Luật nhân quả và cách cải thiện số mạng

Theo quan điểm của đạo Phật thì luật nhân quả xuyên suốt quá khứ vị lai. Con người sinh ra đời là kết tinh của nghiệp quá khứ, tức là những gì đã tạo tác trong các kiếp trước.

Có câu:
Dục tri tiền thế nhân, kim sinh thọ giả thị
Dục tri lai thế quả, kim sinh tác giả thị.

Tức là:
Muốn biết đời trước gieo nhân gì, hãy xem sự hưởng thọ đời này sẽ rõ
Muốn biết đời sau thế nào, hãy xem hành động ứng xử hiện tại sẽ rõ.
Như vậy mỗi người chúng ta đều có nghiệp thiện và nghiệp ác trong quá khứ, nghiệp lực sẽ chi phối vào cuộc sống hiện tại và tạo nên một số phận. Vấn đề ở đây là chúng ta trải qua sự tái sinh cách ấm không còn nhớ được các kiếp trước của mình, tất nhiên chẳng biết được nghiệp thiện ác của mình ra sao. Chỉ có các vị tu hành đắc Túc mạng thông mới thấy được nhũng điều ấy. May mắn nhờ có các nhà lý số bằng nhiều cách khác nhau như xem lá số Tử vi, Tứ trụ Tử Bình, Quẻ Dịch, xem tướng mạo...chúng ta có thể biết một phần nào số mạng, cũng là nghiệp của mình.
Sự xem số mạng không chỉ để thỏa mãn sự tò mò hiếu kỳ, chúng tôi cho rằng xem để làm cơ sở cho mỗi người có giải pháp cần thiết cải thiện cuộc sống, tăng phúc giảm họa. Khi biết mình có ưu thế nào, có điểm yếu nào thì giống như đi biển có tấm bản đồ, không sợ bị lạc. Mỗi người sẽ có cuộc sống tự chủ yên vui, không trách trời trách đất trách người, sống có trách nhiệm với hành vi của mình hơn, thương mến nhau hơn.
Theo Kinh nhân quả của đạo Phật, người hiện nay nghèo khó khổ cực vất vả là do đời trước hà tiện không giúp người khó khăn, cản trở công việc người ta, ngầm hại người chiếm đoạt tài sản, trộm cắp...Muốn hóa giải nghiệp xấu thì làm việc từ thiện, giúp đỡ tài vật cho người cơ nhỡ, bố thí cho kẻ nghèo hèn, cúng chùa giúp các vị đệ tử Phật tu hành giải thoát và các vị ấy lại đem giáo pháp đến với mọi người...
Người hay đau ốm, tật nguyền, mắc bệnh nan y... là do tiền kiếp sát sinh hại mạng, giết nhiều mạng sống, làm nghề đồ tể hoặc thợ săn, ngư phủ, hoặc lạm sát trong các cuộc chiến tranh... Muốn hóa giải nghiệp xấu thì tránh sát sinh, phóng sinh thật nhiều, giúp đỡ những người đau ốm thuốc men, thông cảm giúp đỡ người khổ sở tật nguyền, bằng mọi biện pháp phản đối ngăn ngừa chiến tranh...
Người hôn nhân trắc trở, cô đơn là do tiền kiếp ngoại tình, chia rẽ vợ chồng người ta, cản trở hôn nhân, đố kỵ ganh tỵ gièm pha làm gia đính người ta xào xáo bất hòa...Muốn hóa giải thì cần giữ thái độ đàng hoàng nghiêm túc trong quan hệ, hoan hỉ giúp những đôi Uyên Ương được hạnh phúc, giúp những cặp vợ chồng bất hòa đoàn tụ, luôn tìm cách hòa giải mâu thuẫn gia đình người ta...
Người công danh trắc trở, làm gì cũng khó khăn... là do tiền kiếp cản trở đè nén người tài, lạm dụng quyền lực, hoặc đối xử quá khắc nghiệt với cấp dưới, hoặc cố ý cản trở phá hoại sự học hành tiến thân của người ta...muốn hóa giải thì cần giúp cho những học sinh học giỏi có điều kiện học tập thi thố tài năng, vui vẻ hoan hỉ với thành công của người khác, tạo mọi điều kiện giúp họ thành công hơn trên đường đời...
Người hiếm con cái là do tiền kiếp chia rẽ mẹ con người ta, hoặc giết hại con của người hoặc của các con vật làm cho cha mẹ họ đau khổ...muốn hóa giải thì nên phóng sinh thật nhiều, tránh sát sinh, giúp đỡ chăm sóc trẻ em, làm mọi cách để cha con mẹ con người ta được đoàn kết thân ái...

