Chân kinh Âm Dương Hình Khí

lesoi

Âm Dương diệu dụng ...
Chân kinh Âm Dương Hình Khí
T/g: Lý Pháp Năng đại sư (Trung Hoa)
Lesoi dịch.


Lời nói đầu của đại sư Lý Pháp Năng ở Miếu Thủy phủ, Động Thanh Long.
Ngộ pháp vô định là pháp thuật,
Nghiên cứu Đạo Chí giản chí Dịch.
Làm mọi người đều hiểu đạo pháp,
Ý chỉ đi khắp nơi đều chuẩn.



Một, Chân kinh hình thành Hình Khí âm dương

Vũ trụ Thái Hư khí hỗn độn,

Bàn Cổ khai thiên cùng lập địa.
Vô Cực biến hóa Dịch Thái Cực,
Thái Cực liền sinh khí Lưỡng Nghi.


Âm dương Tứ Tượng vạn vật toàn,
Nhật Nguyệt Tinh thần ngũ hành quyền.
Thái Âm Thái Dương sinh ngũ hành,
Hình Khí âm dương tổ vạn thuật.

Hai, Chân kinh chuyển hóa ngũ hành âm dương

Học thuyết ngũ hành âm dương, trăm nghìn năm qua ở trong lòng nhân dân đầy màu sắc hoàn toàn thần kỳ huyền bí. Nó là tư tưởng biện chứng mộc mạc luận duy vật và tự nhiên của Trung Quốc cổ đại, bởi vì cho rằng thế giới là vật chất, thế giới vật chất là dưới sự thôi thúc sinh ra tác dụng nhị khí âm dương, phát triển và biến hóa; cũng cho rằng 5 loại nguyên tố vật chất rất cơ bản là mộc hỏa thổ kim thủy cấu thành thế giới không thể thiếu khuyết thiểu. 5 loại vật chất này cùng sinh sản lẫn nhau, chế ước lẫn nhau. Không dừng qua lại lui tới ở giữa trời đất, ở trong chỗ không ngừng vận động biến hóa. Ngũ hành là do âm dương sinh thành, mà âm dương là bộ máy động tĩnh vậy, ban đầu dương tính chất Thái Dịch là Động. Ban đầu âm tính chất Thái Sơ là Tĩnh, khí nhẹ trong di động bên trên thành trời, khí nặng đục ngưng ở bên dưới thành đất, nhị khí hóa mà âm dương thành.

Ngũ hành âm dương vận động giao hòa mà phát sinh biến hóa, là đạo của trời đất, là kỷ cương của vạn vật, biến hóa thành phụ mẫu. Nguyên bản là ban đầu tọa Sát, là phủ của thần minh vậy. Chỗ ngũ hành âm dương bày ra trạng thái tổ hợp khác nhau, chính là mô tả Thiên bản không có âm, Địa bản không có dương. Nó là siêu khoa học, mà ở trên Hình.

Ngũ hành là chất âm dương, âm dương là khí ngũ hành. Khí không có chất thì không thành lập, chất không có khí thì không được, lấy hữu hình mà thấy đất, xét vô hình mà thấy trời.
Tử Bình chân thuyên 】 nói: Giữa trời đất chỉ có một khí mà thôi, duy chỉ có động tĩnh liền phân chia âm dương. Có Lão Thiếu, liền phân chia Tứ Tượng. Lão là lúc cực động cực tĩnh, chính là Thái Dương Thái Âm; Thiếu là ranh giới mới bắt đầu động bắt đầu tĩnh, chính là Thiếu Âm Thiếu Dương. Chỗ này liền có Tứ Tượng, mà trong đó có đủ ngũ hành vậy.
Thủy là (Huyền Vũ), Thái Âm vậy; Hỏa là (Chu Tước) Thái Dương vậy; Mộc là (Thanh Long) Thiếu Dương vậy; Kim là (Bạch Hổ) Thiếu Âm vậy. Thổ là âm dương Lão Thiếu, chỗ kết tụ chân khí mộc, hỏa, kim, thủy vậy. Trời có Ngũ tinh, đất có ngũ hành (Hình). Trời phân chia tinh tú, đất phân chia núi sông. Khí đi ở đất, Hình đẹp ở trời. Lấy dương hướng âm, lấy âm chứa dương. Dương sinh ở âm, nhu sinh ở cương. Âm đức to lớn, Dương đức thuận hưng. Thiên dựa theo hình, Địa kèm theo khí, lấy Hình xét Khí, lấy kỷ cương lập ra con người.

Ba, Chân kinh định nghĩa Hình Khí âm dương
+ Âm: Âm u vô hình, hư ảo khó lường.
+ Dương: Thần minh vừa phát sáng, mưu cầu được thiên công.
+ Hình: Thực chất đã thành vật, trạng thái vật thể.
+ Khí: Thái hư vô hình, chỉ cảm giác nhận biết vật.

