Bửu Đình . Một Số Câu Phú Trong Tủ Vi Bị Giải Thích Sai

N

Người Lái Đò

Guest
MỘT SỐ CÂU PHÚ TỬ Vi Bị GIẢI THÍCH SAI
Bửu Đình

Trong quá trình nghiên cứu TỬ VI bắt gặp một số câu phú giải thích sai. Chẳng những sách nầy giải thích sai, còn kéo theo một số sách khác cũng giải y hệt như vậy, thật đáng buồn. Tôi viết bài nầy không ngoài mục đích giúp các bạn trẻ tiếp cận TỬ VI khoa học hơn.
"CỰ MÔN ĐÀ LA tất sinh dị chí"
“THIÊN ĐỒNG, CỰ MÔN, HOẢ TINH tất sinh dị chí”
Câu nầy được giải thích là nốt ruồi lạ.
Có thể ai đó có cách nầy ở MỆNH, THÂN ngẫu nhiên có cái nốt ruồi lạ, cho rằng TỬ VI sao mà hay thế. Thật ra không phải vậy.
* Dị chí là người có chí hướng khác thường. Cá biệt làm nên chuyện phi thường, lạ thường tùy theo Cát tinh tụ tập nhiều hay ít, ngược lại là bất bình thường, khác người, không giống ai, lập dị, thậm chí dị thường nhất là đi với KỴ. Đây là cách bế môn tỏa cảng, ngại giao du… Vài ví dụ cụ thể có học, có bằng cấp nhưng không ra làm việc bỏ đi tu, làm công việc lạ kỳ nào đó.
* Riêng với cách ĐỒNG CỰ có HỎA vì giận hờn, vì tức giận mà phát sinh ra chí hướng khác thường. Không ngoài mục đích làm cho đả tức.
Cách CỰ ĐÀ là một cách rất dễ gặp.

"THAM XƯƠNG cư MỆNH phấn cốt toái thi"
Thành ngữ phấn cốt toái thi là tan xương nát thịt. Được giải thích là lang ben, bạch biến đại loại là như thế.
* Tan xương nát thịt dùng để mô tả sự quyết tâm của người có chí. Muốn là làm cho bằng được mới nghe. Ví dụ như quyết đào một cái hồ tắm trong nhà thế nào cũng thực hiện bằng được. Tùy theo Cát tinh tụ tập họ làm nên những kỳ tích rất vĩ đại. Tầm tầm nhiều vô số kể. Như muốn mua cái máy tính thật hiện đại, thật mạnh. Dù đã có rồi vẫn lên đời cho bằng được. Nếu rủi ro ai đó có bộ sao nầy, không may gặp cảnh thịt nát xương tan, thì không phải lỗi tại nó đâu mà còn cách khác. Ví dụ Chúa Minh Nguyễn Phúc Chu là người quyết tâm làm bằng được cái Quốc Ấn để sau nầy truyền ngôi.

"THAM LANG ngộ HAO tàng dâm tình ư tỉnh để".
Cho là dâm, thậm chí là làm tình nơi giếng. Để rồi phú Nôm ta không ngại đặt thành câu.
"Song HAO THAM hội đa dâm.
THIÊN ĐỒNG ngộ QUÍ mười phần thanh cao"
Thật ra là cách dấu kín, đè nén những ham muốn thể xác, dấu kín trong đáy lòng. Dĩ nhiên tùy thuộc vào dâm tinh có tụ tập thêm hay không. Nếu có ĐÀO DIÊU đè xuống thì bị DIÊU ĐÀO khơi dậy lên (vì bộ sao nầy là con đĩ lẵng lơ). Tôi tin rằng những bạn có cách THAM HAO cho rằng đúng. Cũng THAM HAO ta lại có.

"THAM LANG ngộ HAO một nhà. Cầm vàng nhịn đói lệ nhòa miệng ăn"
Được nghe giải thích, đại ý là đau ốm có của ăn không được.
THAM HAO thì chắc không giàu đâu, tam hợp luôn luôn có PHÁ QUÂN xúi bậy tiêu bằng thích, THAM LANG lại là ngôi sao ham muốn đủ thứ, có nghĩ chuyện mua sắm vàng làm chi.
Thật ra cách THAM HAO rất đáng thương. Cái ăn, cái uống của mình bị khắc chế rất nhiều. Không được phục vụ tương xứng. Như muốn ăn ngon nấu lấy mà ăn, ra quán mà ăn… cái đồ ăn đó để dành cho người khác… Chắc chắn vào cương vị bạn, bạn sẽ không ăn. Đúng chưa? Mà hình như chính bạn còn nói: Thà rằng nhịn đói, chứ không để lệ nhòa miếng ăn. Vậy thì.
"THAM LANG ngộ HAO một nhà. Cầm bằng nhịn đói (chứ không để) lệ nhòa miếng ăn."

