, nàng Mơn ống, nàng Mọi, nàng Chuyền trơn, nàng chuyền Sọc, nàng Rù, nàng Mách, nàng Quạt, nàng Sắc, nàng Tía, nàng Hẹ, …Có loại ngải củ tròn to như củ hành gần gũi với họ lan đất nhưng không thuộc loại lan như : ngải Năm Bà, ngải Hậu, ngải Thứ Phi...Nhiều cây ngải thuộc họ gừng riềng, nhưng giới huyền thuật vẫn gọi là nàng như: nàng Cát, nàng Mén, nàng Xoài, nàng Nghệ ,nàng Thâm ,nàng Lùn ..lá và cây tựa như ngải hổ vậy, nhưng gọi là nàng vì âm tính nó thể hiện rõ rệt trên lá và thân cây có vẻ nhu mì và mềm mại.Mỗi loại ngải nàng có một công năng cụ thể khác nhau. Nhưng, đặc tính chung của loại ngải này là dùng để chiêu tài quến khách, phù hợp cho công việc mua bán, giao thiệp tình cảm…Tâm lý chung của người đời là thích che dấu. Khi buôn bán ở cửa hàng, ở tiệm, ai cũng ngại lập bàn thờ với những đạo bùa đen đỏ vẽ ngoằn ngoèo. Họ sợ người khác biết mình chơi với thầy bùa, sợ người ta ngại ngùng không dám đến tiệm, sợ đối thủ cạnh tranh ra tay phá khuấy…Những lo lắng mông lung ấy đã được các thầy giải toả bằng những chậu ngải. Chỉ cần một hai chậu ngải nàng để trước cửa như hoa kiểng, chịu khó tưới nước đều đặn, thắp nhang mỗi tối hoặc mỗi sáng sớm là có thể vận chuyển tài khí đến nhà rồi. Cho nên, phương án trồng ngải cầu tài đa số được mọi người ủng hộ.Trước đây, phong trào trồng ngải không phổ biến. Nhưng kể từ khi các diễn đàn tâm linh xuất hiện, các bài về ngải được phổ biến thì hầu như các thầy chuyên nghiệp, nghiệp dư cùng những người có máu say mê huyền thuật lập tức ra công sưu tầm ngải nghệ trồng ở nhà với hy vọng được sự phù trợ của loài thảo mộc tánh linh này.Sự thật, trồng ngải nàng không khó. Nhưng khó ở chỗ làm sao để ngải trổ hoa. Có người mang về nuôi trồng suốt một thời gian dài không có một bông làm thuốc, người khác mới mang về ít bữa đã trổ nụ, đơm hoa kín cả chậu. Cây có hoa mới có sự viên mãn, việc vận chuyển mới thuận lợi, hanh thông.Tuy nhiên, không phải cứ trổ hoa là tốt. Nếu các nàng ngải chưa được luyện, việc trổ hoa xem như tô điểm cho vườn cây mà thôi. Ngải đã luyện già rồi, mỗi lần trổ hoa là một lần đắc lợi. Hoa của các loại ngải nàng còn được dùng cho công dụng thứ hai – Tình cảmCông dụng của 12 nàng ngảiMột trong những đề tài muôn thuở của con ngườI chính là tình yêu. Dạo qua biết bao trang web, trang blog cá nhân, quanh đi quẩn lại vẫn là những câu chuyện về tình cảm: thất tình, tình phụ, si tình, luyến ái, bẫy tình, lừa tình… Để đạt mục đích thị dục, con người ta dùng đủ mọi phương cách khác nhau từ hữu hình cho đến tâm linh. Một trong những phương thức cứu cánh khi mọi thứ vật chất đã thất bạI chính là bùa ngải. Ngải là một hình thức phổ biến nhất được các thầy sử dụng để làm phép yêu cho thân chủ. BởI lẽ, so vớI bùa phép, tính năng của ngảI mạnh hơn nhiều, hiệu quả nhanh hơn khiến cho ngườI sử dụng sớm được thoả mãn hơn.Trong các loạI ngảI, ngảI nàng Mơn thường sử dụng cho mục đích này nhiều nhất. Sở dĩ các thầy sử dụng nàng Mơn vì một trong các lẽ sau:- Không rành về các loạI ngải khác.- Biết sử dụng loại khác nhưng hậu quả nặng nề. Mê Tâm ngảI là một ví dụ. - Ngải nàng Mơn tánh tình nhu mì hiền hoà, đem đến sự cảm mến tự nhiên cho đối tượng.Đọc qua các bài khác về ngải, tôi thấy nhiều bạn chỉ dẫn lấy bông ngảI ngâm vào trong dầu để sử dụng. Điều đó không sai, nhưng chỉ đúng … một phần rất nhỏ. Không phải loại ngải nào cũng dùng bông làm phép yêu được cả. Thậm chí gặp đúng loại ngải làm phép yêu nhưng phải chọn đúng những bông có dấu hiệu đặc biệt mới sử dụng được. Trong những bông đã chọn, thầy phải thả vào trong thau nước lớn và sạch sẽ, nước sử dụng phải là nước mưa hoặc nước giếng lấy vào lúc 5 giờ sáng. Thầy bắt đầu ngồi đọc chú hội tổ ngải và đọc chú luyện phép yêu. Đọc cho đến khi có những bông hoa ngải tách ra, trôi về phía người thầy. Đó chính là những bông dùng để luyện phép yêu. Những hoa khác đều bỏ đi. Công năng thứ ba phải kể đến là giúp ăn nói. Trong cuộc sống, chúng ta từng nghe kể hoặc chứng kiến những người xung quanh, thậm chí người thân của mình bị lừa gạt lột sạch cả tiền bạc, nữ trang. Chỉ cần tiếp xúc nói chuyện với người lạ một hai câu là bỗng nhiên nghe theo răm rắp. Người kia bảo làm gì cũng làm theo mà không hề suy nghĩ. Mãi đến khi kẻ lạ cao chạy xa bay thì mới giật mình tỉnh lại. Tiền bạc lúc bấy giờ đã nằm trong túi người khác.Có nhiều cách lý giải về trường hợp này. Những người tin khoa học cho rằng kẻ lừa gạt đã sử dụng loại thuốc gây mê nồng độ cao. Khi tiếp xúc với con mồi, kẻ gian rút khăn ra phe phẩy, thuốc mê trong khăn làm con mồi nửa mê nửa tỉnh nói gì làm đó…Thực hư thế nào chẳng rõ vì tôi không phải trong nghề này nên không có lời giải thích đúng đắn.Nhưng, trong các loại ngải Nàng, có những cây ngải chuyên dùng cho việc thu phục người khác - đó là Mê Tâm ngải. Loại ngải này trước đây tôi có thấy qua nhưng sau này ít gặp. Người luyện ngải này thường phục vụ cho nhu cầu lợi dưỡng cá nhân. Thầy bà dùng ngải này để chiêu dụ đệ tử, đặc biệt là những người giàu có khiến cho những người ấy mê lời thầy như tin lời Thánh phán. Thầy bảo làm gì thì răm rắp làm theo bất chấp lời khuyên can của người thân, bè bạn. Thậm chí bỏ cả công ăn việc làm để theo thầy “hành đạo giúp đời”, thực chất là mang tiền theo để bao thầy ăn chơi trác táng. Nhiều cô gái làng chơi bỏ tiền triệu ra chuộc ngải này để mê hoặc các đại gia lắm tiền của, mê gái gú. Trên diễn đàn, thỉnh thoảng ta vẫn thấy nhiều bài than thở cho hoàn cảnh gia đình bị người thứ ba xen vào làm cho tan nát. Nhiều lúc “người thứ ba” ấy còn xấu xí hơn cả người làm trong nhà, nhưng các ông vẫn say mê bỏ nhà bỏ cửa…Mê Tâm ngải gần đây được các thầy tận dụng triệt để. Không chỉ vì nó là nguồn lợi dưỡng phong phú cho thầy mà còn tính năng hút hồn người khác, khiến cho đối tượng phải chiều lòn theo ý của thầy.Ngải Mê Tâm được luyện vào dầu thơm, xức vào người để nói chuyện. Người sử dụng dầu phải biết cách sử dụng, biết thời điểm lấy dầu ra xức để thu phục con mồi….

