Bùa lỗ ban và thuật ếm nhà ngày xưa.

N

Người Lái Đò

Guest
BÙA LỖ BAN VÀ THUẬT ẾM NHÀ NGÀY XƯA.
Lời giới thiệu : Ngày xưa, trong khi làm nhà , những người thợ và chủ nhà thường phát sinh những mâu thuẫn vì những người thợ lúc đó có địa vị rất thấp , chủ nhà không chỉ tiếp đãi họ qua loa sơ sài mà còn cắt giảm tiền công , thậm chí còn đánh , chửi họ. Để bảo vệ cho những lợi ích của mình và trừng trị những người chủ nhà bất nhân , trong những người thợ đó có những người học theo phép của Bùa Lỗ Ban,đã sử dụng Bùa Lỗ Ban để ếm căn nhà họ vừa xây dựng , kiến cho chủ nhà suy sụp , thậm chí chết tuyệt nọc cả nhà. Có những truyền thuyết nói rằng , những người thợ biết dùng Bùa Lỗ Ban , cứ 10 nhà họ phải ếm một nhà để nuôi Tổ nghề. Gặp phải nhà thứ 10 đối xử tốt với họ, những vị thày Lỗ Ban đó phải dựng một căn nhà giả và ếm vào đó , sau đó đốt đi mới khỏi bị Tổ hành. Có rất nhiều truyền thuyết trong dân gian nói về việc các người thợ ếm nhà và hậu quả xảy ra vô cùng thảm khốc cho gia chủ. Thực hư sự việc như thế nào , dienbatn cùng các bạn tìm hiểu nhé. dienbatn.
1/ LỊCH SỬ CỦA LỖ BAN.




Lỗ Ban (hoặc) được xem là ông tổ của nghề mộc và nghề xây dựng. Có vài thuyết về lai lịch của ông. Lỗ Ban là thợ mộc giỏi của nước Lỗ (nay là tỉnh Sơn Đông) thời Xuân Thu (770-476 TCN). Tên ông là Ban (hoặc), họ là Công Thâu (cũng đọc Công Du) . Lỗ Ban nghĩa là “ông Ban người nước Lỗ”.
Tượng thờ Lỗ Ban ở Đài Loan. Chân tượng có khắc chữ
Xảo thánh Tiên sư , tức là Lỗ Ban Công . (
http://taipedia.cca.gov.tw).

E.T.C. Werner (A Dictionary of Chinese Mythology) cho rằng Lỗ Ban sinh năm 506 TCN. Cha là Công Thâu Hiền. Công Thâu Ban thuở trẻ là thợ giỏi về các loại vật liệu như gỗ, đá, kim loại. Năm 40 tuổi ông ở ẩn trên núi Lịch Sơn, tu luyện pháp thuật.
Một thuyết khác cho rằng Lỗ Ban là người Đôn Hoàng , Túc Châu (nay là huyện Đôn Hoàng, tỉnh Cam Túc), thời Chiến Quốc (475-221 TCN). Ông có tài nghệ tinh xảo, chế tạo diều gỗ cho người ngồi trên đó bay đi do thám thành trì nước Tống.
Một thuyết khác lại cho rằng ông tên là Công Thâu Ban, thường gọi là Công Thâu Tử , vốn là con của Lỗ Mục Công (có sách chép là Lỗ Chiêu Công). Tương truyền Công Thâu Tử chế tạo nhiều loại máy móc, có thể dùng trong tác chiến, thí dụ như thang mây (vân thê) bắc lên tường thành để công phá thành. Mặc Tử là người chủ trương phản chiến, từng đánh bại Công Thâu Ban về kỹ thuật công phá thành. Sách Mặc Tử, thiên Công Thâu chép: “Công Thâu Ban làm thang mây cho nước Sở xong, sắp đem đi đánh Tống. Mặc Tử nghe tin, bèn đi suốt mười ngày mười đêm từ nước Lỗ đến kinh đô của nước Sở để yết kiến Công Thâu Ban. [...] Mặc Tử cởi đai lưng giả làm thành, lấy thẻ tre giả làm khí giới. Công Thâu Ban chín lần bày cách đánh thành giả ấy nhưng Mặc Tử chín lần cự lại. Công Thâu Ban dùng hết khí giới đánh thành mà Mặc Tử thì còn cách chống giữ. Công Thâu Ban chịu thua”.
Theo các thuyết trên, từ điển Từ Hải nói nên xem Lỗ Ban và Công Thâu Ban là hai người khác nhau. Trong dân gian thường truyền tụng về sự linh nghiệm của bùa Lỗ Ban, thước Lỗ Ban, v.v... Thợ mộc và thợ xây dựng thờ Lỗ Ban làm tổ sư, ngày vía là 13 tháng 6 Âm lịch.

LỖ BAN TỔ SƯ
Lỗ Ban: Người thầy vĩ đại về kiến trúc và nghề thủ công
* Tác giả: TÂN ĐỊCH