"MỘC DỤC LIỆT THỦ CHI HIẾU ĐÃ DONG"
Cung Mệnh có Mộc Dục thì có khiếu về nghề thợ rèn.
Câu nầy trong trang Web của chúng ta. Phú giải số 34 của cụ Thái Vân Trình.
Câu nầy theo như tôi được biết là:
"MỘC DỤC liệt thủ chỉ hảo dã dung"
Hảo hay hiếu cũng giống nhau. Đã dong và dã dung thì khác nhau. Dã dung là ưa tắm gội, làm dáng, trang điểm. MỘC DỤC là một Dâm tinh nhất là đi với THIÊN TƯỚNG (Tướng chỉ tướng mạo, coi xem…) Ví dụ "TƯỚNG ngộ KHÚC , MỘC , CÁI, ĐÀO thuần tước dâm phong".
MỘC DỤC là trạng thái tuổi dậy thì, ưa trang điểm tắm gội làm dáng có dâm tính.
"MỆNH trung HỒNG ngộ KHÔNG KIẾP mạc đàm phú quí"
Được giải thích là: Cung Mệnh có Hồng Loan gặp Kiếp, không thì nghèo khó. Bài 25 của TỬ VI đẩu số phú giải. Cụ Thái Vân Trình
Thật ra là mạc đàm tức đừng bàn, đừng bàn 2 chữ phú quí. Tại sao vậy ta? Tại vì nó rất yểu. Thôi thì bàn luận làm chi chuyện sang giàu. Vì bộ sao nầy có nghĩa là tai họa lớn. Chính xác là loan báo tai nạn lớn. Bằng chứng lấy ngay bài nầy câu thứ 9 là cũng bài viết kể trên.
"HỒNG LOAN ngộ KHÔNG KIẾP lâm thủ. Sá bàn chi một lũ yểu vong"
Cách HỒNG ĐÀO ngộ KHÔNG KIẾP (tạo ra tai họa lớn) còn dễ yểu hơn cả cách HỒNG KHÔNG KIẾP (tai họa lớn) được phú TỬ VI nhắc nhở nhiều lắm. Đại kỵ đi với sao TỬ VI. Lá số yểu được đặt thành phú như Nhan Hồi. Và một anh hùng trẻ tuổi ai cũng biết Nguyễn Thái Học cũng vì cách nầy mà chết trẻ.

"THẤT SÁT lâm THÂN chung thị yểu. THAM LANG nhập MỆNH tất vi sương"
Đây là một câu phú Hán bị một số sách viết là xương, xướng rồi giải thích theo ý của nó là dâm, là xướng ca… Nhìn câu phú nầy ta thấy tính bác học uyên thâm của nó, trình độ của người đặt phú rất cao. Một câu đối hoàn chỉnh về âm vận và về cả ý. Bên nầy THẤT SÁT 2 âm sắc bên kia THAM LANG 2 âm bằng… bên nầy nói yểu, bên kia nói sương. Tức là sương phụ. Sương phụ là gì nhỉ? Là gái góa thờ chồng có hàm ý thọ. Bên kia chàng THẤT SÁT chết yểu, bên nầy THAM LANG gái góa thờ chồng. Nói về thọ đối với THAM LANG (như THAM LANG gia cát hội TRƯỜNG SINH thọ khảo như Bành Tổ)… Đây là ngôi sao ham sống sợ chết nhất.
THẤT SÁT lâm THÂN chung thị yểu. Câu phú nầy cực kỳ đúng.
THAM LANG nhập MỆNH tất vi sương. Còn tùy trường hợp có ĐÀO HỒNG quấy nhiễu không, có được TUẦN TRIỆT án ngữ không, nếu có bình lặng trở lại… Câu phú chỉ gợi cho ta một ý luận đoán, còn ta luôn luôn tự hỏi có thật thế không? Ví dụ như thấy có MÃ thì không được như vậy đâu
st
 
