Cafe cho tâm hồn

Lạc Xa

Vô Thường

Mình của một chiều muộn phiền. Không nỡ trách cứ những người thật dạ yêu thương. Không nỡ trách một ai khi mình đâu cho đi được điều gì. Mà có cho đi, cũng không chờ nhận lại. Bầu trời hôm nay có thể nhiều mây, chiều nay có thể chỉ mình và tách cafe buồn tẻ.
Nhưng ngày mai sẽ khác.

Thì ra, cảm giác đau một lần chứ không hẳn sẽ là duy nhất. Nỗi đau ở tim như vết nứt thủy tinh, đau buốt mà khó mờ. Khó tan mất. Có ai đó bảo đừng từ bỏ hy vọng, dù hy vọng hết sức mong manh. Vì cuộc sống, vốn là những ranh giới, đúng không?

Có gì đâu một nỗi đau như thủy tinh cứa? Chỉ là một vết thương nhỏ bé. Đôi lúc, vô tâm là không tốt. Nhưng quên đi có khi sẽ hay hơn. Học cách vỡ òa, học cách yêu thương , học cả cách lãng quên.

Ngày hôm qua vẫn chỉ là ngày hôm qua.
Thác nước phải đổ xuống, mưa phải về nguồn, mây phải lên cao... Con người biết nhau, chờ đợi, yêu nhau, rồi mất nhau. Tất cả là duyên phận. Duyên đến thì duyên đi, duyên suy thì duyên sẽ tân! Dẫu sao, cũng từng yêu thương nhau đến thế mà. Bè bạn một thời. Kỷ niệm một thời.

Nemo bảo "Luôn có ánh sáng cuối đường hầm...". Và dù số phận hay "thứ được an bài nào" đấy luôn mãi đánh đố con người như một trò chơi rượt đuổi không hồi kết, dù mâu thuẫn nối tiếp mâu thuẫn làm con người không thể đứng lại nhìn nhau. Dù cho... dù cho... dù cho thế giới sẽ kết thúc vào cái ngày mà ta không mong muốn, thì mình vẫn phải sống, và sống tốt mà thôi. Suy cho cùng, cái tâm không bao giờ phí phạm cho cách đối nhân, xử thế. Nụ cười không bao giờ phí phạm cho một thoáng nhìn nhau. Thử thách có cao vời vẫn có một cách nhất định để vượt qua.

"Cứ đi, rồi sẽ đến!"
Cái đại lộ đầy rẫy chông gai kia sẽ là một câu đố đánh vào lòng người. Vết cứa vẫn còn đau. Nhưng vì sẽ hối tiếc, nên đừng bỏ cuộc. Muốn sống, nghĩa là đừng tự bỏ hy vọng. Đừng tự giam mình trong cái suy nghĩ lẻ loi và cô độc.
Vì không ai mãi mãi, chỉ có một mình.




Thời gian thích hợp gặp một người thích hợp là một hạnh phúc.
Thời gian thích hợp gặp một người không thích hợp là một sai lầm.
Thời gian không thích hợp gặp một người không thích hợp là một viển vông.
Thời gian không thích hợp gặp một người thích hợp là một nuối tiếc.
Liệu... đã đến lúc...!?
Liệu... đã phải người...?
 

Hương Liên

Thành viên nhiệt huyết
èo sao anh Hành Giản lại vùi dập hy vọng của iem như rứa. hị hị.
cho dù mây đen có che phủ thì sau cơn mưa trời lại sáng mờ. hy vọng tiếp. :D
 

Lạc Xa

Vô Thường
để tạ lỗi, em gửi bài khác vậy, theo đúng nghĩa của cafe :)


Kirby là một ông lão với mái đầu bạc trắng, với nụ cười móm mém vì thiếu hẳn hàm răng trên. Ông sống một mình ngay cạnh nhà tôi. Trong con mắt của con bé tám tuổi là tôi ngày ấy, ông là hiện thân của ông nội, ông ngoại hiền lành trong những câu chuyện mà tôi được đọc. Ông bà nội, ngoại của tôi đều qua đời khi tôi còn nhỏ, nên có một người ông để thủ thỉ tâm sự, để nhõng nhẽo đòi quà đối với tôi là một điều tuyệt vời không gì sánh bằng.

