Đạo Mẫu một bảo tàng sống

N

Người Lái Đò

Guest
[h=2]Đạo Mẫu một bảo tàng sống[/h]
GS, TS Ngô Đức Thịnh, (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và bảo tồn tín ngưỡng dân gian, Ủy viên Hội đồng di sản quốc gia) nhận định như vậy về lên đồng sau khi đã dành nhiều năm nghiên cứu Đạo Mẫu. Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn nhiều việc phải làm với “bảo tàng sống” này


http://thegioif5.com/wp-content/uploads/2012/01/Len-Dong-2-576x383.jpghttp://thegioif5.com/wp-content/uploads/2012/01/Len-Dong-2-576x383.jpg


Hệ thống quan niệm về vũ trụ và nhân sinh sống động,
trong đó một phần lịch sử được tái hiện.
Lên đồng là nghi thức của Đạo Mẫu – tín ngưỡng mang đậm bản sắc Việt Nam. Thánh Mẫu trong tâm niệm chính là “bà mẹ vũ trụ” tối cao, tối linh thiêng – người sản sinh và cai quản các miền khác nhau của vũ trụ, che chở và ban phát cho con người sức khỏe cùng với sự thành công. Đạo Mẫu tôn thờ tự nhiên và khuyên con người biết kính (tôn) trọng tự nhiên qua các biểu tượng: trời – đất – rừng – nước (mẫu thiên – mẫu địa – mẫu thượng ngàn – mẫu thủy). Khác với nhiều tôn giáo, Đạo Mẫu Việt Nam không hứa hẹn về một cuộc sống sau khi chết mà hướng con người đến cuộc sống hiện tại, khuyên con người thanh sạch (trong những buổi lên đồng, những người tham gia phải đặc biệt thanh sạch, phải thực hiện nhiều nghi thức tẩy lễ) khuyên con người phấn đấu để hiện tại tốt hơn. Trong lên đồng, thần linh về “phát lộc”, “ban ân” như một người lớn đi xa về thăm lại quê hương, gia đình, con cháu…

http://thegioif5.com/wp-content/uploads/2012/01/Len-Dong-6-576x406.jpghttp://thegioif5.com/wp-content/uploads/2012/01/Len-Dong-6-576x406.jpg

Nhân dân lưu truyền lịch sử không phải bằng sách vở mà bằng những ảnh xạ của lịch sử trong cuộc sống cộng đồng. “Cuốn sách lịch sử” sống động của nhân dân chính là những lễ hội hằng năm họ mở ra. Qua lễ hội mà lịch sử được lưu truyền trong dân gian bằng những tích trò, những lời hát, điệu múa, trang phục. Quan niệm về nhân sinh của Đạo Mẫu gắn với lịch sử dân tộc Việt Nam. Tất cả các vị thần trong Đạo Mẫu đều được lịch sử hóa. Các nhân vật lịch sử như Đức Thánh Trần, nữ tướng Bát Nàn của Hai bà Trưng, các tướng quân Yết Kiêu, Phạm Ngũ Lão… lại được đạo mẫu “thiêng hóa”, “thần hóa”, được những “giá đồng làm cho thăng hoa trong mỗi lần “thánh giáng”… Hình thức nghi lễ tín ngưỡng này minh chứng sinh động cho chủ nghĩa yêu nước Việt Nam được tâm linh hóa

.
http://thegioif5.com/wp-content/uploads/2012/01/Len-Dong--576x401.jpghttp://thegioif5.com/wp-content/uploads/2012/01/Len-Dong--576x401.jpg

Hình thức diễn xướng tích hợp nhiều giá trị văn hóa.
Theo nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, cả trong nước và quốc tế, lên đồng của Việt Nam có thể so sánh với một số di sản văn hóa phi vật thể thuộc tín ngưỡng dân gian đã được thế giới ghi nhận giá trị như Kut ở Hàn Quốc, Shaman ở Indonesia và Mông Cổ…GS, TS Ngô Đức Thịnh cũng dẫn lời nhận xét của TS Frank Pro-san – nhà dân tộc học Mỹ, người đã nhận huy chương Hữu nghị của Chính phủ Việt Nam: “Hơn bất kỳ một quyển sách khô cứng, một bức tranh hay một bức tượng nào, lên đồng là một bảo tàng sống động… Những người tham gia hầu đồng chính là những người quản lý nhà bảo tàng, những người bảo vệ cho văn hóa Việt Nam. Việc làm của họ đảm bảo cho các thế hệ tương lai vẫn sẽ tiếp tục có cơ hội được chiêm ngưỡng những khía cạnh khác nhau của văn hóa Việt Nam, mà chúng đang dần bị nhạt nhòa đi trong đời sống xã hội hàng ngày, chỉ còn hiện diện trong điện thần của đạo Mẫu”.

Đạo Mẫu tôn thờ chừng 50 vị thần, cao nhất là Thánh Mẫu, tiếp đến là các “quan”, “ông hoàng”, “cô”, “cậu”… Lên đồnglà hình thức “nhập hồn” nhiều lần của nhiều vị thần linh. Các vị thần linh này sẽ hóa thân vào các ông đồng, bà đồngtrong mỗi giá đồng. Khi đó họ chính là các “thánh”.

http://thegioif5.com/wp-content/uploads/2012/01/Len-Dong-5-576x419.jpghttp://thegioif5.com/wp-content/uploads/2012/01/Len-Dong-5-576x419.jpg

Bên cạnh những nghi lễ, trang phục đi cùng phù hợp với từng giá đồng, vũ đạo của lên đồng rất phong phú. Các “quan”, các “ông hoàng”, “các cậu” thường múa kiếm, đao; các “cô” múa quạt, chèo thuyền… Đi cùng các động tác vũ đạo uyển chuyển đầy ước lệ là những lời hát văn chau chuốt… Tất cả được đặt trong một không gian tâm linh huyền ảo, đèn nến, khói hương. Mỗi người dự cũng thấy mình như bay lên, như mơ như thực.

http://thegioif5.com/wp-content/uploads/2012/01/Len-Dong-3-576x414.jpghttp://thegioif5.com/wp-content/uploads/2012/01/Len-Dong-3-576x414.jpg

Vẫn còn nhiều việc phải làm…
Nếu những giá trị văn hóa của lên đồng đã được thời gian kiểm nghiệm được khuyến cáo bảo tồn và phát huy thì những biểu hiện lệch lạc cụ thể ở nơi này nơi khác vẫn gây nên những phản ứng xấu trong xã hội. Thậm chí nhiều người lợi dụng lên đồng để làm những việc mê tín dị đoan như phán truyền, chữa bệnh lừa đảo… Với lên đồng, chúng ta đang có một “bảo tàng sống” về văn hóa trong cộng đồng nhưng vẫn còn rất nhiều việc phải làm với “bảo tàng” đó: Chỉnh trang, giới thiệu “bảo tàng” đó như thế nào với công chúng ? Ứng xử với những “cán bộ bảo tàng” đó ra sao ? Điều chỉnh những lệch lạc như thế nào ? …vv. Những công việc này trước hết cần có sự đồng thuận trong đánh giá về cả những điều tích cực và những gì ngụy tạo, lợi dụng. Từ ba phiá: các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu và “những người trong cuộc” cần có sự trao đổi thẳng thắn trên tinh thần văn hóa và khoa học.
 
Bên trên