Nền văn minh Trung Quốc không chỉ là một trong những nền văn minh cổ xưa nhất trên thế giới, nó còn là nền văn minh đã trải qua mà không có sự gián đoạn. Từ thời cổ xưa, suốt các thời đại kế tiếp, bằng sự chuyển sinh làm người, các chư thần tiếp tục trao truyền sự kế thừa văn hóa phong phú cho người Trung Quốc. Tục ngữ dân gian Trung Quốc có câu, “Trong 360 nghề, nếu một nghề mà không có người sáng lập, thì nghề đó không thể đứng [tồn tại] với thời gian”. Người sáng lập của mỗi một nghề thật sự là sự chuyển sinh của chư thần, người mà đến xã hội [con người], trực tiếp hoặc gián tiếp, sáng tạo ra nghề đó. Ở Trung Quốc, văn hóa dân gian dần dần phát triển khái niệm mà mỗi một nghề đều suy tôn người sáng lập và xem ông ta như “thần bảo hộ”.
Môi trường sống của người Trung Quốc, bao gồm nội thất, nhà cửa, thành phố và tất cả, có thể được nhận thức qua một phản ánh trực tiếp nền văn minh của họ. Văn hóa của kiến trúc truyền thống ở Trung Quốc phong phú và đa màu, rộng mở và uy nghi. Lịch sử Trung Quốc về văn minh được giảng dạy bởi nhiều chư thần trong thời cổ xưa, ví dụ như Hữu Sào và Đại Vũ, và vì thế có thể nói rằng kiến trúc cũng là phần của một văn hóa bán thần Trung Quốc. Trong số những bậc thầy kiến trúc, người nổi tiếng nhất là Lỗ Ban thời Xuân Thu. Nghề thủ công của ông đã lưu truyền hàng nghìn năm, giành được sự kính trọng. Thợ mộc, thợ xây, thợ nề, các nhà chế tạo công nghệ xây dựng và nội thất tất cả đều suy tôn Lỗ Ban như là người sáng lập của nghề này. Theo một sách từ triều nhà Đường tên là “Nghiên cứu của Lỗ Ban”, các công nhân xây dựng đã khấu đầu lạy tạ Lỗ Ban trước khi họ bắt đầu thiết kế xà trên của nhà. Trong đời nhà Tần, bất cứ khi nào khi chính phủ bắt đầu một dự án xây dựng to lớn, họ dâng quà và cúng [bái] Lỗ Ban, cầu nguyện chư thần sẽ ban phước lành cho dự án của họ. Điều này vẫn còn là một phong tục ở Đài Loan ngày nay.
“Bậc thầy về thủ công”
Lỗ Ban sinh ra ở nước Lỗ. Tên thật là Công Du (cũng đọc Thâu) Ban, cũng còn gọi là Công Du Tử. Tên cách điệu [đồng âm] là Ban Ban, nhưng ông được nhắc thường nhất [như] là Lỗ Ban. Ông là một kỹ sư xây dựng nổi tiếng và thợ thủ công trong lịch sử Trung Quốc và từng một lần làm quan trong bộ xây dựng.
Lỗ Ban sinh vào buổi chiều ngày 7 tháng 5 năm 507 trước Công nguyên. Lúc ông được sinh ra, những con sếu tụ tập cùng nhau và mùi thơm kỳ lạ lan tỏa khắp ngôi nhà. Người dân tất cả đều ngạc nhiên bởi điều đó. Đó là [dấu hiệu] điềm lành mà một chư thần sắp chuyển sinh vào thân người. Khi ông còn trẻ, ông không thích đọc và viết. Thay vào đó, ông rất quan tâm đến thủ công như là điêu khắc. Vào khoảng 15 tuổi, ông đột nhiên tỉnh ngộ về mục đích cuộc sống của ông và đi học với Đoan Mộc. Sau nhiều tháng học hỏi thông suốt, ông đã tinh thông nghề này. Lỗ Ban lui tới nhiều nước khác nhau, muốn trông nhờ [hay chú ý đến] nước Chu (một nước lúc bấy giờ), nhưng những nước này không nghe lời ông. Vì thế ông từ giã [cuộc sống] xã hội và sống ẩn dật ở phía Nam Đái Sơn, cũng được biết như “Tiểu Dương Sơn”. Mười ba năm trôi qua. Một ngày nọ, ông ra ngoài và chạy đến chổ Cựu Bao. Họ hàn huyên với nhau khá lâu. Cuối cùng, Lỗ Ban nhận Cựu Bao làm thầy và học điêu khắc và vẽ. Lỗ Ban muốn mang đến một viễn cảnh hoàn toàn mới cho văn hóa Trung Quốc. Lỗ Ban học với sự tập trung mạnh mẽ, học làm mộc, chạm đá, và những kỹ năng khác. Ông sáng tạo nhiều công cụ kỳ diệu và dạy nhiều học trò.
Những sách của Hàn Phi Tử, Hoài Nam Tử, Luận Hành, Mặc Tử tất cả đều ghi chép rằng Lỗ Ban đã làm một con chim gỗ. Sau khi Lỗ Ban thiết kế cho nó bay, con chim đã [bay] lên không trung trong vòng 3 ngày. Trong sách Hồng Thự, nói rằng chim gỗ đã mang một người lên không trung làm gián điệp bên quân địch. Thiết kể đơn giản này là bước mở đầu cho máy bay trinh thám ngày nay.
Có ai biết rằng con chim gỗ này cũng sẽ dẫn đường cho Lỗ Ban làm những người gỗ bất tử?
Theo sách “Nghiên cứu của Lỗ Ban”, Lỗ Ban làm ra chim gỗ bay đến nước Chu để tìm người chị của mình. Người cha của Lỗ Ban rất lo lắng đi tìm con gái của mình nên ông quyết định đi cùng chim gỗ mà không nói với Lỗ Ban. Vì cha Lỗ Ban không biết cách lái nó, con chim gỗ đã rơi vào nước Vũ. Người dân nước Vũ muốn giữ cha Lỗ Ban làm con tin để buộc Lỗ Ban làm cho họ một con chim gỗ. Cha Lỗ Ban từ chối đề nghị của chúng và đã bị giết. Lỗ Ban sau đó đã làm một người gỗ bất tử để trả thù cho cái chết của cha. Ngón tay của người gỗ bất tử chỉ đến nước Vũ. Điều đó tạo cho nước Vũ chịu một nạn hạn hán kéo dài 3 năm. Khi người dân nước Vũ hiểu ra điều này, họ ban tặng rất nhiều quà cho Lỗ Ban và xin lỗi về việc làm sai trái của họ. Lỗ Ban nhân từ đã tha thứ cho họ. Sau đó ông ta cắt cái ngón của người gỗ bất tử và làm những phép thần thông. Mưa lập tức rơi trên nước Vũ.
Lỗ Ban cũng đã làm ngựa gỗ mà có thể đi bộ trên đất một cách tự động. Đây là một dạng thức sớm nhất của “xe máy” được ghi chép. Trong thời Tam Quốc, Gia Cát Lượng đã sử dụng những con ngựa của Lỗ Ban để vận chuyển lương thực. Tuy nhiên, kỹ thuật này sau đó đã mất.
Lỗ Ban chăm lo cho gia đình của mình rất nhiều, và điều này cũng tạo cảm hứng cho ông phát minh ra nhiều công cụ đáng quý. Ví dụ, khi Lỗ Ban lần đầu tiên vẽ một đường sử dụng modou (một vật đánh dấu bằng mực của thợ mộc), ông đã nhờ mẹ ông giữ đoạn cuối của sợi dây. Sau đó họ hoàn thành công việc cùng nhau. Sau này, ông không muốn mẹ ông mệt vì phải luôn giúp ông, vì thế ông làm một cái móc cuối sợi dây để mẹ ông không phải giữ nó thêm nữa. Để tưởng nhớ đến lòng hiếu thảo của Lỗ Ban, những người nối nghiệp đã đặt tên cái móc đó là Ban Mẫu (Ban Mu) hay là Mẫu Câu (Mu Gou) (Mu nghĩa là mẹ trong tiếng Hoa). Một ví dụ khác là khi Lỗ Ban lần đầu tiên bào gỗ, ông nhờ vợ ông giữ đoạn cuối của miếng gỗ để nó không bị trượt ra ngoài cái ghế dài. Để tạo điều kiện vợ ông lo sóc những việc nhà, ông đã đóng một miếng gỗ nhỏ trên ghế dài để ngăn thanh gỗ không trượt về phía trước. Vì thế những người nối nghiệp sau đó đặt tên thiết bị này là Ban Thê (Ban Qi) (Qi nghĩa là vợ trong tiếng Hoa)
Lỗ Ban cũng làm ra nhiều công cụ mộc khác cho người Trung Quốc, ví dụ như móc khoan (drilling hook), máy xay đá, xẻng, dụng cụ đo góc, mudou và thước. Người ta nói rằng Lỗ Ban đã phát minh ra cái cưa sau khi tay của ông bị cắt bởi mảnh lá cỏ. Lỗ Ban cũng tạo ra thang [phá thành trong chiến tranh] và 9 dụng cụ sử dụng trong chiến tranh. Ông cũng làm ra bản đồ đo vẽ địa hình 3 chiều từ sớm - Cửu Châu Đồ - được đánh giá cao bởi các hoàng đế Trung Quốc trong lịch sử. Thông qua những phát minh của mình, Lỗ Ban đã mang những lợi ích to lớn cho người dân.
Tuy nhiên, những đóng góp to lớn của Lỗ Ban không phải là những thứ mà ông đã xuất sắc trong việc tạo ra những công cụ này, kỹ năng và thiết bị cơ khí. Quan trọng hơn, Lỗ Ban đã đi theo Đạo. Lỗ Ban nói, “Trời và Đất không cần compa hay bảng đo góc để làm nên vòng tròn hay hình vuông. Nhưng khi đến thế gian, con người cần có compa để vẽ vòng tròn và cần bảng đo góc để vẽ hình vuông. Vũ trụ và những việc của nó đã ở trong Đạo rồi, nhưng loài người thì đi xa Đạo. Vì thế loài người cần compa và bảng đo góc để vẽ vòng tròn và hình vuông.” Vì chúng ta có thể nhìn thấy điều mà Lỗ Ban đã trải qua cùng với kỹ năng của ông, ông cũng cảm thấy mình đã không có lựa chọn. Con người cần công cụ vì họ xa Đạo. Dĩ nhiên, thông qua việc học những công cụ này, những gì Lỗ Ban dạy đã giúp con người quay về với tiêu chuẩn của con người.
Nếu Lỗ Ban đã không tạo nên những công cụ này, và nếu những người nối nghiệp của ông cũng không có cũng những tư tưởng sáng tỏ như Lỗ Ban, thì những kỹ năng của Lỗ Ban có lẽ đã mất đi. Vì thế, Lỗ Ban phải phát minh những công cụ thủ công để họ có thể đi qua cùng với các thế hệ.
Khoảng 40 tuổi, Lỗ Ban quay về sống ở núi, ở đó ông đã gặp một vị thần. Vị thần này đã dạy ông một vài điều huyền bí. Sau đó, Lỗ Ban đã đi khắp nơi trên thế giới. Cuối cùng, khi ông 70 tuổi, ông đã bay lên giữa bạch nhật. Cái rìu và cưa của ông để lại trên Bạch Dương Nham. Các bạn vẫn có thể thấy những di tích cổ xưa này. Sách “Nghiên cứu của Lỗ Ban” là cuốn sách truyền tay duy nhất qua các đời đến hôm nay đã ghi chép về nhà cửa, nội thất, nông nghiệp và nghề thủ công vào thời của Lỗ Ban. Khởi đầu, sách được lưu truyền bằng miệng giữa những thợ thủ công trong hình thức những công thức súc tích. Suốt đời nhà Minh, cuốn sách cuối cùng đã được viết xuống. Vì khung nhà cổ xưa được làm bằng gỗ, cuốn sách đã ghi chép rất nhiều kỹ thuật về nghề mộc. Nó cũng bao hàm nhiều thứ liên quan đến Phong Thủy và thuật tử vi của Đạo gia, mà thể hiện tư tưởng Trung Quốc nơi mà tự nhiên và con người nên hài hòa với nhau.
Theo suốt thời gian, những thợ thủ công đã kế thừa những lời dạy của Lỗ Ban. Vào lúc sơ khai của việc đào tạo những người tập sự, ông chủ trương rằng việc quan trọng nhất không phải là làm sao học cách để sử dụng công cụ, thay vào đó, học những tiêu chuẩn đạo đức để cư xử đúng đắn, học trở nên tốt với người khác và nghiêm khắc với bản thân. Hơn nữa, một người nên học cách tập trung, học cách tu luyện lý trí của mình, để hài hòa trí của người đó với tâm của họ. Những yêu cầu cho tâm và trí sẽ giúp một người đạt được tư tưởng trong sạch và tinh khiết. Với một tư tưởng như thế, khi một người làm một dự án, anh ta có thể quên chính mình và tập trung vào công việc, hợp nhất công việc với Đạo. Dưới những nguyên lý chỉ đạo này, theo suốt thời gian đã xuất hiện nhiều thợ thủ công nổi tiếng.
Ví dụ, một thợ thủ công sống trong thế kỷ thứ 2 trước công nguyên là học trò của Lỗ Ban. Ông ta đã sáng lập nên công nghệ lát gạch và phát minh công cụ cho việc lát gạch và dạy chúng cho người dân. Ông được gọi một cách kính trọng là “Bậc Thánh Liên Hoa”, hay là “Bậc Thánh [về] Đường Kẻ”. Theo một thần thoại, Bậc Thánh Liên Hoa [là một sự] chuyển sinh từ một vị thần. Lúc đầu, ông dạy người ta làm cách nào để làm ngói lợp nhà. Sau đó, càng nhiều người đến học ông. Hơn trên nữa về những kỹ năng vượt qua khỏi mức bình thường, họ đề nghị ông nhận họ làm những người học trò một cách chính thức. Bậc Thánh Liên Hoa nói “Nếu các chư vị muốn tôi làm thầy, hãy theo tôi”. Sau đó ông nhảy vào lò nung gạch và bay đi như một vị thần bất tử. Sau đó, người ta mới nhận ra rằng ông là một vị thần. Vì những lời dạy của Bậc Thánh Liên Hoa, trong lịch sử Trung Quốc, triều đại Tần và triều đại Hán đã rất nổi tiếng về gạch và ngói của họ.
Các hoàng đế suốt các triều đại văn minh Trung Quốc đã ban tặng nhiều danh hiệu về Lỗ Ban. Ví dụ, trong triều đại Minh, hơn 10 nghìn người đã xây Long Phủ Bắc Kinh, một dự án khổng lồ mà chỉ có thể được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của những chỉ dẫn của Lỗ Ban. Người dân thời kỳ ấy đã xây một đền tưởng nhớ đến Lỗ Ban. Những ghi khắc trên bia trong đền đọc là “Lỗ Ban Quan”. Hoàng đế thời đó đề tặng câu “quý nhân phò [trợ] quốc.” Người dân dùng Thái Lao để tổ chức kỷ niệm Lỗ Ban 2 lần trong năm. Thái Lao nghĩa là họ sử dụng bò cái, dê, lợn cho buổi lễ. Nó giống như một lễ lớn như được tổ chức cho Khổng Tử. Có 2 mục đích xây dựng đền Lỗ Ban. Một là cảm ơn Lỗ Ban, còn lại là để khi các thợ thủ công khi có vấn đề trong công việc của họ, họ có thể đến đền để nhờ [hỏi] Lỗ Ban cho họ một chỉ dẫn.
Lỗ Ban đã ảnh hưởng đến cuộc sống của mỗi người, và công cụ của ông vẫn còn được sử dụng ngay cả đến ngày hôm nay. Trong các triều đại sau thời của Lỗ Ban, các thành phố, nhà, cửa chính, cửa sổ tất cả đều “đúng trật tự”. Lỗ Ban giúp chúng ta sống an toàn và thoải mái. Hơn nữa ông dùng môi trường sống này để truyền đạt lại tiêu chuẩn và cách cư xử đến người dân Trung Quốc. Điều này giúp giữ được chuẩn mực đạo đức cho dân tộc Trung Hoa hơn 5 nghìn năm.
Ngày nay, các quan chức Trung Quốc đang theo đuổi những thiết kế nhà cửa kỳ quái và quy hoạch hóa đô thị. Nó phản ảnh sự xáo trộn xã hội của Trung Hoa hiện đại ngày nay. Sự đổi mới không có nghĩa là từ bỏ những nguyên lý của một nghề. Chỉ có sự quay về với những nguyên lý được để lại bởi các chư thần, xã hội chúng ta [mới] có thể sống trong hòa bình, hài hòa và phồn vinh.
Nguồn:http://www.zhengjian...9/22/54955.html
2/ BÙA CHÚ CỦA NGƯỜI THỢ.
Người thợ thường dùng bùa chú ở những nơi không có người để người khác không nhìn thấy được. Khi giở Bùa chú phải nhìn chăm chú vào lá bùa sau đó mới được thực hiện.