Bốn, Chân kinh định tượng Hình Khí âm dương

Thiên có âm dương Thiên là dương,
Địa có cương nhu Địa là âm.
Thiên khí nhẹ trong mới thành dương,
Địa khí nặng đục kết thành âm.
Quẻ Càn Lão Dương mở Thiên môn,
Quẻ Khôn Lão Âm đóng Địa phủ.
Hình thế hiển lộ lấy dương xem,
Ẩn tàng lõm xuống là hình âm.
Thiên can là khí dương vô hình,
Địa chi điều khiển hình là âm.
Dương gọi là dương mới là dương,
Âm gọi là âm kết là âm.
Dương sơn dương thủy đều là dương,
Âm sơn âm thủy chỉ luận âm.
Dương mộc dương hỏa đều là dương,
Âm thủy âm kim thành tượng âm.
Dương cực dương quang sinh khí dương,
Âm cực âm quang hiện hình âm.
Dương gian dương mệnh số dương công,
Âm gian âm thây phùng số âm.
Dương động dương sinh hiển dương thần,
Âm động âm sinh ẩn âm thần.
Đột lồi lan rộng lấy dương xem,
Co lõm nhỏ ít vẫn luận âm.
Thần dương khí dương thần khí dương,
Hình âm khí âm hình khí âm.
Cuồn cuộn phi nhanh động là dương,
Ngừng lại nghỉ ngơi đều là âm.
Hùng là dương phần hồn là dương,
Thư là âm phần phách là âm.
Xinh đẹp tráng lệ vật là dương,
Hình sửu ô uế chỉ là âm.
Dương thịnh trữ khí được dương công,
Âm suy hình dừng gặp phá âm.
Tinh thần trên trời xem như dương,
Núi sông dưới đất chỉ luận âm.
Gặp dương khí không luận dương khí,
Xem âm hình không luận âm thần.
Âm dương biến hóa thần lại thần,
Hình Khí vận động vô cùng tận.
Loại tượng vạn vật lộ tin tức,
Xem thiên trắc địa quỷ thần sợ.
Hiểu được âm dương lý diệu huyền,
Trời đất đều nắm ở trong tay.


 

lesoi

Âm Dương diệu dụng ...
Năm, Chân kinh mệnh lý Thể Dụng Hình Khí âm dương

1. Chân kinh Lý khí mệnh lý Tiên thiên
Thập thiên can Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm Quý: Tứ tượng Đông Thanh Long, Tây Bạch Hổ, Nam Chu Tước, Bắc Huyền Vũ; Khảm Khôn Chấn Tốn, Càn Đoài Cấn Ly Hậu thiên Bát Quái; Thập nhị địa chi Tý Sửu Dần Mão Thìn Tị Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi, khí kim mộc thủy hỏa thổ dụng ngũ hành, là âm dương chuyển động, Lý khí, là dụng.

2. Chân kinh hình tượng mệnh lý Hậu thiên
Thập thiên can Giáp (Dần), Ất (Mão), Bính (Tị), Đinh (Ngọ), Mậu (Thìn Tuất), Kỷ (Mùi Sửu), Canh (Thân), Tân (Dậu), Nhâm (Hợi), Quý (Tý). Tứ tượng Tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ, tiền Chu Tước, hậu Huyền Vũ; Tiên thiên Bát Quái Càn Đoài Ly Chấn Tốn Khảm Cấn Khôn; Thập nhị địa chi Tý Sửu Dần Mão Thìn Tị Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi, thế kim mộc thủy hỏa thổ là thể ngũ hành, là hình chất âm dương, hình tượng, là Thể.

3. Mệnh lý Tiên Hậu thiên cát hung:
Ở tinh thần, ở thời gian, ở tuế vận, ở phương vị biến hóa, mà kh6ng phải ở hình trạng, hình thái, càng không phải là ở phi tinh nguyên vận, mà ở hết trên ngũ hành âm dương hợp xung hình hại, phá tuyệt sinh khắc.

Sáu, Chân kinh Thể Dụng Hình Khí âm dương phong thủy
1. Chân kinh hình thế Tiên thiên Phong thủy

Hình tượng âm dương Thập thiên can Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm Quý là vật. Tứ thú Thanh Long, Chu Tước, Bạch Hổ, Huyền Vũ là sa hình âm dương. Thập nhị địa chi Tý Sửu Dần Mão Thìn Tị Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi là trạng thái Địa hạ âm dương. Tiên thiên Bát Quái là Dụng là Khí âm dương, Hậu thiên Bát Quái là Thể là Hình âm dương. Là Hình thì biến hóa chậm, Bát Quái lấy tượng làm chủ. Kim mộc thủy hỏa thổ là thế Ngũ tinh. Phụ trợ tham khảo Cửu tinh Cự Lộc Văn Liêm Vũ Phá là thể ngũ hành âm dương, là hình thế.

