Lý Giải Đông Tây Trạch trong Bát Quái Cửu Cung

N

Người Lái Đò

Guest
Chúng ta được biết đến những hướng tốt hoặc xấu trong phong thủy bát trạch qua Tây Tứ Trạch và Đông Tứ Trạch. Thế nhưng, để giải thích nguyên lý nào đã thiết lập nên Bát Trạch như đó giờ ta chỉ biết nó là như thế mà thôi. Chấm hết! Tiếc rằng, có những cái căn bản của cổ nhân để lại mà ta chẳng chú ý tìm tòi để hiểu cái nguyên lý ấy để rồi có một vài phong thủy sư suy diễn chỉnh lý lại theo ý họ và cho là như thế mới đúng rồi lập nên môn phái riêng. Do đó, đã có rất nhiều môn phái về phong thủy trên thế giới xuất hiện.

Với tinh thần tìm tòi học hỏi, mình đã tìm ra được hình tượng phương hướng của Tây Tứ Trạch và Đông Tứ Trạch bắt đầu từ Tứ Tượng --> Bát Quái --> Cửu Cung như sau:
Xin mời các bạn xem thử và cho ý kiến! Cám ơn nhiều ...
View attachment 329
Ở đây, chúng ta cũng đã thấy:

Tây Tứ Trạch bao gồm Càn - Đoài - Khôn - Cấn là do Thái Dương phối Thái Âm của Tứ Tượng và Đông Tứ Trạch bao gồm Ly - Chấn - Tốn - Khảm là do Thiếu Dương phối Thiếu Âm của Tứ Tượng mà ra.
View attachment 330
Lớn với lớn, nhỏ với nhỏ - lớn nhỏ đâu ra đó đúng với bản vị của tôn ti trật tự thượng hạ mà ta có
Phục Vị, Sinh Khí, Phúc Đức, Thiên Y trong vòng luân chuyển của các quái đó như sau:
View attachment 331
 
N

Người Lái Đò

Guest
Để ý, ta sẽ thấy Tứ Tượng thành phần Thái Dương có Càn và Đoài đắp đổi cho nhau giữa Phục Vị và Sinh Khí và Phúc Đức cùng Thiên Y ở Tứ Tượng thành phần Thái Âm (Khôn - Cấn); do đó, ta sẽ thấy cái quy tắc này đi theo chiều nghịch, chiều thuận của kim đồng hồ như sau thuộc nhóm
Tây Tứ Trạch:

HuongTotTayTrach.jpg


Cùng lẽ ấy, ta sẽ thấy Tứ Tượng thành phần Thiếu Dương có Ly và Chấn đắp đổi cho nhau giữa Phục Vị và Sinh Khí và Phúc Đức cùng Thiên Y ở Tứ Tượng thành phần Thiếu Âm (Khảm - Tốn); do đó, ta sẽ thấy cái quy tắc này đi theo chiều nghịch, chiều thuận của kim đồng hồ như sau thuộc nhóm Đông Tứ Trạch:

HuongTotDongTrach.jpg


Qua đó, ta dễ dàng nhận ra tính nhất quán của vòng tròn luân chuyển trên cũng như sẽ lập nên công thức cho các hướng tốt của Đông và Tây Tứ Trạch như sau:

TayTrachCongThuc.jpg
(Công Thức Tây Trạch Hướng Tốt)

với đường đi chữ S từ Phục Vị, Sinh Khí, Thiên Y, Phúc Đức mà như ta được biết:

Đệ I Cát Tinh: Sinh Khí
Đệ II Cát Tinh: Thiên Y
Đệ III Cát Tinh: Phúc Đức
Đệ IV Cát Tinh: Phục Vị



DongTrachCongThuc.jpg
(Công Thức Đông Trạch Hướng Tốt)

Lẽ tất nhiên, khi mình ở trong địa phận tương đồng với mình: Thái Dương phối Thái Âm hay Thiếu Dương phối Thiếu Âm của Tứ Tượng thì là tốt, thuận đến khi sang địa phận của người ta Tây sangĐông hoặc Đông sang Tây thì phải chịu sự nghịch, xấu do không đồng môi trường hoàn cảnh với nhau.