Nhưng, cách luyện vào dầu để chài con mồi vẫn còn “nhân đức”. NgườI bị ngải chỉ mê mẩn trong một thờI gian nhất định rồI tỉnh lại. Loại này thường dùng vớI mục đích lừa gạt lấy tiền đốI tượng rồI thôi. Các cô gái làng chơi xức dầu này để lấy lòng khách nhằm xin tiền “boa” của khách nhiều hơn mà thôi, chưa đáng để lên án nặng nề.Cách thứ hai mớI là tàn nhẫn.Luyện ngảI cho vào đồ ăn thức uống.Cách này làm con mồI ăn phảI tâm thần trở nên lú lẫn, thị phi đen trắng bất phân. Hễ ngườI bỏ ngảI nói gì, lập tức kẻ bị ngảI làm theo như máy. Từ tiền bạc cho đến nhà cửa đất đai, từng thứ, từng món lần lượt độI nón chạy qua túi của ngườI bỏ ngải. Gia đình xào xáo, con ghét cha, vợ hận chồng. Nguy cơ tan vỡ chỉ còn trong tầm tay với.Thật ra, trong cuộc đờI điên đảo này, không có ngảI xen vào, ta vẫn thấy bi kịch xảy ra nhan nhãn. NgảI nghệ xuất hiện để góp cho cuộc đờI một chút “thi vị” mà thôi.Công năng của ngảI càng mạnh thì sức luyện càng nhiều. Cho nên, ở thành thị các thầy thường chọn cách thứ nhất. Ở các vùng Trà Vinh, Sóc Trăng, Tân Châu, Hồng Ngự… các thầy Miên thường chọn cách thứ hai. Vướng phảI mấy thầy này, con mồI chỉ còn nước tan nhà nát cửa.Nói đi cũng phảI nói lại. Ta không đổ tộI hết cho thầy bà. NgườI bị ngảI là kẻ vô năng thiểu đức. Nợ nghiệp tiền khiên vớI ngườI bỏ ngảI nên kiếp này mớI gặp nhau mà trả món nợ ngày xưa. Điều quan trọng là ta phảI biết lúc nào ân oán nghiệp báo đến thờI kì viên mãn để mình can thiệp.Thói thường khi gặp chuyện này, gia đình chạy tứ phương tìm thầy giảI mở. Vậy là tốn thêm một mớ tiền khác cho thầy khác. Nếu gặp thầy dzỏm thì “tiền mất tật mang”. Còn gặp thầy “xịn” thì sao? Kết quả càng tệ hạI hơn.TạI sao?Cơ thể ngườI bị ngảI trở thành bãi chiến trường cho hai thầy đấu phép. Thầy gỡ ngảI thất bạI thì ngườI bị ngảI mê lú càng nặng hơn. Dẫu có thắng chăng nữa, ngườI bị ngảI cũng trở nên khờ khạo một thờI gian dài như ốm nặng vừa mớI khỏi. Vả lạI, nếu nợ nghiệp còn vương, gia đình dẫu gặp thầy hay cũng không thể nào giảI mở hết cho con bệnh được.Trên diễn đàn, nhiều bạn trẻ góp nhặt ở đâu vài phương cách giảI trừ ngảI độc, đem ra hướng dẫn mọI người. Ví dụ như cho ăn tỏI sống hay … đạI loạI như thế. Đừng dại một mà thử, vì sao vậy? TỏI đúng là khắc kỵ vớI ngải. Cũng vì khắc kỵ nên cho ăn vào ngườI ngảI sẽ phản ứng dữ dội có thể sẽ bị lở loét, bị hành hạ vật vã đến điên loạn. Tội nghiệp này ai là người gây ra vậy? Lúc ấy, sẽ có ngườI viện dẫn tiêu đề của trang web “ tài liệu này chỉ mang tính tham khảo… không chịu trách nhiệm…”. Nếu là tham khảo, thì đừng chỉ phương pháp, bởI trên đờI có khốI con thiêu thân sẵn sàng lao vào thử lửa …Than ôi! Nhân sâm cũng có lúc trở thành thuốc độc nếu cho uống nhầm lúc đang đau bụng…Tốt nhất, dễ thực hiện nhất là cả gia đình dốc lòng yêu thương ngườI bị ngải. Ăn chay, phóng sanh hằng ngày, hằng tuần, hằng tháng vì ngườI bệnh. GửI tên ngườI bệnh vào các tự viện linh thiêng, thành khẩn cầu xin những bậc đạo cao đức trọng chú nguyện cầu an cho họ. Đó là phương pháp ai cũng làm được nhưng… ít ai thèm làm. Vì … nó bình thường đến mức tầm thường, hổng có gì là huyền bí… NgườI đờI thích động dao động thớt hơn là âm thầm làm công đức.Ngải dùng để ăn nói cũng chính là ngải quyến. Người ta thường dùng ngải này để tạo thuận lợi cho công việc làm ăn. Khi tiếp xúc đối tác, người dùng ngải lấy dầu đã luyện ra xức vào hai chân mày, sau mang tai và… xoa hai bên mép. Khi tiếp xúc, đối tác bỗng thấy người dùng ngải nói năng có duyên, dễ mến. Nhờ vậy, hợp đồng làm ăn buôn bán cũng dễ dàng ký kết hơn.Thông thường, ngải dùng cho ăn nói chỉ luyện bằng hoa của cây ngải. Sau khi đã chọn những hoa có linh khí, thầy cho vào lọ dầu thơm hoặc dầu dừa và bỏ ra 49 ngày luyện. Dầu ấy được chiết ra vừa đủ để thân chủ sử dụng trong vài lần. Muốn sử dụng thêm, thân chủ lại ôm tiền đến nhờ thầy cấp tiếp.Thậm chí, sau ba bảy hai mươi mốt ngày, nếu không dùng cũng phải ghé thầy tơm phép trở lại. NHiều người cho rằng đó là những chiêu mà các thầy dùng để moi tiền. Thật ra, ngoài mục đích ấy, việc tơm phép cũng là điều cần thiết. Ngải vốn bạo phát bạo tàn, không đều đặn và bền bỉ như bùa. Người xài ngải cũng biết điều đó để quay lại gặp thầy cho đúng hạn.Như vậy, sử dụng ngải nghệ phục vụ cho làm ăn, kiếm tiền quả thật nhanh chóng hơn bùa.Tuy nhiên, mặt trái của nó ít người biết đến.Người sử dụng phải hiểu quy luật “ăn ba, cúng một”, được lợi nhuận ba phần phải bỏ ra một phần để cúng Tổ, tạ thầy và làm phước. Đó là cách giữ lại cho đời sau một chút cơm gạo. Bằng như quá tham lam, chỉ muốn vào mà chẳng muốn ra. Chẳng bao lâu ngải không còn tác dụng, người dùng ngải sẽ lâm vào tình cảnh đáng thương. Nhiều người ghét bỏ, xa lánh. Thân thể phát bệnh, nhất là vùng miệng, tay, chân, lưng, bụng nổi mụn nước rồi bắt đầu loét dần, loét dần…Trước nay chúng ta chỉ nghe toàn những điều hay về ngải, bây giờ nhìn thấy mặt trái của việc lạm dụng ngải mưu cầu bất chính, không hiểu mọi người nghĩ thế nào đây!Ngoài Nàng Mơn là loại phổ biến để chiêu tài, ăn nói và thuận việc tình cảm. Các loại ngải khác cũng được sử dụng nhiều. Đặc biệt là Nàng Mén. Nàng Mén bông đỏ dùng cho việc chiêu tài, nàng Mén bông trắng dùng làm phép yêu. Khác với Nàng Mơn luyện bằng bông. Ở loại ngải nàng Mén, người ta không dùng bông mà dùng củ và rể để làm phép. Phép luyện này có liên quan đến NangKWat trong các phép Nam Tông. Một trong những công năng vốn đã thành huyền thoại trong giới huyền thuật, đó là ngải mét. Ngải mét hay còn gọi là Nàng Mách được sử dụng để mách bảo cho thầy những thông tin cần thiết để nhờ đó mà thầy lấy lòng tin nơi thân chủ.Ngải Nàng Mách muốn luyện thành phải bỏ ra bảy bảy bốn mươi chín ngày cho ngải tượng hình, thêm 107 ngày cho ngải linh thông. Mỗi ngày hai thời hương khói, mỗi tháng hai lần cúng binh ngải bằng các thứ cốm nếp (gạo nếp rang nóng thành bỏng - cốm), đậu phộng (lạc) nấu, trứng gà sống, …Ngải mét có khả năng linh thông, biết được những thứ mà ta không thể nào đoán biết. Chẳng hạn như: số tiền trong túi thân chủ, những thông tin về gia đình, nhà cửa, giường tủ đặt ở đâu… Về mặt vô hình, ngảI mét có thể nhìn giúp thầy những phần âm (bậc thấp) đang theo thân chủ, một số chứng bệnh liên quan đến ngũ tạng lục phủ.Chỉ bấy nhiêu cũng đủ làm cho đối tượng lè lưỡi thán phục rồi. Thầy cứ thế mà tha hồ phán bảo đông tây, con công đệ tử tha hồ mà cúng bái.Tuy vậy, sự linh thông của ngải mét chỉ dừng lại ở phần hình thức thôi. Những yếu tố chiều sâu tâm linh, khả năng của ngải không vươn tới được. Ví dụ, ngải chỉ mách giúp cho thầy thân chủ đang bị bệnh gì, triệu chứng ra sao nhưng không thể nói được căn bệnh và cách trị. Ngải chỉ ra được những phần vong âm đeo bám nhưng không thể mét được vong đó từ đâu tớI, ân oán với thân chủ ra sao cũng như biện pháp giải trừ.Thật ra, trong huyền pháp, ngoài ngảI mét ra các thầy vẫn có nhiều phương pháp luyện khác còn diệu dụng hơn. Ví dụ luyện binh Đại Càn, luyện Quỷ nhi Kumanthong, luyện Thiên Linh cái… Nhưng dễ luyện và tiện dụng vẫn không ngoài ngảI mét.Ngải mét chỉ mạnh nhất lúc còn ở nơi trồng. Cho nên, các thầy coi cho thân chủ thường ngồi ở tại nhà là thế. Muốn đi xa, thầy phải luyện thành củ ngải. Mỗi khi đi đâu, thầy mang theo để sai xử. Cách luyện và phép sử dụng tôi xin được miễn bàn ở đây. Một phần là không tiện phổ biến, thứ hai là … do tôi không biết.