Cuộc sống còn rất nhiều vấn đề nữa, khó mà kể ra được. Sửa đổi số mạng rất khó, không phải một sớm một chiều mà xoay chuyển được nghiệp xấu. Nhất là những người đã đứng tuổi. Cần phải hết sức kiên nhẫn bền chí mới có kết quả. Những người dù không có nhiều nghiệp xấu cũng rất cần làm những việc tích phúc để được hưởng phúc lâu bền.

Đức Phật dạy muốn chuyển nghiệp một cách nhanh chóng mạnh mẽ thì nên học đạo tu hành, tụng kinh trì chú, sám hối nghiệp chướng, lánh dữ làm lành, làm theo những lời Phật dạy trong kinh điển, không tạo thêm nghiệp mới, giải quyết nghiệp cũ. Trong thực tế, những người tu hành lâu năm do nghiệp đã thay đổi, không còn khống chế được cuộc đời họ nữa nên không thể xem được vận số của họ qua lá số hoặc những phương pháp khác. Đây cũng chính là cứu cánh của chúng ta cho đời này và đời sau.
 
Theo Kinh nhân quả của đạo Phật, người hiện nay nghèo khó khổ cực vất vả là do đời trước hà tiện không giúp người khó khăn, cản trở công việc người ta, ngầm hại người chiếm đoạt tài sản, trộm cắp...Muốn hóa giải nghiệp xấu thì làm việc từ thiện, giúp đỡ tài vật cho người cơ nhỡ, bố thí cho kẻ nghèo hèn, cúng chùa giúp các vị đệ tử Phật tu hành giải thoát và các vị ấy lại đem giáo pháp đến với mọi người...
Người hay đau ốm, tật nguyền, mắc bệnh nan y... là do tiền kiếp sát sinh hại mạng, giết nhiều mạng sống, làm nghề đồ tể hoặc thợ săn, ngư phủ, hoặc lạm sát trong các cuộc chiến tranh... Muốn hóa giải nghiệp xấu thì tránh sát sinh, phóng sinh thật nhiều, giúp đỡ những người đau ốm thuốc men, thông cảm giúp đỡ người khổ sở tật nguyền, bằng mọi biện pháp phản đối ngăn ngừa chiến tranh...
Người hôn nhân trắc trở, cô đơn là do tiền kiếp ngoại tình, chia rẽ vợ chồng người ta, cản trở hôn nhân, đố kỵ ganh tỵ gièm pha làm gia đính người ta xào xáo bất hòa...Muốn hóa giải thì cần giữ thái độ đàng hoàng nghiêm túc trong quan hệ, hoan hỉ giúp những đôi Uyên Ương được hạnh phúc, giúp những cặp vợ chồng bất hòa đoàn tụ, luôn tìm cách hòa giải mâu thuẫn gia đình người ta...
Người công danh trắc trở, làm gì cũng khó khăn... là do tiền kiếp cản trở đè nén người tài, lạm dụng quyền lực, hoặc đối xử quá khắc nghiệt với cấp dưới, hoặc cố ý cản trở phá hoại sự học hành tiến thân của người ta...muốn hóa giải thì cần giúp cho những học sinh học giỏi có điều kiện học tập thi thố tài năng, vui vẻ hoan hỉ với thành công của người khác, tạo mọi điều kiện giúp họ thành công hơn trên đường đời...
Người hiếm con cái là do tiền kiếp chia rẽ mẹ con người ta, hoặc giết hại con của người hoặc của các con vật làm cho cha mẹ họ đau khổ...muốn hóa giải thì nên phóng sinh thật nhiều, tránh sát sinh, giúp đỡ chăm sóc trẻ em, làm mọi cách để cha con mẹ con người ta được đoàn kết thân ái...