Người thuộc Tây Tứ Trạch khi đi vào khu vực thuộc Đông Tứ Trạch ắt gặp phải Ngũ Quỷ, Lục Sát, Họa Hại, Tuyệt Mệnh và ngược lại người thuộc Đông Tứ Trạch khi đi vào khu vực thuộc Tây Tứ Trạch ắt gặp phải những trường hợp không may mắn. Theo quy luật của các hướng tốt trong Tây và Đông Tứ Trạch thì các hướng xấu của Tây và Đông Tứ Trạch cũng cùng có chung cái quy luật nhất quán ấy như sau:

HuongXauTayTrachCongThuc.jpg

(Hướng xấu của Tây Tứ Trạch với công thức)



HuongXauDongTrachCongThuc.jpg

(Hướng xấu của Đông Tứ Trạch với công thức)


Thế nhưng, ta biết quái nào của Tây Tứ Trạch phối hợp với quái nào của Đông Tứ Trạch để bắt đầu cho hướng xấu Ngũ Quỷ và ngược lại ... ???


Để ý, ta sẽ thấy Tứ Tượng thành phần Thiếu Dương có Ly và Chấn đắp đổi cho nhau giữa Ngũ Quỷ và Tuyệt Mệnh và Lục Sát cùng Họa Hại ở Tứ Tượng thành phần Thiếu Âm (Khảm - Tốn); do đó, ta sẽ thấy cái quy tắc này đi theo chiều nghịch, chiều thuận của kim đồng hồ như ta đã từng thấy ở bài viết trước về Phục Vị, Sinh Khí, Phúc Đức, Thiên Y.

Nếu quái Càn đi ngược kim đồng hồ ở phần Phục Vị, Sinh Khí, Phúc Đức, Thiên Y thì ở phần Ngũ Quỷ, Lục Sát, Họa Hại, Tuyệt Mệnh này cũng đi ngược như thế, bắt đầu từ Ngũ Quỷ ...

Nếu quái Đoài đi thuận chiều kim đồng hồ ở phần Phục Vị, Sinh Khí, Phúc Đức, Thiên Y thì ở phần Ngũ Quỷ, Lục Sát, Họa Hại, Tuyệt Mệnh này cũng đi thuận chiều như thế, bắt đầu từ Ngũ Quỷ ...

Cái mấu chốt là,

__ những Trạch Quái thuộc thành phần Thái Dương của Tứ Tượng thì sẽ phối với thành phần Thiếu Dương của Tứ Tượng (hoặc ngược lại Thiếu Dương sẽ phối với Thái Dương) trong giai đoạn chuyển tiếp từ tốt qua xấu để rồi vòng tròn luân chuyển theo hướng xấu ấy lập nên thứ tự như: Ngũ Quỷ, Lục Sát, Họa Hại, Tuyệt Mệnh.

__ những Trạch Quái thuộc thành phần Thái Âm của Tứ Tượng thì sẽ phối với thành phần Thiếu Âm của Tứ Tượng (hoặc ngược lại Thiếu Âm sẽ phối với Thái Âm) trong giai đoạn chuyển tiếp từ tốt qua xấu để rồi vòng tròn luân chuyển theo hướng xấu ấy lập nên thứ tự như: Ngũ Quỷ, Lục Sát, Họa Hại, Tuyệt Mệnh.

Tạm thời, mình bận các bạn hãy để ý xem cái đồ hình sau đây để hiểu ý trên:


ChuyenTiepTuTrach.jpg


Bài sau, mình sẽ vẽ đồ hình chỉ dẫn rõ ràng hơn. Mọi ý kiến đóng góp đều được cám ơn.
 
N

Người Lái Đò

Guest

Lẽ tất nhiên, khi mình ở trong địa phận tương đồng với mình: Thái Dương phối Thái Âm hay Thiếu Dương phối Thiếu Âm của Tứ Tượng thì là tốt, thuận đến khi sang địa phận của người ta Tây sangĐông hoặc Đông sang Tây thì phải chịu sự nghịch, xấu do không đồng môi trường hoàn cảnh với nhau.