BỔ XUNG .

Ngãi nàng Thâm còn nhiều cái hay lắm.Dùng để trục ngãi độc khác trong người bệnh nhân là bá phát.Thường thì mấy người dân đi rừng hay đạp phải ngãi hoang ngãi độc do mấy thầy ngãi không nuôi nữa thả rông.Đi về đến nhà hai chân sưng vù nổi mụn đỏ như đau ban rồi mung mủ lở lói tới xương.Thầy ngãi đưa nàng Thâm vào người kẻ bệnh rồi đọc thần chú trục ngãi, vuốt theo hai vai xuống sống lưng rồi đưa ra hai chân cho ngãi chui ra theo ngón cái là xong.Ở trước ngón chân để sẵn trứng gà, hạt nổ để cúng ngãi.Xong thì đem trứng nổ đi chôn thật xa, chôn rồi đi ngay không quay đầu lại nhìn.Chỗ lở loét lấy rượu ngâm củ ngãi đắp vào, cho uống thêm mấy vị thuốc nữa là ok.Còn nữa, nàng Thâm dùng để trừ tà, phá độc cũng ngon cơm luôn. Nhưng muốn luyện ngãi nàng Thâm thành quỷ dữ cũng được.Nhớ cúng nhiều trứng và gà sống.Lấy máu của gà, máu của ông thầy cúng rồi cho ngãi ăn là ngãi hùng mạnh vô cùng. Hổng muốn cúng máu, ngãi cũng tự động khiến cho ông thầy phải tuôn máu.Thí dụ như là tình cờ cắt đứt tay hay là té trúng vật sắc nhọn chảy máu.Ngãi ăn máu huyết mãi rồi quen, không ăn không được.Thầy phải đáo hạn cúng ngãi hoài hoài luôn.

Các loại ngải nàng Thăm .

1/ Nàng Thăm trên núi Cô Tô.

HPIM1668.JPG


HPIM0322.JPG


HPIM1662.JPG


HPIM1647.JPG




HPIM1608.JPG


HPIM1668.JPG



Nàng Thăm trên núi Cấm
HPIM1661.JPG


Nàng Thăm trên Đền Thượng Ba Vì.

HPIM1630.JPG

Các loại Ngải Hổ

Các thể loại ngãi hổ thường được thầy tơm trồng hai bên cửa nhà với công năng trị trộm ,kêu gọi giữ nhà ,kêu người về (tại địa phương),…khi đi trị tà ma thì kêu binh ngãi theo phụ và nhai củ ngãi phun bịnh ,…cũng đôi khi lấy hoa ngãi hổ và củ xắt miếng đưa cho khách dùng để nói cho người khác nghe . Công năng về huyền pháp của loại ngải vàng này yếu nhất trong họ ngải. Cho nên chủ yếu người ta trồng làm thuốc. Hoặc sử dụng phối hợp nhiều loại ngải khác. Xét về diệu dụng, ngải Huỳnh hổ có công năng chiêu tài, kéo khách. Nếu là Huỳnh hổ chánh tông, bông của cây ngải vàng có màu vàng nghệ, lợt dần ở phần cuống hoa. Nhưng, cũng có khi trồng gần các loại hổ khác, cây bắt đầu chịu ảnh hưởng và có sự lai tạp lẫn nhauHổ vằn Lá phía trên có màu đỏ tía, mà sống lá nổi gân ửng lên, củ ngải có ruột màu vàng tươi nhưng màu nhạt hơn nghệ. Công dụng: cũng như các loại hổ khác, hổ vằn ngoài dược tính để chữa bệnh còn có thể giữ nhà, đuổi trộm, doạ mấy người yếu bóng vía...Ở trên núi Cấm , giống ngải ruột vàng và trắng rất nhiều ,dược tính lại yếu ,thuộc tính trong huyền môn chỉ vào hàng thứ yếu so với mấy loại hổ kia. Cho nên người trồng hay lấy phối hợp nhiều loại củ ngải hổ, nấu chung lại thành cao để đắp ,hay làm thuốc tê , thuốc kiện tỳ và giúp lưu thông máu huyết hoặc làm thuốc trục máu dơ cho phụ nữ bị tắt kinh…Nói chung thì ngải hổ xanh, hổ vàng và hổ vằn có củ gần giống nhau. Khi cây còn non rất khó phân biệt. Chỉ khi nào xem củ, ta mới khẵng định chắc chủng loại của nó. Tuy vậy, những trường hợp chúng lai tạp lẫn nhau rất khó phân biệt trừ những thầy có kinh nghiệm lâu năm. Tại Lâm Đồng - Đà Lạt còn có vài giống như hổ lùn và hổ sọc ,cây mọc không cao ,nhưng nhưng thành từng lùm từng bụi, lá có dạng bầu tròn và dai, gân lá nổi rõ rệt ,màu sắc lấn sọc hay đốm trắng , đốm tím trên thân cây và lá Đa số mấy loại nầy thầy dùng để giữ nương rẫy, không cho kẻ xấu vào trộm. Nếu đã vào bẻ trái thì sẽ không biết lối ra khỏi đó ……. Mấy loại nầy cũng có thể dùng để uy hiếp, gây sợ sệt ,và tạo ác mộng cho những cô gái còn trẻ (một dạng ếm nhẹ ). Loại hổ dưới đây được xem là dữ dằn nhất. Vì nó có thể được dùng thư ếm mà không cần phải bày biện phép tắc nhiều. Những cô gái nhẹ bóng vía thường dễ bị ám nhất...Hoa ngải: dùng làm bùa yêu, luyện trong dầu thơm, dầu dừa...