H-15.jpg














3/PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÙA CỦA CHỦ NHÀ.
Khi làm nhà, thợ đá , thợ xi măng và thợ mộc thường làm các loại bùa để đầu độc , yểm ma hoặc làm hại chủ nhà. Để hóa giải , vào ngày bắc xà( gác đòn dông -dienbatn), phải dùng 3 thứ súc vật trâu, dê , lợn để làm đồ lễ tế, ngoài ra phải chuẩn bị một bức hoành phi, báo cáo lên các vị Tướng, Thần và vị Sư Tổ Lỗ Ban rồi bí mật viết nội dung một lá Bùa với câu niệm chú : " Ác tương vô tri, cổ độc yểm ma, tự tác tự đương, chủ nhân vô thương " Sau khi niệm thầm xong 7 lần, người thợ làm lá bùa hại người đó sẽ gặp tai họa. Ngoài ra còn phải niệm :" Ngã phụng Thái Thượng lão quân sắc lệnh, tha đích chế tác đối ngã một hữu phòng ngại, nguyện bách vật hóa vi cát tường, cấp cấp luật lệnh ". Sau đó đem lá bùa đốt ở chỗ không có người, không được để cho người khác nhìn thấy, giấu màu đen vàng và máu chó vào trong rượu, khi bắc xà , đem rượu này rắc lên đầu người thợ , rắc liên tiếp 3 chén, rượu còn lại chia cho thợ thuyền cùng uống. Như vậy người thợ yểm bùa, yểm ma sẽ phải chịu hậu quả từ chính hành động của mình, trong khi mọi việc của chủ nhà vẫn có thể gặp may mắn và thuận lợi.
( GIẢI THÍCH ) .
Phép thuật do những người thợ thực hiện thường có thể khiến cho chủ nhà nảy sinh áp lực về tâm lý , vì vậy thời xưa khi xây nhà , sau khi chủ nhà và thợ phát sinh ra mâu thuẫn , chủ nhà sợ thợ cố ý dở trò ma mãnh trong quá trình xây dựng nên đã áp dụng biện pháp giải bùa như trên. Có một cách giải bùa khác nữa là : Chủ nhà vừa cầm một chiếc rìu gõ vào một thanh gỗ đặt giữa nhà và niệm chú : " Đảo hảo, đảo hảo , trụ thử trạch nội, thế thế ôn bão ".
Sau khi xây xong toàn bộ ngôi nhà , chủ đặt một chậu nước ở trong phòng, tất cả mọi người ở trong nhà đều cầm một cành liễu, nhúng vào nước rồi vẩy quanh phòng, vừa đi vừa niệm thần chú : " Mộc lang mộc lang, viễn khứ địa phương, tác giả tự thụ, vi giả tự thường, sở hữu yểm ma, vu ngã vô can, Cấp cấp như Thái Thượng Lão Quân lệnh sắc ".
Vào thời xa xưa, bùa chú bị cho là có sức cảm ứng, hoặc lệnh cấm đối với quỷ thần hoặc giới tự nhiên, Khi thực hiện bùa thuật, Đạo sĩ thường dựa vào một số vật môi giới nào đó, chẳng hạn như nước bùa. Người xưa cho rằng, những thứ đã qua làm phép thuật này, cũng có ma lực của bùa thuật.
Bùa chú được vận dụng rông rãi trong Đạo giáo. Bùa chú của Đạo giáo thường dùng những từ ra lệnh như " như luật lệnh", "cấp cấp như luật lệnh". Thái Thượng Lão Quân cấp cấp như luật lệnh ",...
Nguyên nhân là do Đạo giáo được thành lập từ đời nhà Hán, các chiếu thư và bài hịch đời nhà Hán thường có các từ :"như luật lệnh". "như luật lệnh" có ý chỉ việc chấp hành pháp lệnh, về mặt ngữ khí , cụm từ này mang ý nghĩa " kẻ phạm luật phải bị truy cứu đến cùng ". Những cụm từ chính thức mô tả quyền uy của pháp luật và chính lệnh trước hết được tiếp nhận bởi các thày cúng dân gian, sau đó được truyền lại cho dân gian.
Trong nghi thức thực hiện pháp lệnh của Đạo giáo, người ta thường đọc các câu bùa chú, bấm ngón tay niệm thần chú hoặc Bộ Cương....chúng cùng với thư phù trở thành một thủ đoạn cơ bản của Đạo pháp. Bản thân những phép thuật này , có tác dụng giúp đỡ con người duy trì được sự cân bằng về tâm lý và niềm tin vào cuộc sống, trước sức mạnh phi thường không thể khống chế.
Trong " Đẩu pháp" giữa những người thợ và chủ nhà , ta có thể thấy rất nhiều yếu tố mê tín.

Loại bùa này được viết bằng nguyên liệu màu hồng, sau đó được đem dán lên xà chính.
Phương pháp vẽ bùa bằng chu sa: Trước tiên viết tên người trong nhà vào trong phần vòng tòn màu đen, sau khi viết xong lại dùng mực xóa sạch, dùng tay trái dán bùa , trèo thang lên dán vào xà chính, khi dán không được nói chuyện phiếm với người khác . Dán xong xuống thang , bày Thanh Long Thần vị và trà , gạo, thức ăn, tiếp đến là hoá vàng( đốt tiền giấy ), sau đó làm yên lòng các bậc Tiên , Thánh trong gia môn, đón Thổ địa, Táo quân về an vị, niệm :'An gia đường chân ngôn ".

XÁC ĐỊNH KẾT CẤU VA PHƯƠNG VỊ TINH BÀN.
Xác định kết cấu và phương vị là cơ sở của Phong thủy trong kiến trúc, cũng là một bước quan trọng để đóan định cát hung của nhà cửa. Nếu xác định sai phương vị thì toàn bộ tinh bàn sẽ sai. Trong Phong thủy có 24 phương, mỗi hướng chỉ có 15 độ. Phong thủy học chia hướng nhà và hướng cửa ra vào làm hai khái niệm và hai khái niệm này đều được coi trọng.
[ Giải thích ] : Tư mệnh Lục Thần bao gồm 6 vị Thần là : Thanh Long , Thiên Đức , Ngọc Đường, Tư Mệnh, Minh Đường và Kim Quỹ. Ngày có Lục Thần chiếm đóng được gọi là ngày tốt, ngày Hoàng đạo. Vào ngày này , làm việc gì cũng có thể được may mắn , thuận lợi , vạn sự như ý, không cần phải tránh hung kị.
PHƯƠNG PHÁP GIẢI TRỪ TAI ƯƠNG CHO GIA TRẠCH CÓ NHIỀU QUỶ THẦN VÀ TAI HỌA.
Khi trong nhà có nhiều quỷ thần , tai họa hoặc có tà thần dã quỷ do người ngoài từ nơi khác đem tới, người trong nhà có thể sẽ bị quỷ thần làm cho mê muội hoặc gây tai họa, tà quỷ ẩn dấu hình dáng , tác oai tác quái , thoắt ẩn thoắt hiện từ nơi này sang nơi khác , giả làm miệng người bệnh, đòi ăn , đòi uống. Nếu thấy xuất hiện tình trạng này có thể dán 12 lá bùa, tính theo phương của tinh bàn . Dán bùa theo phương pháp này , tai họa do ma tà gây ra sẽ nhanh chóng tự rời bỏ và bị loại trừ vĩnh viễn, từ đó, vật bị ma quỷ làm cho điên loạn sẽ không thể gây ra tai họa cho chủ nhà .
Phương pháp xác định kết cấu và phương tinh bàn trên đều là phương pháp dán bùa. Giả dụ như trong một năm trước Lập xuân, chia thành tiết khí của 12 tháng, khi Lập xuân đi qua, tức là vào tháng Giêng, thì lá bùa đầu tiên sẽ được dán ở phương chính Đông.Nếu không gặp được Lập xuân thì bắt đầu dán ở phương Đông Bắc. Dán ở các phương chính Đông, chính Tây , chính Nam , chính Bắc mỗi phương 2 lá bùa, các phương Đông Nam , Đông Bắc, Tây Nam,Tây Bắc, mỗi hướng dán một lá , không được dán sai. Ner61u dán sai thì lá bùa dán không còn tác dụng.
Ngũ lôi Địa chi linh phù được thu thập và biên soạn trong sách gốc sau : Vạn linh bảo phù - loại phù dùng để hóa giải những vật bị quỷ thần mê hoặc.

