Câu nói “Của ít lòng nhiều” được xuất phát từ trong kinh Phật

baochinh

<font color="red"><b>Vũ Tham Độc Thủ</b></font><br
Nhân dân ta từ xưa tới nay trải qua bao thiên tai lụt lội, cướp ngày cướp đêm, giặc phương xa xâm lược đói khổ triền miên nên của nả để dành dụm trong nhà thường không được bao nhiêu. Tuy vậy, tấm lòng đùm bọc giúp đỡ nhau giữa người với người lại luôn luôn tỏa sáng trong bất cứ thời kỳ nào. Câu thành ngữ “Của ít lòng nhiều” chỉ vật kỷ niệm, vật được gom góp để giúp đỡ nhau lúc khó khăn tuy giá trị vật chất thì không đáng là bao nhưng tấm lòng, tình nghĩa trong đó thì gấp nhiều nhiều lần giá trị thực của món quà. Câu nói đó cũng ám chỉ có những món quà, món đồ sang trọng nhưng người tặng lại thiếu thiện tâm, chân tình thì cũng không có giá trị nhiều.
Câu thành ngữ trên vốn đầu tiên được xuất phát từ kinh Phật và chỉ được dùng trong Phật giáo, sau này mới lan rộng ra nhân dân. Kinh A-xà-thế vương thụ quyết có ghi lại câu chuyện về vua A-xà-thế mời Phật vào cúng cơm chay. Vua cho đốt đèn dầu từ cung vua tới Tịnh Xá Kỳ Hòa nơi Phật ngự. Trong khi đó có một bà già nghèo khổ ăn xin nhưng thành tâm cúng Phật dốc hết tiền ra chỉ mua được đúng một đĩa đèn. Bà đem vào Tịnh Xá cúng và nguyện rằng “Nếu đời sau con được thành đạo như Phật thì xin ngọn đèn này sáng tỏ suốt đêm không tắt”. Sáng hôm sau khi Tôn giả Mục Kiều Liên lên tắt đèn thì thấy tất cả đèn của vua đã tắt, chỉ riêng đèn của bà lão là vẫn còn sáng và không sao tắt được. Nhân chuyện này Phật dạy rằng “Bà già này các kiếp trước đã cúng lễ dâng bái Phật nhiều nhưng không tu hành bố thí nên mới bị nghèo. Sau này bà sẽ thành Phật hiệu là Tu Di Đăng Quang Như Lai”. Vua nghe thấy thắc mắc tại sao mình cúng bao nhiêu là đèn mà lại không thành chính quả, trong khi bà già cúng duy nhất một ngọn đèn lại được? Ông Kì bà tâu lại rằng “Lòng vua không chuyên nhất như bà già kia, vua của nhiều mà lòng ít còn bà già của ít mà lòng nhiều”. Từ đó, ai đi lễ bái Phật cũng khấn là “Con của ít lòng nhiều” để biểu đạt lòng thành tâm của mình.


 
Bên trên