Bác Tây đô đạo sỹ có thể dẫn nguồn Kinh Phật nói về những đoạn trên được không ?

Trong Kinh Thánh Thiên Chúa giáo cũng có những tư tưởng tương tự: rằng đời sống 1 người khó khăn, bệnh tật, nghèo đói,vv... là do anh ta tội lỗi. Nên những người mù bị người Pharisieu (những người được xã hội coi là đạo đức) khinh rẻ, người Pharisieu nhận xét anh chàng mù là "tội lỗi ngập đầu từ lúc mới sinh".

Nếu theo kiểu suy luận luân hồi như trên:

Xưa nay quan tham nhiều, cả đời sống trong vinh hoa phú quý. Vậy kiếp trước họ tạo nghiệp tốt nên kiếp này họ ngập trong nhung lụa ?

Một người kiếp này con đàn, cháu đống, phúc lộc thọ đầy nhà, tu thân tích đức, thật tốt lành. Vậy ta lấy gì đảm bảo rằng kiếp sau họ cũng sẽ không sinh ra trong 1 gia đình khó khăn, lấy gì đảm bảo rằng kiếp sau của họ sẽ không bệnh tật, không nghèo đói ?

Tương tự 1 người kiếp này hôn nhân tốt lành, vợ chồng hạnh phúc, có hiếu có nghĩa,vv... Lấy gì đảm bảo kiếp sau của họ sẽ không bị đổ vỡ hôn nhân, con cái hiếu thảo ?


Nên dường như bài viết trên lại đang đặt nặng các vấn đề về tiền tài (giàu nghèo), công danh, gia đình,vv... làm tiêu chuẩn, thước đo của nhân duyên nghiệp quả. Hóa ra Phật dạy người ta tích thật nhiều việc thiện để không bị như những kẻ đui mù kiếp trước tội lỗi ư, hay là tích nhiều việc thiện để trong kiếp này hoặc kiếp sau được giàu sang phú quý ư ?vv...

Trong PG thì tất cả tiền-quyền-tình, bệnh tật, khổ đau,vv... Ngũ uẩn giai Không, tứ đại giai Không, bản thể của vạn pháp là Không.Tất cả là do duyên hợp, duyên tan mà thành-trụ-hoại-KHÔNG.

Tại sao ta lại đem tiền bạc, sức khỏe, hôn nhân, công danh địa vị ra làm thước đo nghiệp quả của Thiện-Ác ?

Học tử vi để hiểu mình, hiểu bản ngã của mình, hiểu cái vô thường của nhân sinh. Mấy năm phấn phát nhờ Không kiếp, chộp giật tranh quyền tranh vị đấy, chớp thời cơ người suy ta thịnh mà tích tụ, rồi cũng lại về không.Có khác gì Thạch sùng không nhỉ ?
 

Lạc Xa

Vô Thường
ngày nay không ít người đi lễ, cúng bái để chạy tội nghiệp tiền kiếp, coi đó là việc tích đức để cầu tài lộc, công danh. Đi lễ tâm thành khẩn, thành kính nhưng rồi trong cuộc sống hằng ngày lại phát sinh nhiều nghiệp ác, lầm lạc trong tội lỗi mà không biết cúng nhiều tiền của đến đâu cũng là vô nghĩa. hi vọng những chuyện về nhân quả có thể được phổ biến rộng rãi hơn, để con người thậti tâm hối cải
 