Ngải Hổ Sa Đéc.

HPIM1653.JPG


HPIM1653.JPG


HPIM1633.JPG


HPIM1652.JPG


Ngải Hổ của Thày Thục - Thanh Sơn.

HPIM1657.JPG


HPIM1663.JPG

Ngải Hổ tại chùa Hương - Hà Tây.
Lynnie-0725.jpg


Lynnie-0726.jpg


Ngải Hổ xuất xứ từ Lào.

HPIM1645.JPG


Loại hổ dưới đây được xem là dữ dằn nhất. Vì nó có thể được dùng thư ếm mà không cần phải bày biện phép tắc nhiều. Những cô gái nhẹ bóng vía thường dễ bị ám nhất...

photo-532.jpg


Các loại Ngải Năm Ông ( hay Ngũ hành )- Nguồn gốc từ Núi Cấm.

HPIM1672.JPG


Ngải Tổ - Long Xuyên.



(Tham khảo bài viết về Ngải Tổ của phayant.)

Cây ngãi tổ .Các bạn đọc xem hình của cây nầy,tôi chụp tại vườn ngãi ,vì mùa nóng nên cây được trồng xen với các loại khác cho mát ,hình cây ở giữa trung tâm hình ,lá dài như lá cây trinh nữ hoàng cung ,có 2 hình là chụp hoa của nó ,hoa lớn cở đầu ngón chân cái ,có màu 3 màu vàng trắng đỏ xen vào nhau ,rất hiếm ra ,khi ra thì đôi ba ngày mới tàn ,hoa nầy được người tin tưởng dị đoan phơi khô để vào bóp đựng tiền lấy hên khi giao dịch.Còn gọi là cây ngãi quấn hay ngãi Thái ,sở dĩ có tên gọi như vậy là mô tả theo hình dáng của cây và xuất xứ của nó .Năm 2006 cây ngãi nầy được tìm thấy tại Thái Lan ,có sự chú ý về mặt dược tính của nó trong vấn đề y học ,về bó liền xương ,tạo dựng lại mô cơ và gân sớm cho người bị nạn .Cây ngãi nầy được mang về Việt Nam và trồng tại Cần Thơ trong 1 vườn thuốc nam ,tuy nhiên có lẽ vì lí do phong thổ không phù hợp nên cây phát triển yếu ,và dược tính cũng giảm đi khá nhiều .Để tìm cách khôi phục dược tính của nó ,các vị thầy thuốc đã đem nó lên miền Thất Sơn An Giang ,nơi đây nổi tiếng là ở ngọn núi Cấm (Thiên Cẩm sơn) từ xưa nay tương tụ vô số ,có thể nói là hàng trăm loại nam dược kì bí lừng danh …với hy vọng phát triển mạnh hơn về loại cây quí hiếm nầy .Có lẽ vì do thổ cư phù hợp nên cây ngãi quấn phát triển khá tốt , đem áp dụng sau khi trồng trên 1 năm với phần củ ,thì thấy ứng dụng khá tốt trong việc bó lành gân xương phục hồi mau chóng.