N

Người Lái Đò

Guest
Bạch Hổ Có Bao Nhiêu Loài ?
[FONT=&quot]Có bao nhiêu loài hổ trên TỬ VI?Có 60 loài đại diện cho 60 tuổi. Có người than rằng nhiều quá khó nhớ cho xuể.Nhưng chưa nhiều đâu mỗi loài có đến 14 chủ nhân, tức là các chinh tinh caiquản HỔ, nhân lên ta thấy chóng mặt, hết muốn nghiên cứu.[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]Ta tập trung 60 loài cơ bản. Lậptrang Web, nếu tôi không lầm, trong trang Web có nhiều SITE. Ta gọi những conHỔ tốt nằm trong site hổ tốt.com. (Đọc là hổ tốt chấm com). Công việc bắt đầu.[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]* Hỡi các HỔ hãy nghe đây! Các HỔnào có đuôi PHƯỢNG CÁC được tôi xếp vào site hổ tốt. com. Những hổ còn lại tạmgọi HỔ lạc loài.[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]Các HỔ đạt tiêu chuẩn Sửu Mùikhoái chí vào ngay. 2 loài Thìn, Tuất phân vân vì PHƯỢNG một nơi mà HỔ một ngả.Tôi chấp nhận cho vào luôn.[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]Các HỔ còn lại nhao nhao phản đối.(thói đời là vậy). Tại sao chỉ có PHƯỢNG CÁC mà ưu tiên quá vậy. Cho là hổ đắcđịa. Các HỔ hãy nghe đây.[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]BẠCH HỔ là gì? Là sao chủ sự bàytỏ, thổ lộ, tâm tình, biện bạch… (người viết chọn chữ bày tỏ để nói chungchung). PHƯỢNG CÁC là gì? Là sao chủ sự ngưỡng mộ, ngẩn cao đầu… Vậy thì BẠCHHỔ bày tỏ điều mình nói được sự ngưỡng mộ của quần chúng. Vậy thì nó không đắcđịa thì gọi bằng gì. Đắc địa thực chất là đắcý, tức hợp lý, hợp lẽ. Chứ không phải là ưa phong chỗ nào đắc địa thìphong. Rồi tìm cách giải thích ngũ hành sinh khắc là tự mình lừa dối mình để thuyết phục người khác tin như vậy.[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]Chỉ có đáng bàn là Thìn Tuất PHƯỢNGmột nơi, và HỔ một ngả. HỔ nầy không hay bằng Sửu Mùi tự tin những gì mình nóira. Hổ Thìn Tuất nói ra được bên ngoài ngưỡng mộ đánh giá (chờ quần chúng đánhgiá).[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]BẠCH HỔ của 4 tuổi nầy luôn luônnằm trong bộ Tứ Linh. Bộ sao nầy là gì? là sự ngưỡng mộ, là số dzách, là quítrọng, là thần tượng, là Fan thậm chí được tôn sùng mãi mãi, đời đời… Đó là lợithế 4 tuổi kể trên. Các HỔ còn lại không nên ganh tị.(khi nói sao KHỐC thì TíNgọ ăn đứt, khi nói ĐÀO HỒNG thì Mão Dậu hơn người. Vậy thì hãy an tâm đi, đừngbuồn. Hãy xem con MÃ của tuổi Sửu kém hay, chứng minh một điều: Được cái nầymất cái khác. Vậy thì đừng ganh tị với những gì mình không thể có.[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]BẠCH HỔ và TẤU THƯ[/FONT][FONT=&quot]:[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]Các HỔ hãy nghe đây. Kể cả HỔ lạcloài và HỔ đắc địa. Hãy vạch đuôi mình lên xem có chữ TẤU THƯ không? nếu có làHỔ đắc ý, đắc lợi còn ngon hơn là đắc địa mà không có sao nầy. Có người thắcmắc vì sao lại hay? Không thắc mắc, không chịu hỏi, tin tưởng một cách mùquáng, như một công thức, không tiến bộ được. Trong toán học khi hình thànhcông thức, buộc phải chứng minh. Đúng chưa? Hỡi những người giỏi toán đang đọcbài viết nầy.