Kinh Nhân Quả Ba Đời
Việt Dịch: HT Thích Thiền Tâm
Một hôm, Tôn giả A Nan Đà, ở trên hội Linh Sơn cùng với một ngàn hai trăm năm mươi đại Tỳ Kheo câu hội.
Khi ấy A Nan Đà Tôn giả, chắp tay đảnh lễ Phật, nhiễu quanh ba vòng, rồi quỳ xuống thưa thỉnh đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn rằng:
- Bạch Thế Tôn! Đến thời mạt pháp, tất cả chúng sinh ở cõi Nam Diêm Phù Đề, nhiều kẻ sinh niệm chẳng lành, không kính Tam Bảo, không trọng cha mẹ, không có tam cang. Năm giềng rối loạn, nghèo khó, thấp hèn, sáu căn chẳng đủ, trọn ngày sát sinh hại mạng cho đến nghèo giàu sang hèn không đồng nhau. Do nhân duyên qủa báo gì khiến nên như thế?
Cúi xin đức Thế Tôn từ bi, vì chúng con giải thích mọi sự việc.
Phật bảo A Nan cùng các đại đệ tử: ! Lành thay ! Lành thay ! Các ông hãy lắng nghe! Ta sẽ vì các ông mà giải thích rành rẽ".
Tất cả nam nữ ở thế gian giàu sang hay nghèo hèn, chịu khổ vô cùng hoặc hưởng phước vô lượng đều do nhân duyên từ đời trước mà cảm qủa báo.
Cho nên tất cả chúng sinh, trước phải hiếu kính cha mẹ, kế đó phải tin trọng ngôi Tam Bảo, thứ ba nên bỏ giới sát mà phóng sinh, và thứ tư cần ăn chay bố thí mới có thể gieo giống ruộng phước về sau.
Phật liền nói bài kệ nhân qủa rằng:
Giàu sang đều bởi mạng
Đời trước có tu nhân
Ai thọ trì kinh nầy,
Đời đời hưởng phước lộc.
Thiện nam, tín nữ nghe ta nói:
Suy nhớ kinh Nhân Qủa ba đời
Nhân qủa ba đời việc chẳng nhỏ,
Phật nói lời Phật chớ chê khinh.
1. Đời nay làm quan do nhân gì?
Kiếp trước vàng ròng thếp tượng Phật
Đời nay hưởng phước bởi nhân xưa
Đai vàng, áo tía, cầu nơi Phật.
Vàng trang nghiêm Phật, trang nghiêm mình.
Làm đẹp Như Lai, đẹp từ thân.
Đừng bảo làm quan là chuyện dễ,
Không tu phước ấy đến từ đâu?

2. Cưỡi ngựa, ngồi kiệu do nhân gì?
Kiếp trước làm cầu, bồi đắp lộ.

3. Do nhân duyên gì mặc gấm vóc?
Đời trước thí áo giúp Tăng Ni.

4. Có ăn, có mặc do nhân gì?
Xưa giúp kẻ nghèo cho ăn uống.

5. Ăn mặc thiếu thốn bởi nhân chi?
Kiếp trước một nửa không xả thí.

6. Lầu cao nhà lớn do nhân gì?
Xưa lên chùa am cúng thí gạo.

7. Phước lộc đầy đủ cho nhân gì?
Xưa lập chùa am cất nhà mát (1)

8. Tướng mạo xinh đẹp do nhân gì?
Đời trước hoa tươi cúng dường Phật.

9. Thông minh trí tuệ do nhân gì?
Kiếp trước ăn chay, thường niệm Phật.

10. Người thấy vui mừng do nhân gì?
Xưa kết duyên lành cùng đại chúng.

11. Chồng vợ bền lâu do nhân gì?
Đời trước tràng phan nghiêm cúng Phật.

12. Cha mẹ song toàn do nhân gì?
Đời trước kính trọng người cô độc.

13. Không cha mất mẹ do nhân gì?
Kiếp trước là người đánh bẫy chim.

14. Con cháu đông nhiều do nhân gì?
Đời trước mở lồng thả chim thú.

15. Nuôi con không được do nhân gì?
Xưa sinh con gái dìm cho chết? (2)

16. Đời nay không con do nhân gì?
Kiếp trước bẻ gãy hại trăm hoa.