Ông Kirby dường như chỉ sống một mình. Rất hiếm khi tôi thấy có người đến thăm và ở lại với ông. Trong suốt mùa hè, tôi thường thấy ông dạo quanh bờ hồ vào mỗi sáng, mỗi lần như vậy, tôi lại chạy theo và bắt chuyện cùng ông. Nói chuyện với ông Kirby rất dễ chịu, vì có lẽ ông là người duy nhất chịu nói chuyện với tôi như một người lớn.

Lần nọ, khi hai ông cháu đang đi dạo, ông bỗng hỏi tôi có muốn làm cháu nuôi của ông không. Sau khi được ông giải thích cặn kẽ ý nghĩa của từ "cháu nuôi", tôi sung sướng gật đầu.

Hầu như mỗi ngày, tôi và ông đều cùng đi dạo và nói chuyện với nhau hàng giờ liền. Ông kể cho tôi nghe về người vợ đã mất từ nhiều năm trước của mình, về những cuộc chiến tranh mà tôi chỉ có thể lờ mờ hình dung qua phim ảnh. Ông còn có những trò ảo thuật rất tài tình, như ông có thể lấy được đồng 25 xu từ tai tôi. Điều đó thật thú vị làm sao! Ngày hôm đó khi về nhà, tôi đã kiểm tra rất kỹ xem liệu tai mình có còn chứa đồng tiền nào khác không.

Chủ nhật là ngày tôi mong chờ nhất trong tuần, bởi hôm đó thế nào ông Kirby cũng lại dẫn tôi đến cửa hàng tạp hóa ngay góc đường, ở đó có bán rất nhiều kẹo, ông cho phép tôi lựa chọn bất cứ món nào mình thích, miễn có giá không quá một đô-la.

Một ngày nọ, lúc cả hai ông cháu ra khỏi cửa hàng, trong khi tôi đang vô cùng thỏa mãn với bịch kẹo sô-cô-la hạnh nhân trong tay thì ông Kirby thảy 3 đồng xu tiền thừa ra đằng sau. Tôi nghe rất rõ tiếng leng keng của chúng trên mặt đường nhựa nóng ẩm.

- Ông ơi, tại sao ông lại ném những đồng xu đó đi vậy ?

- À, chỉ để xem chúng có đem lại may mắn cho một ai đó không cháu ạ!

- Cháu biết rồi, người nào nhặt được những đồng xu đó thì sẽ gặp may mắn, đúng không ông ?

Ông nhìn tôi và nói :

- Cháu biết không, người nào tìm thấy những đồng xu này chính là người cần chúng nhất, bởi vì họ luôn nhìn xuống.

Chúng tôi lại tiếp tục cuộc đi dạo của mình. Ông Kirby nói tiếp:

- Cháu biết không, nếu cháu luôn luôn nhìn thẳng và ngẩng cao đầu thì cháu không bao giờ cần đến sự may mắn. Chỉ có những người tự tin và lạc quan mới có dáng đi như vậy. Cháu đã có cả hai điều đó trong bản thân mình, vì vậy đừng bao giờ đánh mất chúng.

Lúc đó, tôi còn quá nhỏ để có thể hiểu những gì ông nói, quá nhỏ để nhận thức được rằng cuộc đời này thật không dễ dàng gì để luôn giữ được sự tự tin và lạc quan. Tất cả những gì tôi biết là mình đang có một bịch kẹo trong tay và một người ông có thói quen đặt những đồng xu thừa ở đâu đó ngoài đường để chúng trở thành những món quà bất ngờ cho ai đó đang cần tới.