Câu niệm chú : Hống hống ni am kha( ha) hạ ma ca mu khiếu thạch diệp cấp cấp như tát công chân nhân luật lệnh "
Trong đó có thêm 5 bùa Ngũ lôi , với câu thần chú : Xuất ".
NGŨ LÔI ĐỊA CHI LINH PHÙ:














( Xin xem tiếp bài 2 ).
 
N

Người Lái Đò

Guest
BÙA LỖ BAN VÀ THUẬT ẾM NHÀ NGÀY XƯA.
( Tiếp theo )
" Đông phương Man Lôi tướng quân, Tây phương Man Lôi sứ giả, Nam phương Hỏa Lôi linh quan, Bắc phương Thuỷ Lôi Man Lãng Vũ sư chưởng Lôi bộ đại thần, điền trung ương Trực Lôi Diêu tướng quân thủy cấp cấp sắc, tốc đăng đàn".
Dùng cành dương liễu nhúng vào nước sạch rắc 4 phương, dùng chu sa viết và vẽ bùa trên giấy màu vàng , dán ở trung đường, sau đó dùng 3 loại gia súc là trâu, dê và lợn làm vật tế lễ, cầm một chiếc rìu của thợ mộc, leo lên một chiếc thang dài, sau đó di chuyển thang đến các nơi có thanh nối xà, bổ 3 lần liên tiếp vào các thanh nối đó, sau đó niệm các câu chú : " Thiên khai ".
Bùa Thiên khai được viết như sau :" Ngũ tính yêu ma, cải tính loạn thường, sử nhữ bất đắc, phủ kích lôi giáng, nhất thiết ác ma, hóa vi vi trần. Ngô phụng lôi đình phanh lịch tướng quân lệnh, tốc tốc viễn khứ phong đô, bất đắc đình lưu."
Sau đó lại viết và vẽ bùa Linh quan trấn trạch, phải dùng ngón tay viết thảo( xem hình vẽ ). Sau đó phải hát to:" Nhược hữu các chủng tà ma quỷ quái lai xâm phạm, lập tức dương khởi kim tiên ( roi vàng ), bả nhĩ đẳng đả đắc phấn toái, môn thần hộ uy, ứng các thủ bản vị, bản trạch chi trung, vĩnh bảo thái bình ".
Sau khi niệm xong quyển 1 " Tụng lôi kinh" , làm lễ hóa tiền vàng ở Thố đàm để tiễn đưa các Thiên tinh ngũ phương như Thanh Long , Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ, Câu Giảo, Đằng Xà, Thái Tuế ...ra khỏi cửa, Sau khi xong việc thu xếp lại bát hương gia tiên, Thổ địa và Táo quân, tiền vàng chỉ được hóa trong nhà, không được đem ra ngoài. Hóa giải theo cách này sẽ vĩnh viễn trừ được tai họa, gặp hung hóa cát, gia đình thịnh vượng, cát tường như ý.
[ Gỉi thích ]: Kiểu bùa nói trên là bùa giải ách( ký hiệu bằng chữ viết ). Bùa vốn là ký hiệu được sử dụng trong Đạo gia, dần dần được các nhà Phong thủy đưa vào sử dụng trong Phong thủy kiến trúc, đồng thời được sử dụng rộng rãi trong dân gian. Nội dung của những lá bùa trấn trạch đều được đề cập đến trong " Lỗ Ban kinh "," Dương trạch thập thư", " Thần châu linh phù ", "Vạn pháp quy tông", " Vạn kim ngọc hạp ký". " Dương trạch thập thư" đã thu thập và biên soạn hàng trăm loại bùa giải trừ tai ương, chẳng hạn như một số loại bùa sau đây( xem phần dưới).
Ngoài ra còn có một số loại bùa như " Trấn trạch nội bị nhân ám mai áp trấn thần phù"," Ngộ phạm nhị thập tứ vị hung sát thần phù",....ở đây chỉ giới thiệu sơ lược.
Người xưa khi vẽ và viết bùa, thường có yêu cầu rất nghiêm ngặt đối với thời gian , địa điểm và phương pháp. Trước khi vẽ bùa , người vẽ bùa phải tịnh thân ( thân thể phải được tắm gội sạch sẽ) , tịnh khẩu , tịnh đàm, sau đó chuẩn bị giấy bút, rồi căn cứ vào chủng loại bùa cần dùng để lập pháp đàn. Chẳng hạn như vẽ " Lục giáp phù " thì phải lập Lục Giáp đàn, vẽ " Bát quái Phù' thì phải lập Bát quái đàn , hoặc nếu lập Nhất tổng đàn thì vẽ bất cứ loại bùa nào cũng được. Sau đó đọc văn cáo bạch , nói rõ tên vị thần được mời, bùa được vẽ để phục vụ cho công việc gì.