17. Đời nay sống lâu do nhân gì?
Kiếp trước mua vật phóng sinh nhiều.

18. Đời nay mạng yểu do nhân gì?
Kiếp trước xẻ thịt giết chúng sinh.

19. Đời nay không vợ do nhân gì?
Kiếp trước tham mưu gian vợ người.

20. Đời nay ở góa do nhân gì?
Kiếp trước buông lung khinh rẻ chồng.

21. Làm thân tôi đòi do nhân gì?
Kiếp trước quên ơn cùng phụ nghĩa.

22. Đời nay mắt sáng do nhân gì?
Kiếp trước cúng dầu đốt đèn Phật.

23. Đời nay đui mù do nhân gì?
Kiếp trước chỉ đường chẳng phân minh.

24. Môi miệng sứt thiếu do nhân gì?
Kiếp trước thổi tắt đèn cúng Phật.

25. Đời nay câm điếc do nhân gì?
Xưa từng ác khẩu mắng cha mẹ.

26. Đời nay lưng gù cho nhân gì?
Kiếp trước chê cười người lễ Phật.

27. Tay bị cong quẹo do nhân gì?
Đời trước đều là người tạo nghiệp.

28. Chân bị co rút do nhân gì?
Kiếp trước ngăn đường đánh cướp người.

29. Làm thân trâu ngựa do nhân gì?
Xưa thiếu nợ người không chịu trả.

30. Đọa làm heo chó do nhân gì?
Kiếp trước lừa gạt phỉnh hại người.

31. Đời nay nhiều bệnh do nhân gì?
Xưa đem rượu thịt bày cúng Phật.

32. Đời nay không bệnh do nhân gì?
Xưa thí thuốc men cứu bệnh nhân.

33. Hằng bị lao tù do nhân gì?
Kiếp trước làm ác chẳng nhượng người.

34. Đời nay chết đói do nhân gì?
Kiếp trước thường lấp hang rắn chuột

35. Bị thuốc độc chết do nhân gì?
Kiếp trước đăng lưới giết hại cá.

36. Nổi trôi cơ khổ do nhân gì?
Ác tâm lấn hiếp mưu hại người.

37. Đời nay lùn bé do nhân gì?
Kiếp trước xem kinh để dưới đất. (3)

38. Nay thường thổ huyết do nhân gì?
Xưa ăn thịt rồi đi tụng kinh. (4)

39. Đời nay ngu điếc do nhân gì?
Kiếp trước tụng kinh chẳng lắng nghe.

40. Ghẻ lác phong điên do nhân gì?
Xông hơi thịt cá trước bàn Phật.

41. Thân có mùi hôi do nhân gì?
Xưa bán hương thơm trọn dối gian.

42. Đời nay chết treo do nhân gì?
Kiếp trước đem dây săn bẫy thú.

43. Quan, qủa, cô độc do nhân gì?
Xưa thường ganh ghét hiềm mắng người.

44. Sét đánh lửa thiêu do nhân gì?
Cân non, già, thiếu lòng gian xảo.

45. Rắn cắn cọp ăn do nhân gì?
Kiếp trước gây oan tạo đối đầu.
Muôn việc mình làm lại mình chịu
Thọ khổ địa ngục oán trách ai?
Đừng nói nhân qủa người không thấy.
Xa trả con cháu, gần trả mình.