Thời gian dần trôi. Tuổi thơ êm đềm bên ông Kirby cũng lùi xa vào ký ức. Cuộc sống của tôi ngày càng bận rộn với biết bao bài vở, bao mối quan hệ bạn bè. Tôi chỉ còn đủ thời gian để vẫy tay chào ông Kirby mỗi khi gặp ông ngồi trên chiếc ghế mây trước hiên nhà. Đôi lúc, tôi cảm thấy cắn rứt vì trong lúc mình vui chơi chạy nhảy đây đó thì người ông nuôi của tôi lại chỉ có thể ngồi ở nhà và chìm đắm trong thế giới đơn côi của mình. Thế nhưng cảm giác ấy rồi cũng nhanh chóng qua đi. Tôi còn phải lo cho các hoạt động trong trường, cho bạn bè, cho các trận bóng chuyền bãi biển, cho những bữa tiệc tùng, mua sắm mà các cô gái ở tuổi tôi rất yêu thích. Tuy vậy, tôi biết ông vẫn luôn dõi theo tôi, vẫn luôn ở bên mỗi khi tôi cần.

Khi tôi vào đại học và bắt đầu sống xa nhà, tình bạn của tôi và ông Kirby chỉ còn là những ký ức mờ nhạt. Tôi đã trở thành một con người khác, ngang ngạnh, ương bướng, chỉ thích làm mọi chuyện theo ý mình. Tôi tạo cho mình một vẻ ngoài đầy kiêu hanh, tự tin. Thỉnh thoảng khi về nhà, tôi lại bắt gặp những đồng xu bóng loáng ở đâu đó trên đường, nhưng dường như may mắn không bao giờ đến với tôi cả.

Sau khi tốt nghiệp, tôi trở về nhà và chuẩn bị cho vài cuộc phỏng vấn xin việc. Khi đi ngangn qua nhà ông Kirby, tôi thấy ông vẫn ngồi trên chiếc ghế mây trước hiên nhà. Ông vẫy tay gọi lớn:

- Là cháu đấy ư ?

- Vâng, là cháu đây ông ạ ! - Tôi trả lời và chạy vội vàng sang nhà ông.

- Coi nào, coi nào, ta nghe mẹ cháu nói cháu đã tốt nghiệp đại học rồi. Thế là cháu gái của ta đã thật sự trưởng thành rồi đấy. Cháu đã trở thành một cô gái thật xinh đẹp và thông minh nữa chứ. Thế nào, cháu có muốn đi bộ xuống cửa hàng ở góc đường và mua một vài cây kẹo giá một đô không nào ? - Ông nháy mắt, lấy tay vỗ nhẹ vào túi áo, miệng nở nụ cười. Bây giờ, ông đã phải đeo răng giả nhưng nụ cười của ông vẫn sáng và ấm áp như ngày nào.

- Cháu biết không, ta luôn biết là cháu sẽ làm được mà ! Cháu của ông là một người tự tin, lạc quan và sẽ đạt được nhiều thành công trong đời! - Ông nói, vẫn giọng ấm áp và hiền hậu của 15 năm trước.

Chúng tôi ngồi nói chuyện thật lâu như ngày trước, như thể tôi vẫn là cô bé con con thích ngậm kẹo, còn ông thì chẳng già đi chút nào. Ông vẫn vậy, vẫn là một người bạn có thể hiểu mọi suy nghĩ của tôi, một người thầy có thể cho tôi những lời khuyên quý giá và là một người ông luôn giúp tôi giữ được sự tự tin, lạc quan trước cuộc đời.

Khi chia tay, tôi ôm ông Kirby thật lâu và nắm tay ông thật chặt. Cho đến tận lúc này, tôi mới nhận ra rằng ông quan trọng như thế nào đối với tôi, đối với sự trưởng thành của tôi.

Tôi biết tôi sẽ bước tiếp cuộc đời mình với mái đầu ngẩng cao và đôi mắt luôn nhìn thẳng vì tôi có sự tự tin và lạc quan trong con người mình - như ông Kirby đã từng nói.

Kirby là một ông lão với mái đầu bạc trắng, với nụ cười móm mém vì thiếu hẳn hàm răng trên. Ông sống một mình ngay cạnh nhà tôi. Trong con mắt của con bé tám tuổi là tôi ngày ấy, ông là hiện thân của ông nội, ông ngoại hiền lành trong những câu chuyện mà tôi được đọc. Ông bà nội, ngoại của tôi đều qua đời khi tôi còn nhỏ, nên có một người ông để thủ thỉ tâm sự, để nhõng nhẽo đòi quà đối với tôi là một điều tuyệt vời không gì sánh bằng.