[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]TẤU THƯ chủ biên tập, biên chép,viết, trình bày… dĩ nhiên khó hơn là nói. Ví dụ bạn hỏi tôi BẠCH HỔ là gì? Nóira rất dễ. Viết thì rất khó phải không? Giải thích một điều khó hiểu để mọingười cùng hiểu, phải hành văn sao đây cho khỏi khô khan, từ phải thông dụngkhông sáo rỗng… Vậy thì HỔ TẤU khi nó quá giỏi có thể viết văn, làm thơ, soạnnhạc… để lại cả một kho tàng văn hóa, kể cả các con HỔ TẤU của TỬ VI để lại cáccâu:[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]"[/FONT][FONT=&quot]HỔ mà gặpTẤU đồng cung. Công danh thi cử nên công dễ dàng[/FONT][FONT=&quot]"[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]BẠCH HỔ và XƯƠNG KHÚC[/FONT][FONT=&quot]:[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]Các HỔ hãy nghe đây. Vạch đuôi lênxem thử có chữ XƯƠNG KHÚC hội họp đâu đó không. Nếu có cũng như là hổ đắc địamà thôi. Mà còn hay hơn thế nữa.[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]"TUẾ HỔ PHÙ hợp KHÚC XƯƠNG.Có tài hùng biện văn chương hơn người".[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]Đây là con HỔ ngon lành nhất,không dùng từ hè phố. Thậm chí ngại cả viết tắt sợ ngộ nhận, nói toàn chuyệnvăn chương nghệ thuật, đối diện với y đôi khi ta bị… hổ ngươi, hổ thẹn. Chu ngquanh chỗ ở của y toàn sách với vở, chỗ ngủ cũng vậy thôi. Cảm giác y dùng sáchvở dọa ta, ta ghét y quá ta gọi y là con… mọt sách.[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]BẠCH HỔ và HÓA KỴ[/FONT][FONT=&quot] [/FONT][FONT=&quot]:[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]"Hổ bị đánh dấu". Là từngười viết tạo ấn tượng để bạn dễ nhớ. Các tình huống của HỔ nầy như sau:[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]* Đừng nói thế. Như " [/FONT][FONT=&quot]Đừng nóivới em những lời nào tràn đầy cay đắng[/FONT][FONT=&quot]"…[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]* Cấm bày tỏ. Từ đừng không đượcchuyển qua cấm đoán. Cấm bày tỏ. Và Kỵ là sao rất ly kỳ chuyển thành…[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]* Nghi ngờ những lời nói ấy. Nhưvì sao? Tại sao? Lý do gì nó lại nói như vậy… đằng sau lời nói ấy là gì?.[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]* Bày tỏ phạm vào chỗ cấm kỵ. Cáichỗ không đáng nói đến lại nói đến. Như xúc phạm đến tôn giáo, chính quyền, đếnđịa phương, gia tộc… Nếu đọc trên báo chí trường hợp nầy không hiếm. Các vụtranh, thơ, biếm họa về Hồi giáo là các dạng bày tỏ của BẠCH HỔ. Nếu HỔ KỴ cóthêm THIÊN HÌNH là họa đấy. Họa do bày tỏ.[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]HỔ KỴ tức có đuôi đánh dấu bằng KỴcó con không chịu nói, có con bị cấm nói, có con nói điều cấm kỵ… do đâu? Dochủ nhân của nó. Là ai? Là 14 chính tinh cai quản nó. Ta chưa bàn xong các loàibàn đến chủ nhân của nó càng thêm rối trí. Đúng chưa?[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]Đa phần HỔ KỴ cái đuôi nó khôngđẹp, ngắn quá, nhỏ quá, rụng mất lông, thậm chí có con dấu cả đuôi, nó thấy talãng tránh đi xa. Nhưng coi kìa, đàng kia kìa… có con lạ lắm kìa, có con hìnhnhư là con hổ mà không phải hổ, ta có triệu tập nó đâu?. Vạch đuôi cho tui xemnào. KỴ KHOA. A! con kỳ lân đây rồi. Tức kỳ nhân đây rồi. Tại sao lại ở chốnbụi trần, xin mời vào Site hổ tốt.[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]BẠCH HỔ và THIÊN HÌNH[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]"Hổ khép nép". Đi đứngrụt rè nhưng có con tỏ ta oai vệ. Ăn nói có vẽ lễ độ nhưng có con tỏ ra răn đe.Vì sao vậy ta. Vì cái sao THIÊN HÌNH tùy thuộc có đắc địa hay không. Chúng tađang bàn đến con HỔ đã mệt nghỉ, THIÊN HÌNH nằm trang Web của nó.[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
 
