Cỏ và cây sẽ giác ngộ thế nào

Giai thoại Thiền: CỎ VÀ CÂY SẼ GIÁC NGỘ THẾ NÀO
Thiền sư Muju
Trích “Góp nhặt cát đá”

Vào thời Kamakura, Shinkan học ở trường Tendai sáu năm, học Thiền bảy năm; xong Shikan sang Trung Hoa chiêm ngưỡng Thiền mười ba năm.

Khi trở về Nhật, nhiều người muốn viếng Shinkan và hỏi nhiều câu hỏi khó. Nhưng lúc tiếp khách, thường Shinkan hiếm khi trả lời những câu hỏi của khách.

Một hôm, một Thiền sinh năm mươi tuổi đạo đến nói với Shinkan:

“Tôi đã học ở Tendai về tư tưởng khi tôi còn bé, nhưng có một điều tôi không thể hiểu được. Tendai dạy rằng cỏ cây cũng sẽ giác ngộ. Đối với tôi điều này có vẻ kỳ lạ quá”.

Shinkan hỏi:

“Bàn luận về cây cỏ sẽ giác ngộ thế nào có ích chi đâu? Vấn đề là làm sao chính ông có thể giác ngộ được, ông có xét thấy điều này không?”

Người già lạ lùng:

“Tôi chưa bao giờ nghĩ đến điều này”

Shinkan kết thúc:

“Rồi, hãy về nghĩ kỹ xem”.


 

HÀNH GIẢN

Tư vấn viên
Câu truyện trên có lẽ có ý nghĩa: Mọi nghi vấn không thể được giải tỏa hoàn toàn nếu chỉ dựa vào kiến thức suông mà không có sự tu tập.

Trong Kinh Pháp Cú (Dhammapada) Đức Thế Tôn có dạy:

Nếu người nói nhiều Kinh.

Không hành trì, phóng dật.

Như kẻ chăn Bò người.

Không phần Sa Môn hạnh.

***

Dầu ít nói Kinh điển.

Nhưng hành Pháp, tùy Pháp.

Từ bỏ Tham, Sân, Si.

Tỉnh giác, tâm giải thoát.

Không chấp thủ hai đời.

Dự phần Sa Môn hạnh
.
 
Tôi cho rằng câu chuyện trên có ý nói chúng ta trong quá trình tu tập hay mất thời gian vào những việc không cần thiết, trong khi lại không chú ý đến sự tu tập của chính bản thân mình.
Cũng như Lục tổ dạy: Hãy soi xét lỗi mình, không nên soi xét lỗi người. Thân mến.
 
Con chó có Phật tánh không

Triệu Châu Tùng Thẩm là một vị thiền sư vô cùng thú vị. Người ta tôn xưng sư là “Triệu Châu Cổ Phật”.
Có vị học tăng hỏi :
- Con chó có Phật tánh không ?
Sư không cần suy nghĩ đáp :
- Không.
Học tăng nghe xong bất mãn, nói :
- Trên từ chư Phật, dưới đến loài côn trùng đều có Phật tánh, vì sao con chó không có Phật tánh ?
Sư giải thích :
- Vì nghiệp thức che đậy.
Lại có học tăng hỏi :
- Con chó có Phật tánh không ?
Sư đáp :
- Có.
Học tăng không bằng lòng cách trả lời như thế, cho nên phản đối :
- Đã có Phật tánh, tại sao chui vào đãy da hôi thúi ?
Sư giải thích :
- Vì biết mà cố phạm.