Người thuộc Tây Tứ Trạch khi đi vào khu vực thuộc Đông Tứ Trạch ắt gặp phải Tuyệt Mệnh, Ngũ Quỷ, Lục Sát, Họa Hại và ngược lại người thuộc Đông Tứ Trạch khi đi vào khu vực thuộc Tây Tứ Trạch ắt gặp phải những trường hợp không may mắn. Theo quy luật của các hướng tốt trong Tây và Đông Tứ Trạch thì các hướng xấu của Tây và Đông Tứ Trạch cũng cùng có chung cái quy luật nhất quán ấy như sau:


HuongXauTayTrach.jpg
HuongXauTayTrachCongThuc.jpg

(Hướng xấu của Tây Tứ Trạch với công thức)



HuongXauDongTrach.jpg
HuongXauDongTrachCongThuc.jpg

(Hướng xấu của Đông Tứ Trạch với công thức)


Để ý, ta sẽ thấy Tứ Tượng thành phần Thiếu Dương có Ly và Chấn đắp đổi cho nhau giữa Tuyệt Mệnh và Ngũ Quỷ luân chuyển đến Lục Sát rồi Họa Hại ở Tứ Tượng thành phần Thiếu Âm (Khảm - Tốn); do đó, ta sẽ thấy cái quy tắc này đi theo chiều nghịch, chiều thuận của kim đồng hồ như ta đã từng thấy ở bài viết trước về Phục Vị, Sinh Khí, Phúc Đức, Thiên Y.

Nếu quái Càn đi ngược kim đồng hồ ở phần Phục Vị, Sinh Khí, Phúc Đức, Thiên Y thì ở phần Tuyệt Mệnh, Ngũ Quỷ, Lục Sát, Họa Hại này cũng đi ngược như thế, bắt đầu từ Tuyệt Mệnh ...

Nếu quái Đoài đi thuận chiều kim đồng hồ ở phần Phục Vị, Sinh Khí, Phúc Đức, Thiên Y thì ở phần Tuyệt Mệnh, Ngũ Quỷ, Lục Sát, Họa Hại này cũng đi thuận chiều như thế, bắt đầu từ Tuyệt Mệnh ...

Cái mấu chốt là,

__ những Trạch Quái thuộc thành phần Thái Dương của Tứ Tượng thì sẽ phối với thành phần Thiếu Dương của Tứ Tượng (hoặc ngược lại Thiếu Dương sẽ phối với Thái Dương) trong giai đoạn chuyển tiếp từ tốt qua xấu để rồi vòng tròn luân chuyển theo hướng xấu ấy lập nên thứ tự như: Tuyệt Mệnh, Ngũ Quỷ, Lục Sát, Họa Hại.

ChuyenTiepTuTrach.jpg


__ những Trạch Quái thuộc thành phần Thái Âm của Tứ Tượng thì sẽ phối với thành phần Thiếu Âm của Tứ Tượng (hoặc ngược lại Thiếu Âm sẽ phối với Thái Âm) trong giai đoạn chuyển tiếp từ tốt qua xấu để rồi vòng tròn luân chuyển theo hướng xấu ấy lập nên thứ tự như: Tuyệt Mệnh, Ngũ Quỷ, Lục Sát, Họa Hại.

ChuyenTiepDoHinh.jpg


Như mình có đề cập ở bài viết #3, Tây Tứ Trạch bao gồm Càn - Đoài - Khôn - Cấn là do Thái Dương phối Thái Âm của Tứ Tượng và Đông Tứ Trạch bao gồm Ly - Chấn - Tốn - Khảm là do Thiếu Dương phối Thiếu Âm của Tứ Tượng mà ra.

DongTayTuTrach.jpg


thì khi Tây Tứ Trạch luân chuyển xong một vòng thuộc hướng Tốt rồi thì sẽ làm một Vòng Chuyển Tiếp sang Đông Tứ Trạch để định vị các hướng Xấu bằng cách như sau:

VongChuyenTiep.jpg


Ví dụ: Trạch Quái - Càn

Can.jpg



Càn - Đoài là thành phần Thái Dương thuộc Tứ Tượng đắp đổi Phục Vị và Sinh Khí với nhau nên Càn ở Càn là Phục Vị di sang Đoài là Sinh Khí luân chuyển đến Khôn là Phúc Đức rồi qua Cấn là Thiên Y (là những hướng Tốt của Tây Tứ Trạch); kế đến, để chuyển tiếp qua hướng Xấu ở Đông Tứ Trạch phương bằng Vòng Chuyển Tiếp: Càn - Đoài - Ly - Chấn mà Càn và Đoài đã được ghi nhận là Phục Vị và Sinh Khí rồi nên chúng ta chỉ ghi nhận tiếp nối là Ly (Tuyệt Mệnh) và Chấn (Ngũ Quỷ) để sang cái vòng tròn của Đông Tứ Trạch với quái tiếp theo là Khảm (Lục Sát) và cuối cùng là Tốn (Họa Hại).