Dưới đây là " Cứu cáo phù giản bối cáo văn ":
" Nguyên Thủy phù mệnh, kim lục bạch giản, cứu khổ chân phù, ngũ Đế khảo quan, cửu u địa ngục, Cửu Thiên lục sĩ, chấp phạt thần binh, tư lục tư mệnh, tư công tư sát, ngưu đầu ngục tốt, tam giới đại ma, bạt độ mỗ đẳng hồn xuất ly Địa ngục, vĩnh từ trường diệp , đỗ kiến quang minh, vạn tội tiêu trừ, oan thù hoà giải, thặng thử cửu chân diệu giới, thượng sinh Thiên đường, nhất như sinh mệnh. Niên ... Tuế thứ... Nguyệt...Nhật vu hoàng lục trai đàn cáo hạ ".
" Nguyên Thủy " là cách gọi tôn kính đối với Bàn Cổ đời thượng cổ. Bàn cổ là ông Tổ của Thiên giới, là vị thần khai Thiên lập Địa trong Đạo giáo, có địa vị cao nhất trong phổ hệ Thần Tiên của Đạo giáo. Nguyên Thủy Thiên Tôn sinh ra trước cả thời kỳ vũ trụ hỗn độn, là Thủy Tổ của Nguyên Khí, vì vậy mới có tên là " Nguyên Thủy ". Ông là người giúp cho người nguyên thủy lần đầu tiên có được luân thường , đạo lý, có được quan niệm về đạo đức và nhân loại, cũng từ đó được khai hóa, có nhân tính.
" Kim lục " : Là lục văn được đúc trên đỉnh chuông.
" Bạch giản" tức là Ngọc giản, là văn tế cáo Thần thị trong Đạo giáo.
" Cáo " tức là thỉnh cầu.
" Tào " tức là dinh quan hoặc phòng làm việc thời xưa.
" Bạt độ " tức là siêu độ, cứu vớt.
Bái chương vẽ bùa của người xưa( " Bái chương" là một kiểu nghi thức làm phép lập đàn trong dân gian, mục đích là để giúp cho con người tiêu tai trừ bệnh, cầu tự, cầu tài), công việc này phải được thực hiện dưới sao buổi đêm. Ngoài ra , phương pháp thực hiện cũng có những yêu cầu và cấm kỵ nghiêm ngặt. Có một số loại bùa quan trọng, trước khi viết còn phải Bộ Cương ( Cang) đạp Đẩu để giao tiếp sâu hơn với các vị Thần. Bộ Cương Đạp Đẩu là một loại nghi thức trong Đạo giáo, theo truyền thuyết nó được bắt nguồn từ Hạ Vũ, hay còn gọi là Vũ bộ. Cang là chỉ Thiên Cang tinh, Đẩu là chỉ Bắc đẩu tinh. " Bộ Cương Đạp Đẩu " có nghĩa là coi địa phương trượng ( đất nhà chùa ) là " Thiên Cửu Trùng " ( Trời 9 tầng mây ) , đặt bước chân lên phương của Tinh Thần đẩu tú có thể là hướng về ( Cửu cung ), khởi tấu Thượng Thiên. Cương bộ được chia thành Dương Đẩu và Âm Đẩu. Dương bộ bắt đầu từ chữ " Tham" , bước từ phải qua trái, Âm bộ thì lại bước từ trái qua phải.
Sau khi đạp xong Cương bộ , dập 2 hàm răng vào nhau, mục đích là để tập thần thông thần, giao cảm với " Thần khí " trên Trời. Đập 2 hàm rằng vào nhau lại chia làm 3 loại, đập răng bên trái , đập răng bên phải và đập răng giữa. Đập răng bên trái gọi là "Thiên chung" . đập răng bên phải gọi là " Thiên Khánh ", đập răng giữa gọi là " Pháp Cổ". Các khái niệm" Tập thần", " Chiêu Thần " được đề cập đến ở đây không phải là chỉ Thần ở trên Trời mà là chỉ tinh thần trong cơ thể con người( tức là sự suy nghĩ, sức chú ý ), không được để phân tán tinh thần. Việc cuối cùng là thắp hương, niệm chú , vẽ bùa.
Có một số loại bùa, khi viết không cần niệm chú, một số khác lại phải niệm chú xong mới viết và vẽ bùa, có loại thì vừa niệm chú vừa viết và vẽ bùa. Nếu phối hợp không tốt, hoặc niệm chú xong mà vẫn chưa vẽ xong bùa, hoặc vẽ bùa xong mà niệm chú chưa xong thì lá bùa sẽ không thể phát huy tác dụng.
Vào thời cổ đại của Trung quốc, loại phép thuật bùa ngải này có nguồn gốc rất lâu đời , là một bộ phận cấu thành quan trọng trong nên văn hóa thần bí cổ đại của Trung quốc.



( Viết theo cuốn :