Lời bình :
Đây là một công án nổi tiếng. Hai học tăng hỏi cùng một vấn đề mà thiền sư Triệu Châu trả lời hai lối khác nhau, có khi nói không, có khi nói có. Thực ra, có và không chỉ là một nghĩa, một mà là hai, hai mà là một, dù sao cũng không thể đem có, không mà tách rời ra, không thể đem có, không phân làm hai thứ mà giải thích. Bát-nhã Tâm kinh nói : “Vì không có sở đắc, nên Bồ-tát …”. Đó là nghĩa này.
Có và không, không thể dùng ý thức mà hiểu được, như người câm nằm mộng, chỉ tự mình biết chứ không thể nói với ai được. Như nuốt hòn sắt nóng, nhả ra không được, nuốt vào không trôi, sạch hết tình phàm mới chuyển thân được.
Người đời đối với hai chữ có, không đều dùng hai cách phân biệt để giải thích, cho rằng có, không là đối đãi nhau, phải quấy chẳng đồng, phân chia thiện ác, đó là không biết được con đường về nhà, chưa nhận ra cội gốc bản lai diện mục của mình.
Con chó có Phật tánh không ? Phật tánh không thể dùng có không để nói. Thiền sư Triệu Châu bất đắc dĩ nói có nói không, chẳng hay chúng ta có nhận ra nghĩa trung đạo có, không chăng ?
Nguồn:
Con chó có Phật tánh không
 

HÀNH GIẢN

Tư vấn viên
Chuyện thiền của thầy Tây đô mấy cái loại phàm phu chắc chạy dài .
Muốn hiểu được hả ...chắc phải chết thêm vài lần .

Tôi nghĩ khác chút anh ạ.

Giáo Pháp tùy căn cơ mà nói. Nếu nói pháp mà không làm người nghe hiểu, không hướng đến lợi ích của người nghe thì nói Pháp có ích gì????

Mến!
 
Tôi nghĩ khác chút anh ạ.

Giáo Pháp tùy căn cơ mà nói. Nếu nói pháp mà không làm người nghe hiểu, không hướng đến lợi ích của người nghe thì nói Pháp có ích gì????

Mến!

Khà...khà...tiên sinh nói chí phải. Nhưng trong những người đọc các bài này chẳng lẽ không có người nào hiểu, chẳng lẽ không ai có lợi ích gì?
Khà...khà..đây là các bài tôi copy thôi, chẳng phải tôi viết ra, các bài về Thiền thì chỉ những người thích thiền hiểu thôi, không dành cho đại chúng.
Sao tiên sinh lại nói tôi không để ý đến lợi ích cho người nghe? Thân mến.
 

HÀNH GIẢN

Tư vấn viên
Khà...khà...tiên sinh nói chí phải. Nhưng trong những người đọc các bài này chẳng lẽ không có người nào hiểu, chẳng lẽ không ai có lợi ích gì?
Khà...khà..đây là các bài tôi copy thôi, chẳng phải tôi viết ra, các bài về Thiền thì chỉ những người thích thiền hiểu thôi, không dành cho đại chúng.
Sao tiên sinh lại nói tôi không để ý đến lợi ích cho người nghe? Thân mến.
Thưa không phải đâu tiền bối, vãn bối đang nhắc cho anh LinhAnh biết rằng:

Khinh chê chúng sinh tức đồng với khinh chê Đức Phật.

Vãn bối vẫn chưa có ý gì về bài viết này.

Nếu có người nào nói rằng Giáo Pháp của Đức Phật nói ra chỉ để dành cho những người này mà không dành cho những người khác thì rõ ràng người ấy đang hủy báng Đức Phật và Phật Pháp.

Giáo Pháp của Phật nhằm mang lại lợi ích cho tất cả chúng sinh, không phải dành riêng cho bất cứ ai.

Ý của vãn bối là vậy, mong tiền bối đừng hiểu lầm.
 
À, tôi xin nhắc lại. Không có phương thuốc nào dành cho tất cả mọi người. Chúng ta căn cơ khác nhau thì đức Phật cũng dùng nhiều phương tiện khác nhau để giáo hóa. Phương thuốc này có thể hợp với người này nhưng không hợp với người khác, do đó khi nêu ra một pháp môn thì người thích người không, không phải đức Phật có sự phân biệt độ người này không độ người kia. Pháp môn nào cũng hay cả, nhưng chính mình hợp với môn nào tu theo pháp môn ấy mới có kết quả. Đâu có lỗi gì?
Thân mến.
 