N

Người Lái Đò

Guest
THIÊN PHỦ LÀ GÌ ?
v NHÀ TO LỚN, KHO TÀNG
* THIÊN PHỦ là đại diện cho các từ như dinh, thự, viện, đền, đài, toà, nhà thờ, chùa, doanh trại, phủ đệ… Nói chung ngôi nhà lớn. Nói THIÊN PHỦ là nhà to lớn là quá dễ nhưng từ THIÊN PHỦ đoán được đó là ngôi chùa, nhà thờ tộc, là cái chợ, là thư viện, là đồn bót… mới khó.
* THIÊN PHỦ còn chủ cái kho như Ngân khố quốc gia, Tổng kho đến nhỏ bé như cái rương, cái tủ, cái túi, cái ví thậm chí chẳng có tiền. Tuỳ thuộc Hung, Cát tinh, và nhóm sao tầm quan trọng.
* Người có sao THIÊN PHỦ thủ MỆNH, ĐIỀN mà thấy nhà chẳng ra phủ, ra phòng, không có gì để làm kho. Là bị phá cách bởi Tam Không. Vì vậy THIÊN PHỦ cần gặp LỘC TỒN (kho tài lôc) mới hay, dĩ nhiên cần gặp VŨ KHÚC chủ tài lộc, để chỉ đây là cái kho chứa tiền của. Nếu thấy MỆNH ĐIỀN HẠN có sao nầy mà nhà cửa chẳng ra dinh thự thì đừng nghi oan cho ông ấy (tức THIÊN PHỦ xem tiểu mục người già ở dưới) chẳng qua là bị phá cách hoặc bị phản tác dụng mà thôi.
v PHỦ DỤ, BẢO BAN, VỖ VỀ, AN ỦI, VUỐT VE...:
* Hiệu triệu, phủ dụ, báo ban...Nói chung dùng lời nói của kẻ trên để trấn an, bảo ban đến an ủi, vỗ về kẻ dưới có tính tương trợ là THIÊN PHỦ. So sánh với CỰ MÔN chủ phản đối, THIÊN CƠ chủ cật vấn thì THIÊN PHỦ hay hơn nhiều. Một THIÊN PHỦ tốt là ấm áp trong vòng tay, kẻ ôm qua người khoát lại (trông thấy phát ghen tị) hai mắt cùng thấy, hai lòng cùng ưa.
Nhưng khi mất tác dụng, phản tác dụng mang ý phũ phàng như “Ai cần mày an ủi?”. Hoặc bị phụ rẫy. Cũng là phủ thôi nhưng chuyển từ dấu hỏi sang dấu ngã, hoặc sang dấu nặng. Từ vỗ về biến thành trái đấm, từ vuốt ve chuyển thành cào cấu, từ êm ái biến thành dọa dẫm… Cũng THIÊN PHỦ thôi, bị phản tác dụng mất rồi. Những lời hiệu triệu không còn giá trị nữa. Những lời phủ dụ không còn phỉnh phờ ai được nữa.
v QUẢN LÝ TIỀN CỦA, TÀI SẢN
* Có năng lực quản lý tài sản hoặc thiếu, hoặc yếu năng lực, hoặc chẳng có năng lực quản lý cũng là đây, tùy thuộc các Hung, Cát, Trợ tinh tụ tập để luận đoán. Vì sao THIÊN PHỦ phải quản lý tài sản vì dễ thất thoát (chạy ra ngoài do sao THẤT SÁT nó dòm ngó, chôm được là chôm liền) do kẻ bên trong, hoặc bên ngoài gây ra. Như vậy THIÊN PHỦ kẻ quản lý trong phạm vi hẹp gia đình là kẻ giữ tiền. Đến đây tôi biết rất rõ có kẻ than rằng: Oan cho tui quá Bửu Đình ơi!. Trường hợp của bạn bị phản tác dụng bị người khác quản lý tiền. Coi chừng nhé không đủ tiền xăng dầu để đi chơi xa, lấy đâu đủ tiền đền bánh tráng (bánh đa). Đúng chưa nào.
* Khi nhìn một vấn đề, thì trước mắt cần sự hỗ trợ. Ta đang bàn đến vấn đề 'quản lý' của THIÊN PHỦ tốt là cần sự hỗ tương như có LIÊM TRINH mới hay. Nếu không được hỗ tương còn bị mất tác dụng tức là yếu kém. Còn bị phản tác dụng, tức tác dụng ngược (ngoài ý muốn của người có dễ đâm ra hoang mang TỬ VI sai, đúng chưa?) tức là "bị quản lý" bởi tài sản. Chưa kể phản tác dụng còn là nguy hại vì can tội để thất thoát tài sản (quốc gia, tập thể, công ty, gia đình) nguy cơ đứng trước tòa rất rõ. Ví dụ nhỏ là "Nhịn ăn, nhin mặc mua máy vi tính cho mầy học. Tại sao đem bán tiêu sài?". Ví dụ to đọc trên báo chí thiếu chi. Vấn đề muốn biết làm thế nào để biết mất tác dụng, khi nào bị phản tác dụng. Đúng chưa? Đọc đi rồi sẽ hiểu… còn dài mà.
v BẢO TRỢ, CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG
Bộ PHỦ TƯỚNG là bộ sao chủ bảo trợ, bảo vệ chăm sóc, nuôi dưỡng… Lợi cho sự nuôi trồng, con nuôi, vật nuôi… Dĩ nhiên là phải xét đến mất tác dụng và phản tác dụng. Cho nên nuôi con gà chết theo H5N1, nuôi con tôm chết theo dịch, nuôi con gái… vẫy, vẫy phải Công An. Công An vẫy vẫy chỉ vào trong khám. THẤT SÁT còn là cái khám đấy.
* Tốt là nuôi dưỡng (vật nuôi, cây trồng, người…) thành công, hiếu thảo, chăm sóc phụng dưỡng người già, người thân. Gieo trồng ân tình, ân nghĩa là thực dân tốt. (nói đến thực dân, có người nghĩ đến thực dân Pháp, đâm ra ngao ngán, thực dân mà tốt chi). Đó là ta "bị" thực dân còn đây ta đang bàn ta "được thực dân", ta nên gieo trồng ân đức, gieo niềm tin, gieo trồng người. Dĩ nhiên có người gieo trồng việc ác, việc xấu…
* Xấu là ta bị thực dân, ta bị ai đó gieo vào lòng ta những tư tưởng tay sai, bao che cho ta làm điều xấu xa, trợ giúp ta làm điều bại hoại, ta sống dưới ô dù kẻ xấu, ta núp dưới cái bóng của kẻ ác, ta tiếp tay, ta tương trợ, ta là kẻ giấu mặt làm điều xấu xa, kẻ bịt mặt gây tội ác. Xấu nữa là gì? Chính bạn là kẻ bao che, còn nặng tội hơn là kẻ được bao che làm việc xấu, việc ác… Mà dù THIÊN PHỦ núp kín ở đâu cũng dễ bị lộ, che kín mít cũng dễ bị loài đuôi, sơ hở vấn đề thời gian mà thôi.
* Phức tạp là dễ nuôi ong tay áo, nuôi khỉ dòm nhà. Dễ gặp là chẳng phụng dưỡng người thân cho tròn chữ hiếu. Một vấn đề rất dễ nhưng khó thực hiện.
Vậy thì nuôi gì được nấy kể cả nuôi chí căm thù, trồng gì gặt nấy như quan niệm xưa nay. Có đúng thế không? Không đâu, xin nhớ cho là nuôi, trồng chắc chi có kết quả. Có kết quả chắc chi đã gặt được. Điều quan trọng nên nuôi trồng cái gì mình thích, vô hại với người khác còn gặt hái không nên bận tâm.
v MÁI ẤM TÌNH THƯƠNG:
Mái ấm là THIÊN PHỦ chủ nhà lớn che chở. Tình thương là THIÊN TƯỚNG chủ trợ giúp, thương yêu. Cả 2 sao còn chủ sự vuốt ve, vỗ về an ủi, trợ giúp lẫn nhau. Cho nên có câu:
“PHỦ TƯỚNG triều viên thiên chung thực lộc”. Tức là có ngàn chung thóc để ăn, thật ra có thể đúng với người nầy và sai với nhiều người khác, đó là lối nói thậm xưng. Nói chung là không lo đói có của để ăn, đa phần là nhờ sự trợ giúp của ai đó. Cá biệt bị phá cách mái chẳng ấm, tình chẳng ai thương. Bị bỏ rơi, bị ghen ghét chẳng ai tương trợ.