và cuốn


Tham khảo thêm :
"Bộ Cương Đạp Đẩu Pháp "
Bộ Cương Đạp Đẩu là 1 pháp thuộc nghi thức của Đạo Giáo, người muốn học pháp thuật Đạo Giáo thì phải nên nắm rõ về pháp Đạp Cương Bộ Đẩu, nhiều người khi đọc sách Vạn Pháp Qui Tông lại bị nhầm tưởng rằng Đạp Cương Bộ Đầu chỉ đơn giản là 1 phép thỉnh thần họ không biết rằng trong huyền môn Đạo Giáo Đạp Cương Bộ Đẩu không chỉ đơn thuần là 1 pháp thỉnh thần mà là 1 nghi thức tối quan trọng trong các đàn pháp lớn của Huyền môn Đạo Giáo, Tantric đã có lần hỏi cô Ma Xiao Ling đạo cô của Mao Sơn phái về ý nghĩa của Đạp Cương Bộ Đẩu thì được cô trả lời và giải thích 1 cách rất dễ hiểu như sau : trong Đạo Giáo tất cả các loại pháp thuật và Bùa đều là dùng tha lực của Chư Tiên, Chư Thánh hỗ trợ vào, muốn cho lá bùa hoặc đàn pháp của mình có sự oai lực tuyệt đối thì phải tấu xin và khẩn cầu các vị Thần, Tiên giúp đỡ, nhưng chúng ta mới chỉ là con người phàm làm sao có thể gặp hoặc lên trời cầu xin được các vị Thần Tiên đây ? Vậy thì phải làm cách nào ? trả lời : Đạp Cương Bộ Đẩu chính là cách để có thể thông thần với các vị Tiên, Thánh đó, bởi khi Đạp Cương Bộ Đẩu chính là dùng chân đạp lên các ngôi sao ( ở đây tôi xin nói về Bắc Đẩu Thất Tinh), 7 ngôi sao này tượng trưng cho 7 bậc thang bước lên tới trời để tấu thỉnh, bởi vậy nên trước khi vẽ bùa hoặc làm những đàn pháp lớn Pháp Sư thường niệm chú Tịnh Thân, Tịnh Khẩu, tắm rửa, trai giới cho thật kĩ lưỡng, rồi sau đó mới Đạp Cương, khi Đạp Cương xong miệng niệm các bài chú của pháp mình muốn làm và đọc các bài tấu chương, tấu điệp tác bạch lý do cầu xin lên Chư Tiên, Thánh, sau đó mới bắt đầu họa phù hoặc tác những pháp khác. Bởi vậy Đạp Cương Bộ Đẩu thuộc về mặt nghi lễ giống như các nghi thức chú mực, chú bút, để họa phù. Người học pháp Đạo Giáo thường hay nắm rõ về Dịch Lý, Thiên Văn, Bốc Tướng, bởi vậy nên khi tìm hiểu học chuyên sâu vào Huyền Môn Đạo Giáo người học cần chú ý thêm về các vấn đề này, tất nhiên khi Huyền Môn Trung Hoa khi truyền sang Việt Nam ta cũng có biến chuyển đi để phù hợp với đời sống và tín ngưỡng của Việt Nam, Huyền Môn Trung Hoa khi truyền sang Việt Nam và trở thành 1 trường phái khác mà như chúng ta biết hiện nay còn rất ít người nắm rõ và được truyền thụ chân truyền đó là trường phái của các pháp sư miền Bắc Việt Nam, trường phái này kết hợp cả huyền môn Đạo Giáo với các nghi lễ của Phật Giáo Bắc Tông, Đạo Mẫu, thậm chí hiện nay còn xuất hiện thêm rất nhiều pháp sư ở miền Bắc kết hợp cả những pháp trên cùng với các nghi lễ của Công Đồng Tứ Phủ, tuy nhiên có 1 điều đáng buồn là những thầy pháp kiểu này hiện nay chủ yếu là buôn thần bán thánh, dùng việc đồng cốt để phục vụ cho lợi ích cho bản thân quá nhiều chứ không hề mang tôn chỉ cứu giúp đời như Đạo Giáo và Đạo Phật.
Bộ Cương Đạp Đẩu là bí pháp của Huyền Môn Đạo Giáo do vậy nên hiện nay có rất nhiều tài liệu tam sao thất bản của Trung Hoa viết về Bộ Cương Đạp Đẩu, ngay trong sách Vạn Pháp Qui Tông cũng có ghi chép về Bộ Cương nhưng vẫn còn chưa đầy đủ nếu những người không biết nhiều hoặc mới tìm hiểu về Huyền Môn Đạo Giáo sẽ thấy rất khó hiểu và cho rằng khó luyện tập, thậm chí có người còn cho rằng sách này chỉ đọc chơi nếu luyện thì chỉ uổng công, thực ra nói vậy cũng chưa hẳn là đúng bởi nếu người học chịu khó tìm hiểu kĩ về nghi thức lẫn quyết pháp thật đầy đủ thì sẽ thấy Vạn Pháp Qui Tông không hề chỉ để đọc chơi, hầu như tất cả các pháp hiện nay đang lưu hành không ít thì nhiều cũng có sự dính líu tới những pháp trong Vạn Pháp Qui Tông, như vậy có thể nói là Vạn Pháp Qui Tông là quyển sách căn bản của huyền môn Đạo Giáo. Bản thân tôi qua rất nhiều thời gian đọc và nghiên cứu về sách này mới nhận ra được việc này, tất nhiên là phải tìm đúng bản chuẩn, chứ nếu tham khảo bản của Ngô Kì Sơn thì chắc mãi mãi khó mà luyện thành công, bởi vậy hôm nay để tiện đường tham khảo tôi xin chép ra đây Pháp Bộ Cương Đạp Đẩu, để các huynh đệ tìm hiểu huyền môn có thêm chút tài liệu tham khảo.
*** Lưu ý pháp thuật vô cùng biến hóa, các pháp hiện nay có rất nhiều trường phái sử dụng, mỗi phái lại có thêm 1 kiểu tác pháp khác nhau, mặc dù đã vô cùng cố gắng nhưng pháp thuật là do căn số và duyên nghiệp của người học có ngộ ra được không, Tantric tôi cũng không thể ghi chép và biên soạn như là thầy chỉ tận tay cho đệ tử được bởi tôi cũng chưa phải là thầy, bài viết dưới đây chỉ là 1 tài liệu tham khảo như tất cả các tài liệu huyền môn khác, bởi vậy người đọc nên lưu ý và tìm hiểu rõ thêm, trước khi muốn tác pháp.
***************************************
Tìm Hiểu Bộ Cương Đạp Đẩu
Bộ cương đạp đẩu đối với Đạo Thuật gia mà nói, như Trai Giới, Họa Phù Làm Phép , Thông Thần , đều cần nó , nó là một loại pháp thuật tu học cao thâm không thể thiếu. Khi học Kỳ Môn Độn Giáp, tất phải tập qua Pháp Thuật Bộ Cương Đạp Đẩu thì mới Thông Thần được, và sử dụng được Pháp Thuật Kỳ Môn. Nên nói Bộ Cương Đạp Đẩu đối với làm Pháp Thông Thần rất quan trọng . Sở dĩ phù chú linh nghiệm , làm phép thông đạt Thần Linh, toàn là nhờ tác dụng của nó. Uy linh của Bộ Cương Đạp Đẩu quả nhiên người ta khó nghĩ tới. Vào thời Tam Quốc, Gia Cát Võ Hầu mượn gió đông, lập Bát Quái Đồ Trận đều trước hết sử dụng Bộ Cương Đạp Đẩu sai Thần, khiến Quỷ, kỳ công, danh tiếng một đời còn truyền mãi. Ngoài ra thời đầu nhà Chu có Khương Thái Công, Xuân Thu có Tôn Tẫn đều là dùng Bộ Cương Đạp Đẩu mà thông Thần, sai Thần dịch Quỷ trợ chiến từ đó mà giành chiến thắng. Đến nay vẫn có Đạo gia dùng Bộ Cương Đạp Đẩu vậy, tuy nhiên Bộ Cương Đạp Đẩu cũng đã không còn sử dụng nhiều như thời cổ đại nữa, và kỹ năng cũng đã rơi rớt nhiều .Cơ bản là còn lại những bộ pháp đơn giản, thô thiển. Hơn nữa đa số cũng không hiểu hết ý nghĩa trong đó. Hiện nay còn lưu truyền lại một số bộ pháp đơn giản sau : Đẩu Cương Pháp , Tiên Thiên Bát Quái Cương Pháp , Hậu Thiên Bát Quái Cương Pháp , Thái Ất Chân Nhân Bộ Cương Pháp , Phi Đẩu Cương Pháp , Tam Nãi Phu Nhân Bộ Cương Pháp , Ngọc Nữ Quá Hà Cương Quyết .Bộ Cương Đạp Đẩu phải luyện ngoài đồng vào ban đêm, vào lúc ánh sao chiếu xuống trên mặt đất họa Cương Đẩu đồ cùng Bộ Cương Đạp Đẩu đồ. Nghiêm cấm người khác đến xem trộm hoặc đi qua. Kể cả các loại gia súc gia cầm cũng không đi đến . Nếu bị nhòm trộm, không kể Đạp Cương Bộ Đẩu pháp không linh , mà còn bị tai họa vào thân . Nếu không thể ra ngoài luyện tập có thể ở trong phòng luyện cũng tạm được.