HÀNH GIẢN

Tư vấn viên
Vâng, đúng như tiền bối nói.

Giáo Pháp là một tổng thể. Nó bao gồm tất cả các bài Pháp trong ba Tạng Kinh, Luật, và Luận mà Đức Phật dành cả đời để thuyết pháp.

Trong khi đó, Pháp Môn thì lại là một thành phần trong cái tổng thể đó.

Vãn bối đang đề cập đến tổng thể Giáo Pháp mà Đức Phật đã nói vì qua câu nói của anh LinhAnh, vãn bối thấy một điều gì đó rất là không ổn.

Còn nói đến Thiền, ngày nay, chẳng phải riêng Châu Á mà ngay cả Châu Âu, Châu Mỹ..v..v... hàng trăm, hàng triệu người đang thực hành Thiền.

Phải chăng tất cả họ đều là Bậc Thánh??? Không chắc.......

Vậy nên lời của anh LinhAnh cần phải xét lại, Thiền không phải là thứ gì đó quá cao siêu để không phổ cập cho mọi người được. Bởi vì sao?

Không thực hành Thiền thì không thể Giải Thoát.

Đạo của Phật chính là Thiền.

Thiền là một nếp sống lành mạnh mà bất cứ ai có tâm muốn hướng đến Giải Thoát, Níp Bàn đều có thể cất bước đi ngay từ bây giờ và ngay tại đây nếu như họ muốn.

Vậy vãn bối nghĩ rằng, không cần phải chết thêm vài lần hay chạy dài gì gì đó như lời nói của anh ta đâu ạ.

Ai có suy nghĩ này thì nên bỏ đi là vừa.

Đó là vãn bối thấy vậy, và nó chỉ hướng đến đối tượng là câu nói của một cá nhân. Vãn bối có nhớ lời Đức Phật dạy 60 vị đệ tử đầu tiên của Ngài khi họ đã thuần thục trong Giáo Pháp rằng:

_ Hãy ra đi ở khắp các hướng để làm lợi ích cho số đông loài người.

Vậy nên vãn bối chỉ mong rằng không ai nói câu "Phàm phu chắc chạy dài" hay "Muốn hiểu được hả....chắc phải chết thêm vài lần".

Chỉ đơn giản vậy thôi thưa tiền bối. Chúc tiền bối luôn an lạc.
 
Một giáo sư đại học đến gặp một thiền sư để tham vấn yếu chỉ của Thiền tông. Vị thiền sư rót trà mời khách. Chung trà đã đầy nhưng thiền sư dường như không hay biết vẫn tiếp tục rót mãi.

Vị giáo sư ngồi nhìn nước trong chung tràn ra cho đến khi không dằn lòng được nữa bèn nói:

- Nước đã đầy chung trà quá rồi. Xin thầy đừng rót nữa.

- Thưa giáo sư, ông cũng giống như cái tách này.

Thiền sư thong thả nói tiếp:

- Suy nghĩ của giáo sư cũng đầy ắp những quan niệm, những tư tưởng. Làm sao tôi có thể bày tỏ những yếu chỉ của Thiền môn cho ông được, trừ phi ông cạn cái tách của ông trước

Sưu tầm
 

linhanh

Thành viên chính thức
[h=2]THỨ BẢY, NGÀY 01 THÁNG NĂM NĂM 2010[/h][h=3]ĐỨC PHẬT VÀ NGƯỜI THUẦN NGỰA[/h]


Một Phật tử hỏi thiền sư Thích Nhất Hạnh, đại ý: một nhân viên công ty được giúp đỡ hoài nhưng vẫn không tiến bộ, có nên cho thôi việc không?

