Hội Chùa Láng năm 2012 - Đầu năm đi xem thư pháp !

Dongsong_lodang

Thành viên chính thức
[h=2]Hội chùa Láng rước kiệu thánh Từ Đạo Hạnh[/h]
avatar.aspx

Cổng chùa Láng. (Ảnh: dongtac.net)



"Nhớ ngày mồng bảy tháng ba
Trở vào hội Láng, trở ra hội Thày"

Bởi hai chùa Láng và Sài Sơn đều thờ thánh Từ Đạo Hạnh. Hội Láng có sự tham gia của cả một dải làng ở đôi bờ sông Tô.

Hội vui nhất là ở đám rước. Kiệu Thánh rước từ chùa lội qua sông Tô Lịch ở chỗ cống Cót, gọi là “Độ Hà” rồi men theo đường ven làng Cót, làng Giấy lên chùa Hoa Lăng ở thôn Tiền xã Dịch Vọng để thăm bà mẹ “Thánh Từa” (kiêng húy Từ) được thờ tại đây.

Đám rước có “con đĩ đánh bồng” vừa đi, vừa múa mở đường. Lại rước xuống chùa Tam Huyền để mời cha lên thăm mẹ. Cái đinh của đám rước là cuộc “đấu trận” giữa hai thánh Từ Đạo Hạnh và sư Đại Điên.

Lúc kiệu thánh Từa đến cửa chùa, kiệu Thánh Từa dừng lại, đám rước làng Láng kéo cờ thúc trống lên, đốt pháo thăng thiên và ống lệnh bắn vào chùa.

Trong lúc ấy, dân thôn Tiền từ chùa Thánh Tổ cũng đốt pháo bắn trả. Pháo bắn đi, bắn lại nổ vang trời, trong tiếng hò reo của rất đông người dự hội làm huyên náo cả một vùng trời nước. Tiếng mõ, tiếng pháo hòa vào tiếng sấm tháng ba báo hiệu một mùa mưa, một vụ sản xuất lúa bắt đầu./.

Chùa Láng nằm trên đất làng Láng cũ, nay thuộc phường Láng Thượng (quận Đống Đa). Chùa Láng - còn gọi là chùa Cả - tên chữ Hán là Chiêu Thiền, tục truyền dựng từ đời Lý Anh Tông, trong chùa có tượng Từ Đạo Hạnh đan bằng mây, bên ngoài quét sơn, đồng thời còn có cả tượng Lý Thần Tông. Trước đây, hội Láng không phải tổ chức hằng năm, mà cứ phải mươi, mười lăm năm một lần nhất là vào những lúc mưa thuận gió hoà, những khi vận hội thanh bình, nhà nhà no ấm. Hội được mở cùng ngày với hội chùa Thầy - nơi tu hành của đức thiền sư tức là ngày 7.3 âm lịch. Ngày mồng 5 bắt đầu hội, kiệu thánh được rước lên chùa Nền để ông thăm lại nơi chào đời. Ngày hôm sau lại rước thánh xuống chùa Tam Huyền ở làng Mọc để thăm cha. Hai ngày này chỉ rước bát hương mà không rước tượng. Tối mùng 6, tượng ngài trong chùa Cả được rước ngự tại nhà bát giác để thánh xem 10 cô gái xiêm y lộng lẫy hát múa. Mùng 7, chính hội có đám rước lớn có hai lá cờ tiết mao đi đầu. Nối theo là hai hàng chiêng trống. Có cả con đĩ đánh bồng và long đình gồm rất nhiều cờ, quạt, lọng, phướn theo sau.

Lễ hội chùa Láng thực chất là lễ hội mùa xuân của cả một vùng gồm nhiều làng ở hai bên bờ sông Tô Lịch (Hà Nội) trước kia, nên có những nét khác lạ. Từ chùa ra tới đường cái đám rước đi rất chậm, ra đến cổng làng thì mới nhanh dần. Vừa có lễ dành cho thánh, vừa có lễ dành cho Phật, lại vừa có lễ dành cho thiên tử tượng trưng cho 3 kiếp hoá của Từ Đạo Hạnh.

Cái độc đáo làm nên nét riêng của lễ hội là hình thức trình diễn đấu thần. Tới cửa chùa Thánh Tổ (thờ Đại Điên) đám rước dừng lại, pháo lệnh nổ vang, rồi tiếp đó hàng loạt pháo thăng thiên và pháo chuột được đốt phóng sang chùa Thánh Tổ, sang chỗ kiệu Đại Điên đang núp. Đúng chính ngọ (12 giờ trưa) đám rước thật nhanh đi về chùa Cả. Đêm đó có hát chèo vãn hội.

Cùng ngày 7.3, tại chùa Thầy - nơi thờ pháp sư Từ Đạo Hạnh - cũng tổ chức lễ hội.

Năm nay hội thư pháp Vĩnh Khánh có trụ sở hội tại Văn cao Hà nội đã xin phép ban tổ chức lễ hội được viết chữ - tặng chữ đầu năm !
Năm nay được sự ủng hộ của các nhà hảo tâm cũng như những thành viên trong hội thư pháp Vĩnh Khánh nên hội thư pháp sẽ viết chữ - tặng chữ miễn phí ! Đầu năm người người đi cầu Phật cầu Thánh ,cầu cho sức khỏe , cầu tài , cầu phúc , cầu lộc dồi dào , các bạn trẻ cầu Tình Yêu , người nông dân cầu mưa thuận gió hòa , người già cầu con cháu hiếu thảo , lễ phép , hay ăn chóng lớn vâng lời cha mẹ !

Kính mời các Bạn trong diễn đàn hãy đi lễ hội chùa Láng năm nay !

Mời các bạn bớt chút thời giờ ghé qua quán hàng của hội thư pháp Vĩnh Khánh , khu nhà trong Chùa.

Thời gian chúng tôi phục vụ đông bào đi dự lễ hội năm nay từ 9h sáng đến 9h tối vào 03 ngày 6, 7,8 âm lịch ( tháng 3).

Kính Bút

Dòng Sông Lơ Đãng


Có một dòng sông
Chảy trong lơ đãng
Vượt từ bến đục
Về tìm bến trong ?
 
Bên trên