2. Chân kinh Thần pháp Hậu thiên Phong thủy
Thập thiên can Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm Quý là không gian phương vị của vật, hình âm dương sinh khí; Tứ thú Thanh Long, Chu Tước, Bạch Hổ, Huyền Vũ là sa chất khí âm dương; Thập nhị địa chi Tý Sửu Dần Mão Thìn Tị Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi là Thời tự (canh giờ ) vượng suy, vạn vật hưng phế. Hậu thiên Bát Quái là khí ngũ hành âm dương là Dụng, Tiên thiên Bát Quái là Thể âm dương, là hợp thành khí. Nhất bạch, nhị hắc, tam bích, tứ lục, ngũ hoàng, lục bạch, thất xích, bát bạch, cửu tử là Tinh âm dương vận động. Vượng tướng, Hưu, Tù, Tử luân phiên là âm dương vạn vật. Nhị nguyên Bát vận là khí Tiên thiên luận phương vị cát hung, hoàn cảnh cân bằng âm dương, tuyển chọn âm dương trạch. Tam nguyên Cửu vận là khí Hậu thiên, lấy chỗ đến phương ngũ hành suy vượng, ảnh hưởng Thiên tinh đối với vật cùng vượng suy mà luận cát hung họa phúc. Dùng ngũ hành âm dương, gọi là Thần pháp.

3. Tiên thiên Hậu thiên phong thủy cát hung:
Coi trọng ở Loan Đầu, Sa thủy ở trên hình thế, hình thái, hình tượng, ở trên lý khí nguyên vận, mà không phải ở can chi, không phải ở thần sát, không phải ở phương vị, càng không phải là ở trên ngũ hành tương sinh tương khắc. Mà ở hết trên thu sát xuất sát, tiêu sa nạp thủy nhận cát nạp cát.

Bảy, Chân kinh Hình Khí âm dương tác dụng
Âm Dương, là đạo trời đất vậy. Dương động mà tán hóa khí, Âm tĩnh mà ngưng thành hình. Là quy luật vận hành biến hóa vạn vật. Hình thành đối lập lẫn nhau, tiêu trưởng lẫn nhau, chuyển hóa lẫn nhau, cân bằng lẫn nhau, tác dụng lẫn nhau. Dương cực sinh âm, Âm cực sinh dương; chỗ này tiêu chỗ khác trưởng, chỗ này trưởng chỗ khác tiêu là vĩnh hằng lưu động, là tính trọng yếu hoàn thành động thái phát triển cân bằng.

Hình Khí, là guồng máy của tạo hóa vậy. Hình mà ở trên là khí dương, khí mà hạ xuống là hình âm, hình khí không tách rời khỏi âm dương, âm dương theo nhau ở Hình Khí, Hình Khí đều có hai loại thuộc tính âm dương. Trong động có tĩnh, trong tĩnh có động, hình không rời khí, khí không rời hình.

Khí Vô Cực Thái Hư trong Lý, Lý Thái Cực Thái Hư trong Khí. Nhận khí động tĩnh sinh âm dương, âm dương lại phân thành trời đất. Chưa có vũ trụ khí sinh hình, đã có vũ trụ hình ngụ ở khí. Thiên hạ chưa có khí không có lý, cũng không có lý mà không có khí. Lý vô hình mà khí hữu hình, cho nên lý thông mà khí rót vào. Lý vô vi còn Khí hữu vi, cho nên khí phát mà lý nhận. Khí thuận tì gió tán, gặp thủy thì dừng.

Hình trước có thế thể nhận mà làm dụng, hình chính khí trữ. Thế chính khí thành, khí đắc dụng thì hình đắc thể. Dụng hình khí âm dương định thần, thì là phối với sa thủy long huyệt. Hình đắc thế, có tượng thì vạn vị khách đến ân cần. Thân thì tình hòa nghĩa hợp, hợp thì phúc trường họa tiêu, hình khí hợp nhất. Đây là Thiên quang hạ lâm, được điềm ứng chín phương trời, là tải ở trên Địa đức, lấy thành một chuông đồng hồ quả đất.

Tác dụng Hình Khí âm dương. Cho nên lấy chất âm hữu hình, để cầu năng lượng dương vô hình, dụng dương ứng âm, dụng âm hướng dương. Lý ngụ ở khí, khí có ở hình, hình cảm ứng khí. Thông phép này: Ngửa mặt xem tượng trên trời, cuối mặt xem pháp ở đất. Làm quy tắc có ích cho người, tạo thì có phúc cho chủ. Vạn sự vạn vật liền cảm ứng mà thông, thần đã đến biết, biết đã tàng qua. Thì sách Chân kinh Hình Khí Âm Dương không nói hết, nói không hết ý. Pháp tượng vô cùng lớn lao ở trời đất, biến thông hoàn toàn ở thấu ngộ, cho nên là "Nhất âm nhất dương gọi là Đạo, âm dương bất trắc gọi là Thần" . Hình Khí âm dương nếu như hiểu rõ, đi khắp thiên hạ bước lộ trình.

Phụ chú: Chân kinh Hình Khí âm dương, là chỗ kỹ năng mà Pháp Năng đã nuôi sống gia đình, hi vọng có duyên được chỗ này, trân trọng! Chỉ vài năm luyện thành "Âm Dương tiên sinh" vậy.

------------------------------------------------
 
Bên trên