Ông Kirby dường như chỉ sống một mình. Rất hiếm khi tôi thấy có người đến thăm và ở lại với ông. Trong suốt mùa hè, tôi thường thấy ông dạo quanh bờ hồ vào mỗi sáng, mỗi lần như vậy, tôi lại chạy theo và bắt chuyện cùng ông. Nói chuyện với ông Kirby rất dễ chịu, vì có lẽ ông là người duy nhất chịu nói chuyện với tôi như một người lớn.

Lần nọ, khi hai ông cháu đang đi dạo, ông bỗng hỏi tôi có muốn làm cháu nuôi của ông không. Sau khi được ông giải thích cặn kẽ ý nghĩa của từ "cháu nuôi", tôi sung sướng gật đầu.

Hầu như mỗi ngày, tôi và ông đều cùng đi dạo và nói chuyện với nhau hàng giờ liền. Ông kể cho tôi nghe về người vợ đã mất từ nhiều năm trước của mình, về những cuộc chiến tranh mà tôi chỉ có thể lờ mờ hình dung qua phim ảnh. Ông còn có những trò ảo thuật rất tài tình, như ông có thể lấy được đồng 25 xu từ tai tôi. Điều đó thật thú vị làm sao! Ngày hôm đó khi về nhà, tôi đã kiểm tra rất kỹ xem liệu tai mình có còn chứa đồng tiền nào khác không.

Chủ nhật là ngày tôi mong chờ nhất trong tuần, bởi hôm đó thế nào ông Kirby cũng lại dẫn tôi đến cửa hàng tạp hóa ngay góc đường, ở đó có bán rất nhiều kẹo, ông cho phép tôi lựa chọn bất cứ món nào mình thích, miễn có giá không quá một đô-la.

Một ngày nọ, lúc cả hai ông cháu ra khỏi cửa hàng, trong khi tôi đang vô cùng thỏa mãn với bịch kẹo sô-cô-la hạnh nhân trong tay thì ông Kirby thảy 3 đồng xu tiền thừa ra đằng sau. Tôi nghe rất rõ tiếng leng keng của chúng trên mặt đường nhựa nóng ẩm.

- Ông ơi, tại sao ông lại ném những đồng xu đó đi vậy ?

- À, chỉ để xem chúng có đem lại may mắn cho một ai đó không cháu ạ!

- Cháu biết rồi, người nào nhặt được những đồng xu đó thì sẽ gặp may mắn, đúng không ông ?

Ông nhìn tôi và nói :

- Cháu biết không, người nào tìm thấy những đồng xu này chính là người cần chúng nhất, bởi vì họ luôn nhìn xuống.

Chúng tôi lại tiếp tục cuộc đi dạo của mình. Ông Kirby nói tiếp:

- Cháu biết không, nếu cháu luôn luôn nhìn thẳng và ngẩng cao đầu thì cháu không bao giờ cần đến sự may mắn. Chỉ có những người tự tin và lạc quan mới có dáng đi như vậy. Cháu đã có cả hai điều đó trong bản thân mình, vì vậy đừng bao giờ đánh mất chúng.

Lúc đó, tôi còn quá nhỏ để có thể hiểu những gì ông nói, quá nhỏ để nhận thức được rằng cuộc đời này thật không dễ dàng gì để luôn giữ được sự tự tin và lạc quan. Tất cả những gì tôi biết là mình đang có một bịch kẹo trong tay và một người ông có thói quen đặt những đồng xu thừa ở đâu đó ngoài đường để chúng trở thành những món quà bất ngờ cho ai đó đang cần tới.