46. Chỉ nhìn trước mắt người hưởng phước.
Sẽ tin bố thí với trì trai.
Kiếp trước tu nhân nay hưởng qủa.
Đời nầy tu tích để về sau.
Nếu ai hủy báng kinh Nhân Qủa
Kiếp sau đọa lạc mất thân người.
Kẻ nào thọ trì kinh Nhân Qủa.
Chư Phật, Bồ Tát đều chứng minh.
Kẻ nào biên chép kinh Nhân Qủa,
Truyền đời tu học đạo nhà hưng.
Ai mà mang đội kinh Nhân Qủa,
Tai hung hoạnh họa chẳng vào thân.
Nếu người giản nói kinh nhân qủa
Đời đời kiếp kiếp được thông minh
Kẻ nào đề xướng kinh Nhân Qủa
Đời sau người thấy sinh cung kính.
Người nào ấn tống kinh Nhân Qủa.
Kiếp sau sẽ được thân Đế Vương.
Theo Kinh Nhân Qủa hỏi đời trước.
Chính sự thọ hưởng của đời nay.
Theo Kinh Nhân Qủa hỏi đời sau.
Chính sự gây nhân của kiếp này,
Nếu như nhân qủa không cảm ứng,
Do đâu Mục Liên cứu được mẹ?
Người nào tin sâu kinh Nhân Qủa.
Đồng sinh Tây phương cõi Cực Lạc.
Nhân qủa ba đời nói không hết.
Thiên long chẳng bỏ ý người lành.
Nên ngôi Tam Bảo ruộng phước lớn,
Nhân tu tuy một, hưởng muôn ngàn.
Gởi kho bền chắc không hư mất, (5)
Nhiều đời thọ dụng phước vô cùng.
Muốn biết nhân đời trước,
Xem sự hưởng đời nay,
Muốn biết qủa đời sau,
Xem việc làm kiếp này.

http://www.quangduc.com/kinhdien/165kinhnhanqua.html
 
Last edited by a moderator:
Phật pháp thậm thâm vi diệu, nhưng đối với người đói thì cho họ ăn, rồi mới nói từ thấp lên cao. Đối vói người lạnh thì hãy tìm cho họ cái áo rồi nói, đối với người nghèo thì dùng tiền bạc giúp họ rồi nói. Nếu cứ đem ngũ uẩn giai không nói cho người đói, có lẽ họ thích củ khoai hơn.
Muốn học đại học phải qua lớp 1 lớp 2, đến nơi mù chữ mà cứ giảng nguyên lý tàu vũ trụ con thoi phỏng có ích gì?
 
Tôi đem ngũ uẩn, tính Không ra để hiểu tính logic trong triết học PG.

Các bạn đọc những dòng này xem có giống hối lộ Thánh, Thần không ?

1. Đời nay làm quan do nhân gì?
Kiếp trước vàng ròng thếp tượng Phật


Đời nay hưởng phước bởi nhân xưa

Đai vàng, áo tía, cầu nơi Phật.

Vàng trang nghiêm Phật, trang nghiêm mình.

Làm đẹp Như Lai, đẹp từ thân.


Đừng bảo làm quan là chuyện dễ,

Không tu phước ấy đến từ đâu?


PG từ một tôn giáo có triết học Vô thần, giờ đây Phật trở thành 1 vị thần để con người hối lộ bằng cách dát vàng, đeo đai vàng, áo tía,vv... cho Phật. Phật trở thành 1 vị thần có thể dáng họa, ban phúc cho con người từ bao giờ ?


Vậy để hiểu mấy câu bôi đỏ kia thế nào cho đúng, các bạn hãy đọc những dòng này trước :"Cho nên tất cả chúng sinh, trước phải hiếu kính cha mẹ, kế đó phải tin trọng ngôi Tam Bảo, thứ ba nên bỏ giới sát mà phóng sinh, và thứ tư cần ăn chay bố thí mới có thể gieo giống ruộng phước về sau."

Vậy "thếp vàng ròng tượng Phật", "đai vàng, áo tía cầu nơi Phật",vv... phải hiểu là sự tin trọng nơi Tam Bảo. Mà Tam Bảo là gì thì lại 1 chủ đề rộng lớn nữa.

Còn bạn nào thích tưởng tượng làm việc thiện để mong cầu danh, cầu lợi, cầu tài thì nên cân nhắc lại loại luân hồi nghiệp quả này. Đánh đồng danh, tài, lợi với Phước đức nghiệp quả thì đúng là nguy hiểm.