Năm 2008 ,tại vườn thuốc trên núi Cấm có trồng độ 30 cây đem từ Thái Lan về , được chia 2 tốp ,1 trồng trong chậu ,2 trồng thẳng xuống đất lên liếp vồng,kết quả là cây trồng thẳng xuống đất mau ra cây con và phát triển mạnh hơn ,nhưng tánh linh ít hơn cây trồng trong chậu sành.Tuy nhiên có phát triển nhưng số lượng ít và chậm nên cây được bán với giá khá cao .Tại điểm gốc nầy ,cây được bán với giá (thời điểm 2008) là 2triệu năm trăm ngàn cho 1 cây ….Đương nhiên không bán đại trà ,chỉ bán cho người biết nghề thuốc hay nghề huyền bí ,theo lời vị chủ vườn thì giá như vậy đã là rẻ…Vì cớ đem từ Thái Lan về rất khó khăn ….Không tin, ai cứ đi Thái mua bất kì cây kiểng về đây xem sao , đem được lên phi cơ là cả 1 vấn đề khó khăn khúc mắc !...Còn lí do nữa là cây tại bên ấy bán cũng không rẻ …đem về đây lại khó trồng cho tốt để sanh cây non …khó phát triển đại trà .Cho nên vị thầy thuốc tại đó nói bán như vậy là củng làm phước rồi ….Vì khi 1 củ ngãi ấy bó liền xương cho người bị nạn ,công thầy và công thuốc có thể lên đến hàng chục triệu hay 12 triệu là chí ít(hiện nay chỗ nầy không còn bán nữa ,vì đa số cây ở đây đã được các thầy thuốc mua và gởi trồng tại đây ,chỉ còn tại nơi các thầy khác từng thỉnh về trồng cho sanh thêm con.Nhưng điều nầy rất khó ,vì có khi trồng đôi ba năm mà cây vẫn không nhảy con …Vì vậy các thầy bán với giá khá cao như 7-8 triệu là chuyện thường ,thậm chí còn hơn …nhưng có nghĩa gì với 1 doanh nhân khi 1 tháng không kiếm ra 10 triệu hay 100 triệu? Cho nên đó vẫn là cái giá hời cho những ai biết coi trọng giá trị của cây ngãi giúp cho mình) .Nếu biết cách dùng ,cây nầy bó gãy xương nhanh và mạnh hơn ngãi nàng Rế ,hay ngãi Hổ trên núi Cấm ….Đặt biệt không để lại dị dạng cho tại chỗ bị thương .Thực tế ít thầy thuốc Việt Nam biết về công năng của cây ngãi quấn nầy ,vì lẽ nó mới du nhập vào Việt Nam vài năm nay và không hề có tên hay ảnh trong danh mục sách thuốc nam từ trước đến nay .Nói về hình dạng thì cây giống như 1 phiên bản của cây đại tướng quân thu nhỏ lại ,cây thuộc loại thân mềm ,lá bẹ ,cây già lá lớn dài non 1 mét ,cao độ 7 tấc ,trồng mấy năm khó thấy ra hoa ,chắc là loại hiếm ra hoa như cây phát tài ở Việt Nam .Đặc điểm có một không hai , để nhận dạng nó là ,các lá của cây quấn xoay xoắn vào nhau khi bắt đầu mọc ra từ thân cây ,có khi 2 hay 3 lá cùng xoắn vào nhau như ta se chỉ vậy ….Nhưng khi lá bắt đầu phát triển thì tự động các các tự dần dần xoay ngược chiều xoắn lúc ban đầu để tự tách riêng biệt ra(cây ngãi xanh củng có lá mọc kiểu nầy ,nhưng là loại họ ngãi hổ,có công dụng khác ,thân cây như loại nga truật)Đúng ra thì cây trông có vẻ vừa giống như cây đại tướng quân lại vừa có lá tựa hồ giống cây trinh nữ hoàng cung ….Lại nghe có thầy nói cây quí ở chỗ trị vô sinh cho đàn ôngBây giờ ta lạm bàn về huyền môn 1 chút vì sao nó được gọi là ngãi quấn vì tính chất lá xoắn vào nhau của nó đã đành ,nhưng công năng của nó ra sao ? nên thực nghiệm của 1 vị thầy từng trồng 5 cây ngãi quấn và cấp nó cho các khách chủ làm ăn thì cây ngãi có 1 hiệu ứng đặc biệt khá hay ….Sau đây là các kinh nghiệm riêng được rút ra từ cách luyện ,nuôi và dùng huyền môn cho cây ngãi nầy.Cây nếu trồng theo nghĩa ngãi nghệ thì nên trồng riêng vào chậu hình vuông có đường kính độ 6 tấc ( ta cũng biết rằng trồng ngãi trong chậu vuông hay tròn đều có đặc thù riêng cho ứng nghiệm của cây ) phía dưới để nhiều đất bùn bờ sông ,phía trên độ 1 tấc nên rải phân tro trấu ,phía viền chậu châu vi nên lót vỏ sò hến ,sơ dừa mục bón đều quanh gốc cây …Đây là cách dể cho cây phát triển sanh cây con quanh gốc trong vòng hai năm ( có thể không sanh con nhưng cây vẩn phát triển tốt đều )Không nên đặt cây phía sau nhà hay trên cao ,mà nên để trước cửa nhà ,nếu được 2 cây ,2 bên tả hữu trước sân nhà hay hàng hiên thì rất tốt .Nên tưới cây bằng nước giếng hay hơn, hơn nước trực tiếp lấy từ đường cấp nước ,vì nước giếng có nhiều vi sinh hơn tốt cho cây .Cây chỉ chịu nắng sáng mà thôi ,nếu cây chịu nắng chiều sẽ không tốt nhiều ,có khi còn chết là đằng khác .Ta nên trồng 1 ảng thật to hoa súng hay hoa sen ,ví dụ hôm nay ta cho nước máy thật đầy vào đó ,ngày mai lại múc nước từ ảng đó tưới cho cây ngãi tổ thì hay nhứt (đã từng thực nghiệm khả quan )Từ khi bắt đầu trồng cây xuống chậu vào ngày 6 hay 14-30 âm lịch ,liên tục 49 ngày đêm ,cây sẽ đưa đến cho ta các kết quả tốt không lường ! Ví dụ gia chủ là người đang kinh doanh buôn bán …có sự cạnh tranh hay khó khăn trong công việc ,nếu xem cây đang ra lá ,và các lá tách ra theo vòng xoắn dần dần thì sự bao vây khó khăn đang được giải toả đó !... Đặc biệt nhứt là tiêu trừ chướng ngại trong kinh doanh .,…kẻ thù đối tác không thể hãm hại …Tốt nhứt nên trồng 2 chậu gọi là tả ban hữu bộ trước hiên nhà .Ngoài ra nếu thọ được thần chú của cây ngãi quấn (đây là thần chú riêng của cây ngãi nầy ,không phải kêu hay vái chung chung là được ,vì nếu gọi đúng tên cây bằng chú thuật phù hợp với nó ,cây mới có thể phát huy công năng đến cực điểm tạo vận mạng cát khánh vô cùng cho chủ nhân )…thì các pháp sư khác do kẻ thù mướn cũng không thể phá được bằng các chú pháp độc hại hay âm binh ,cây ngãi tổ nầy sẽ thu lấy tất cả pháp có âm tính vào cây và hoá giải nó vào ban ngày (theo lá mọc bung ra )vì có công hiệu thu nhiếp các bất pháp như vậy nên còn gọi là cây ngãi tổ .Cây còn còn có công năng gọi người có vợ bé hay nhân tình trở về nhà với vợ con …hay bớt dần ,từ chối sự ăn chơi bên ngoaì lôi cuốn với người trong nhà (tuỳ theo khấn nguyện của gia chủ với tổ ngãi )Chưa thấy cây có biểu hiện về việc cột phép yêu thương hay các cách mê hoặc người khác bằng bằng sắc ái như một số ý kiến đã nhận định ( có thể là có ,nhưng chỉ sau khi cây ra hoa mới có thể lấy hoa mà thử nghiệm )Nếu có ai hứa hẹn giao tiếp nhưng không đến ,có thể dùng 1 dĩa muối hột để tên tuổi đối tác ấy vào ,nam 7 nữ 9 cây hương thắp lên, để hết vào gốc cây ngãi ,nó sẽ gọi người ấy đến ra vài hôm .Nếu ở xa thì lâu hơn chút ,nhưng không chắc với ai ở hải ngoại vì quá xa….Khi nào người đó đến thì hãy dẹp dĩa đi.Muốn thăng tiến chức vụ ,hái 2 lá ghi tên tuổi mình và người cấp trên trực tiếp vào ,cột 2 lá lại bằng chỉ đỏ (loại sợi lớn ) cột nhiều vòng càng tốt ,gói lại cho vào 1 lọ sành nhỏ,cho 1 nắm muối hột vào và 1 nắm nổ rang ….