Thiền sư Thích Nhất Hạnh trả lời bằng cách kể lại chuyện Đức Phật và người thuần ngựa:

-Này, ông thuần ngựa bằng cách nào vậy?
-Thưa Ngài, con nào ưa nhẹ nhàng thì tôi nhẹ nhàng, con nào ưa roi vọt tôi cho roi vọt, con nào vừa ưa nhẹ vừa ưa roi thì tôi dùng cả hai.
-Nếu dùng hết cách không được thì ông làm sao?
-Với những con ngựa chướng này tôi giết thịt.

Rồi người thuần ngựa hỏi:
-Thế Ngài dạy đệ tử của mình thế nào?
-Thì cũng như ông thuần ngựa vậy.
-Với những đệ tử không dạy được thì Ngài cũng giết?
-Đúng vậy.
-Nhưng Ngài là bậc đại từ bi kia mà?
-Nếu một đệ tử làm phiền tăng đoàn mãi thì tăng đoàn sẽ quyết định việc người đó đi hay ở. Một đệ tử mà bị buộc ra khỏi tăng đoàn thì có khác nào bị giết.

(Lược trích từ cuốn Hơi thở chuyển hoá và trị liệu - Thích Nhất Hạnh)


Qua câu chuyện trên cho chúng ta thấy đối với một số người Lão Tây Đô không nên phí lời vô ích
Cỏ cây sẽ giác ngộ như thế nào ?








 
THỨ BẢY, NGÀY 01 THÁNG NĂM NĂM 2010

ĐỨC PHẬT VÀ NGƯỜI THUẦN NGỰA




Một Phật tử hỏi thiền sư Thích Nhất Hạnh, đại ý: một nhân viên công ty được giúp đỡ hoài nhưng vẫn không tiến bộ, có nên cho thôi việc không?

Thiền sư Thích Nhất Hạnh trả lời bằng cách kể lại chuyện Đức Phật và người thuần ngựa:

-Này, ông thuần ngựa bằng cách nào vậy?
-Thưa Ngài, con nào ưa nhẹ nhàng thì tôi nhẹ nhàng, con nào ưa roi vọt tôi cho roi vọt, con nào vừa ưa nhẹ vừa ưa roi thì tôi dùng cả hai.
-Nếu dùng hết cách không được thì ông làm sao?
-Với những con ngựa chướng này tôi giết thịt.

Rồi người thuần ngựa hỏi:
-Thế Ngài dạy đệ tử của mình thế nào?
-Thì cũng như ông thuần ngựa vậy.
-Với những đệ tử không dạy được thì Ngài cũng giết?
-Đúng vậy.
-Nhưng Ngài là bậc đại từ bi kia mà?
-Nếu một đệ tử làm phiền tăng đoàn mãi thì tăng đoàn sẽ quyết định việc người đó đi hay ở. Một đệ tử mà bị buộc ra khỏi tăng đoàn thì có khác nào bị giết.

(Lược trích từ cuốn Hơi thở chuyển hoá và trị liệu - Thích Nhất Hạnh)


Qua câu chuyện trên cho chúng ta thấy đối với một số người Lão Tây Đô không nên phí lời vô ích
Cỏ cây sẽ giác ngộ như thế nào ?










Ánh nắng chiếu khắp nơi, mặt trời vốn bình đẳng không phân biệt, tuy nhiên cây cối sẽ hưởng thụ ánh nắng khác nhau. Một số ít cây bị khuất, không có chút nắng nào, tuy nhiên lỗi không phải bởi tại mặt trời.
Thân mến
 

linhanh

Thành viên chính thức
Ánh nắng chiếu khắp nơi, mặt trời vốn bình đẳng không phân biệt, tuy nhiên cây cối sẽ hưởng thụ ánh nắng khác nhau. Một số ít cây bị khuất, không có chút nắng nào, tuy nhiên lỗi không phải bởi tại mặt trời.
Thân mến
_______________________
Vậy có lẽ theo luật tự nhiên , mấy cây đó chắc sẽ sống mỏi mòn theo năm tháng , nhanh chóng cằn cỗi chết đi , làm dinh dưỡng cho những đại thụ tồn tại phải không ?
Thân mến !
 
Last edited by a moderator:
Bên trên