Bác nào vào vietnamnet thì chắc đọc mấy bài này về hối lộ thần thánh này rồi:

http://vietnamnet.vn/vn/van-hoa/58926/di-le-chua--nhieu-nguoi-chua-hieu-gi-ve-dao-phat.html


Chắc nhiều người cứ nghĩ "vàng ròng thếp tượng Phật" là sẽ làm quan, nên họ thếp tiền lên khắp Chùa.

http://vietnamnet.vn/vn/van-hoa/59014/nhung-hinh-anh-nhuc-nhoi-noi-cua-phat.html


Chưa kể các loại giải hạn, giải sao cát xê không được thắc mắc, sợ mất thiêng.

Phật tại Tâm, cứ đi tìm Phật đâu xa để dát vàng, mặc áo, cầu cạnh Ngài.
 
Cái gì cũng có mặt trái mặt phải. Thí dụ như ta dùng điện lưới 220v, rất nguy hiểm, có nhiều người bị điện giật chết, gây cháy nổ....chẳng lẽ mình cứ xoáy vào những điều ấy rồi cho rằng không nên sử dụng điện???
Tôi cho rằng Đạo Phật rất hữu ích nếu mình biết khéo léo vận dụng, có những lợi ích thiết thực trong cuộc sống thực tế, không hề mơ hồ. Khi áp dụng nó thì tất nhiên sự biến chuyển phải từ tâm thức ra hành động. Không thể vì một số kẻ buôn thần bán thánh lợi dụng đạo làm việc xấu rồi cho rằng đạo Phật xấu được. Thân mến
P/S: Tôi có tuổi rồi, lười tranh luận, chỉ đưa ra ý kiến thô thiển như thế thôi.
 
Last edited by a moderator:

Tầm Sư Học Đạo

Thành viên chính thức
Thiết nghĩ Phật tại tâm, ta ngộ ta biết ta hành động. Còn người đời mua thần bán thánh thì mặc người đời, đó đâu phải lỗi của PG? Có trách thì chỉ nên trách XH suy đồi, đạo đức xuống cấp, việc thăng quan tiến chức nhờ vào may mắn, con cụ này cháu cụ nọ nhiều hơn là năng lực, nên dần dần theo quy luật thì con người ta cũng chuyển sang cầu cạnh những điều huyền bí siêu linh. Có gì đâu mà khó hiểu?
 
Mình rất ngưỡng mộ PG nên mới viết bài để tìm lại chân giá trị cho PG. Dẫn đường để chúng sinh hiểu không đúng,không hết, sai lạc giáo lý PG chưa hẳn đã là không phỉ báng Phật.

Bài viết trên rất tốt khi hướng dẫn con người làm thật nhiều việc thiện, không sát sanh, hỷ xả.

Nhưng giải thích rằng tích đức thật nhiều thì sẽ không còn nghèo đói, bệnh tật, được thăng quan, hôn nhân hết trắc trở,vv... thì e rằng biến việc tích đức thành 1 cuộc trao đổi, khác nào dạy người ta bỏ 1 cái Ngã nhỏ để tôi rèn cái Ngã khác ngày càng to ra, bám trụ và theo đuổi Danh Sắc.Người tu hành thoát được số không phải là do người ta làm nhiều việc thiện, nhưng vì họ hiểu cái sắc sắc Không Không của nhà Phật.

Vận Không kiếp ư, tỷ phú như Thạch Sùng mới lo giữ tiền của, mới mệt nhoài với tranh đoạt, âm mưu, sách lược để bám víu vào đó. Mấy nhà sư, mấy ông Linh mục có gì đâu, không 1 xu dính túi, ko nhà không cửa, tất cả là Không rồi, thì Kiếp là sao hoạt động nữa.Đào hồng Không kiếp cư Thê, tình duyên lận đận ? mặc áo cà sa vào thì Không kiếp cũng chỉ là phẩy bụi hồng trần như câu thơ "Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết, đêm qua sân trước một nhành mai ". Không có cái áo cà sa thì câu thơ trên chỉ ứng nghiệm vế đầu, đời là phù vân, không kiếp vẫn phải là không kiếp. Nhưng biết từ bỏ sân, si thì Địa không mới trở thành cái KHÔNG của nhà Phật, không còn là cái không kiếp được mất của nhân sinh.

