Đạo giáo nghi lễ

Tukinh

New Member
Phần 1



NGHI LỄ THƯỜNG NHẬT TRONG SINH HOẠT

  • TIẾP ĐÓN NGHI LỄ
  • Chắp tay chào lễ
Khi đến đền, quán, miếu, điện..., chủ khách đều thực hiện nghi lễ cho đúng tác phong, lễ nghi thường nhật của Đạo giáo.

Bái chào: Hai chân đứng thẳng, hai tay ôm lấy nhau đặt trước ngực, tay trái ôm lấy tay phải ngụ ý âm dương giao hòa, thể hiện triết lý tam tài của Đạo giáo Thiên – Địa – Nhân. Theo đó, tay trái tượng dương (Thiên), tay phải tượng âm (Địa), ngón cái của tay trái đặt trên ngón cái tay phải tượng cho Nhân.

Bái chào thể hiện lễ trong các trường hợp: Đạo hữu gặp mặt nhau, kết giao, chào hỏi...thể hiện sự kính trọng, tôn nghiêm, trật tự trong lễ nghi. Chắp tay bái chào chính là “Lễ nghi chi bang” là cổ phong lễ tiết, tồn tại hàng nghìn năm trong lịch sử văn hóa của phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng.

Trong sách: Hồ Sĩ Dương. Hồ Thượng Thư gia lễ, Nxb Văn học, Hà Nội, tr.113. viết: “Nghi tiết bái của nam của nữ, khi cát lễ, khi hung lễ phải cử hành như thế nào mới đúng ý nghĩa cổ lễ?”.

Trả lời rằng: Nam tử khi cát bái[1] lấy túc bái[2] làm chính và trọng vào tay trái. Trọng tay trái hàm ý, trái Dương, phải Âm[3].





[1] Một quy cách bái lạy trong cổ lễ, vái bằng tay sau đó khấu đầu
[2] Là 1 trong cửu bái, nghĩa à bái cúi đầu. Xem thêm: Hồ Thượng Thư Gia lễ, tr.113.
[3] Xem thêm: Sđd
 
Bên trên