Cảm động người đàn bà 20 năm ăn xin nuôi con, cháu ăn học

NhanVoMinh

Thành viên chính thức
[h=1][/h][h=2](Dân trí) - Suốt những năm qua, bà Sót lặn lội từ Hậu Giang lên TP. Cần Thơ làm nghề hành khất, hằng mong cho những đứa con, rồi đến những đứa cháu có cái bỏ vào miệng.[/h]Người đàn bà nghèo gắn cuộc đời mình với kiếp ăn xin lo cho con, cháu ăn học là Nguyễn Thị Sót (56 tuổi) quê ở ấp Trường Phước A, xã Trường Long Tây, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. Nhiều năm nay, bà lấy công viên, ghế đá… làm nhà để bám “nghề” ăn xin lo cho con, cháu cái ăn cái mặc. Nhưng hiện tại sức khỏe bà suy yếu, một lúc lo cho 2 đứa cháu nhỏ thì không cách nào bà Sót vượt qua nổi.
Gần 20 năm ăn xin nuôi con, cháu ăn học
Chúng tôi biết được hoàn cảnh của bà Sót thông qua các mẹ Nhân ái ở Cần Thơ giới thiệu. Theo các mẹ Nhân ái, tội nhất là bé Phạm Sì Til (2 tuổi), hôm gặp bé đang bị cảm sốt, nếu để cháu Til dầm sương, gió với bà Sót thì rất nguy hiểm cho tính mạng của bé, nhất là hàng đêm cháu phải ngủ ngoài trời. Trong tình thế đó, chúng tôi cùng với các mẹ Nhân ái lên đường ngay, đến nhà bà Sót tìm hiểu.
Vượt qua mấy cây cầu nhỏ của ấp Trường Phước A chúng tôi đến nhà bà Sót. Gặp lại chúng tôi bà rất vui mừng, bà loay hoay rồi chẳng biết mời chúng tôi ngồi đâu khi trong nhà không có cái ghế nào. Nhìn từ trước đến sau đều trống hoác, nhà trước đặt 2 cái giường gỗ cũ kĩ, nhà sau là căn bếp tòi tàn, đèn ngòm vì khói củi, ...
Bà Sót có hết thảy 6 đứa con, 6 đứa con chưa phải là nhiều quá để bà không nhớ nổi tên tuổi và hiện chúng làm ở đâu. Nhưng vì cái nghèo, cái khó, lại gần như mù chữ nên gần nửa cuộc đời bà phải dầm mưa giải nắng, đi hàng hàng kilomet ngửa tay xin tiền và không ít lần bị người ta quở mắng khi ẵm con, cháu nhỏ đi xin… Trong hoàn cảnh đó, tâm trí bà không đờ đẫn mới là điều lạ.

cam-dong-nguoi-dan-ba-20-nam-an-xin-nuoi-con-chau-an-hoc.jpg

Gần 20 năm nay bà Sót không ngại đi ăn xin để lo cho con cho cháu có cái ăn, học biết cái chữ để sau này đỡ khổ