Đem lọ ra bờ sông hay đầu cầu ,tìm nơi có miếu thờ hay chổ hay có nhang khói ven sông chôn xuống ….Trong 3 tháng có tiến triển khá rõ !Muốn liên kết mình với đối tác nào nào ,hay muốn liên kết nhiều hơn với đối tác đã sẵn quen ,cũng làm như trên ,nhưng chôn dưới chân miếu trên đường lộ (không phải ven sông như trên )Khi thiếu hay cần đối tác mới ,dùng mẹo như sau ,lấy 3 lá cây giã ra (bằng chày gỗ) cho vào lọ ,thêm chút nước bọt và nước tiểu buổi sáng mới thức dậy vào , đem để ngả ba hay ngả tư, ngoài lộ lớn càng tốt …,trong 7 hay 21 ngày liền có thêm đối tác .Muốn có con nuôi hoặc thêm người làm trong gia đình( gia đinh ) thì lấy ba lá ngãi giã nhỏ ,thêm vào nước tiểu đồng nam và đồng nữ ( tuỳ chọn nam hay nữ)và nước bọt buổi sáng của mình , thêm 1 nắm muối hột vào,vài tờ tiền thật và tiền địa phủ ,gói hết lại chôn ngả ba đường ,dưới chân miếu càng tốt ,sẽ được người làm tâm giao như ý .Xin nhắc lại đây là muối hột ,chứ không phải muối bọt hay muối sạch . Cũng xin nói rõ là đừng để nơi miếu thành hoàng ,chỉ để nơi các miếu ven lộ thôi ,loại miếu nhỏ dọc đường ,như vậy sẽ có tác động hay của các linh giúp đỡ,thông lực quyến rũ của cây ngãi ….Nếu để tại tại miếu thành hoàng thì tổn thất lắm ,sức linh của nó sẽ bị thu hết vào đó !Những điều nói trên có tác dụng gợi ý chứ không phải hướng dẩn, đây chỉ là theo kinh nghiệm truyền đạt của 2 vị thầy từng trồng và dùng ngãi nầy hơn 5 năm ( 1 vị tại Bà Rịa ,1 vị tại Vĩnh Long) 1 trong 2 vị nầy hiện nay là 1 thương gia thành đạt , đã dừng nghề thầy bà ,chỉ áp dụng cây cho chính bản thân mình.Lá cây có tác dụng giã nát bó chổ đau làm mau lành gân cơ bị tổn thương và làm tan máu bầm ,hút ra vỡ miệng và làm tan 1 số mục u ,bứu gần ngoài da .Ở đây bài nầy không có tính cách khuyên nên ăn hay uống trừ bịnh với cây nầy ,vì chỉ là mô tả sơ qua thôi ,không chuyên về ngành y nam dược ,cho nên ta không nên tự tiện dùng trị bịnh như ăn uống với nó .Lại nói về huyền bí thì cây từng nhiều lần báo mộng cho 1 gia chủ trồng cây trên 1 năm ,các giấc mộng tương đối chính xác 7-80 %.Trồng như vậy thì cũng không khó lắm ,mỗi sáng thắp 1 nhang cắm vào rìa chậu ,ngọn nhang hướng ra ngoài ngõ ,tưới 1 bát nước cho cây ,nếu có chuyện sắp xuất hành thì khấn kêu cây theo trợ hộ theo ý muốn , hay kêu cây coi sóc hộ gia đạo ,có gì thì ngăn cản và khiến cho mình biết mà mau về nhà xử lí .Tối thì lại cắm nhang cho cây và đọc 49-hay 100 lần thần chú của ngãi tổ .(nếu ai có chú thuật tổ ngãi THIÊN LA Xiêm để đọc thì cũng tốt ,nhưng tốt nhứt là phải nên đọc ngay chú thật của cây ngãi nầy )…mỗi đọc 1 câu mỗi hà hơi thở vào ngọn cây .Cây ngãi nầy không kị phụ nữ và trẻ em ,tuy nhiên khi trồng nên tránh gà chó bươi phá cây ,như vậy cây sẽ sợ và thương tích ,sự trợ lực cho gia chủ sẽ yếu ớt đi .Cũng có 1 số khách từng thỉnh cây ngãi nầy và trồng nhưng không mấy kết quả khả quan ! Vì sao vậy? vì không trồng đúng cách và để đúng bộ vị như trên đã nói ,lại càng không có biết thần chú của cây ngãi nầy để đọc vào sên cho cây !Loại cây có nhiều tánh linh như vậy ,nếu không đưa đúng thần vị của nó vào ,mà chỉ thắp nhang vái chung chung thì các phần âm khác sẽ lợi dụng hương khói tá vào cây mà gây khó dể cho gia đạo, hòng cầu cúng kiến ! Đó là mặt bất lợi khi ta khi trông không đúng cách ! Bản thân cây nầy tánh linh khá là mạnh ,nhang khói đều sau 49 hay đến 100 hôm là thấy kết quả rất rỏ !Ở đây cũng xin tạm nhắc lại lời của vị tổ thầy từng sai người mang cây ngãi nầy từ Thái về ,ngài đã viên tịch vào năm sau đó vì tuổi già (85tuổi) ,nhưng lời ngài nói tôi còn nhớ rất rõ ,là cây ngãi nầy để tạo lợi ích cho người nhiều hơn bản thân thầy trồng nó ,người thầy cấp phát nó sẽ được cái phước hậu lại cho con cháu …Còn nếu chính bản thân người thầy dùng nó …thì nên chuyển sang kinh doanh ,phù hợp hơn làm pháp sư …Vì khi vị thầy tiếp tục luyện thêm các pháp và âm binh ,cây sẽ hàng ngày thu nhiếp lực và hoá giải ! Như vậy sự chuyên cần trở nên vô ích ! Do đó vị thầy chỉ nên trồng và tơm nó cho khách sử dụng ,không nên áp dụng cho chính bản thân mình là vậy !Năm 1969 , đức ngài tổ sư hoà thượng Phạm Văn Đời ,từng tu học tại Thái Lan trong 1 thời gian rất dài ,ngài có sai đệ tử người bên Thái mang giống cây nầy về (2 cây) và ngài đã dùng linh sai khiến hỗ trợ cho 1 số đệ tử con em làm ăn ,kết quả rất khả quan về giao tế và thương mại ….Về sau gần 1975 ,loạn lạc đã làm mất đi ,thất lạc 2 chậu cây quí nầy ( cũng có lời đồn rằng vì thấy cây có sự hay như vậy nên 1 vị tướng trước 75 cho người thu nó vào vườn lan kiểng của ông ta trên Đà Lạt …nhưng về sau vị nầy cũng ra nước ngoài sống )…không biết số phận 2 chậu cây ấy ra sao .Cũng thêm lời khuyên rằng cây ngãi nầy không hợp cho người có thu nhập thấp xử dụng ! Thực tế cũng khách quan ,vì 1 anh chạy xe ôm không thể bỏ ra từng vài triệu mà sắm cây và gia cảnh như vậy cũng khó có điền trang mà để an vị cây cho tốt ……Theo kinh nghiệm từng thấy thì cây khá phù hợp với những ai ở địa vị trung bình trở lên ,tức là đang có kinh doanh ,làm ăn đang có cơ sở phát triển trong hiện tại …Cây sẽ nương đà sẳn có mà gỡ rối khó khăn và độ cho hanh thông rất mau …( dĩ nhiên rồi ,vì khi hết rối thì đường trống ,có thể tuỳ ý xuất động ).Các bạn có thể tham khảo bài ngãi Hậu để thấy sự tương đồng về đối tượng trồng ngãi này.Cây hợp với người đã có gia đình hơn là độc thân ( theo nhận xét thì cây phát triển tốt tại nhà có đông người ở ) .Tuy nhiên gia chủ nên tự tay tưới vung cây ,không nên để người làm tưới vì e có sự sơ xuất không tốt.1 tháng nên có 4 ngày cho cây ăn ( chỉ sau 49 ngày mới cho ăn ) đó là ngày 8-24 cho cây ăn nổ ,xác trà …ngày 02-16 cho cây ăn trứng gà sống nguyên hột ,chôn ở rìa chậu ,cách gốc độ 2 tấc ,chôn sâu xuống , đọc chú cho ngãi ăn.Cần phải có bài chú tổ ngãi Thiên La ngãi mới ăn ,bằng không ngãi sẽ không ăn ,cũng như các thầy nuôi binh ,phải xin sắc tổ triệu binh gia mới ăn ,chứ không phải ai cho củng được ,ai khiến củng nghe ,bạn nào từng học huyền môn chắc biết thừa việc nầy rồi .Bài viết nầy ,tôi chú ý cây ngãi quấn từ năm 2008 tại Châu Đốc ,cũng biết ngày xưa có vị mang cây nầy về xứ từ năm 1962 ,trồng tại miền Đông Nam bộ ,nhưng kết quả không khả quan ,mà còn làm tàn dần sự nghiệp của người trồng ,cũng vì lí do thiếu thần chú và trồng không đúng cách .Cho nên tôi chú ý mấy năm nay , được học thần chú của cây từ năm 2008 , theo dõi diễn biến các khách trồng cây tại Sài Gòn và các tỉnh Nam bộ với các vị thầy khác ,rút ra được kinh nghiệm về bài viết nầy tặng bạn đọc ….Thần chú tôi biết( do đệ tử ngài cố tổ PVĐ TRUYỀN) giống 70 % so với thần chú của 1 vị học ở tỉnh Bà Rịa ,vị nầy có kinh doanh và trồng 2 chậu cây mấy năm nay ,công việc phát triển khá tốt ,và hay được cứu nguy vaò giờ chót ,lắm khi đã hết hy vọng ,bỗng xoay chuyển lại 1 cách thần kì !....Tuy tôi không kinh doanh ,nên không dám nói nhiều hơn về tính huyền bí cây nầy ….Nhưng theo tôi thì cây ngãi tổ hay ngãi quấn là 1 loại cây lành và có tánh linh rất mạnh,liên kết nhiều mối giao tiếp thuận lợi ,hỗ trợ rất nhiều cho sự nghiệp kinh doanh của những ai trồng nó mà tôi được biết trong vòng mấy năm qua .