Thời gian dần trôi. Tuổi thơ êm đềm bên ông Kirby cũng lùi xa vào ký ức. Cuộc sống của tôi ngày càng bận rộn với biết bao bài vở, bao mối quan hệ bạn bè. Tôi chỉ còn đủ thời gian để vẫy tay chào ông Kirby mỗi khi gặp ông ngồi trên chiếc ghế mây trước hiên nhà. Đôi lúc, tôi cảm thấy cắn rứt vì trong lúc mình vui chơi chạy nhảy đây đó thì người ông nuôi của tôi lại chỉ có thể ngồi ở nhà và chìm đắm trong thế giới đơn côi của mình. Thế nhưng cảm giác ấy rồi cũng nhanh chóng qua đi. Tôi còn phải lo cho các hoạt động trong trường, cho bạn bè, cho các trận bóng chuyền bãi biển, cho những bữa tiệc tùng, mua sắm mà các cô gái ở tuổi tôi rất yêu thích. Tuy vậy, tôi biết ông vẫn luôn dõi theo tôi, vẫn luôn ở bên mỗi khi tôi cần.

Khi tôi vào đại học và bắt đầu sống xa nhà, tình bạn của tôi và ông Kirby chỉ còn là những ký ức mờ nhạt. Tôi đã trở thành một con người khác, ngang ngạnh, ương bướng, chỉ thích làm mọi chuyện theo ý mình. Tôi tạo cho mình một vẻ ngoài đầy kiêu hanh, tự tin. Thỉnh thoảng khi về nhà, tôi lại bắt gặp những đồng xu bóng loáng ở đâu đó trên đường, nhưng dường như may mắn không bao giờ đến với tôi cả.

Sau khi tốt nghiệp, tôi trở về nhà và chuẩn bị cho vài cuộc phỏng vấn xin việc. Khi đi ngangn qua nhà ông Kirby, tôi thấy ông vẫn ngồi trên chiếc ghế mây trước hiên nhà. Ông vẫy tay gọi lớn:

- Là cháu đấy ư ?

- Vâng, là cháu đây ông ạ ! - Tôi trả lời và chạy vội vàng sang nhà ông.

- Coi nào, coi nào, ta nghe mẹ cháu nói cháu đã tốt nghiệp đại học rồi. Thế là cháu gái của ta đã thật sự trưởng thành rồi đấy. Cháu đã trở thành một cô gái thật xinh đẹp và thông minh nữa chứ. Thế nào, cháu có muốn đi bộ xuống cửa hàng ở góc đường và mua một vài cây kẹo giá một đô không nào ? - Ông nháy mắt, lấy tay vỗ nhẹ vào túi áo, miệng nở nụ cười. Bây giờ, ông đã phải đeo răng giả nhưng nụ cười của ông vẫn sáng và ấm áp như ngày nào.

- Cháu biết không, ta luôn biết là cháu sẽ làm được mà ! Cháu của ông là một người tự tin, lạc quan và sẽ đạt được nhiều thành công trong đời! - Ông nói, vẫn giọng ấm áp và hiền hậu của 15 năm trước.

Chúng tôi ngồi nói chuyện thật lâu như ngày trước, như thể tôi vẫn là cô bé con con thích ngậm kẹo, còn ông thì chẳng già đi chút nào. Ông vẫn vậy, vẫn là một người bạn có thể hiểu mọi suy nghĩ của tôi, một người thầy có thể cho tôi những lời khuyên quý giá và là một người ông luôn giúp tôi giữ được sự tự tin, lạc quan trước cuộc đời.

Khi chia tay, tôi ôm ông Kirby thật lâu và nắm tay ông thật chặt. Cho đến tận lúc này, tôi mới nhận ra rằng ông quan trọng như thế nào đối với tôi, đối với sự trưởng thành của tôi.

Tôi biết tôi sẽ bước tiếp cuộc đời mình với mái đầu ngẩng cao và đôi mắt luôn nhìn thẳng vì tôi có sự tự tin và lạc quan trong con người mình - như ông Kirby đã từng nói.
 

manhho

<font color="Red"><b>Vạn sự tùy duyên</b></font><b
Góp chút vui cho top này, thấy khá là thi vị và sâu sắc. Nhưng đi lạc đề tý, vẫn là cà phê vẫn là tâm hồn.