Vừa ru bé Sì Til ngủ bà Sót bùi ngùi kể: “Cách đây 12 năm, khi thằng Cảnh (Phạm Văn Cảnh đang học lớp 6 – đứa con út của bà Sót - PV) ra đời, ông nhà đi làm xa, một mình tui phải lo cho 2 đứa con (chị kế của cháu Cảnh). Sau nhiều đêm suy tính, làm thế nào để tụi nhỏ khỏi đói, khỏi dốt và tui quyết định bế cháu Cảnh đi xin. Cứ vậy, tui ôm đứa nhỏ đi xin, đứa lớn gửi hàng xóm trong coi. Đến khi thằng Cảnh lớn, tui để ở nhà, tiếp tục bế cháu Nhung (con của đứa con thứ 2 - PV) đi xin và bây giờ là cháu Sì Til (con của đứa con gái út đã bỏ đi biệt tích từ 3 tháng nay. Cũng may trời thương, bà con bố thí nên tui mới nuôi chúng không lớn đến giờ này!”
Cái nghèo cứ như sợi dây vô hình bó cuộc đời bà Sót với kiếp ăn xin. Vừa hết 6 năm lặn lội ngửa tay xin tiền thiên hạ nuôi thằng út khôn lớn thì đứa con gái thứ 2 quá nghèo khó (làm công nhân ở TP. Hồ Chí Minh) gửi cho bà nuôi hộ đứa cháu ngoại vừa mới dứt sữa. Thương con, thương cháu bà nhận nuôi và bà tiếp tục đi xin. Và thoáng đó, đứa cháu ngoại đã 6 tuổi chuẩn bị vào lớp 1, bà định bỏ “nghề” ăn xin ở nhà đi làm thuê lo cho chúng, nhưng không ngờ đứa con gái út bị người ta dụ dỗ, sanh ra bé Sì Til được tròn tháng thì bỏ đi ngay cho đến bây giờ. Bà lại tiếp tục bế cháu đi xin.
Không sợ vất vả, miễn con cháu chịu ăn học
Dù một chữ bẽ đôi bà Sót cũng không biết, nhưng bà nhìn chúng tôi xúc động nói: “Tui chấp nhận người ta dèm pha, tui không sợ cực khổ để lo cho mấy đứa nhỏ ăn học đàng hoàng. Tui muốn chúng lớn lên biết cái chữ đi làm kiếm mỗi tháng 2- 3 triệu đồng là đời nó sống khỏe rồi!”. Bà Sót nhìn cháu Cảnh, bé Nhung kỳ vọng, còn 5 đứa con lớn của bà không thể thoát đời làm thuê làm mướn vì không biết cái chữ do không nghe lời bà.
Nếu như không nhìn vào sự hy sinh của bà cạm chịu gần 20 năm qua để “bán mặt” ăn xin lo cho đám con và 2 đứa cháu thì chúng tôi không dám tin vào tâm nguyện của bà khi một mực kiếm tiền lo cho con cháu ăn học. Câu chuyện học hành tiếp tục sôi nổi hơn khi ông Phạm Văn Hoàng – chồng bà Sót vừa đi chợ mua vở cho cháu Cảnh và cháu Nhung về. Theo ông bà Sót mua sách vở thời gian này rẻ hơn đến tựu trường đắt hơn nhiều.
Ông Cảnh bày tỏ: “Biết vợ tui bế cháu đi xin như vậy là nguy hiểm là không tốt cho cháu nhưng với tình cảnh “không cục đất chọi chim” thì ở nhà lấy gì ăn, công việc làm thuê chỉ theo mùa vụ. Để phụ với vợ tui lo cho mấy đứa nhỏ, tui vay bạc hỏi mua chiếc xe cũ này để chạy xe ôm, phòng ngờ nhưng hôm bà xin không được cũng có tiền đong gạo!”

cai-ngheo-cai-dot-nhu-soi-day-vo-hinh-troi-chat-ba-voi-kiep-an-xin.jpg

Cái nghèo, cái dốt như sợi dây vô hình trói chặt bà với kiếp ăn xin


Như tháng rồi tiền bố thí của bà con chỉ đủ tiền thang thuốc cho cháu Sì Til. Và mới đây cháu tiếp tục ngã bệnh, cũng may gặp các mẹ nhân ái ở Cần Thơ, mẹ Hương ở Hà Nội gửi tiền giúp đỡ và đưa cháu đến bệnh viện Nhi Cần Thơ khám bệnh. May mắn cháu chỉ bị cảm nóng thông thường và mắt bị viêm kết mạc, và bệnh ngoài da do vệ sinh kém... Sau khi khám xong cho bé, các bác sĩ cho thuốc uống và sức khỏe đã ổn.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, hành trình đi xin của bà Sót cùng với bé Sì Til thường 3, 4 ngày mới về nhà một lần. Điểm bắt đầu là những chợ lớn ở Hậu Giang, Vị Thanh rồi lên TP. Cần Thơ… Trong những ngày hành khất bà cháu lấy ghế đá, công viên, gầm cầu, may mắn hơn là được ngủ ở nhà chùa. Sau một đêm tá túc đâu đó, bà cháu tiếp tục đi xin. Mỗi chuyến như vậy, về nhà còn được 300.000 – 400.000 đồng, gom góp lo tiền sữa, tiền sách vở, ăn học của con và 2 đứa cháu, cũng chẳng đủ đâu vào đâu. Bà lại đi xin.
Trao đổi với chúng tôi ông Nguyễn Văn Tâm – Phó bí thư xã Trường Long Tây cho biết: “Hoàn cảnh của bà Sót rất khó khăn thời gian qua xã chỉ hỗ trợ cất ngôi nhà tình thương cho gia đình. Dù hoàn cảnh gia đình luôn thiếu trước hụt sau nhưng ở bà Sót có cái tâm rất mực thương yêu con, cháu nhất là chuyện học hành. Nhiều lần xã khuyên bà ở nhà, vận động bà con cho gạo ăn, nhưng bà không đồng ý vì ở nhà sẽ không có tiền lo cho tụi nhỏ ăn học!”
Trước khi ra về, các mẹ nhân ái ở Cần Thơ hỗ trợ một ít tiền để bà thang thuốc cho bé Sì Til và căn dặn không bế cháu đi xin nữa. Tuy nhiên chúng tôi nghĩ với hoàn cảnh của bà như hiện nay (nuôi 1 đứa con, 2 đứa cháu ăn học - PV) thì việc bà Sót bế cháu Sì Til đi ăn xin trở lại là điều sớm hay muộn, nhất là thời gian nhập học sắp tới.

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Ông Phạm Văn Hoàng – chồng bà Sót, ngụ ấp Trường Phước A, xã Trường Long Tây, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang.
ĐT: 01288. 703.541
 
Bên trên