Ngải Tượng ( Bình vôi )- Hòa Bình.



HPIM0332.JPG


Các loại ngải Chúa Xiêm ( Hay Cô Tiên )

Ngải Chúa Xiêm , Cô Tiên hay nàng SắcHình dáng như nàng Chuyền trơn nhưng màu lá xanh đậm hơn và thân lá dài hơn. Phần ngọn lá nhọn chứ không bầu hoặc tròn như các loại nàng khác. Sau này, hiếm thấy nơi nào trồng loại ngải này. Có lẽ vì ít người biết công dụng của nó và khi trồng cũng khó trổ hoa. Công năng của nàng Sắc cũng dùng cho việc vận tài đắc lợi. Nhưng nó hay hơn các loại nàng khác ở chỗ có thể giữ nhà, đẩy bớt ám khí từ những kẻ cạnh tranh phá hoại ngầm việc làm ăn buôn bán.



HPIM1525.JPG


HPIM1526.JPG


HPIM1621.JPG


HPIM1642.JPG


HPIM1654.JPG

Các loại nàng Mơn.

Nàng Mơn bông trắng: loại này có bản lá hẹp hơn và sống lá khuyết sâu hơn ở phần cuống lá. Màu sắc lá cũng không xanh tươi như màu của nàng Mơn bông đỏ.Ngoài ra còn có nàng Mơn bông vàng. Nhưng loại này ngày càng trở nên hiếm hoi. Loại bông vàng tính năng rất yếu. Nếu trồng chung hoặc gần với bông trắng hoặc bông đỏ, chẳng bao lâu sau chúng chuyển sang màu trắng đỏ, bông vàng biến mất.Trong ba loại nàng Mơn phổ biến này, ta còn có Mơn ống bông trắng mà nhiều bạn thường gọi là ngải bún. Đây cũng là một họ của nàng Mơn.Công năng chung của loại này là chiêu tài, quến khách, làm phép yêu, dầu ăn nói khiến người nghe cảm mến mà hợp tác.Trong các loại, thầy thường chọn hoa đỏ để cầu tài vì loại này có tính năng mạnh nhất. Còn loại hoa trắng thường dùng để làm dầu ăn nói, phép yêu.

Ngải nàng Mơn được trồng trong chậu, đặt phía trước cửa quán với mục đích chiêu tài, quến khách. Lá của loại bông đỏ thường có màu xanh tươi hơn so với Mơn bông trắng. Cọng lá cũng dẹp hơn, và rộng hơn so với lá hẹ. Nàng Mơn đỏ có hoa màu hồng và hồng đậm. Cánh hoa có loại 6 cánh, 7 cánh và 8 cánh. Trong 3 loại này, chỉ lấy một loại để làm phép mà thôi. Không phải hoa nào cũng có thể lấy để luyện phép đâu.
http://dienbatn0904392219.multiply.com/photos/hi-res/1M/525


Ngải nàng Rù

Còn có tên gọi khác là ngải Quến hay ngải Quyến. Nơi bán hoa kiểng gọi đây là Lan chi sọc. Lá nàng Rù thanh mảnh, ngắn khoảng 20cm, đầu lá nhọn, hai bên viền sọc màu trắng, ở giữa có màu xanh lục, không đậm bằng màu của nàng Mơn.Nàng Rù thường trồng trong chậu nhỏ. Người trồng thường đặt chậu lên cao theo các mức: đầu gối, thắt lưng, ngực, yếu hầu, chân mày hoặc qua khỏi đầu. Nàng Rù cần nhiều ánh sáng mặt trời và sự chuyển động của không khí. Cho nên, nếu để úng nước, rễ củ sẽ bị thối dần và héo lá đến chết. Hoa ngải nàng Rù màu trắng, cánh hoa nhỏ, dáng thanh, có mùi thơm nhẹ vào sáng sớm. Nắng lên sẽ không còn nghe mùi nữa. Người ta thường treo hoặc đặt chậu ngải này ở hai bên cửa để vận chuyển tài khí cho gia chủ. Chức năng của nó là kêu gọi , rủ rê khách khứa vãng lai đến với cửa tiệm của chủ nhà, giữ cho gia chủ có một lượng khách bình ổn. Tuy nhiên, nàng Rù hay các loại nàng khác cũng thế, nếu gặp lúc chủ nhà gặp vận số quá đen, đem về trồng chẳng bao lâu nó sẽ bỏ đi, châu ngải nhanh chóng tàn úa cho dù chủ nhà chăm sóc rất cẩn thận.

HPIM1628.JPG


HPIM1643.JPG


Ngải Nàng Chuyền

Ngải nàng Chuyền Còn có tên gọi khác là dây nhện. Có lẽ người ta thầy nàng Chuyền trổ nhánh toả ra như mạng nhện mà đặt thành tên. Ngải nàng Chuyền có lá màu xanh đậm, chuyền sọc có lá xanh nhạt hơn, dài khoảng 15 cm, sống lá hằn sâu đến cuống. Nàng Chuyền có 2 loại chủ yếu: nàng Chuyền trơn và nàng Chuyền sọc. Nàng Chuyền sọcMàu lá nhạt hơn nàng chuyền trơn. Sống lá có màu trắng, hai bên màu xanh, hoa trắng nhỏ như nàng Rù, có mùi thơm nhẹ lúc khuya và sáng sớm. Cũng như các loại ngải nàng, công năng của ngải nàng Chuyền chủ yếu là hoá giải bớt sự xui rủi, vận chuyển tài khí đến cho chủ nhân. Nàng Chuyền chỉ phù hợp khi ở trên cao, cho nên người ta thường trồng trong chậu và treo hai bên cửa. Nếu trồng ở chậu dưới đất, nàng Chuyền sẽ lấy hơi đất mà phát triển thân và lá hơn mức bình thường. Riêng người chà Châu Giang thì họ lại dùng 1 loại ngải có hình dáng như cây cây gừng núi ,gừng gió ,lá như hổ mà nhỏ hơn ,thân cây không xanh như hổ mà có màu tim tím …gọi là nàng Cát Công năng dùng để chiêu tài ,mua bán …có thể dùng ngải chậu để dùng ,hoặc dùng hoa của nó …loại nầy không mọc trên núi ,,,,mà mọc trong cồn cát ở giữa sông …ví vụ như miệt Tường Đa ,tỉnh Bến Tre . Nàng chuyền lá dài Khác với loại lá ngắn, màu của nó sạm hơn, thân lá dài hơn. Nàng chuyền lá dài còn có tên gọi khác là xặc kụ, tức là cây cỏ tu, có tánh linh. Người Kh’mer Nam Bộ thường hay trồng nó trên mộ người mất. Người Việt thì lại trồng loại cây này để mong cầu tài vì thấy nó nhảy con tượng trưng cho việc phát lộc. Kỳ thực loại cây này có đặc điểm như cây sống đời, thường nhảy chuyền bụi ra ngoài đất. Năm nào thấy nàng chuyền nhảy bụi ra nhiều thì người Kh’mer tin là năm đó con cháu trong nhà có sanh đẻ thêm .