Khi tâm hồn vui, ly cà phê đắng trở nên ngọt ngào khác lạ.
Khi tâm hồn buồn, ly cà phê nhiều sữa vẫn trở nên đắng vô cùng.
Vị đắng được thưởng thức không phải bởi hương vị vốn có, mà cả một giọt nước tâm hồn cần sẻ chia.
Không gian bên ta dường như trầm lắng, lặng lẽ đi vào những phút giây thư thái tĩnh lặng của cuộc đời. Thấy sao cuộc đời thật chậm, thấy sao mọi người sao lại đi bộ hết thế này. Thế giới trở nên khác lạ thường, không như mọi ngày tất cả đều vèo vèo đi vào quỹ đạo.
Lắng đọng như ly cà phê ta đang thưởng thức. Từng giọt từng giọt sóng sánh rơi nhẹ trong tách cà phê. Ta dường như thưởng thức được cả tiếng động của giọt cà phê rơi. Ôi, giá như ta có thể trải dài cả cuộc đời chỉ để nghe những âm thanh và hình ảnh này. Nhưng vạn vật xoay vần, ta lại đứng lên, trả tiền, ra về và tiếp tục xoay theo cuộc đời này.
 

Lạc Xa

Vô Thường
hì.......mời mọi người thích bài nào cứ post nhé......ít ra sẽ có tác dụng với 1 tâm hồn nào đó :)

Một nhóm bạn học nay thành đạt rủ nhau về thăm thầy cũ. Sau một hồi trò chuyện, họ bắt đầu kể lể, than phiền về những sức ép trong công việc cũng như trong cuộc sống. Nghe vậy, người thầy vào bếp lấy cà phê mời học trò cũ của mình.

Ông đem ra rất nhiều những chiếc tách khác loại: chiếc bằng sứ, chiếc bằng nhựa, chiếc thủy tinh, chiếc thì bằng pha lê, một vài chiếc trông rất đơn sơ, vài chiếc đắt tiền, vài chiếc khác lại được chế tác cực kỳ tinh xảo. Người thầy bảo những "người thành đạt" tự chọn tách và rót cà phê cho mình.

Sau khi mỗi người đều đã có một tách cà phê, người thầy đáng kính mới bắt đầu từ tốn:

- Nếu các em chú ý thì sẽ nhận ra điều này: ai cũng chọn những chiếc tách đắt tiền, chẳng ai thèm màng đến những chiếc tách nhựa giá rẻ cả. Có lẽ các em sẽ cảm thấy điều này thật bình thường vì ai chẳng muốn chọn cho mình cái tốt nhất, nhưng điều ấy lại chính là nguồn cơn của mọi vấn đề rắc rối trong cuộc sống của các em.

Các em à, những chiếc tách kia đâu có làm ảnh hưởng đến chất lượng của cà phê. Tất cả những gì các em cần là cà phê chứ không phải là tách. Thế mà thường thì các em chỉ chăm chăm lo kiếm những chiếc tách tốt nhất, rồi sau đó còn liếc mắt qua người bên cạnh để xem tách của họ có đẹp hơn tách của mình không.

Hãy suy ngẫm điều này nhé: cuộc sống chính là cà phê, còn công việc, tiền bạc và địa vị xã hội chính là những chiếc tách. Và những "chiếc tách" này không hề xác định hay ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống chúng ta. Đôi khi do cứ mãi để ý vào những "chiếc tách hư danh" mà chúng ta bỏ lỡ việc hưởng thụ cuộc sống.

Món quà mà Thượng đế ban tặng cho con người là cà phê chứ không phải tách. Vậy thì cứ thoải mái nhâm nhi cà phê của mình và tận hưởng cuộc sống tươi đẹp.
 