Đồ hình và chú ngữ là không thể quên. Sở dĩ nói “Cương” là để chỉ Thất Tinh Bắc Đẩu , “Đẩu” cũng là để chỉ Thất Tinh Bắc Đẩu. Bộ Cương Đạp Đẩu tại mặt đất họa hình phân bố Bắc Đẩu Thất Tinh Đồ, căn cứ theo quy định và trình tự mà bước đi. Bắc Đẩu Thất Tinh tên gọi trong Đạo Giáo từ xưa đến nay có sự bất đồng. Thời Chiến quốc Tần, Hán gọi là : Thiên Xu, Thiên Tuyền, Thiên Ky,Thiên Quyền, Ngọc Hành , Khai Dương , Dao Quang . Sau này Đạo Gia gọi là : Khôi, Chước Hoan,.Hành,.Tất,.Phủ,.Phiêu.
Trước tiên muốn làm nghi lễ này bắt buộc phải tắm gội trai giới sạch sẽ mới có thể làm được, bởi khi dùng Bộ Cương là thường làm đàn pháp lớn hoặc để tác pháp quan trọng vậy cần phải sạch sẽ. Trước tiên phải chuẩn bị những thứ sau.
1 cây Kiếm Thất Tinh, dài 2 thước 4 tấc, rộng 1 thước 5 phân
*** Đạo gia thường hay sử dụng các loại kiếm trong các nghi lễ tác pháp và gọi những cây kiếm này là Pháp Kiếm, Pháp Kiếm chủ yếu sử dụng 3 chất liệu để tạo thành gồm có Thép, Đồng, Gỗ, pháp Đạp Cương Bộ Đẩu này dùng loại kiếm gỗ, kiếm gỗ có tác dụng khu tà hàng yêu, uy lực vô cùng, kiếm gỗ đa số dùng gỗ đào để chế tác, trên thân kiếm có vẽ phù lục tràm yêu trừ ma, lưỡi kiếm 2 mặt có khắc hình Bắc Đẩu Thất Tinh Đồ, loại kiếm này được giới đạo gia gọi chung là Thất Tinh Kiếm, Kiếm này được chế tạo 2 cái giống như nhau, 1 cây đực, 1 cây cái, có thể dùng 2 kiếm 1 lúc, hoặc dùng 1 kiếm đơn lẻ cũng được, việc sử dụng tùy đàn pháp.
1 cái Lệnh Bài dài 7 tấc 5 phân, rộng 3 tấc 3 phân, dày 1 tấc 5 phân, lệnh bài được chế tác như sau:
Chọn ngày Giáp Dần chặt cây, đến ngày Giáp Thìn thì ghi chép hình lên lệnh bài, đến ngày Giáp Ngọ thì khắc hình, ngày Giáp Thân thì sơn son thếp vàng, ngày Giáp Tuất thì đem tế luyện, Ngày Giáp Tý thì thu xếp lễ vật.
Mặt Trước Lệnh Bài Mặt Sau Lệnh Bài
Giải Đáp Về Các Từ Ngữ Trong Đạo Giáo
Gõ răng : Khi đạp xong bộ cương thường gõ răng vào nhau chữ hán gọi là Khấu, gõ răng mục định là để tập Thông Thần giao cảm với thần khí ở trên trời, đập 2 hàm răng được chia làm 3 loại, Đập răng bên trái, đập răng bên phải, và đập răng ở giữa, đập răng bên trái gọi là ( Thiên Chung)
Đập răng bên phải gọi là ( Thiên Khánh ) đập răng ở giữa gọi là ( Pháp Cổ )
Trong pháp này có những từ gọi là Tập Thần hoặc Chiêu Thần không phải là ý nghĩa chỉ Thần ở trên trời mà có ý nghĩa là tinh thần trong cơ thể con người, ý nói là phải bình tâm khí chiêu gọi các thần khí, điều này các học giả nghiên cứu nên lưu ý.
Bấm Quyết : chữ hán gọi là Kháp Quyết thường sách vở tàu hay gọi chung là Kháp Quyết, Niết( nắm ) Quyết, có nghĩa là dùng ngón tay cái bấm vào các đốt của ngón trỏ, ngón giữa, ngón vô danh, ngón út, các đốt này được phân làm 12 quyết, khi tác pháp thì miệng niệm 1 lần chú tay bấm vào các đốt này 1 lượt, với mục đích thông thần với tiên, thánh.
Phép Bộ Cương Đạp Đẩu: thường được chia làm 2 bộ gọi là bộ Âm và bộ Dương.
- Âm Đẩu thì bắt đầu bước từ chữ Tham ( 贪 ) đến chữ Phá (破)thì ngừng.
- Dương Đẩu thì bắt đầu từ chữ Khôi (魁) cho đến chữ Phiêu (飄) thì ngừng lại.
Sau đó làm các nghi lễ tiếp theo pháp Bộ Cương Đạp Đẩu, và thư phù hoặc là tác pháp, thường những đàn pháp lớn hoặc là những pháp bắt buộc phải đạp cương thì hay có những câu chú riêng để làm, ví dụ trong Vạn Pháp Qui Tông tập 5 có ghi rằng : trước khi bước Bộ Cương miệng phải đọc các bài chú Tịnh Thân, Tịnh Khẩu và Hỗn Nguyên Chú rồi mới đọc Cương Chú sau bắt đầu được bước Bộ Cương.
Trong Pháp Thái Thượng Kim Tỏa Chân Quyết thì lại đọc bài Tổng Chú rồi mới bước Bộ Cương, có những pháp thì rất đơn giản chỉ ghi là Bộ Cương Đạp Đẩu rồi thư phù, vậy nên rất khó cho người đọc và tìm hiểu về pháp. Vậy nay tôi xin ghi rõ ra đây 1 nghi thức làm tổng hợp về phép Bộ Cương Để người đọc dễ hiểu nhất và tu luyện.
Trước khi vào bài Bộ Cương Đạp Đẩu người học cần phải nghiên cứu qua những phù đồ và ý nghĩa về các loại Bộ Cương sau.
Tham : tức là sao Tham Lang.
Cự : tức là sao Cự Môn.
Văn : tức là sao Văn Khúc.
Lộc : tức là sao Lộc Tồn.
Vũ : tức là sao
Liêm : tức là sao Liêm Trinh
Phá : tức là sao Phá Quân
7 ngôi sao này kết lại thành hình cái Đấu và nằm ở phương Bắc nên gọi là Thất Tinh Bắc Đẩu. Ngoài phép đạp Thất Tinh ra Đạo Giáo còn có thêm nhiều cách Bộ Cương khác mỗi Bộ Cương lại dùng vào 1 pháp ví dụ như Bộ Cương Bí Quyết dùng trong Phép Hòa Hợp tại quyển 1. Những pháp Bộ Cương gồm có : Tiên Thiên Bát Quái Đẩu Cương, Hậu Thiên Bát Quái Đẩu Cương, Bắc Đẩu Thất Tinh Cương, Nam Đẩu Lục Tinh Cương, Đông Đẩu Ngũ Tinh Cương, Tây Đẩu Tứ Cương, Trung Đẩu Tam Tinh Cương, và 1 vài Bộ Cương khác.
Dưới đây là hình thức và đồ hình bước các Bộ Cương khác nhau :
*** Từ trái qua phải gồm các đồ hình sau : Tiên Thiên Bát Quái Cương, Hậu Thiên Bát Quái Cương, Ngọc Nữ Quá Hà Cương, Thái Ất Chân Nhân Hậu Quái, Thái Ất, Chân Nhân Bộ Cương, Tam Nãi Phu Nhân Bộ Cương
*** Thông thường mỗi Bộ Cương ở trên đều có cách bước và câu chú khác nhau, khi bước Bộ Cương thì Pháp Sư thường hay kết hợp với chú ngữ và kháp quyết, đọc 1 câu chú, đạp 1 Bộ Cương, Bấm 1 quyết, theo như trình tự chân bước, ví dụ : bước vào chữ Tham, sẽ bấm quyết Tham ở trong lòng bàn tay, điều này người đọc nên chú ý.