v KẺ CHỤP MŨ và bị chụp mũ.
* Tốt là chụp mũ người, xấu là bị người chụp mũ. Phức tạp là hôm nay chụp mũ người ngày mai bị chụp lại y như thế, hay là hôm nay bị chụp mũ ngày mai được chụp lại. Nghiên cứu về cách chụp mũ thì nhiều vô số kể. Những cái mũ khó thừa nhận là phản quốc, hại dân, hại nước… Thế nên cuộc đời có lắm vui buồn. Có khi bị gọi là giặc, có thời kỳ lại là gian hùng, có thời là anh hùng, loay hoay lại bị gọi là giặc. Vì THIÊN PHỦ dễ gặp sao Lịch sử đó là VŨ KHÚC và bộ sao nầy hình thành đa dạng, đâu phải đứng yên tại Tý Ngọ để mà có nhận xét nhất quán.
v KẺ BỊT MẶT:
* Do THIÊN PHỦ là sao chủ che đậy và luôn luôn kết hợp với THIÊN TƯỚNG là sao chủ trợ giúp, trong trợ giúp có lúc không muốn ra mặt phải che đậy, phải dấu tên, phải bịt mặt…
Tốt là hiệp sỹ Zorro, Long Hình Quái Khách, kẻ dấu tên… Giúp người không cần trả ơn.
Xấu là Nịna, kẻ nặc danh, kẻ ném đá dấu tay, kẻ đội lốt, bọn 3 chữ K (bên Mỹ)… Gây hại để che tội, làm điều xằng bậy để không ai biết mình.
v PHÁN XÉT, NHÂN , CÔNG NHẬN, NHẬN XÉT, NHẬN ĐỊNH, NHẬN THỨC… đến PHỦ NHẬN
Các từ kể trên đương nhiên mỗi từ có một ý nghĩa khác nhau nhưng có chung một nguồn từ ngôi sao THIÊN PHỦ mà ra, nó biến hóa ư? Không phải đâu. Chẳng qua chịu sự tác động vào của Chính tinh, bàng tinh trở thành khi thì được phán xét, khi bị phán xét, khi OK khi NO. Phiền nhất chỗ OK và NO không đúng nơi, đúng chỗ. Từ chỗ được thừa nhận, mặc nhiên thừa nhận biến thành phủ nhận. Cho nên THIÊN PHỦ là ngôi sao có tính thị phi, ồn ào vì chữ nhận và không nhận. Chính xác chỉ 1 từ thôi, đó là từ "nhận" nhưng lại thêm vào trước từ nhận một số từ (tiếp đầu ngữ) như công trong công nhận, không công nhận… xác như xác nhận. Chán thêm ở đầu thì thêm đuôi (tiếp ngữ vỹ) như xét, trong nhận xét. Định trong nhận định. Thức trong nhận thức…
Ví dụ . Và cuối cùng cụ THIÊN PHỦ ừ, nhận thức vấn đề như vậy công nhận là đúng. Một câu văn có 3 từ ừ, nhận thức, công nhận đều là sao THIÊN PHỦ
* Chủ nhận, là tiếng 'ừ', thừa nhận, công nhận là OK… Nói chung THIÊN PHỦ chủ nhận xét vừa ý thì công nhận, thừa nhận. Nhưng không vừa ý là phủ nhận, và từ chỗ là 'nhận nhau' chuyển thành 'giận nhau'. (Chú thích thêm, ví dụ nhận nhau là bạn, nhận nhau là vợ chồng, giận nhau thành nợ nần. Cách chơi chữ của người viết)
* Nhận định, nhận thức là khi có thêm TỬ VI cao hơn nhận xét (vì ông TỬ VI suy nghĩ đã).
Điều muốn nói THIÊN PHỦ hàm chứa sự thị phi bên trong, vì vậy đi với nhóm sao ngôn ngữ, nhóm thị phi tinh tất có chuyện. (Đảm bảo, khi cãi nhau có chữ 'nhận' làm chủ. 2 bên tiếp đầu ngữ cho chữ nhận, và tiếp vĩ ngữ cho chữ nhận.)
v CHE ĐẬY, CHE DẤU, CHE CHỞ:
* THIÊN PHỦ là sao khéo che đậy từ nghĩa đen đến nghĩa bóng, từ hành động đến lời nói. Vì thế THIÊN PHỦ kị gặp TRIỆT là dấu đầu lòi đuôi, gặp THIÊN KHÔNG là không thể che đậy được. Cho nên sao này được mô tả là cẩn thận như con giao long qua vực.
Phú viết: “Nam THIÊN PHỦ giao long vãn uyên.” sao này luôn có THẤT SÁT đang quan sát, nhòm ngó. Vì vậy THIÊN PHỦ phải che, sợ e THẤT SÁT thấy hoặc đoạt.
Khi THIÊN PHỦ giương cái gì ra đôi khi lại nhằm che đậy một cái khác. Đây là thủ đoạn thường thấy trong chính trị. Ví dụ: Mỹ tuyên bố khủng bố sắp sửa tấn công. Đôi khi cũng chỉ là láo lếu nhằm che đậy sự kiện khác. Từ vị trí sao THIÊN PHỦ nhị hợp luôn luôn có THÁI DƯƠNG nó chủ công khai, cái cần giương ra. Vậy cái mà THIÊN PHỦ cần che nằm ở đâu? Tại vị trí sao THÁI ÂM. Sao này luôn luôn đằng trước sao THIÊN PHỦ.
Do tính chất được che chở, che dấu mà sao THIÊN PHỦ đóng tại cung MỆNH, PHÚC, TẬT rất hay. THIÊN PHỦ ví như được ô dù che chở. Do yếu tố đó mà THIÊN PHỦ cần gặp TỬ VI (chủ bao) tạo thành bộ bao che. Đi với KỴ HÌNH là can tội che dấu.
v NGƯỜI GIÀ:
Chủ người già, bậc cha ông cho nên sao này tại Thân Mệnh còn chủ thọ. Hay nhất là có TẢ PHÙ lại gia thêm KHÔI VIỆT. Vì đã là người già bao giờ cũng cần người giúp đỡ, không phù hợp mấy với HỮU BẬT thiên về tay chân, võ biền.
Nhưng nếu có ai đó có THIÊN PHỦ mà không may dạo chơi miền cực lạc, không chịu lên chức ông nội, ông ngoại… chết khi tuổi còn xuân. Tại vì THIÊN PHỦ mất tác dụng. Ngộ THIÊN KHÔNG có nghĩa chẳng phải ông già đâu?
v LỤC PHỦ trong cơ thể:
THIÊN PHỦ chủ về các cơ quan gọi là lục phủ. Là dạ dày, mật, ruột già, ruột non, bong bóng, ba mạng mỡ. Phủ vì vậy không thể lộ càng kỵ TRIỆT. Vì gặp TRIỆT tức là thấy được ruột gan mình (nói cho có vần). Thấy được bao tử, ruột có chăng ông Bác sĩ thấy còn ta đau ốm cũng nặng lắm rồi. Nhiều người cùng thấy ruột gan ta tức ta chết vậy (đổ ra một đống).
May ra hạn THIÊN PHỦ ngộ TRIỆT không chết vì cách TRIỆT lộ. Thì chết vì cái điều ta dày công che đậy biết bao nhiêu năm bây giờ phơi bày ra hết. Thế là chết nhưng không chết người mà chết danh giá, chết vì quy chụp bao tội lỗi trên đầu. Nếu là người trọng danh dự thà chết còn sướng hơn.
Đến đây bạn mới thấy người xưa tài tình làm sao, giỏi làm sao, đáng phục làm sao. Chỉ 1 câu ngắn gọn.
“THIÊN PHỦ tối kỵ KHÔNG VONG ngộ THANH LONG phản vi cát tường”
Tức là khi bị lộ cụ THIÊN PHỦ còn cơ ăn nói, giải thích. Nếu không có THANH LONG hết đường ăn nói. Có nghĩa THANH LONG là tiếng nói. THIÊN PHỦ là lời nói, lời nói mà không có tiếng nói cũng như ta nói thầm…. trong bụng, biết mà nói không được.