Lạc Xa

Vô Thường
tặng lão rùa - kimtucuc
hoa-vang0.jpg


Đời này ta còn được gặp bố mẹ mấy lần? Đêm qua, tắt TV xong lên giường nằm đọc sách nhưng chẳng vào. Bật điện thoại nghe FM, tình cờ nghe được một câu chuyện khiến ta giật mình tự hỏi: Đời này ta sẽ còn gặp bố mẹ mình bao nhiêu lần nữa? Có người mỗi năm chỉ về thăm bố mẹ được một lần. Nếu bố mẹ còn sống được 20 năm nữa thì họ cũng chỉ được gặp 20 lần. Nhưng với nhiều người, bố mẹ có thể còn sống trên đời này khoảng 10 năm nữa thôi, vậy là chỉ còn 10 lần gặp mặt bố mẹ.
Khoảng thời gian bố mẹ còn trên đời này của mỗi người có thể ngắn hơn nữa; chắc có người trong chúng ta không dám nghĩ tiếp! Chủ đề mà chương trình phát thanh đưa ra trò chuyện cùng thính giả xoay quanh câu chuyện của một chàng trai từ miền quê tới thành phố xa xôi lập nghiệp. Sau khi học xong, anh ở lại thành phố và bắt đầu đi làm. Rồi thời gian trôi đi; 5 năm liền anh không về quê thăm bố mẹ được một lần. Mới đây, anh đón được bố mẹ mình đến sống cùng mình ở thành phố thì không lâu sau, người mẹ được phát hiện là bị ung thư giai đoạn cuối. Theo lời bác sĩ, thời gian cho mẹ anh chỉ còn khoảng 1 năm, và khoảng thời gian đó đang từ từ ngắn lại khi mỗi ngày trôi qua... Giờ đây, ngoài lúc đi làm, anh dành tất cả thời gian còn lại để ở bên mẹ mình. Anh nhớ lại tất cả những gì mà bố mẹ đã dành cho anh từ thuở ấu thơ và nhận ra rằng mình thật có lỗi với bố mẹ. Lúc này, anh mới thấy được sự quý giá của những khoảnh khắc được ở bên bố mẹ mình.

Trên đất bạn (Trung Quốc) mà sao nghe câu chuyện lại thấy giống với cuộc sống đang diễn ra trên quê hương mình đến vậy! Đời này ta sẽ còn được gặp bố mẹ mình bao nhiêu lần? Chàng trai kia cũng sẽ giống như đa số chúng ta. Nếu như mẹ anh không lâm bệnh nặng, cuộc sống cứ đều đều trôi qua thì anh cũng chẳng thể nào nhận ra được những gì quý giá đang dần rời bỏ mình. Xã hội không ngừng phát triển, cuộc sống ngày càng nhiều áp lực. Mỗi người đều mải lo cho sự nghiệp và cuộc sống bề bộn của mình: Bàn chuyện làm ăn, tìm kiếm cơ hội, quan hệ xã hội, thù tiếp khách khứa bạn bè, rồi học thêm cái này cái kia...

Nhiều người ở xa quê, mỗi năm chỉ về thăm bố mẹ được một vài lần. Nhưng cũng có người sống gần bố mẹ ngay trong cùng một thành phố mà cũng chẳng có thời gian tới thăm bố mẹ được vài lần trong năm. Chúng ta có thực sự là bận đến mức không còn thời gian để giành cho bố mẹ mình không? Có phải như thế thật không nhỉ? Nhớ có lần bạn tôi cũng đã hỏi: "Mỗi năm anh về thăm bố mẹ được mấy lần?". Nhưng lúc đó tôi cũng không để tâm, chỉ trả lời là "hai, ba lần gì đó" rồi chẳng nghĩ ngợi gì nữa. Mới đây thôi, ngồi trò chuyện cùng anh giám đốc công ty, anh ấy bảo "các cụ cứ thích tất cả các con ở loanh quanh đâu đấy không xa nhà mình để khi muốn là gặp được ngay mới thoả". Tôi nghe xong cũng cười đồng ý rồi chẳng nghĩ ngợi gì nữa.

Lúc trước tôi chẳng hiểu sao cứ mỗi dịp có một trong 3 anh em về thăm nhà là y như rằng, mẹ tôi lại hỏi sao cả mấy đứa không cùng về, hay là "chúng nó bận việc không về được à?". Tôi chỉ cười mẹ tôi sao hay "thắc mắc" vậy, rồi cũng chẳng nghĩ ngợi gì nữa... Còn bây giờ thì tôi cũng đang nghĩ: Đời này mình còn được gặp bố mẹ bao nhiêu lần?
cafe%20muoi.jpg
Trích từ Thái Lộc An Khang's Blog
 
Last edited by a moderator:
Bên trên