Lộc tồn là tích ngọc đồi kim, thật là đẹp, tướng ấn chầu về.Tồn thì nhiều kiểu tồn, tích nước trong như quẻ Tỉnh cũng là tồn, mà bẩn như sông Tô lịch, kênh Thị Nghè thì cũng là Tồn. Nhưng Kình đà kẹp đấy, Phi liêm trực xung, song hao làm cái cân thăng bằng. Ôm 1 Lộc tồn, nhiều khi cũng khoái thật, nhưng khi qua Tô lịch thì ta nhớ mang khẩu trang :)

Nhưng sự đời nhiều khi như dòng điện 220V, hiểu được cái Vô thường thì có khi lại nắm giữ được tất cả, như câu Kinh Hòa Bình "Khi biết quên mình, là khi tìm thấy".Giống như Steve Jobs sau khi bỏ sang Ấn độ tu thiền 1 thời gian, bây giờ con người mới có nhiều cái để dùng như vậy.
 
Last edited by a moderator:

admin

Administrator
Staff member
Chào mừng bác tây đô gia nhập diễn đàn.
Cảm ơn sự đóng góp cho bác với diễn đàn.
Mong bác ở diễn đàn lâu dài.
 

anhminh1990

Tư vấn viên
chau thay bai nay rat y nghia nen post cho moi nguoi xem
NĂM TRĂM VỊ A LA HÁN

Ngày xưa, ở nước Ấn Độ cổ đại nhỏ bé, xuất hiện năm trăm tên cường đạo. Chúng phá nhà, phóng hỏa, cướp của, giết người, không việc ác nào là không làm, trăm họ lầm than vì sự tàn hại của chúng. Thế là, quốc vương liền phái đội quân đến đó, sau một trận hỏa hoạn lớn, năm trăm tên cường đạo bị bắt làm tù binh. Quốc vương quyết định dùng hình phạt tàn khốc nhất đối với năm trăm tên cướp này, chúng bị trói vào cột, cắt đi mũi, tai, móc mắt, sau đó ném xuống vực sâu. Từ đó, trong núi thường phát ra tiếng thương khóc của lũ ma quỷ rất bi ai.
Tiếng khóc bi ai ấy truyền đến tai Đức Phật, ngài liền tìm cách chữa trị đôi mắt cho họ, và thuyết pháp cho họ, giúp cho họ cải tà quy chánh, bỏ ác theo thiện. Năm trăm tên cường đạo này sau khi nghe được lời giáo hóa của Đức Phật, trở thành Phật tử, năm trăm năm sau, năm trăm tên cường đạo ấy tu thành chính quả, trở thành năm trăm La Hán mà chúng ta vẫn thường biết đến.
 

Nam Đế

Thành viên chính thức
Mình rất ngưỡng mộ PG nên mới viết bài để tìm lại chân giá trị cho PG. Dẫn đường để chúng sinh hiểu không đúng,không hết, sai lạc giáo lý PG chưa hẳn đã là không phỉ báng Phật.

Bài viết trên rất tốt khi hướng dẫn con người làm thật nhiều việc thiện, không sát sanh, hỷ xả.

Nhưng giải thích rằng tích đức thật nhiều thì sẽ không còn nghèo đói, bệnh tật, được thăng quan, hôn nhân hết trắc trở,vv... thì e rằng biến việc tích đức thành 1 cuộc trao đổi, khác nào dạy người ta bỏ 1 cái Ngã nhỏ để tôi rèn cái Ngã khác ngày càng to ra, bám trụ và theo đuổi Danh Sắc.Người tu hành thoát được số không phải là do người ta làm nhiều việc thiện, nhưng vì họ hiểu cái sắc sắc Không Không của nhà Phật.
Theo NĐ nghĩ đây chính là sự thể hiện nhân-quả.
 
Bên trên