v KHI TỐT:
Là che lấp như ví dụ:
Thế lực sức mạnh THIÊN PHỦ bao trùm toàn cầu, toàn quốc gia lân bang khiếp sợ. Ví dụ như hãng Microsolf công nghiệp của họ che lấp các công ty khác.
Lời nói trấn an cả hằng triệu con người. Được sự ủng hộ nhiều người.
Nhà cửa nhiều vô số kể, không ai có thể chiếm đoạt.
Được sự che chở của nhiều người đồng thời che chở cho nhiều người khác.
Khi tốt THIÊN PHỦ xem THẤT SÁT là con mắt (camera) là tên lính canh gác nhà cho THIÊN PHỦ
v KHI XẤU:
Là kẻ không nhà, ăn nhờ ở đậu. Bị che, bị lấp, bị vùi, bị phủ lên.
Phũ phàng không được thương yêu vỗ về an ủi. Là phủ phục chịu tội. Là chẳng ai ủng hộ mình.
Khi xấu là bị THẤT SÁT đoạt, là bị soi mói, nhòm ngó trước con mắt canh gác của sao nầy.

LỜI KHUYÊN: Bạn phải học thuộc lòng phú TỬ VI. Dù hiểu hay không hiểu. Nhớ cho rằng từ từ rồi sẽ hiểu. Năm nầy chưa hiểu năm sau sẽ hiểu. Vì phú TỬ VI là vốn liếng để đoán TỬ VI không vốn liếng lấy gì đi buôn đúng chưa?
Tôi viết như vậy bạn có hiểu không? Có khác thiên hạ không? Tôi còn che đậy điều gì không? Nếu có chẳng qua điều ấy ít quan trọng.
Thật tình tôi không muốn viết dạng nầy tôi muốn viết dạng “Vui Học TỬ VI “ rất nhẹ nhàng, dễ hiểu mưa lâu thấm đất. Tôi cố gắng tối thiểu 2 ngày có 1 bài mới.
 
N

Người Lái Đò

Guest
NHỮNG TẢNG ĐÁ TRÊN ĐƯỜNG ĐẾN VỚI TỬ VI


TỬ VI không có thầy để dạy ta học.
TỬ VI không có phòng thí nghiệm để ta cân, đo, đong, đếm.
TỬ VI không có báo chí để học hỏi thêm.
TỬ VI không có câu lạc bộ để ta thảo luận.
Và TỬ VI không có sách hay để ta tìm hiểu. Thôi thì vớ được cuốn sách nào đó ta đọc là may lắm rồi. Còn đòi hỏi chi nữa.
Than ôi! đoạn trường ai có qua cầu mới hay.
Bạn là người tập tành nghiên cứu TỬ VI. Đó là con đường tôi từng đi qua, đến nay bao nhiêu năm nhỉ? Tôi cũng giống các bạn thôi. Đọc sách, tin sách thuộc lòng phú như… cháo. Tôi tin rằng cứ 5, 7 năm nghiên cứu bạn đâm ra hoang mang. Mười người bỏ TỬ VI hết chin. Một phần mười số còn lại vẫn tiếp tục đi… nhưng chân còn run lắm. Vì có tới quá nhiều cái không như đã nói trên. Tự mình mầy mò tự mình tìm hiểu, tự mình phát hiện, tự mình nghi ngờ… đến khi hiểu được mất sơ sơ vài chục năm trường. Tức "Tam canh bảo vân nhi song hận".
Và đây là những tảng đá trên đường đến với TỬ VI. Có câu: " Một quyển sách hay là người bạn tốt". Với tôi, sách là người thầy tốt nữa cơ!. Mới học thì ta phải tin tưởng vào sách, vào phú TỬ VI là khuôn vàng thước ngọc. Ta càng tin tưởng các bậc tiền bối TỬ VI với 40, 50 năm tuổi nghề, họ phán xét ta phải tin. Có đúng thế không các bạn. Bạn thấy sai không dám sửa, bạn nghi ngờ không dám nói, bạn biết xạo nhưng không đủ trình độ để luận bàn. Nhưng thôi ta đến với những tảng đá trên TỬ VI bất cứ trên sách nào cũng có từ xưa cho đến nay, từ cổ cho tới kim, từ Trung cho đến Việt.
TẢNG ĐÁ 1
Tất cả cách sách TỬ VI từ xưa cho đến nay thường chia chính tinh ra làm 4 nhóm (cái nầy thì không sai).
Nhóm TỬ PHỦ VŨ TƯỚNG (sai)
Nhóm SÁT PHÁ LIÊM THAM (sai)
Nhóm CƠ NGUYỆT ĐỒNG LƯƠNG (không sai)
Nhóm CỰ NHẬT (không sai)
Ta bàn chỗ sai, chỗ đúng bàn làm gì cho mất công.
Nếu là nhà nghiên cứu nghiêm túc bạn nên an lá số bằng tay (thậm chí an được trên bàn tay) thuộc cách an sao như cháo.

TỬ VI cầm đầu một chòm sao ( chùm sao, chuổi sao ta nên gọi như thế) gồm có 6 chính tinh là
TỬ VI, LIÊM TRINH, THIÊN ĐỒNG, VŨ KHÚC, THÁI DƯƠNG, THIÊN CƠ.
TỬ VI cầm đầu luôn nhóm sao TỬ VI VŨ KHÚC LIÊM TRINH. Gọi tắt là nhóm TỬ VŨ LIÊM. Từ vị trí TỬ VI trên địa bàn nhìn vào thiên bàn ta luôn luôn có LIÊM bên trái, VŨ bên phải là một nhóm sao không thể chia ly cách rời nhau được, đi đâu cũng đi với nhau mà thôi.