Càn (PV) - Đoài (SK) - Khôn (PĐ) - Cấn (TY) - Càn (X) - Đoài (X) - Ly (TM) - Chấn (NQ) - Khảm (LS) - Tốn (HH)

Hoàn toàn nghịch chiều kim đồng hồ cho Quái Trạch CÀN.


Ví dụ: Trạch Quái - Đoài

Đoài (PV) - Càn (SK) - Cấn (PĐ) - Khôn (TY) - Đoài (X) - Càn (X) - Chấn (TM) - Ly (NQ) - Tốn (LS) - Khảm (HH)

Doai.jpg


Hoàn toàn thuận chiều kim đồng hồ cho Quái Trạch ĐOÀI.

Y như, một trái một phải, một âm một dương luân chuyển như nhất một cách có hệ thống chuẩn mực chứ không phải không có công thức lý do hẳn hòi mà người đời sau không rõ không hiểu rồi lại suy diễn đặt để theo ý mình mà cho đó mới là đúng. Các Trạch Quái khác đều theo quy luật này ...

Quy luật này đã mấy ngàn năm qua chưa được phát hiện và mình mạo muội giải mã để trình bày lần đầu tiên ... Mong các bạn cho ý kiến!
 
N

Người Lái Đò

Guest

Phụ Chú 1: Dưới đây là những đồ hình luân chuyển của các Trạch Quái còn lại:


Khon.jpg
Trạch Quái - Khôn

Caan.jpg
Trạch Quái - Cấn

Ly.jpg
Trạch Quái - Ly

Chan.jpg
Trạch Quái - Chấn

Kham.jpg
Trạch Quái - Khảm

Ton.jpg
Trạch Quái - Tốn


Sau khi tìm được đường luân chuyển của Bát Trạch có hệ thống như vậy, thì ta dễ dàng nhìn ra:

Phục Vị đối chiếu với Phúc Đức

Sinh Khí đối chiếu với Thiên Y

Tuyệt Mệnh đối chiếu với Lục Sát

Ngũ Quỷ đối chiếu với Họa Hại

trên đồ hình của Phục Hy Bát Quái với các quái và hào âm dương đối chiếu một cách cân đối tương xứng.

ToanBoBatQuai.jpg


Để tách rời ra, ta có hai bảng đồ hình như sau:

HaiBangQuay.jpg


mà ta có thể dùng như mặt bàn quay (phải, trái) đắp đổi cho (Phục Vị và Sinh Khí) một cách dễ dàng để tìm những hướng Tốt cũng như Xấu của Tây Tứ Trạch hay Đông Tứ Trạch.

Nghĩa là:

__ ta lấy bàn quay màu nâu lợt với chữ PV đặt ở Càn thì bàn quay màu xanh dương lợt với chữ SK ở Đoài vì là Phục Vị và Sinh Khí đắp đổi cho nhau của thành phần Thái Dương (Càn - Đoài), Thiếu Dương (Ly - Chấn), Thiếu Âm (Tốn - Khảm) hay Thái Âm (Khôn - Cấn) trong Tứ Tượng.

__ khi muốn tìm Trạch Quái ĐOÀI thì quay bàn quay màu nâu lợt với chữ PV sang trái đặt ở Đoài thì bàn quay màu xanh dương lợt với chữ SK xoay sang phải ở Càn v.v... thì tất cả thông tin của các hướng Tốt, Xấu còn lại của Trạch Quái ĐOÀI đều được hiển thị chính xác.

Những Trạch Quái khác, các bạn có thể tự kiểm nghiệm nhưng đừng quên không để ý đến thành phần của Tứ Tượng nhé.
 
Bên trên