HPIM0134.JPG


Ngải Bạch hải Đường - Châu Giang.

HPIM0334.JPG


HPIM1648.JPG

Ngải Môn - Bến Tre.



HPIM1651.JPG


NGẢI LỤC BÌNH

Xét về dược tính, ta có thể tham khảo tài liệu dưới đây.Ngải lục bình, Ngải hùm - Eurycles amboinensis (L.) Loudon (E. sylvestris Salisb.) thuộc họ Thuỷ tiên - Amaryllidaceae. Mô tả: Cây thảo cao 0,7-1m. Lá rộng, có phiến hình tim, màu xanh dợt, gân cong, cuống hình máng. Tán hoa bao gồm 20-30 hoa xuất hiện vào tháng 6-7, trên một trục dài 30-60cm, mọc ở nách những lá đã rụng. Hoa trắng hay vàng nhạt, to, có cuống ngắn bao bởi 2 mo hình ngọn giáo, 6 phiến bao hoa như nhau đính ở gốc, 6 nhị đính trên ống, bầu dưới. Quả nang tròn, thường chứa một hạt hình cầu. Bộ phận dùng: Lá, củ - Folium et Tuberculum Euryclis. Nơi sống và thu hái: Cây mọc phổ biến ở Lào, Malaixia, Philippin, châu Đại Dương. Ở miền Nam nước ta, gặp ít hơn. Thường được trồng làm cảnh. Thu hái lá quanh năm. Công dụng: Thường dùng chữa nóng sốt, dịch hạch, kinh nguyệt không đều. Người ta dùng lá để đắp tiêu sưng. Ở Inđônêxia, người ta dùng củ của nó để nhai, nhằm làm dịu cơn đau và các cơn choáng do ngộ độc cá và giáp xác độc.Xét về khía cạnh huyền môn, thầy luyện ngải gọi đây là ngải Hậu hay ngải Cung Hậu.Ngải Cung Hậu có bông màu trắng trổ thành chùm. Loại này phổ biến ở khu vực đồng bằng miền Tây Nam bộ, đặc biệt là ở khu bưng biền Đồng Tháp. Loại ngải này chỉ chịu mọc trong đất bùn đen. Nếu chuyển sang đất đỏ hoặc các loại đất khác nó sẽ bị chết hoặc không còn sinh lực huyền năng.Tuy chưa phải là loại ngải mẹ nàng như ngải bà nhưng ngải Cung Hậu cũng có huyền năng không nhỏ. Tôi chỉ giới thiệu một công dụng phổ biến nhất, phần còn lại xin miễn bàn vì thuộc lĩnh vực chuyên sâu, không thể đem ra phổ biến được.Cây nầy chủ về cầu không mất của, tức là bảo lưu cho những ai giàu có sẵn rồi.Tên gọi của nó là Stiêng-vay…..nghỉa là chủ cả,kẻ có của.(như địa chủ ,hương quản bên việt nam ).BỔ SUNG:Hổng phải tự dưng thầy bà gọi loại cây này là ngãi hậu đâu nghe. Hậu cũng có nghĩa là hoàng hậu đó.Ngãi này mà dừng lại ở ba cái chuyện giữ của cho nhà giàu thì làm sao gọi là hậu phải không bà con huynh đệ.Để tui nói thêm cho nghe, hoàng hậu ở đâu, phi tần, quý nhân, nữ tỳ phải theo đó.Chuyện lớn nhỏ trong hậu cung một tay hoàng hậu cai quản.Một vườn ngãi đủ loại nàng để ở chung với nhau đâu có được.Ngãi lớn nuốt ngãi bé là cái chắc.Có chậu ngãi hậu để vào,đọc chú thỉnh mẹ ngãi về trấn giữ,mấy chậu ngãi khác êm ru bà rù ngay.Hổng tin,mai mốt ai đó thử đem về một đống ngãi để chung với nhau đi,nó hổng ăn lẫn nhau tui thua đó. Trong vườn ngãi có chậu ngãi hậu, bà con phải biết cách sắp xếp sao cho có tôn ti trật tự.Bà con đừng để tứ tung minh tàng hổng phát huy công lực của mấy vị ngãi đâu, trồng vậy uổng công lắm lắm.

Ngải Hậu (Lục Bình ) trên núi Cô Tô.



Ngải Máu của bà Tư xà rông.




Ngải Quạt

Nàng Quạt có tên gọi dân gian là cây rẻ quạt. Rẻ quạt có tên khoa học Belamcanda sinensis (L.) DC, họ lay ơn. Đây là một loại cây mọc hoang sống lâu năm; thân rễ mọc bò. Lá mọc thẳng đứng, bẹ lá xếp vào nhau xòe ra như cái quạt. Lá hình mác dài 20-40 cm, rộng 1,5-2 cm. Hoa có cán dài 20-40 cm, chia thành nhiều cành, mỗi cành mang một cụm hoa. Hoa có 6 cánh màu vàng cam đỏ điểm đốm tía. Quả nang hình trứng. Hạt hình cầu xanh đen bóng, đường kính 5 mm. Đông y xếp xạ can vào loại thuốc thanh nhiệt giải độc. Xạ can vị đắng, tính hàn, vào các kinh phế, can, có tác dụng trị đau hầu họng, trừ đờm, dịu ho. Xạ can hơi có độc. Người có tì vị hư hàn, trẻ em dưới 7 tuổi, phụ nữ có thai không được dùng. (theo BS Trần Xuân Thuyết – Vnexpress) Trong huyền môn, nàng Quạt được luyện để làm bùa yêu. Thầy luyện ngải dùng bông của nó để luyện vào dầu. Bông rẻ quạt có nhiều màu sắc, mỗi màu lại sử dụng cho một công năng yêu khác nhau. Ví dụ, bông vàng luyện phép yêu dành cho những người ở gần nhau, bông đỏ dành cho người không có điều kiện gần gũi, bông trắng dùng cho phép yêu mà không thể cưới … Tuy nhiên, có một điều mọi người cần nhớ. Khi luyện nàng Quạt, khí vận của người luyện gắn liền với sự sống của cây. Nếu cây bị chết, người trồng sẽ bị xui xẻo không cứu vãn nổi.
Rẻ quạt Phú Thọ.



Ngải nàng Mọi. Nhìn vẻ bề ngoài, nàng Mọi không khác gì nàng Mơn, nhưng quan sát kỹ ta sẽ thấy lá nàng Mọi dài hơn, màu xanh đậm hơn và lá xoăn dần ở phần ngọ. Công năng của nàng MỌi chủ yếu là để chiêu khách. Cho nên, khi trồng loại cây này nhất thiết phải để trước cửa, gần nơi khách vãng lai thường qua lại
Ngải Mọi Sơn La.

Ngải Bún- Châu Đốc
HPIM1634.JPG


HPIM1638.JPG
Hồng Tú cầu - Ba Vì.
Lynnie-0727.jpg


Lynnie-0728.jpg


Ngải Đen thỉnh từ Miên về.


Lysoviet sưu tầm
 
Bên trên