* Bộ 3 sao nầy rất hay tuy chưa hoàn chỉnh Biểu trưng cho tài năng là VŨ, đạo đức là LIÊM và lãnh đạo chỉ huy là TỬ VI. Đó là 3 điều chúng ta thường nghe. X là người có tài vừa có đức lại lãnh đạo giỏi. Y là người vô tài nhưng có đức, nhờ vậy làm lãnh đạo. Hoặc là hằn chẳng có đức nhưng được cái có tài nên cấp trên tin dùng cho lãnh đạo.
* LIÊM là con mắt, là sự theo dõi.. báo cáo về TỬ VI, TỬ VI suy nghĩ đoán định giao cho VŨ giải quyết.
* VŨ là tài sản, LIÊM là coi ngó, TỬ VI quyết định chi tiêu việc gì.
* LIÊM TRINH là thiếu nữ, TỬ VI là nam nhân đang vui vẻ, múa hát…. Và còn nhiều nữa.
Như đã nói bộ sao nầy chưa hoàn chỉnh. Vì sao? Quá thiên về hành động mà thiếu lời nói. Quá thiên về nam nữ mà thiếu mẹ cha. Và nó cần có nhà, có phủ để ở. Vậy thì nó cần gì? đó là cần bộ PHỦ TƯỚNG thế là hoàn chỉnh. Khi đó được gọi là TỬ PHỦ VŨ TƯỚNG LIÊM. Không có lý do gì đem vợ mình cho thằng SÁT PHÁ THAM, không có lý do gì đem đạo đức của mình cho người khác…
Tại sao người ta không hết lời ca ngợi TỬ VI cư Tý Ngọ, TỬ PHỦ Dần Thân, TỬ TƯỚNG Thìn Tuất bởi nó hoàn chỉnh. Từ đó ta có các bộ sao hay như VŨ PHỦ, LIÊM TƯỚNG, LIÊM PHỦ, VŨ TƯỚNG… Luôn luôn có 1 sao của nhóm SÁT PHÁ THAM đứng gác cỗng tại THIÊN DI cung
Và một khi nhóm TỬ VŨ LIÊM giao hội với nhóm SÁT PHÁ THAM tức đôi uyên ương TỬ VI LIÊM TRINH có vấn đề. Cái đạo đức bị ảnh hưởng, địa vị bị lung lay, bất ổn trong cuộc sống… cay đắng trong cuộc đời, nhiều vô số kể. Vô tình hình thành bộ 7 sao kể cả THIÊN DI cung, mà thấy số 7 là thấy sự thất kinh. Chư a có câu phú nào ca ngợi 3 sao TỬ VŨ LIÊM giao hội với 3 sao SÁT PHÁ THAM. Mà chỉ có nói 2 nhóm sao nầy giao hội với nhau là dâm, là khó khăn…
“TỬ, PHÁ, THAM LANG vị chí dâm”
“VŨ, PHÁ, LIÊM, THAM xung hợp khúc toàn cố quí” (thấy toàn trắc trở)
“VŨ KHÚC dữ LIÊM TRINH. THAM LANG cập THẤT SÁT hội họp tiện tác kinh thương”
Nên buôn bán đừng nghĩ chuyện công danh, nói chi chuyện lãnh đạo.
Nhiều vô số kể.

* SÁT PHÁ THAM.
Cả 3 sao nầy nằm trong chòm THIÊN PHỦ, chòm THIÊN PHỦ gồm 8 sao là THIÊN PHỦ, THÁI ÂM, THAM LANG, CỰ MÔN, THIÊN TƯỚNG, THIÊN LƯƠNG, THẤT SÁT, PHÁ QUÂN.
3 sao nầy bản thân tự nó đã hoàn chỉnh. Tuy chỉ 3 sao thôi nhưng nó có đầy đủ cả. Biết bao câu phú ca ngợi nào là THẤT SÁT Dần Thân, Tý Ngọ. PHÁ QUÂN Tý Ngọ. THAM LANG Tuất Thìn. Chỉ có 3 anh SÁT PHÁ THAM thôi làm nên chuyện lớn. Nhưng đi với TỬ VŨ LIÊM trở thành bó tay cho cả 2 bộ sao. Như đã nói ở trên.
Vậy thì trong chính tinh. Có 4 bộ sao quan trọng.
Bộ 5 sao TỬ PHỦ VŨ TƯỚNG LIÊM
Bộ 4 sao CƠ NGUYỆT ĐỒNG LƯƠNG
Bộ 3 sao SÁT PHÁ THAM
Bộ 2 sao CỰ NHÂT.
Khi lá số vào đúng bộ vị thì hay thật là hay. Khi nó xâm phạm lẫn nhau. Y như rằng có cuộc chiến tranh trên lá số. Nếu TỬ VŨ LIÊM và SÁT PHÁ THAM làm khổ lẫn nhau. Thì bên CƠ NGUYỆT ĐỒNG LƯƠNG và CỰ NH ẬT cũng vậy.
Điều đáng nói bước khởi đầu vào TỬ VI đã bị vô tình hay cố ý của man thư nào đó, đã đẩy ta đi chệch hướng. Thật ra cũng chẳng quan trọng gì, thậm chí nói ra cũng chẳng được gì. Tôi tin có nhiều người thấy được điều đó. Nhưng đã nghiên cứu cần tường tận rạch ròi, không thể để yên như vậy được.
 
Bên trên