( bản dịch của Tantrích ).
THAM KHẢO MỘT SỐ BÙA TRẤN TRẠCH HÓA GIẢI ÁC PHÁP.
1/ BẮC TÔNG.
Bùa Tề Thiên trấn trạch.

Bùa trấn nhà sát hướng.


Bùa Thượng lương.
photo-1311.jpg

Bùa trị Thái Tuế.

Bùa trấn trạch.





2/BÙA NAM TÔNG.
Bùa trấn trạch để trong bàn thờ ông Địa - Thần tài.( Thày Bảy - Tây Ninh ).

Bùa trừ các chướng ngại : Nhà ở ngã ba đường , Nhà bị đòn dông đâm vào , nhà bị Thày ếm, nhà bị trù, đất ở không được có vong người chết .

Bùa khoá nhà.

Bùa ếm ăn trộm.

Bùa mở nhà có ma quỷ.

Trấn nhà bình an , trừ tà.

Bùa trấn trạch ( Chôn dưới đất ).

Bùa trấn trạch ( Chôn ngay tim nhà ).

Bùa trấn ngũ phương.

Bùa trị thư ếm nhà.

Bùa trấn nhà trừ 12 phép Lỗ Ban.

Bùa trừ đòn dông đâm vào nhà.

Lysoviệt sưu tầm
 
Bên trên